Xu Hướng 3/2023 # Mô Hình Nuôi Cá Bống Bớp Trong Ao Nước Lợ Tại Thành Phố Vinh # Top 12 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Mô Hình Nuôi Cá Bống Bớp Trong Ao Nước Lợ Tại Thành Phố Vinh # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Mô Hình Nuôi Cá Bống Bớp Trong Ao Nước Lợ Tại Thành Phố Vinh được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mô hình nuôi cá bống bớp trong ao nước lợ tại thành phố Vinh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở Việt Nam, cá bống bớp được nuôi khá phổ biến trong các đầm ao nước lợ ở các tỉnh ven biển miền Bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình… và đã trở thành đối tượng để phát triển kinh tế của người nuôi trồng thủy sản ở những vùng này. Đây là đối tượng hải đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon rất được thị trường trong, ngoài nước ưa chuộng. Đây là loài cá có thịt lành, bổ, giá tiêu thụ dao động từ 220.000 – 300.000 đồng/kg. Loại cá này không chỉ được tiêu thụ mạnh trong nước mà còn được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hồng Kông và nhiều nước Châu Á khác nên có thể trở thành đối tượng nuôi có triển vọng.

Hưng Hòa là vùng có truyền thống về nuôi trồng thủy sản của thành phố Vinh – Nghệ An, đặc biệt là nuôi tôm. Nhưng tôm là đối tượng nuôi cần vốn đầu tư lớn, lại dễ gặp rủi ro, cùng với tình hình dịch bệnh xảy ra thường xuyên trong những năm gần đây đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế cũng như tâm lý của các hộ nuôi trong vùng. Tìm ra đối tượng nuôi phù hợp, có giá trị kinh tế cao để thay thế là mối quan tâm của người dân. Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá bống bớp (Bostrichthys sinnensis Lacepede, 1801) trong ao nước lợ tại Thành phố Vinh” được triển khai thực hiện nhằm thăm dò khả năng thích nghi và phát triển của đối tượng nuôi này trong điều kiện sinh thái vùng nuôi thành phố Vinh. Mục tiêu của dự án là xây dựng thành công mô hình nuôi cá bống bớp thương phẩm trong ao nước lợ đạt năng suất 10 tấn/ha, góp phần đa dạng hóa loài nuôi, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Kết quả khảo sát, lựa chọn địa điểm thực hiện dự án

Tiêu chí lựa chọn địa điểm nuôi: Ao có độ sâu 1,5m, có cống cấp và tiêu nước riêng biệt; có chất đáy đất thịt, bùn pha cát; độ mặn dao động từ 5-25‰; nguồn nước chủ động; có hệ thống giao thông, điện lưới thuận lợi, đảm bảo an ninh.

Từ tiêu chí trên, sau khi khảo sát thực tế tại xã Hưng Hòa – thành phố Vinh Vinh, đã lựa chọn được 2 hộ dân tham gia thực hiện dự án, đó là: hộ ông Nguyễn Văn Tuấn và hộ ông Lưu Văn Hồng ở xóm Phong Yên với diện tích ao nuôi của mỗi hộ là 2.500m2.

2. Kết quả tham quan học tập kinh nghiệm

Phân viện Nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ đã tổ chức cho cán bộ đi tham quan học tập kinh nghiệm triển khai xây dựng mô hình nuôi cá bống bớp tại xã Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định là nơi mà nghề nuôi cá bống bớp đã được phổ biến từ trước năm 1900. Qua chuyến thực tế, cán bộ thực hiện dự án đã tìm hiểu, nắm bắt được kỹ thuật chuẩn bị, cải tạo ương và nuôi thương phẩm cá bống bớp; một số kinh nghiệm về ương nuôi cá bống bớp như: vận chuyển cá hương, cá giống, theo dõi chăm sóc, quản lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh.

Sau chuyến tham quan học tập kinh nghiệm, Phân viện nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ (Bên A) đã tiến hành ký hợp đồng chuyển giao công nghệ nuôi thương phẩm cá bống bớp với Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc (Bên B).

3. Kết quả xây dựng mô hình

3.1. Ương cá hương lên cá giống

* Đợt 1 (năm 2009): Ương cá trong giai

Kích thước giai ương 12m2 (dài 3m, rộng 4m, sâu 1,8m). Số lượng cá thả: 5.000 con, sau 1,5 tháng nuôi, cá đạt kích thước trung bình 5,5cm, thu được 3.700 con, tỷ lệ sống đạt 74%.

