Xu Hướng 3/2023 # Mật Cá Có Chữa Được Bệnh Như Nhiều Người Vẫn Nghĩ? # Top 12 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Mật Cá Có Chữa Được Bệnh Như Nhiều Người Vẫn Nghĩ? # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Mật Cá Có Chữa Được Bệnh Như Nhiều Người Vẫn Nghĩ? được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vừa qua tại Đồng Tháp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiếp nhận và điều trị cho 1 bệnh nhân bị suy thận cấp. Nguyên nhân dẫn tới tổn thương trên là do bệnh nhân sử dụng mật cá éc theo lời mách bảo của nhiều người.

Ngày 14/8/2017, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân trong tình trạng suy thận cấp. Đó là ông Nguyễn Văn Beo, ngụ xã Thanh Mỹ – huyện Tháp Mười. Nguyên nhân là người này đã dùng mật cá ét pha nước uống để trị bệnh tim theo chỉ dẫn của một người bạn.

Bà Huỳnh Thị Tuyết Nhung, xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp (Vợ ông Beo) cho biết: “Ổng mới nói vậy tui về tui mua, rồi tự ổng lấy ổng mần để vô cái ly nước ớ. Ổng trụng một cái bễ, 1 cái chưa bễ. Ổng còn nói tiết quá mờ bể hết 1 cái. Trụng uống xong cái mặt ổng đỏ rần lên, rồi ói tới luôn tới chiều là đêm đó là đau bụng dữ lắm.”

Sau khi bệnh trở nặng người nhà đã đưa ông Beo đến Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười và được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp để cứu chữa trong tình trạng rất trầm trọng.

Bác sĩ CKII Nguyễn Trường Sơn, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc – BVĐK Đồng Tháp cho biết: “Bệnh nhân Beo nhập viện với tình trạng là không đi tiểu được, vàng da, vàng mắt, bệnh nhân có tình trạng suy thận cấp và viêm gan. Thì sao khi được điều trị tích cực bằng cách cho bệnh nhân lợi tiểu để bệnh nhân có thể đi tiểu được thì bệnh nhân nước tiểu vẫn không có. Sau đó phải nhờ lọc thận liên tục, lọc thận nhân tạo cho bệnh nhân để chống lại suy thận cấp. Hiện tại thì bệnh nhân đã tạm thời ổn định.”

Cá éc, tên khoa học là Labeo chrysophekadion thuộc họ cá chép, có ở sông Mekong, sông Chao Phraya (Thái Lan), bán đảo Mã Lai, Sumatra, Java và Kalimantan.

Các bác sĩ ở Trung tâm chống độc, bệnh viện Bạch Mai cho biết, hàng năm Trung tâm phải cấp cứu 20, 30, thậm chí 50 ca ngộ độc mật cá. Số ca ngộ độc vào cuối năm thường nhiều hơn vì người dân thường tát ao, có nhiều cá to.

Dân gian cho rằng mật cá chữa mờ mắt, đau mắt đỏ; tắc họng; hen suyễn; bệnh tim, tăng cường sinh lý, co giật; bệnh tiêu hóa, phụ khoa… Các thầy thuốc đông y khẳng định, mật cá không có tác dụng chữa bệnh, bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, thậm chí có rất nhiều trường hợp nuốt, uống mật cá đã bị ngộ độc, nguy hiểm tính mạng. Mật cá trắm, cá éc nguy hiểm nhất còn mật cá trôi, chép, anh vũ cũng gây ngộ độc. Độc tố trong mật cá được xác định là Cyprinol sulfat, một acid mật C27.

Độc tố xâm nhập vào cơ thể người ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng

Bà Lê Thị Tân, Chuyên gia Dinh dưỡng cho biết: “Độc tố Cyprinol sulfat có chứa trong con cá, riêng cá éc thì nằm trong tụy, gan, phần lớn ở túi mật. Có tới Cyprinol sulfat có chứa trong túi mật. đó là một chất độc với cơ thể con người.”

Cyprinol sulfat vào cơ thể con người gây độc  tới các cơ quan nội tạng, cơ quan sinh sản và máu. Mặc dù ngộ độc các loại cá khác nhau, nhưng bệnh cảnh lâm sàng tương tự nhau, phù hợp với cùng một loại độc tố.

