Bạn đang xem bài viết Lâm Đồng: Hàng Tấn Cá Tầm Chết Nghi Bị Nhiễm Độc Từ Hàng Xóm được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ông Nguyễn Công Trọng Sơn ngụ TP Đà Lạt (Lâm Đồng) thuê đất đầu tư gần 10 hồ nuôi cá tầm tại huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), nghi bị nhiễm độc khiến cá chết hàng loạt, thiệt hại hàng tỉ đồng.
Ông Phạm Phú Ty – Phó Công an huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), xác nhận vụ việc xảy ra trên địa bàn huyện. Bước đầu công an ghi nhận vụ việc có thể do nhà vườn phía trên xúc bình xịt thuốc bị ảnh hưởng đến hộ nuôi cá tầm của của ông Sơn ở phía dưới nguồn.
“Vì dòng nước chảy liên tục khi người dân phản ánh thì vụ việc cũng đã xảy ra vài ngày nên không thể lấy được mẫu nước để đi giám định độ độc hại. Trên dòng suối này rất dài, nhiều người canh tác trong khi đó gia đình ông Sơn nằm ở cuối nguồn nên rất khó. Sau khi phản ánh, Công an huyện Lạc Dương đã cử người đến hiện trường lập biên bản vụ việc” – ông Ty nói.
Ngoài ra, ông Ty cho biết thêm, qua làm việc với ông Sang (người có vườn phía trên) đã thừa nhận xúc bình bơm thuốc bị ảnh hưởng có thể không cố ý thực hiện đầu độc. “Mức độ ô nhiễm khi người dân xúc bình bơm là rất nhỏ, khi người dân báo vụ việc thì nước đã chảy trôi rồi, trong khi dòng cá tầm nước ngọt này rất nhạy cảm, dễ chết. Hướng xử lý vụ việc này rất khó vì không lấy được thuốc, và nước đi giám định, không đủ cơ sở nên rất khó” – ông Ty thông tin.
Sau vụ việc xảy ra, hộ nuôi đóng ao, không dám thả nuôi cá nữa.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Công Trọng Sơn, ngụ tổ Thái An, phường 12, TP Đà Lạt (Lâm Đồng), vào tháng 4-2023, ông thuê đất của ông Quý và bà Thu tại xã Đạ Sạ, huyện Lạc Dương để nuôi cá tầm. Đến tháng 10-2023 bị thuốc trừ sâu từ vườn ông Sang (con rể của bà Thu) ngay phía trên đổ xuống khiến 5 tấn cá tầm thương phẩm (hơn 1kg/con) và 2.000 con cá giống chết phơi bụng.
“Vụ việc xảy ra, gia đình làm việc với ông Sang và cũng là lần đầu nên chúng tôi không truy cứu trách nhiệm. Đến tháng 12-2023, tôi lại tiếp tục mua 2.000 con cá tầm giống nuôi lại đến 30-4, thì bị ông Sang cho thuốc trừ sâu ra dòng suối khiến dòng nước ô nhiễm làm cá tầm trong hồ chết sạch. Vụ việc xảy ra tôi gọi điện ngay cho ông Sang và bà Thu đến xem cá nhà tôi chết thì ông Sang lại đổ thừa cho người làm công thực hiện rồi không nói gì bỏ đi về. Sau 2 lần hồ nuôi cá tầm của tôi bị đổ thuốc sâu thiệt hại hơn 1,5 tỉ đồng, hiện gia đình tôi không còn vốn liếng và tâm trạng để làm ăn gì nữa” – ông Sơn bức xúc.
Cá Neon Bị Bệnh, Bị Nấm Làm Chết Hàng Loạt Và Cách Xử Lý
Nuôi cá Neon không phải là một việc dễ dàng cả với người trong nghề. Nó đòi hỏi người nuôi ngoài điều kiện còn phải có chút hiểu biết về cá và kỹ thuật chăm sóc. Đặc biệt là khi cá Neon bị bệnh dẫn đến chết hàng loạt, người chơi cần biết cách chữa trị, xử lý như thế nào cho có hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Bệnh trên cá Neon khá phổ biến, là trở ngại mà người chơi cá thường phải đau đầu khi gặp phải. Khi cá Neon bị bệnh, chúng có thể ảnh hưởng đến các loài khác trong bể cá.
Có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng để nhận biết dấu hiệu bệnh của cá nhưng đáng tiếc là không có cách chữa trị nào chung chung cho cá để loại bỏ bệnh. Vì thế cách chữa trị thông dụng chính là loại trừ cá bệnh ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho những cá thể còn lại trong bể.