* Đợt 2 (năm 2010): Ương cá trong ao

Ao ương có diện tích 2.500m2, độ sâu 1,2m, pH đất 6,5, có hệ thống bờ bao chắc chắn, hệ thống cấp và thoát nước đầy đủ. Ao được cải tạo, gây màu nước và thức ăn tự nhiên theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Số lượng cá thả: 110.000 con, mật độ 44 con/m2. Sau 1,5 tháng nuôi thu được 89.650 con, tỷ lệ sống đạt 81,5%.

Tổng lượng cá giống thu được trong cả hai đợt nuôi là 93.530 con.

Bảng 1: Tăng trưởng của cá bống bớp giai đoạn cá hương lên cá giống

Thời gian nuôi (ngày)

Đợt 1

Đợt 2

Trọng lượng TB (g)

Chiều dài TB (cm)

Trọng lượng TB (g)

Chiều dài TB (cm)

Bắt đầu

0,08 ± 0,022

2,0 ± 0,034

0,1 ± 0,027

2,3 ± 0,457

15

2,30 ± 0,367

3,1 ± 0,423

2,7 ± 0,372

3,2 ± 0,447

30

3,20 ± 0,521

4,1 ± 0,511

4,2 ± 0,490

4,5 ± 0,564

45

4,60 ± 0,672

5,5 ± 0,734

6,6 ± 0,648

7,1 ± 0,831

Kết quả sau 1,5 tháng ương nuôi cho thấy, cá ương ở đợt 1 có tỷ lệ sống và tăng trưởng thấp hơn cá ương đợt 2. Nguyên nhân là do mật độ ương trong giai (416 con/m2) dày hơn so với mật độ ương trong ao (44 con/m2). Ngoài ra, việc gây màu nước tốt giúp cho thức ăn tự nhiên trong ao phát triển (đặc biệt là copepod) làm nguồn thức ăn bổ sung cho cá tăng trưởng và đạt tỷ lệ sống cao.

3.2. Nuôi thương phẩm cá bống bớp

* Đợt 1  (Vụ nuôi năm 2009):  Thả cá với số lượng 85.000 con. Cá được vận chuyển kín bằng túi nilon có bơm oxy. Thời gian vận chuyển từ Hải Phòng đến Nghệ An mất 6 tiếng. Cá được thả vào 2 ao, mỗi ao có diện tích 2.500m2, mật độ thả là 15 con/m2. Định kỳ 15 ngày/lần kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá bằng cách đo chiều dài và cân trọng lượng để từ đó điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Tuy nhiên, sau 6 tháng nuôi, khi cá đạt kích cỡ từ 68-130g, do ao bị rò rỉ, nguồn nước cấp vào bị hạn chế nên phải tiến hành thu hoạch. Kết quả thu hoạch đạt 5.761kg cá, trong đó ao 1 thu được 2.801kg, tỷ lệ sống đạt 79%; ao 2 thu được 2.920kg, tỷ lệ sống đạt 88%. Năng suất bình quân đạt 11,52 tấn/ha.

Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng trọng lượng của cá bống bớp ở vụ nuôi năm 2009

Chỉ số

Thời gian

nuôi (tháng)

Ao 1

Ao 2

Trọng lượng trung bình (g/con)

Tăng trưởng tương đối theo ngày (g/ngày)

Trọng lượng trung bình (g/con)

Tăng trưởng tương đối theo ngày (g/ngày)

Thả giống

  7,2 ± 0,88

  6,9 ± 0,76

1

12,4 ± 1,34

0,17

11,9 ± 0,86

0,17

2

25,2 ± 1,72

0,43

23,3 ± 0,59

0,38

3

45,3 ± 2,55

0,67

41,1 ± 1,95

0,59

4

66,4 ± 4,36

0,7

59,9 ± 1,98

0,63

5

85,3 ± 8,53

0,63

76,1 ± 7,81

0,54

6

   98,0 ± 16,51

0,42

  83,0 ± 11,25

0,23

Số liệu bảng 2 cho thấy, từ tháng nuôi thứ nhất đến tháng nuôi thứ 4, cá phát triển nhanh. Tháng thứ 5 đến tháng thứ 6, cá bắt đầu có hiện tượng giảm tốc độ tăng trưởng, do thời gian này (khoảng tháng 11 đến tháng 12 trong năm) thời tiết xuất hiện gió mùa, nhiệt độ giảm xuống thấp, cá giảm ăn.