Hòa tan độc tố trong ether hay ethanol đều không thay đổi, cho thấy nó không phải là một protein hay lipid. Độc tố rất bền đối với nhiệt, vì vậy nạn nhân vẫn có thể bị ngộ độc sau khi ăn mật cá đã nấu chín.

Tác dụng độc không phải luôn luôn xảy ra mà chỉ khi nuốt túi mật lớn hoặc nhiều túi mật mới gây ngộ độc. Mật cá họ chép (éc, trắm, trôi, mè, diếc…) có trên 90% là chất Cyprinol sulfat. Cá trắm nặng 3 kg trở lên mật chắc chắn gây ngộ độc nặng, tử vong sau 2 – 3 ngày nếu không được cấp cứu kịp thời, nhưng có nhiều trường hợp trắm nặng 0,5 kg mật cũng đã gây ngộ độc.

Độc tố chỉ có trong mật, gan và tụy của cá; không có trong thịt cá. Đặc biệt chỉ thấy trong mật cá nước ngọt chứ không có trong cá nước mặn.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, để phòng ngừa ngộ độc khi ăn cá phải chọn cá tươi, không bị dập mật, vỡ bụng, khi làm cá phải khéo léo bóc bỏ trọn bộ đồ lòng, nhất là cá lớn; nếu mật cá bị vỡ thì phải rửa cá nhiều lần cho thật sạch hoặc cắt bỏ phần đã bị dính mật màu xanh lá cây đậm trên bụng cá.

Lời đồn đại về công dụng chữa bệnh của mật cá éc là không có cơ sở. Và nếu thực hiện theo, nhiều người sẽ gánh chịu hậu quả, có thể còn nghiêm trọng hơn.

Theo ANTV

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Họ tên Số điện thoại

Cá Diếc Có Tác Dụng Gì? Cá Diếc Chữa Bệnh Được Không?

Cá Diếc Có Tác Dụng Gì? Cá Diếc Chữa Bệnh Được Không?

cakhotranluan.com – Cá Diếc là loại cá nhỏ sống chủ yếu ở ao hồ, kênh rạch thường được bà con nông dân chế biến thành các món ăn thường ngày. Nhưng ít ai ngờ đên Cá Diếc lại là một bài thuốc trong Đông Y có nhiều tác dụng đến sức khỏe đặc biệt là bệnh nhân suy nhược. Qua bài viết bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của cá diếc đối với con người

Cá diếc còn có tên khác là Tức ngư, phụ ngư. Là loại cá trắng nước ngọt, thân dẹt hai bên, dài 15 – 30cm; đầu và đuôi thuôn, miệng hướng lên trên, mắt có viền màu đỏ, lưng nhô cao. Vây lưng dài nhỏ dần về phía đuôi. Vây đuôi xòe hai thùy nhọn xiên bằng nhau. Toàn thân có màu bạc, bụng màu nhạt hơn phía lưng. Ở Việt Nam, cá diếc là loại sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao.

Trong Đông y, cá diếc còn có tên gọi là tức ngư, phụ ngư… loại cá này vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ tỳ kiện vị, ích khí, bổ huyết, hành thủy, tiêu thũng, tiêu khát, sát khuẩn, dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, đầy bụng, tiêu hóa kém, thúc đẩy việc tạo sữa, trị viêm đại tràng mạn tính, chữa vàng da…

Thuốc bổ huyết: Cá diếc 1 con, làm sạch bỏ ruột, câu kỷ tử 12 g, hoàng kỳ 12 g, gừng sống 3 g, hạt tiêu, gia vị vừa đủ, thêm chút rượu (10 ml). Tất cả nấu chín, ăn cá, uống nước. Ăn liền trong nhiều ngày.

Trị tiểu đường: Cá diếc 1 con, làm sạch bỏ ruột, lấy lá chè non bỏ vào bụng cá cho đầy, ngoài gói giấy rồi đem nướng cho cá chín, chia ăn vài lần trong ngày (ăn cả lá chè).

