Bạn đang xem bài viết Mẹo Ủ Phân Lợn Làm Thức Ăn Cho Cá Rô Phi được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhờ ủ phân lợn để làm thức ăn cho cá trong hồ nuôi rộng hơn 10ha, mỗi năm, ông Từ Quang Vĩnh ở xóm 5, xã Vụ Quang, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng chi phí mua cám công nghiệp.
Trang trại VAC của ông Từ Quang Vĩnh rộng khoảng 15 ha. Trong đó, ông dành hơn 1ha để chăn nuôi lợn. Mỗi năm, 40 lợn nái đẻ được gần 1.000 lợn giống, ông giữ lại nuôi toàn bộ để xuất bán lợn thịt thương phẩm. Ngoài ra, ông còn thầu thêm hơn 10ha mặt nước do UBND xã quản lý để nuôi cá thâm canh.
Trước đây, ông Vĩnh nuôi cá rô phi sử dụng 100% cám công nghiệp, bởi vậy, giá thành sản phẩm khá cao (khoảng 25.000 – 27.000 đồng/kg). Để tiết giảm chi phí sản xuất, ông Vĩnh chăn nuôi thêm lợn để lấy phân nuôi cá.
Ông Vĩnh cho biết, thời điểm đầu, toàn bộ dung dịch thải từ chuồng lợn được ông Vĩnh thu gom vào các bao tải lót nilon, bịt kín miệng để ngăn mùi hôi thối thoát ra ngoài, sau 4 – 5 ngày thì đổ xuống ao. Tuy nhiên, do bị hấp hơi, chất hữu cơ trong phân chuyển hóa thành các loại khí độc như H2S, CH4… Bởi vậy, một số cá nhỏ trong ao bị ngạt và chết, nguồn nước cũng ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Để khử khí độc trong phân, ông Vĩnh đã xây một khu nuôi trùn quế từ phân lợn, sau đó sử dụng làm thức ăn cho cá. Tuy nhiên, mô hình này phải đầu tư khá lớn, và sản lượng trùn quế, phân cũng không đáp ứng được nhu cầu thức ăn của đàn cá.
Nhờ sử dụng phân lợn, mỗi năm ông Vĩnh tiết kiệm được 30% thức ăn cám công nghiệp. (Ảnh: DN).
Tiếp đến, ông Vĩnh xây thêm một bể chứa xi măng dung tích khoảng 10m3, đặt nổi có mái che bằng tấm lợp fibro-ximăng. Cứ 1m3 dung dịch phân + nước tiểu lợn, ông Vĩnh cho thêm 5kg mật rỉ đường và 1 gói phân vi sinh được mua từ Viện Môi trường Nông nghiệp. Sau 7 – 10 ngày ủ, khi tiến đến gần bể phân không ngửi thấy mùi hôi khó chịu, đó là lúc có thể sử dụng cho cá ăn.
Ông Vĩnh lưu ý, muốn ủ phân làm thức ăn cho cá hiệu quả, thì người chăn nuôi cần ứng dụng công nghệ chuồng sàn, nuôi lợn tiết kiệm nước (không sử dụng nước để tắm lợn và vệ sinh rửa chuồng). Bởi, nếu sử dụng quá nhiều nước để tắm lợn và rửa chuồng thì dung dịch thải ra môi trường rất nhiều, hàm lượng chất khô rất thấp (dưới 1%). Như vậy, vừa tốn kém tiền xây bể thu gom chất thải chăn nuôi, vừa tốn men vi sinh và rỉ đường để phối trộn, ủ phân vi sinh.
Còn nếu sử dụng công nghệ chuồng sàn có khe thoáng, phân lợn và nước tiểu có thể rơi xuống bể chứa phía dưới. Nhờ đó, người chăn nuôi không cần bơm nước rửa chuồng, tắm lợn. Dung dịch thải ra môi trường có hàm lượng chất khô rất cao (từ 7 – 10%), dễ dàng thu gom và đặc biệt là không cần lọc chất lỏng trước khi ngâm ủ bằng chế phẩm vi sinh.