Trọng tâm của phương pháp phòng ngừa để có một bể cá an toàn, khỏe mạnh này là cần có sự chăm sóc, theo dõi kỹ lưỡng và đều đặn, có phương pháp ngăn chặn hiệu quả để duy trì được sự trong lành cho bể cá giúp cá phát triển khỏe mạnh.
Nguyên nhân gây bệnhBệnh trên cá Neon do một loại vi bào tử (vi nấm) có tên Pleistophora hyphessobryconis gây ra là bệnh thường thấy đối với loài cá này. Bệnh xảy ra khi con này ăn xác của những con đã chết hoặc do thức ăn sống có mang mầm bệnh như giun, gây nên.
Ngay khi cá tiêu hóa các bộ phận của xác, các bào tử ký sinh trùng mang mầm bệnh sẽ đi vào cơ thể cá và bắt đầu ăn mòn chủ thể khỏe mạnh này. Khi bệnh phát triển, các túi nang của bào tử (bào xác) sẽ xuất hiện trên vật chủ bị nhiễm bệnh và phá hủy dần từ trong ra ngoài. Màu sắc của cá sau đó sẽ bị bạc dần chính là dấu hiệu chung nhất chứng tỏ cá bị bệnh.
Các triệu chứng bệnhĐối với những ai chăm sóc cá tận tình, kỹ lưỡng thì các biểu hiện xác định bệnh rất dễ nhận thấy. Các triệu chứng này bao gồm những thay đổi về thể chất, rất dễ thấy biểu hiện ra bên ngoài như các túi nang hay bào xác bám trên cá thể bị nhiễm bệnh.
Khi bị nhiễm bệnh, cá Neon sẽ dần mất đi màu, nhợt nhạt, khó khăn khi bơi hoặc trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, hình dáng xương sống của cá có thể sẽ bị bẻ cong, thậm chí còn có khả năng mắc thêm bệnh thứ hai như thối vây hay phù nề.
Cá Neon bị bệnh, xương sống bị bẻ cong
Biểu hiện di chuyển không ngừngBiểu hiện đầu tiên của cá trong bể bị bệnh là sự hiếu động của cá (di chuyển không ngừng, thể hiện sự bồn chồn).
Cụ thể là bạn sẽ thấy cá không bơi theo đàn hay đồng loại của nó. Chúng thường tách ra khỏi bầy hoặc bơi không bình thường. Sự di chuyển bất thường của một cá thể trong bầy chính là dấu hiệu bệnh đã bắt đầu tác động đến cá.
Biểu hiện cá Neon bị mất màuTương tự, màu sắc và vây cá sẽ là biểu hiện rõ nhất mức độ ảnh hưởng của bệnh. Tuy nhiên, biểu hiện này thường xảy ra khi bệnh đang ở giai đoạn phát triển nặng hơn.
Cố gắng hết sức tìm ra vấn đề để ngăn chặn sự ô nhiễm lan rộng trong bể gây ảnh hưởng các loài khác.
Các loài cá dễ mắc bệnh vi nấmCá Neon là cái tên phổ biến nhất về loại bệnh này. Ngoài ra, các giống cá khác như Cá Thiên Thần (Anglefish), Cá Lòng Tong đá (Rasboras), Cá Hoa Hồng hay Cá Mai Quế (Barb), Cá Neon Vua hay Cá Neon Đỏ (Cardinal Neon), vẫn thường được biết đến là có thể mắc loại bệnh này. Trong số đó, chỉ có duy nhất Cá Neon Vua là có khả năng kháng bệnh.
Cá Thiên Thần Xanh (Blue Angelfish)
Cá Mai Quế, Cá Hoa Hồng (Neon Rosy Barb)
Cá Lòng Tong Đá Sọc Đỏ (Red Lined Rasboras)
Cá Neon Vua (Cardinal Neon) có khả năng đề kháng bệnh
Biện pháp phòng ngừa, chăm sóc và trị bệnh cho cá NeonĐáng tiếc là hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hay phương pháp kiểm soát nào cho bệnh này trên cá Neon.
Kiểm duyệt, cách ly và khử trùngCách thức chính vẫn là cách ly hoặc loại bỏ những con mắc bệnh, phòng tình trạng ô nhiễm lây lan. Và cách hiệu quả nhất để đối phó với vấn đề này là có những biện pháp để ngăn chặn bệnh tái sinh. Với cách này, người nuôi cá cần cọ rửa, vệ sinh cho bể thường xuyên để giữ độ trong sạch tốt nhất của nước trong bể, đặc biệt là sau đợt dịch đầu tiên.
