Xu Hướng 3/2023 # Loài Thằn Lằn Quý Hiếm Mang Hình Thù Cá Sấu # Top 8 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Loài Thằn Lằn Quý Hiếm Mang Hình Thù Cá Sấu # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Loài Thằn Lằn Quý Hiếm Mang Hình Thù Cá Sấu được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Loài động vật thuộc họ thằn lằn nhưng lại mang hình thù cá sấu đang trên đà tuyệt chủng, hiện Việt Nam chỉ còn 100-150 cá thể ngoài tự nhiên.

Các nhà khoa học Việt Nam đang kêu gọi bảo tồn loài thằn lằn cá sấu, tên khoa học là Shinisaurus crocodilurus, khi số lượng ngày càng giảm, từ hàng chục nghìn xuống hơn 100 cá thể ngoài tự nhiên sau một thế kỷ. Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) đang chăm sóc, nhân giống loài này.

Trước đây thằn lằn cá sấu chỉ ghi nhận ở nam Trung Quốc và gần đây mới tìm thấy ở vùng đông bắc Việt Nam. Chiều dài thân khoảng 150-160 mm, đuôi dài 171-210 mm, đầu ngắn và hàm trên vát. Chúng có nhiều nốt sần nhô, chân có vuốt sắc nhọn, lưng màu nâu xám, đuôi dài với hàng gai dựng đứng.

Mối đe dọa chính của loài là mất đi sinh cảnh sống do phát nương làm rẫy, khai thác than và cháy rừng. Chúng chỉ có thể tồn tại ở dạng sinh cảnh suối đá có nguồn nước sạch trong rừng xanh không bị tác động. Bên cạnh đó số lượng loài ngày càng giảm do con người săn bắt quá mức vì mục đích nuôi làm cảnh. (Ảnh: Thomas Ziegler)

Dù là loài hiếm nhưng theo các chuyên gia Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, chúng ít được nghiên cứu. Trên thị trường và mạng xã hội loài này có thời điểm giao bán giá lên đến 2.000 đôla Mỹ. (Ảnh: Thomas Ziegler).

Thằn lằn cá sấu có khả năng leo trèo giỏi nhưng lại thích sống dưới nước. Điều đặc biệt ở chúng khiến nhiều người ngạc nhiên là việc sở hữu ngoại hình cá sấu, với bộ da sần sùi, đuôi dài có hai hàng gai dựng đứng kiểu săn mồi ẩn nấp dưới mặt nước như cá sấu và khả năng bơi không thua kém các loài dưới nước. Đây cũng là điểm độc đáo khiến nhu cầu tìm mua để làm cảnh của người dân ngày càng gia tăng.

Nhằm bảo tồn loài động vật đặc biệt trên, Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đang nhân nuôi sinh sản. Thế hệ đầu tiên đã thành công và hy vọng thời gian tới duy trì bảo tồn quần thể của loài trong điều kiện nuôi nhốt nhân tạo, cung cấp nguồn giống để phục vụ chương trình tái thả tự nhiên. (Ảnh: Thomas Ziegler).

Theo nhân viên tại Trạm này, thằn lằn cá sấu là loài động vật biến nhiệt nên nuôi không dễ, cần để ý nhiệt độ ở chuồng trại thường xuyên. Chúng chủ yếu ăn côn trùng, giun đất.

Loài này được cộng đồng châu Âu (EU), Việt Nam và Trung Quốc đề xuất nâng hạng từ Phụ lục II lên Phụ lục I do số lượng cá thể hiện rất ít. Trạm đa dạng sinh học Mê Linh cho biết, trên thế giới, loài này chỉ còn ở Trung Quốc khoảng 1.000 con. Ở Việt Nam còn trên 100 con, sinh sống ở khu vực rừng Yên Tử thuộc hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh.

Nuôi Loài Cá Sắp Tuyệt Chủng, Quý Hiếm Trên Sông Sêrêpốk

Sự thay đổi toàn bộ hệ sinh thái trên dòng sông Sêrêpốk đã ảnh hưởng đến 201 loài cá trong khu hệ sông Mê Kông.