Ông Vĩnh cho biết, từ khi ứng dụng mô hình ủ phân bằng chế phẩm sinh học để làm thức ăn cho cá, gia đình ông giảm được khoảng 30% thức ăn công nghiệp. Khoảng 3 năm trở lại đây, giá thịt lợn lên xuống thất thường, có thời điểm rớt giá chỉ còn 25.000 đồng/kg. Tuy nhiên, quy mô tổng đàn lợn của ông Vĩnh không bao giờ biến động, bởi phân thải lợn chính là “lãi” mà gia đình được thụ hưởng.
Chăn nuôi sạch lãi hàng trăm triệu
Dẫn chúng tôi ra khu đầm nuôi cá, ông Vĩnh mở một màn “tiệc đãi”. Khi thấy có tiếng động của người lạ, đàn cá tưởng rằng đến giờ ăn. Chúng bơi về phía ông Vĩnh, nhao nhao nhảy lên để chờ đón thức ăn. Ông Vĩnh tung một vài viên cám để dụ chúng vào gần sát bờ hơn, sau đó cầm một cái vục được 7 con cá rô phi kéo lên bờ.
Con nào cũng rất béo và khỏe mạnh. Ông Vĩnh cho biết, cá mới nuôi được hơn 4 tháng nhưng trọng lượng trung bình 800gram, khoảng nửa tháng nữa là có thể xuất bán. Dự kiến, sau khi bán lứa cá này, trừ chi phí đầu tư, ông cầm chắc trong tay khoản lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.
Công Thức Mới Trong Thức Ăn Của Cá Rô Phi
Công thức mới trong thức ăn của cá rô phi
Đặc điểm kỹ thuật trong thức ăn của cá rô phi phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng trong từng điều kiện nuôi. Cũng giống như các loại cá khác, cá rô phi cũng cần 10 loại axit amin thiết yếu, chúng tiêu hóa cácbon hyđrát tốt hơn cá chép và cá trê phi. Việc cung cấp nhiều loại cácbon hyđrát và lipit có tác dụng tăng hiệu quả của protein trong chế độ ăn, với mức protein chiếm 18 – 22%. Rất khó xác định những vitamin và khoáng chất thích hợp trong chế độ dinh dưỡng của cá rô phi. Để giải quyết vấn đề này, một số nghiên cứu đã được tiến hành.
Thử nghiệm cho ăn
Thử nghiệm 1:
So sánh hiệu suất của 2 loại thức ăn cho cá rô phi (loại 20 và loại 25% protein thô), thử nghiệm này, cá rô phi lai đỏ thả nuôi trong 8 lồng 100m3, với mật độ 5000 con/lồng. Treo các lồng trong ao có diện tích 1 ha, 4 lồng đầu nuôi trong 144 ngày cho cá ăn adlimitum 4 lần/ngày. Độ mặn 15 – 18 ppt và ôxy hòa tan được duy trì ở mức 3,5ppm (tối thiểu). Nhiệt độ nước trong thời gian thử nghiệm 28 – 320C. Ao được trang bị 2 quạt nước để lưu thông nước.
Kết quả: Không có sự khác nhau nhiều trong các lồng về cân nặng trung bình và tỉ lệ trao đổi thức ăn. Chỉ có sự khác nhau đáng kể là tăng cân nặng trung bình/ngày của cá. Chi phí cho loại thức ăn chứa 20 và 25% protein tương ứng là 0,322 và 0,388 USD/kg (giá ở Thái Lan).
Với cùng tỷ lệ trao đổi thức ăn như nhau, cá ăn thức ăn chứa 20% protein có chi phí SX tương đối thấp.
Thử nghiệm 2:
Xác định ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến sự tăng trưởng của cá rô phi.