* Đợt 2 (Vụ nuôi năm 2010): Ao được cải tạo đúng quy trình kỹ thuật, gây màu nước giống như ao nuôi vụ 1. Vụ nuôi này sử dụng con giống thu được trong ao ương. Số lượng 89.650 con, kích thước cá trung bình 7,1cm. Cá được sàng lọc và phân thành 2 loại và bố trí nuôi trong 2 ao (bảng 3).

Bảng 3: Phân loại thả cá giống theo các chỉ số

Chỉ số

Đợt 1

Đợt 2

Ao 1

Ao 2

Ao 1

Ao 2

Chiều dài trung bình (cm)

7,8 ± 0,88

8,8 ± 0,57

6,4 ± 0,57

7,7 ± 0,67

Trọng lượng trung bình (gam)

6,9 ± 0,77

7,2 ± 0,88

6,1 ± 0,65

7,0 ± 0,59

Ở vụ nuôi thứ 2, thức ăn sử dụng nuôi cá là thức ăn tươi, gồm: cá tươi, tép tươi băm nhỏ. Chế độ chăm sóc ở vụ 2 cũng giống như vụ 1.

Sau 3,5 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trung bình 58g/con, chiều dài đạt 16,6cm, nhưng đợt lũ lịch sử tháng 10/2010 đã làm ngập toàn bộ diện tích ao nuôi cá. Mực nước đo được tính từ đáy ao lên mặt ao là 2,5m, mặc dù chủ hộ nuôi đã dùng nhiều biện pháp phòng chống như giăng lưới quanh ao nhưng không hiệu quả. Gần như toàn bộ cá thả trong ao bị thất thoát ra ngoài, sản lượng ước đạt 4.500kg (số liệu thu được trước lũ 2 ngày).

Kết quả 2 vụ nuôi cho thấy, nên chọn thời điểm sớm trong năm để nuôi cá bống bớp nhằm hạn chế rủi ro do thiên tai (bão, lụt) cũng như tránh thời điểm nuôi vào mùa đông vì mùa này cá chậm lớn.

Tổng sản lượng thu hoạch cá bống bớp thương phẩm cả hai vụ nuôi là 10.226kg là kết quả khả quan, tương đương sản lượng cá đạt được/ha ở vùng nuôi Nghĩa Hưng – Nam Định.

4. Hiệu quả kinh tế – xã hội

4.1. Hiệu quả kinh tế

Cá bống bớp là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng. Hiện tại giá bán trung bình trên thị trường là 220.000-250.000đồng/kg. Theo tính toán, nuôi 1kg cá bống bớp thương phẩm từ cá giống (kích thước 6-8cm) đem lại lợi nhuận 55.000 đồng. Nếu chọn cá giống nuôi ở giai đoạn cá hương sẽ giảm chi phí giống từ 2.000-2.500 đồng/con, mỗi ao nuôi (diện tích 2.500m2, mật độ 15 con/m2) sẽ giảm được chi phí đầu tư từ 85-100 triệu đồng. Vì vậy, nên chọn giống cỡ nhỏ (khoảng 2cm) để nuôi lên thương phẩm nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế.

4.2. Hiệu quả xã hội

Dự án được triển khai trên vùng nuôi mặn lợ (Hưng Hòa – thành phố Vinh) đã ương nuôi thành công một đối tượng nuôi có giá trị, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản, giúp bà con nông dân có hướng đi thích hợp nhằm phát triển kinh tế và phục hồi vùng nuôi. Thực tế, sau khi mô hình được triển khai có kết quả, một số hộ dân vùng thực hiện dự án và các vùng lân cận như Nghi Lộc – Nghệ An và Nghi Xuân – Hà Tĩnh đã tiến hành nuôi thương phẩm cá bống bớp, cho thấy khả năng nhân rộng của mô hình này.