Những loài cá di cư sinh sản đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có cá Mõm trâu và cá Rô cờ. Lưu giữ, bảo quản nguồn gen

Ở nước ta, hai loài cá Mõm trâu và Rô cờ phân bố trong phạm vi hẹp trên lưu vực sông Sêrêpốk, chủ yếu ở huyện Buôn Đôn và Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk).

Cá Rô cờ được nuôi thuần trong lồng bè ở xã Hòa Lễ (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk).

Cá Rô cờ thường di cư theo chiều dọc từ dòng chính sông Mê Kông vào vùng ngập nước lũ trong mùa mưa và quay trở lại vào mùa khô hoặc đến các vùng nước cư trú lâu dài khác.

Còn cá Mõm trâu lại ưa thích những khúc sông rộng có nhiều ghềnh, đáy đá. Trong mùa khô và những tháng đầu mùa mưa có thể bắt gặp loài cá Mõm trâu này trên các nhánh và suối thuộc sông Sêrêpốk. Đến mùa mưa, cá Mõm trâu di chuyển đến vùng nước sâu hơn và sống ở đó suốt mùa mưa.

Theo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thì 5 năm trở lại đây, nguồn lợi hai loại cá Rô cờ và cá Mõm trâu này sụt giảm nghiêm trọng. Nếu như sản lượng khai thác cá Rô cờ còn khoảng 200 – 300 kg/năm, mỗi con nặng từ 0,3 – 0,8 kg/con và không còn khả năng khôi phục đàn, thì cá Mõm trâu chỉ đánh bắt được 6 cá thể vào năm 2014 tại huyện Buôn Đôn, đến năm 2015 thì không bắt gặp cá thể nào.

Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, loại cá Mõm trâu này bắt đầu xuất hiện (trọng lượng khoảng 0,2 – 0,3kg/con), có thể do quá trình thích nghi của cá với các thủy điện ngăn dòng và đóng xả nước không theo quy luật.

Xác định mức độ quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen và xây dựng quy trình sản xuất giống cá để tái tạo nguồn lợi của hai loài cá Rô cờ và cá Mõm trâu nói trên trong tự nhiên, Bộ NN-PTNT đã triển khai đề tài “Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và giống thủy sản nước ngọt khu vực Đắk Lắk năm 2019”.

Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đắk Lắk tổ chức “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, thử nghiệm nuôi thuần hóa, sản xuất giống cá Rô cờ” do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thực hiện trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột và xã Hòa Lễ (huyện Krông Bông).

Riêng cá Mõm trâu, năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Lắk đã triển khai đề tài nghiên cứu đặc tính sinh học và ứng dụng thử nghiệm sản xuất nhưng phải tạm ngưng vì không tìm được cá thể con giống.

Bên cạnh đó, cá Mõm trâu cần rất nhiều ô xy nên chỉ duy trì sự sống trong thời gian ngắn sau khi đưa lên khỏi môi trường sống. Do vậy cần phải tìm hiểu kỹ một số đặc điểm sinh học như phân bố, sinh thái, thức ăn của loài cá Mõm trâu này.

Triển vọng về sản phẩm thủy sản OCOP

Năm 2018, nhóm thực hiện đề tài đã đưa cá Rô cờ thu thập được về nuôi thuần hóa trong ao đất tại TP. Buôn Ma Thuột và lồng bè ở xã Hòa Lễ. Sau khoảng 7 tháng, cá Rô cờ đạt trọng lượng 0,7 – 1 kg/con. Qua thuần hóa cho thấy, cá Rô cờ có thể ăn tốt các loại thức ăn như: thức ăn công nghiệp, cá tạp, ngô nấu chín, rau và quả chuối.

Cá Mõm trâu do người dân bắt được trên sông Sêrêpốk (Ảnh do nhóm thực hiện đề tài cung cấp)

Trong suốt quá trình thuần dưỡng, cá Rô cờ ít mắc bệnh, thời gian đầu chỉ bị lở loét do tác động của quá trình đánh bắt ngoài tự nhiên và vận chuyển.