Trị chứng tích thực, trướng bụng, ăn không tiêu: Cá diếc 1 con làm sạch, bỏ ruột. Lấy 2-3 củ tỏi tách từng tép bỏ vào bụng cá, ngoài gói 2-3 lớp giấy rồi đem nướng chín, bỏ tỏi ăn cá.

Trị chứng buồn nôn, nôn mửa: Cá diếc 1 con làm sạch, sa nhân 3 g, gừng sống 3 g, hồ tiêu 3 g, đổ nước xâm xấp, hầm chín lấy nước uống.

Trị viêm đại tràng mạn tính: Cá diếc 1 con làm sạch, bỏ ruột hầm mềm lấy nước nấu cháo, gỡ thịt cá cho vào cháo, thêm gia vị vừa đủ, rau thơm, ăn nóng.

Trị đau gan vàng da: cá diếc 1 con làm sạch, bỏ ruột, nướng qua cho thơm rồi lấy rau má và lá mơ nấu cùng, ăn trong ngày. Cần ăn thường xuyên.

Trị tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng: Cá diếc to 1 con, làm sạch vảy, bỏ ruột rồi lấy: trần bì 5 g, sa nhân 5 g, tất bạt 5 g, gừng, tỏi, hạt tiêu, cho vào bụng cá rồi đem rán vàng sau đó bỏ cá vào nồi đổ nước xâm xấp ngập cá, thêm 1 chút rượu (10 ml), gia vị vừa đủ, đun nhỏ lửa. Ăn cá, uống nước.

Chú Ý: Các chứng bệnh có urê huyết cao, hôn mê gan không nên ăn cá diếc.

Cây Ổ Rồng Chữa Được Bệnh Lạ

Cây ổ rồng với hình dáng lạ mắt rất được mọi người ưa chuộng trồng trong sân vườn, bên cạnh đó cây còn có tác dụng chữa được một số loại bệnh trong y học như ghẻ và ngứa.

Cây ổ rộng có họ với cây dương xỉ có thân rễ mọc bò, không có lông. Lá không sinh sản không có cuống, gân hình mắt chim, dài và rộng 40-90cm, phân thuỳ sâu, có thuỳ nguyên hay rẽ đôi; lá sinh sản thõng xuống từng cặp một, dài 1-2cm, chia đôi nhiều lần với các đoạn cuối cùng tròn; cấu trúc dai, mặt lá không có lông; gân tạo thành những quãng dài. ổ túi bào tử nằm ở kẽ rẽ đôi của lá sinh sản. Bào tử hình bầu dục hay hình thận, màu vàng nhạt.

Cây ổ rồng hay còn gọi là lan tai tượng là một loài dương xỉ có kích thước lớn. Ở Việt nam đã  tìm thấy 3 loại cây như sau: Ổ rồng hay còn gọi rồng ổ lớn, lan bắp cải có tên khoa học là Platycerium grande A. Cunn ex J. Sm., thuộc họ dương xỉ; Ổ rồng chẻ hai có tên khoa học là Platycerium bifurcatum BL, Common Staghorn Fern; Ổ rồng tràng hay ổ rồng nhỏ tên khoa học là Platycerium coronarium (Koen) Desv.

Cây Ổ Rồng có nguồn gốc rộng rãi ở vùng Đông Nam châu Á và Australia. Cây ổ rồng là loài cây phân bố khắp các cao độ ở miền Nam nước ta như Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận, Phú Quốc…

Cây ổ rồng có lá sinh sản buông thõng xuống từng cặp một, chúng chia đôi nhiều lần và có thể dài tới 2m. Lá ổ rồng dai, mặt lá không có lông với các gân tạo thành những quãng dài. Ổ túi bào tử nằm ở kẽ rẽ đôi của lá sinh sản. Bào tử có hình bầu dục hay hình thận, màu vàng nhạt bám vào nhau như đám bông vì vậy khi rơi xuống gió sẽ cuốn đi khắp nơi. Cây ổ rồng có thể phân làm 2 lọai đơn giản là lá đơn và lá kép. Lá kép thì lá sinh sản phân chia nhiều lần hơn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thân rễ và lá giã đắp dùng bó gãy xương. Thân rễ còn được dùng chữa phù thũng. Lá giã nhỏ với ít muối đắp hoặc lá phơi khô đốt thành tro rắc lên các nốt ghẻ để trị bệnh ghẻ ngứa.