III. KẾT LUẬN

Dự án đã xây dựng được quy trình ương cá bống bớp từ giai đoạn cá hương lên cá giống và nuôi thương phẩm cá bống bớp trong ao nước lợ phù hợp với điều kiện sinh thái thành phố Vinh, đã sản xuất được 93.350 con cá giống, tỷ lệ sống đạt 81,5%, thu được 10.226kg cá thương phẩm, đáp ứng được mục tiêu ban đầu đề ra.

Người dân nên áp dụng quy trình kỹ thuật ương cá bống bớp từ giai đoạn cá hương lên cá giống để sử dụng làm cá giống nuôi thương phẩm nhằm giảm chi phí sản xuất và đem lại lợi nhuận cao. Thời vụ nuôi nên tiến hành từ tháng 3 đến tháng 9 trong năm để giảm thiểu rủi ro do thời tiết./.

Mô Hình Nuôi Cá Bống Tượng

Có lợi thế đầu nguồn sông Cửu Long, nghề nuôi cá bống tượng ở An Giang rất phổ biến. Cá giống được khai thác chủ yếu ngoài tự nhiên và nuôi trong lồng bè.

Hỏi nhà ông Sáu Công (Nguyễn Văn Công) ở ấp Hòa Lợi 2, xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành (An Giang) nhiều người biết và rất rành với tài nuôi cá bống tượng của ông. Khi đến nơi, ông Sáu Công rất vui vẻ và dẫn cho xem hai chiếc lồng bè đang nuôi cá bống tượng.

Là một người có hơn 16 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi cá bống tượng thương phẩm, ông Công cho biết: Bước đầu tiên phải đóng lồng bè cho thật chắc chắn với bề dài 3 m, bề rộng 2 m và chiều cao 1,7 m. Nếu có điều kiện thì chọn khung bằng gỗ tốt, vách xung quanh được đóng thành hai lớp bằng nẹp tre bên ngoài và lưới sắt bên trong. Khi làm xong chiếc lồng bè phải đem ngâm nước ít nhất một tháng trước khi thả cá vào nuôi.

Với kích cỡ lồng bè như vậy có thể thả nuôi 200 – 300 con, tương đương 30 – 35 kg cá giống. Thời điểm bắt đầu có cá giống ngoài tự nhiên là khi con nước lũ tràn đồng. Cá giống phải đảm bảo lành lặn, không bị rách đuôi, dị tật hay trầy xước.

Theo ông Công, nếu người nuôi chăm sóc tốt thì khoảng 8 tháng cá sẽ đạt trọng lượng từ 700 gram trở lên. Thức ăn cho cá bống tượng chủ yếu là cua, ốc, các loại cá tạp. Mỗi ngày cho cá ăn 2 buổi sáng và chiều mát. Lượng thức ăn tăng dần theo tuổi cá. Theo tính toán của ông Công, trung bình 1 kg cá thương phẩm tốn từ 6 – 8 kg thức ăn (khoảng 30.000 đồng), trừ chi phí người nuôi cũng còn lãi trên 400.000 đồng/kg.

Hiện nay, giá cá bống tượng 450.000 đồng/kg, nếu bỏ đi phần hao hụt con giống khoảng 30% thì hiện tại chiếc lồng nhỏ của ông cũng còn trên 70 kg cá thương phẩm, trừ đi chi phí thì lãi trên 25 triệu đồng. Bằng kinh nghiệm của riêng mình, ông Công cho biết thêm, nuôi cá bống tượng trên kênh rạch có nhiều ưu thế hơn so với nuôi ao hầm vì tận dụng được sự tuần hoàn nước một cách tự nhiên.

Trong quá trình nuôi, hỗn hợp này tiết ra dần trong nước diệt vi khuẩn hại cá. Có thể nói, nhờ có những túi đựng hỗn hợp độc đáo này mà trong nhiều năm qua ông Công đã trụ vững với nghề.

Ông Trần Trọng Trí, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Lợi cho hay, trước đây ở địa phương cũng có nhiều hộ dân nuôi cá bống tượng nhưng do thiếu kinh nghiệm nuôi nên đa số đều bỏ nghề vì thua lỗ. Hiện nay toàn xã có khoảng 4 – 5 hộ là còn gắn bó với nghề nuôi cá này. Trong đó, hộ ông Công là làm ăn có hiệu quả nhất.