Kết quả đã thuần dưỡng được 143 con cá Rô cờ với tổng trọng lượng khoảng 142,5 kg. Cuối năm 2018, từ đàn cá Rô cờ nuôi thuần hóa, nhóm thực hiện đề tài đã lựa chọn 132 cá thể khỏe mạnh, không dị hình để xây dựng đàn cá bố mẹ. Đến tháng 6-2019, đàn cá Rô cờ bố mẹ đã sinh sản.

Cũng trong tháng 6-2019, đàn cá Mõm trâu 100 con, nặng từ 0,2 – 0,3 kg/con thu thập từ sông Sêrêpốk thuộc xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) được vận chuyển về nuôi thuần dưỡng trong ao đất nước chảy có diện tích 800 m2 ở xã Hòa Lễ.

Tỷ lệ sống của đàn cá Mõm trâu trên sau một tháng nuôi đạt 82%. Sau 4 tháng lưu giữ, cá đạt chiều dài 23 – 34 cm, nặng 0,3 – 0,5 kg/con, bắt đầu thích nghi tốt với điều kiện môi trường trong ao đất nước chảy. So với ngoài tự nhiên, tốc độ tăng trưởng của cá Mõm trâu trong môi trường nhân tạo khá chậm.

Ông Trịnh Bá Sơn, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Đắk Lắk cho biết, việc hoàn thành công trình nghiên cứu, sản xuất giống cá Mõm trâu và Rô cờ đưa vào nuôi đại trà sẽ góp phần chủ động về con giống, hạn chế tình trạng đánh bắt trong tự nhiên; đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho nghề nuôi trồng thủy sản của địa phương.

Chất lượng ngon nên cá Rô cờ và Mõm trâu được ví là những đặc sản “tiến vua” của Tây Nguyên với giá thành trên dưới 500.000 đồng/kg cá Mõm Trâu và 80.000 – 250.000 đồng/kg cá Rô cờ.

Vào dịp Tết, nhiều thượng khách ở các tỉnh thành trong cả nước không ngần ngại chi khoản tiền lớn để sở hữu được những con cá quý này.

Hiện nay, thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi tỷ lệ cơ cấu đàn giống nuôi từ cá truyền thống (trắm, trôi, mè, chép) sang những loại cá có giá trị kinh tế cao, trong đó các loài cá như: Mõm trâu, Rô cờ, Chình hoa, Trà sóc. Đây sẽ là tiền đề hướng đến việc tạo ra một sản phẩm thủy sản đặc trưng vùng miền mang giá trị kinh tế cao theo chương trình mục tiêu quốc gia mỗi xã một sản phẩm – OCOP.

(Theo Báo Đắk Lắk)

Cá Hải Tượng Cách Nuôi Như Thế Nào Ở Đâu Bán Loài Quý Hiếm Này

Một trong những loài vật sở hữu thân hình khổng lồ phải kể đến cá hải tượng. Trào lưu nuôi làm cảnh hiện nay được giới mê cá đặc biệt ưa thích.

Nhưng một số người mới nghe qua tên chứ chưa có thông tin cụ thể và chính xác. Ngoài ra nó còn có công dụng gì nữa không chắc chắn là câu hỏi của nhiều người.

Vậy qua bài viết này bạn sẽ nắm được từ nguồn gốc đến đặc điểm sinh trưởng của chúng.

Loài này bắt nguồn từ Nam Mỹ cách đây 191 năm, cụ thể là ở sông Amazon và Peru. Được tìm thấy đẩu tiên bởi Louis Agassiz – nhà sinh vật học Thụy Sỹ.

Năm 1847 được ghi tên khoa học là Arapaima gigas, xếp vào bộ cá lát. Là giống động vật nước ngọt, có kích thước khổng lồ chuyên sống ở sông Amazon ở Nam Mỹ.

Cho đến ngày nay thì nó vừa có thể làm cảnh, vừa có thể chế biến với vai trò thực phẩm.

Lý do là hải tượng có tên trong danh sách loài vật hiếm với số lượng ít, khá hiếm. Và chúng có thể tự mình thích nghi với các điều kiện đó sống.