Ở Campuchia người ta còn dùng lá giã nát trị phù ở chân và tay; người ta cũng dùng nước chứa trong lá cho phụ nữ có mang uống.

Mọi thông tin thắc mắc xin quý khách vui lòng liên hệ:

Loại Cá Bé Tí, “Đắt Cắt Cổ” Vẫn Được Lòng Người Việt

Thời điểm hiện tại 1kg cá ngần sông Đà được bán tại Sơn La với mức giá từ 170-220 nghìn đồng. Giá bán không hề rẻ, thế nhưng nhiều người vẫn không ngại rút hầu bao đề được thưởng thức loài cá hiếm chỉ xuất hiện 1 lần trong năm này.

Cá ngần sống tự nhiên ở vùng lòng hồ sông Đà và chỉ xuất hiện nhiều vào độ tháng 5,tháng 6 mỗi năm. Lúc này, cá thường nổi thành từng đàn trên mặt nước. Người dân sinh sống khu vực ven sông Đà thường đem vợt ra vớt cá về ăn. Những năm gần đây, nhu cầu thưởng thức loài cá đặc sản này càng tăng cao, nhiều hộ dân còn sắm những chiếc thuyền để chèo ra sông bắt cá đem bán.

Anh Lê Công Luyện, tiểu thương tại chợ 7.11 (TP.Sơn La) cho biết: “Gia đình tôi có 5 anh chị em chuyên buôn bán cá sông Đà. Vào mùa cá ngần, chúng tôi chia nhau vào Mường La và Quỳnh Nhai (2 huyện có sông Đà chảy qua) để thu gom. Ngày nào cũng vậy, cứ khoảng 1 giờ chiều là tôi chạy xe vào bến sông Quỳnh Nhai, đợi thuyền đi đánh bắt về tôi gom cá rồi chở ra thành phố nhập sỉ cho các nhà hàng và tiểu thương khác, số còn lại tôi đem bán lẻ. Cá này ăn ngon, không tanh, mỗi năm chỉ có một lần thôi nên nhiều người thích lắm. Hầu như ngày nào tôi cũng bán hết hàng.”

Khi được hỏi cung cấp với số lượng lớn thì anh Luyện thẳng thắn chia sẻ: “Muốn mua nhiều thì phải đặt trước. Tôi phải gom nhiều chỗ mới có đủ. Vì đây là cá tự nhiên chứ không có ai nuôi được cả.”

Vị ngọt, thơm và mềm của cá dễ dàng mê hoặc bất kì ai lần đầu thưởng thức. Lạ ở chỗ, những con cá tuy bé và không xương nhưng lúc được nấu chín thì lại rất dai mà không hề nhũn nát. Do vậy, không chỉ người lớn mà trẻ con cũng rất mê loại cá này. Một số bà mẹ còn kì công tẩm ướp gia vị rồi chiên giòn giống như bim bim để làm đồ ăn vặt cho lũ trẻ.

Bà Dương Thị Hương ở tổ 1 (P.Quyết Thắng, TP.Sơn La) chia sẻ: “Năm nào cũng thế, cứ nhẩm tính sắp hết mùa cá ngần là tôi lại lo mua trữ thêm 1 ít để trong tủ lạnh ăn dần. Ấy vậy mà nhiều hôm muốn mua cũng không có đấy.”

Giờ đây cá ngần sông Đà không chỉ được người dân quanh khu vực sông ưa chuộng mà còn được nhiều du khách gần xa biết đến và yêu thích. Ngày ngày, những mớ cá trắng phau được phủ đầy đá, nằm gọn gẽ trong thùng xốp vẫn rong ruổi trên các xe ô tô khách về với mọi miền.

Nên đọc

Cập nhật thông tin chi tiết về Mật Cá Có Chữa Được Bệnh Như Nhiều Người Vẫn Nghĩ? trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!