Nguồn: Sưu tầm

Trà Vinh: Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Bông Lau

Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh) có kế hoạch đưa cá bông lau vào danh sách vật nuôi trong chương trình đa dạng hóa con nuôi cho nghề thủy sản của địa phương.

Từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau là mùa cá bông lau sinh sản, cho nên nguồn cá giống trên các sông khá nhiều, muốn nuôi cá bông lau, người nuôi “đặt hàng” nguồn con giống từ những người làm nghề đăng lưới, đẩy xiệp ven sông, trên các bãi bồi dưới chân rừng đem về ương dưỡng đạt kích cỡ như cá tra giống mới thả nuôi. Nguồn con giống tự nhiên khá nhiều, người nuôi chỉ tốn công ương dưỡng.

Ông Lâm Văn Bình, ấp Giồng Bàng, xã Long Vĩnh (huyện Duyên Hải) cho biết: “Năm 2017, gia đình tôi chuyển sang nuôi cá bông lau, với diện tích ba ao, tổng diện tích gần 2 ha mặt nước, thả nuôi 20.000 con cá giống. Sau một năm nuôi, cá đạt trọng lượng từ 1,2 đến 1,5 kg, với giá bán 130.000 đồng/kg, trừ chi phí, lãi hơn 500 triệu đồng. Cá bông lau dễ nuôi, ít bệnh cho nên không tốn nhiều công chăm sóc; thức ăn cho cá chủ yếu từ nguồn cá vụn cũng dễ tìm và chi phí thấp. Ngoài việc tiếp tục nuôi cá bông lau, tôi còn ương dưỡng hơn 20.000 con cá bông lau giống để bán cho các hộ tại địa phương chuyển đổi nghề nuôi tôm. Cá bông lau giống được bán với giá 20.000 đồng/con”.

Ðại diện Phòng NN và PTNT huyện Duyên Hải cho biết: Ðây là mô hình nuôi thủy sản mới, có nhiều ưu thế để nhân rộng, tăng thu nhập cho nông dân. Hiện mô hình nuôi cá bông lau đã được nhân rộng thêm bảy hộ dân trong xã Long Vĩnh, với diện tích 3,2 ha, số lượng cá giống hơn 49.000 con. Phòng NN và PTNT huyện đã có kế hoạch hỗ trợ nông dân về mặt kỹ thuật từ việc dưỡng con giống đến quá trình nuôi nhằm bảo đảm tính hiệu quả. Ðơn vị cũng đang đề nghị Sở NN và PTNT tỉnh, Sở Công thương hỗ trợ thêm về xây dựng quy trình kỹ thuật, tìm đầu ra cho cá bông lau thương phẩm để khuyến khích các hộ dân nhân rộng mô hình thay thế diện tích nuôi tôm quảng canh, bán thâm canh vùng nước ngọt trong mùa mưa và nước lợ trong mùa nắng không bảo đảm hiệu quả.

Thành Công Của Nuôi Thương Phẩm Và Sản Xuất Giống Cá Bống Bớp

Cá bống bớp là một trong những đối tượng thủy sản nuôi chủ lực của tỉnh ta. Với đặc tính thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao nên cá bống bớp hiện được thị trường rất ưa chuộng, thậm chí đã được xuất khẩu tiểu ngạch sang một số thị trường lân cận.