Đây là loài cực kỳ mạnh mẽ nhất là khi bơi với một số đặc điểm riêng dễ nhận biết. Chúng chỉ sống ở vùng nước ngọt, trong tự nhiên kích thước rất lớn. Nếu nuôi nhân tạo thì nhỏ hơn một chút nhưng vẫn to gấp nhiều lần loại cá khác.

Đặc điểm chung

Chúng sở hữu thân mình khá to trong khi chiếc đầu lại quá nhỏ, không cân xứng. Không những vậy đầu còn dẹp và dài, cặp mắt đen nhỏ xíu.

Để ý kỹ sẽ thấy hàm dưới dày và dài hơn so với hàm trên. Thân dài thượt với dạng hình trụ, dẹp dần khi càng về gần đuôi.

Vây ở vị trí lưng và hậu môn khá dài, nằm ở gần đuôi hơn so với đầu. Vây mang cứng, nhỏ, thân mình khoác “bộ áo” màu xám bạc.

Khi bơi dưới nước còn óng ánh cực đẹp, có khi lại hiện màu xanh lục/ xanh vàng. Đuôi tròn có màu đỏ mận rất tinh tế, vảy cứng phủ đều toàn thân.

Tùy vào tuổi/ giới tính mà thân mình có số lượng đốm cam nhiều hay ít. Chúng sống nhờ không khí, có bộ phận tách oxy từ không khí. Tần suất hít thở là 5-25 phút/ lần và có ống tiêu hóa ngắn hơn các loài khác.

Trong tự nhiên có điều kiện tốt nên cá hải tượng lớn nhất thế giới nặng 200 kg. Một số con khác nặng trung bình từ 100kg trở lên, chiều dài khoảng 2-5 mét/ con.

Đối với nuôi trong bể nhân tạo, làm cảnh thì chỉ dài 1,5m là cùng. Trọng lượng rơi vào khoảng 20 đến 30kg, chỉ bằng 1/10 so với tự nhiên.

Do có nhiều yếu tố tác động và không gian sống chật hẹp.

Tập tính sinh sản

Dù mệnh danh là “thủy quái khổng lồ” nhưng chúng lại vô cùng hiền lành. Trong bể chúng có thể hòa nhập với rất nhiều loại cá khác.

Tuy nhiên không nên kết hợp nuôi với nhiều loại khác. Bởi vì kích thước lớn chiếm nhiều diện tích, nuôi nhiều loại chung sẽ cản trở sự phát triển.

Hàng năm, cuối tháng 12 chúng sẽ bắt đầu sinh sản, kéo dài đến tận hè năm sau. Đặc tính là con cái tạo những ổ cát và đẻ trứng lên đó.

Con đực sẽ tưới tinh dịch lên, thụ tinh và được con đực ấp bằng miệng. Thời gian ấp là 3 tháng (từ tháng 1-4), 3 tháng tiếp theo (tháng 3-5) chúng sẽ nở. Sau đó chui ra ngoài và được cả con bố và con mẹ chăm sóc kỹ lưỡng.

Cách nuôi cá hải tượng

Loài nào cũng vậy muốn nuôi bạn đều phải biết rõ các đặc tính của chúng. Đối với loại này, kỹ thuật nuôi cá hải tượng vô cùng quan trọng và cần thiết.

Nếu biết được thì chúng phát triển cực nhanh, cực tốt. Cá hải tượng ăn gì, môi trường sống ra sao hay khi bị bệnh đều phải chú ý điều gì.

Cần tạo không gian sống rộng rãi, nhiều không khí để chúng có thể bơi lội được. Kích thước bể nhỏ nhất là 600 lít tương đương 4×4 mét.

Có điều kiện thì thiết kế bể to hơn càng tốt, làm nắp đậy chắc chắn. Bởi chúng rất khỏe, có thể nhảy ra ngoài hay làm vỡ nắp.

Tương tự các loại khác, chỉ thay 2/3 lượng nước mới. Thức ăn hàng ngày mà chúng yêu thích là thịt của các loại động vật xay nhỏ.

Chủ yếu là thịt nạc của heo, gà, bò, ếch, nhái hoặc tôm, cua, mực, động vật nhuyễn thể,… Có thể bổ sung năng lượng cho chúng bằng thức ăn sẵn đóng hộp nhiều đạm.