Cá rô phi lai đỏ có trọng lượng trung bình 320g được nuôi trong 12 lồng, thể tích mỗi lồng 100m3, mật độ 3800 con/lồng. Các lồng được treo trong ao rộng 1 ha và được ăn thức ăn chế biến sẵn trong các quá trình nuôi. Cá được cho ăn ad libitum hai, ba và bốn lần/ngày. Sử dụng thức ăn chứa 25% protein trong 60 ngày thử nghiệm.
Kết quả: Có sự khác nhau đáng kể trong quần thể về trọng lượng cá trung bình, tỷ lệ trao đổi thức ăn và khối lượng tăng trung bình hàng ngày. Cho ăn ad libitum ba và bốn lần/ngày thích hợp cho cá rô phi trong giai đoạn tăng trưởng. Cho ăn 2 lần/ngày dẫn đến tỷ lệ chuyển hóa thức ăn nhiều hơn.
Chế độ cho ăn: Đảm bảo đủ lượng thức ăn, có thể cho cá rô phi chưa trưởng thành (vài tuần tuổi) ăn với tỷ lệ cao bằng 3 – 4% trọng lượng cơ thể trong 1 ngày. Cá có trọng lượng 250 – 400g thì thức ăn hàng ngày tốt nhất là bằng 15% trọng lượng cơ thể. Đối với những loài nuôi trong nước biển thì hàng ngày nên cho ăn lượng thức ăn ít hơn 2% trọng lượng cơ thể.
Hình thức nuôi
Nuôi cá rô phi lồng: Nuôi lồng có vốn đầu tư và chi phí hoạt động thấp hơn nhiều so với nuôi ao và nuôi bể. Cụ thể là cá được nuôi với mật độ cao và được cho ăn toàn bộ. Mật độ nuôi phải tùy theo lượng ôxy có trong nước nuôi.
Kết hợp nuôi ao và nuôi lồng: Việc kết hợp này cho phép quản lý số lượng cá thể và thu hoạch cá. Cho cá ăn các thức ăn chế biến sẵn chứa 20 – 32% protein thô. Các cuộc thử nghiệm nhằm xác định hiệu suất nuôi cá rô phi lồng (100m3/lồng) trong điều kiện độ mặn 15 – 20ppt và nhiệt độ 28 – 320C, với năng suất 20,4; 20,9 và 21,2 tấn/ha/vụ, tương ứng với thời gian nuôi là 143; 154 và 167 ngày. Mật độ thả 16300; 16500; 15300 tương ứng với trọng lượng cá là 127g; 149g và 145g. Các ao nuôi được lắp đặt các guồng quạt nước.
Lời khuyên về chế độ cho ăn: Cá rô phi có thói quen ăn uống đa dạng, nên yêu cầu về chế độ ăn của chúng rất linh hoạt.
ĐOÀN GIANG, Theo tài liệu TT thông tin Khoa học và kinh tế Thủy sản, NNVN, 26/9/2003
Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin kỹ thuật nuôi cá rô phi
Công Thức Nấu Canh Chua Cá Rô Phi Dành Cho Mùa Hè
Cá rô phi sinh sôi nhiều trên các ao, hồ, kênh, rạch, sông, suối nên đánh bắt được dễ dàng và giá khá rẻ. Thịt cá thơm nên dùng để chế biến được nhiều món ngon: chiên xù, nướng, gỏi, chả cá… và nhất là món canh chua cá rô phi cho bữa cơm “dịu mát” trong những ngày nắng nóng.
Nguyên liệu
– 1kg cá rô phi.
– 3 quả cà chua.
– Măng chua
– 100g giá đỗ.
– Sả, ớt.