Điều kiện thời tiết những tháng đầu năm khá thuận lợi cho việc nuôi thương phẩm và sản xuất cá bống bớp giống. Tổng diện tích nuôi thả cá bống bớp toàn tỉnh là 300ha. Người nuôi đang tiến hành thu tỉa thả bù. Tính đến thời điểm hiện tại, người nuôi cá bống bớp trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được trên 520 tấn cá thương phẩm. Nuôi cá bống bớp đang thắng lớn khi giá cá đang đứng ở mức 300-310 nghìn đồng/kg. 6 tháng đầu năm toàn tỉnh sản xuất được 23 triệu con giống cá bống bớp. Anh Trần Thanh Thùy, đội 2, nông trường Bạch Long (Giao Thủy) là chủ của cơ sở sản xuất giống thủy sản Đức Thùy, chuyên sản xuất giống các loại tôm sú, cá bống bớp, cua, ngao… đã được 5 năm với 40 bể và 9 ao. Anh Thùy cho biết: “Cá bống bớp giống năm nay đạt chất lượng tốt, giá bán cũng cao hơn so với nhiều năm trước. Những năm trước giá cá bống bớp giống dao động từ 3.000-4.000 đồng/con nhưng năm nay giá tăng lên 7.000-8.000 đồng/con. Người nuôi đã nhận ra những ưu điểm và giá trị kinh tế mà cá bống bớp mang lại nên nhu cầu con giống cũng cao hơn. Từ đầu năm đến nay, tôi đã sản xuất được gần 5 triệu con giống phục vụ chủ yếu cho người nuôi ở huyện Nghĩa Hưng. Có thể nói năm nay là một năm thành công của người sản xuất giống cá bống bớp”. Ngoài cơ sở Đức Thùy, cơ sở sản xuất giống thủy sản Phương Bắc, đội 2, nông trường Bạch Long (Giao Thủy) cũng gặt hái được nhiều thành công. Anh Phương chủ cơ sở cho biết, từ đầu năm đến nay cơ sở của anh đã sản xuất được 7,5 triệu con giống, không những đảm bảo đủ số lượng cung cấp cho thị trường mà còn đạt chất lượng, hiệu quả cao. Anh cho biết: “Để có được những con giống đảm bảo chất lượng, khỏe mạnh, theo tôi khâu quan trọng nhất là khâu tuyển chọn cá bố mẹ. Những con được chọn phải có sức khỏe tốt, bơi lội linh hoạt, kích thước đồng đều, không bị dị tật”… Các hộ nuôi cá bống bớp thương phẩm năm nay cũng vô cùng phấn khởi. Chúng tôi đến thăm một số hộ nuôi cá bống bớp thương phẩm ở các xã Nghĩa Bình, Nam Điền và Thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng) đều được chứng kiến không khí làm việc sôi động nét mặt ai cũng thể hiện rõ sự phấn chấn, hồ hởi. Nghĩa Hưng có vùng bãi triều rộng lớn, có nhiều lợi thế thích hợp cho sự sinh trưởng của cá bống bớp. Nhiều năm nay, thương hiệu cá bống bớp Nghĩa Hưng đã được nhiều người biết đến. Ông Vũ Mạnh Bằng, xã Nghĩa Bình (Nghĩa Hưng) vui vẻ cho biết: “Tôi nuôi cá bống bớp đã được hơn chục năm nay nhưng có lẽ năm nay là năm thành công nhất. Từ đầu năm đến nay, điều kiện thời tiết rất phù hợp cho việc nuôi cá bống bớp thương phẩm. Chính vì vậy đàn cá lớn nhanh, khỏe mạnh, không có dịch bệnh. Cá thu hoạch đạt khoảng 10 con/kg. Quá trình chăn nuôi cá tôi luôn chú trọng đảm bảo chất lượng nguồn nước, định kỳ thay nước 2 lần/tháng và sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý môi trường nước ao nuôi; bổ sung vitamin tổng hợp, men tiêu hóa vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng, chống sốc cho cá, đặc biệt là vào những thời điểm trước khi giao mùa hay trước những đợt nắng nóng kéo dài”. Chính vì vậy nên từ đầu năm đến nay, hộ ông Bằng đã thu được lãi hàng trăm triệu đồng từ cá bống bớp với mức giá 310 nghìn đồng/kg. Ông khẳng định, từ ngày ông nuôi cá bống bớp đến nay chưa bao giờ có giá cao như năm nay.

Nhân viên nông trường Bạch Long (Giao Thủy) kiểm tra chất lượng giống cá bống bớp.

Từ những kết quả thực tế trên cho thấy, cá bống bớp đang ngày càng được thị trường ưa chuộng. Việc “trúng đậm” nuôi thương phẩm và sản xuất cá bống bớp giống sẽ giúp người dân tiếp tục có động lực để sản xuất ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ các địa phương khác, các cơ quan chức năng và địa phương cần tăng cường quản lý, kiểm soát và tuyên truyền, tránh để người dân thấy lợi ồ ạt đầu tư mở rộng diện tích nuôi. Làm tốt công tác phân tích thị trường để phòng ngừa gia tăng nuôi dẫn đến cung vượt cầu thiệt hại cho người nuôi./.

Cập nhật thông tin chi tiết về Mô Hình Nuôi Cá Bống Bớp Trong Ao Nước Lợ Tại Thành Phố Vinh trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!