Mỗi ngày chúng tốn 5kg thức ăn hỗn hợp – cá con thì ăn bọ gậy, động vật phù du, sâu,…

Khi nuôi chú ý bệnh về vảy như bong/ mẻ vảy, các bệnh nấm đuôi/ vảy. Hoặc bệnh lồi mắt, có con gặp chứng thở gấp, mắt lờ đờ đều phải quan sát mỗi ngày.

Giá bán cá hải tượng

Là loài quý hiếm nên giá bán khá cao, mỗi con 15cm sẽ có giá khoảng 1 triệu đồng.

Chủ yếu nuôi để kinh doanh, có rất ít người nuôi làm thú vui cho riêng mình. Đối với con 20cm giá là 1,2 triệu đồng, nuôi con 20cm sẽ thấy lớn cực nhanh.

Cứ dài thêm 5cm thì giá sẽ tăng lên khoảng 200 ngàn đồng. Thời gian để tăng thêm 5-10cm là khoảng 1 tháng nuôi dưỡng đầy đủ.

Tuy nhiên mọi người thường mua hải tượng giống theo cân. Giá bán 500-600 ngàn đồng/ kg ở các trại cá giống, mua càng nhiều sẽ được giá càng rẻ.

Trước khi mua thì nên tính toán kỹ xem có đủ điều kiện để nuôi chúng hay không. Bởi thực tế nuôi loại này cực tốn, chi phí về thức ăn có thể lên đến vài triệu/ ngày.

Mua Trúng Cá Lạ, Vảy Óng Ánh, Nghi Sủ Vàng Quý Hiếm

Chiều 9/9, chị Đặng Thị Thuyền (trú thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, TT-Huế) cho biết, vừa mua lại một con cá có màu sắc kỳ lạ mà trong suốt hơn 30 hành nghề thương lái hải sản, chị chưa hề bắt gặp bao giờ…

Cá “lạ” có trọng lượng khoảng 4kg, dài 0,8m, với đôi vây đỏ, bụng trắng và đặc biệt là bộ vảy có sắc vàng óng ánh đẹp và lạ mắt. Con cá “lạ” này chị Thuyền mua được từ một ngư dân câu cá chuyên nghiệp tại thị trấn Thuận An.

Sau khi mua về, nhiều người đến xem và nói với chị Thuyền đó là cá sủ vàng quý hiếm. Chị Thuyền tra cứu trên mạng internet cũng nhận thấy có đặc điểm giống như cá sủ vàng, nên giữ lại chưa bán cho người tiêu dùng làm thực phẩm như những lần buôn hải sản trước đây.

Cũng qua đặc điểm hình thể bên ngoài giống cá sủ vàng quý hiếm được nhận biết bằng mắt thường khi tiếp cận, một số người đặt vấn đề mua lại con cá này, nhưng bà Thuyền vẫn chưa bán.

Còn theo một đại diện của Phòng Khai thác và Phát triển Nguồn lợi Thủy sản (Chi cục Thủy sản tỉnh TT-Huế), vùng biển TT-Huế từng xuất hiện cá sủ vàng, nhưng rất hiếm hoi. Do mới nghe thông tin phản ánh, nên cơ quan này chưa khẳng định đó là loài cá gì mà cần phải trực tiếp đi kiểm tra, xác minh mới có kết quả cụ thể.

Theo các tài liệu khoa học và thông tin từ báo chí, cá sủ vàng (tên khoa học là Otolithoides biauritus) còn gọi là cá sủ vây vàng, sủ vàng kép, cá thủ, cá đường – là loại cá lớn nhất trong họ cá đù, thuộc bộ cá vược (họ Sciaenidae), phân bố ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Trung Quốc, Việt Nam. Đây là loại cá quý hiếm. Ngoài chất lượng dinh dưỡng cao, bóng cá sủ vàng được sử dụng để làm chỉ khâu tự tiêu trong vi phẫu thuật và phẫu thuật.

Cập nhật thông tin chi tiết về Loài Thằn Lằn Quý Hiếm Mang Hình Thù Cá Sấu trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!