– Gia vị: Nước mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu…
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Cách làm:
1. Bước đầu tiên, bạn đem cá rô phi làm sạch, cạo sạch lớp da màu đen dưới bụng cá. Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì bạn nên lọc bỏ xương cá rô phi đi, nếu không thì bạn có thể để nguyên con thì nước sẽ ngọt hơn. Sau đó, bạn đem cá đi ướp với chút muối, hạt tiêu, hạt nêm và nước mắm để cá hết mùi tanh và thơm thịt. Sau khoảng 20 phút, bạn có thể lấy vải sạch và cho cá ướp vào đó đế vải hút bớt nước muối.
2. Tiếp đến, bạn đem cá rô đi chiên qua, khi màu da cá rô phi chuyển sang màu hơi vàng thì cho cá ra đĩa.
3. Bạn phi thơm sả ớt thái mỏng rồi đổ ra đĩa, sau đó bạn cho cà chua và măng chua lên xào thơm. Khi măng chua đã mềm, đổ lượng nước bạn cho là phù hợp để nấu canh chua cá. Bạn nên lưu ý khi nấu cùng với măng chua thì không nên đậy nắp vì như vậy măng sẽ bị he.
4. Khi nước sôi khoảng chừng 1 phút, bạn đem cá rô đã chiên cho vào nồi nước cà chua, nêm nếm thêm gia vị nếu chưa vừa ý. Khoảng 25 phút sau, bạn cho chút sả ớt thái nhỏ và giá đỗ vào, chờ khoảng 1 phút nữa là bạn có thể tắt bếp, rắc thêm hành và thì là rồi múc canh chua cá rô phi ra tô, thưởng thức.
Thành phẩm
Chỉ với 4 bước đơn giản là bạn đã có ngay bát canh cá rô phi nấu chua thơm ngon, giải nhiệt ngày hè nắng nóng rồi. Khi thưởng thức bạn gắp cá ra đĩa, gỡ phần thịt chấm vào bát nước mắm tỏi ớt đậm đà sẽ cảm nhận được hương vị dịu ngọt từ chốn đồng quê. Vị ngọt thịt cá xen lẫn vị mặn của mắm, vị chua dịu của cà chua cùng vị cay của ớt lưu mãi nơi đầu lưỡi.
Cách 2: Nguyên liệu:
– Cá rô phi 600 g– 2 quả cà chua.– Hành lá.– Rau thì là, ớt, hạt tiêu, nước mắm, gia vị.
Cách làm:
– Cá rô phi làm sạch lọc bỏ xương, khía hình mắt sàng lên các miếng thịt ở mặt trong con cá, tẩm ướp với chút gia vị, hạt tiêu khoảng 15 phút.
– Cho 2 muỗng dầu vào chảo, đun nóng già rồi cho cá vào rán chín vàng. Mặt da cá có thể rán hơi già một chút thì khi ăn sẽ rất ngon và dai thịt.
– Khi cá chín bày ra đĩa hình bầu dục, tỉa ớt trang trí cùng với vài cọng rau thì là.
– Cà chua rửa sạch rồi nghiền nát. Trút bớt dầu ở chảo ra chỉ để lại một ít, cho cà chua vào đun nhỏ lửa. Nêm nước mắm hoặc bột canh cho vừa rồi đậy vung lại. Để nước sốt sôi khoảng 10 phút thì nêm chút gia vị và dội đều nước sôi lên đĩa cá.
Thành phẩm:
Có thể bày vài cọng rau mùi lên trên cho đẹp, món này ăn nóng sẽ ngon hơn.
Nuôi Giun Quế Làm Thức Ăn Cho Cá
Không riêng gì cá lăng mà rất nhiều loài cá thích ăn giun (vì vậy, xưa nay mồi câu cá tốt nhất vẫn là giun). Do đó, kết hợp với nuôi cá, ta nên tiến hành nuôi giun quế.
Chúng tôi vào thăm mô hình nuôi cá lăng của anh Nguyễn Minh Tuấn ở Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột. Ta ngạc nhiên với hiệu quả của việc nuôi cá lăng bao nhiêu thì cũng ngỡ ngàng với việc nuôi giun quế của anh bấy nhiêu. Anh nuôi giun quế để làm thức ăn cho cá. Anh nuôi tới cả nghìn mét vuông, Giun dày đặc trong luống nuôi. Ta chỉ xới đất lên là đã thấy nhung nhúc giun…
Nuôi giun quế:
Con giun quế (mà bà con phía Nam gọi là trùn quế) đã được chúng tôi giới thiệu cách nuôi từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Nó là loài giun ăn phân và có những đặc tính rất hấp dẫn. Hàm lượng đạm của nó có thể đạt từ 69-71%. Cầm một nắm giun khác gì cầm một miếng thịt. Vứt nắm giun đó cho vật nuôi thì khác gì cho nó ăn lươn!
Có thể nói, việc nuôi giun là một cách hỗ trợ đắc lực cho việc nuôi gà, nuôi Vịt, nuôi cá và nuôi nhiều loài khác. Một số gia đình nuôi ếch đã lấy giun làm thức ăn vỗ béo hiệu quả nhất cho nó trước khi bán 1 tháng. Anh Tuấn thì nuôi giun để làm thức ăn cho cá lăng đuôi đỏ của anh. Cá được ăn giun lớn rất nhanh. Thức ăn chủ yếu của giun quế là phân. Tốt nhất là phân của động vật ăn cỏ (như trâu, bò, ngựa, dê, thỏ, hươu, nai… và cả voi nữa).
Phân lợn cũng nuôi được giun quế. Ta xây hoặc dùng gạch quây thành những luống (rộng 1,2-1,5m, cao 20-30cm và dài tùy ý). Chỗ nuôi phải có mái che, ta cho phân vào trong đó rồi thả trùn quế giống lên trên. Khu nuôi nên che tối. Nếu không che được thì ta phải phủ lên luống các tấm bao tải hoặc chiếu rách.
Giun ưa hoạt động vào tối. Hàng ngày nhớ tưới ẩm cho luống nuôi.
Nuôi giun quế
Giun quế sinh sản rất khỏe. Nó lại là loài lưỡng tính, con nào cũng đẻ được. Mỗi tuần nó đẻ 1 lần. Mỗi lần ra một cái nang có từ 2-20 trứng. Một tháng sau, trứng nở ra giun con. Ba tháng sau, giun con trưởng thành và lại tiếp tục đẻ như mẹ. Trong lúc, con mẹ sống tới hơn 10 năm mà vẫn đẻ. Vì vậy, cụ, kỵ, ông, cha, cháu, chắt, chút, chít… của nó đều đẻ! Do đó, lượng giun trong luống nuôi tăng lên rất nhanh.
Việc của ta là thường xuyên cung cấp đủ thức ăn cho nó, chỉ cần hòa phân loãng ra rồi tưới đều lên luống. Đừng pha loãng quá mà ở dạng sền sệt là tốt. Phải theo dõi hàng ngày không để giun quế bị đói. Ta cho ăn lần lượt và cũng thu hoạch theo kiểu cuốn chiếu. Khi khai thác giun thì việc lọc ra toàn giun không khó. Ta xúc cả phân và giun ra 1 tấm nylon ở ngoài sáng, vun lên thành đống. Giun sẽ chui đầu xuống dưới, ta gạt dần phân phía trên ra. Cuối cùng, ở dưới tụ lại toàn giun.
Không riêng gì cá lăng mà rất nhiều loài cá thích ăn giun (vì vậy, xưa nay mồi câu cá tốt nhất vẫn là giun). Do đó, kết hợp với nuôi cá, ta nên tiến hành nuôi giun.
Mọi Chi Tiết Liên Hệ :
Liên hệ đặt hàng 24/7: 0886.197.198
Website: chúng tôi trunquemiennam@gmail.com
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹo Ủ Phân Lợn Làm Thức Ăn Cho Cá Rô Phi trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!