Ngoài ra, để ngăn chặn bệnh phát sinh từ những triệu chứng trên, người nuôi cũng cần phải thật gắt gao trong việc chọn mua cá trước khi đem chúng về nhà. Một kinh nghiệm đút kết nữa là bạn có thể cách ly những con mới ra khỏi bể khoảng vài tuần như một phương pháp kiểm dịch trước khi cho chúng vào môi trường mới. Khi phát hiện bất kì loại bệnh nào, bạn phải cố gắng ngay lập tức loại bỏ chúng ra khỏi bể càng sớm càng tốt.
Gắt gao trong khâu chọn mua cá, loại bỏ khi phát hiện bệnh
Bệnh cá Neon có thể chữa trị được không?Có lẽ đây là tin không vui cho hội những người yêu cá cảnh khắp thế giới khi mà cách chữa trị cho cá Neon bị bệnh vẫn là còn là một câu hỏi. Không có thuốc nào làm chậm quá trình hủy hoại của bệnh và cũng không có cách nào để chữa cho chúng một khi đã mắc bệnh cả.
Loại bỏ chúng ra khỏi bể được coi là cách giúp chúng chết một cách thật nhẹ nhàng nhất mà nhiều người buộc phải làm đối với những chú cá không may này. Có như thế thì những con khỏe mạnh còn lại mới được bảo vệ khỏi sự lây lan của bệnh.
Những loài cá nào có thể mắc bệnh từ cá Neon?Ngoài cá Neon, chúng ta cũng có thể điểm qua một số loài cá khác như cá Thiên Thần (Anglefish), cá Hoa Hồng hay cá Mai Quế (Barbs) và cá Lòng Tong Đá. Chúng dễ mắc bệnh vì đều là những tay săn cá Neon. Thế nên, dù nhiều loài cá khác cũng có thể nuôi bệnh nhưng không được liệt vào danh sách vì cá Neon không phải là con mồi của chúng. Đặc biệt, chỉ duy nhất cá Neon Vua hay cá Neon Đỏ (Cardinal Tetra) là loài có khả năng đề kháng mạnh đối với bệnh này.
Có nên thử phương thức chữa trị bằng cách kháng khuẩn cho cá?Rất khuyến khích bạn áp dụng với phương pháp này kể cả khi bạn biết chắc đấy là bệnh của cá Neon hay chỉ nghi ngờ chúng có khả năng nhiễm khuẩn của bệnh.
Đó là lý do tại sao bạn nên sử dụng thuốc kháng khuẩn như API Melafix để bài trừ, tiêu diệt bất kỳ mầm khuẩn nào có thể gây bệnh cho cá ra khỏi nước.
Phương pháp điều trị bằng hoạt chất dược phẩm API (Active Pharma Ingredient) rất hiệu quả trong việc đối phó với các mầm bệnh trên cá, chưa kể giá thành cũng khá dễ chịu để mua thử.
Điều trị bệnh cho cá bằng hoạt chất kháng khuẩn MelafixNếu bạn không chắc rằng những chú Neon của mình có bị bệnh hay không, bạn vẫn có thể thử sử dụng phương pháp kháng khuẩn này. Điều trị cho cá bằng hoạt chất kháng khuẩn Melafix là một trong số các cách chữa trị được nhiều người tin tưởng và biết đến nhiều nhất trong việc điều trị cho cá bị bệnh do nhiễm khuẩn. Nhìn mặt bằng chung, thuốc luôn nhận được nhiều đánh giá tích cực về hiệu quả cũng như giá cả trên thị trường.
Thuốc API Melafix kháng khuẩn cho cá cảnh
Melafix hỗ trợ trong việc chữa lành các vết thương hở và trầy da, là yếu tố rất quan trọng để ngăn ngừa các bệnh cơ hội khác. Ngoài ra, phương pháp chữa trị cho cá nhiễm khuẩn bằng Melafix này còn có rất nhiều ưu điểm:
Thuốc cũng có tác dụng cực hiệu quả đối với các bệnh như thối vây, đục thủy tinh thể mắt và nấm trên miệng cá.
Thuốc thúc đẩy sự tái sinh các mô và vây cá bị hư hỏng.
Thuốc được sử dụng cả cho cá nước ngọt và nước mặn. Đây là ưu điểm mà ít có loại thuốc nào đáp ứng được.
Melafix không phá hỏng bộ lọc sinh học hay ống dẫn khí trong bể, không làm thay đổi độ PH của nước cũng như màu sắc của cá.
Một số thắc mắc thường gặp: 1. Có thể loại trừ hoàn toàn bệnh ra khỏi bể cá thậm chí sau đợt bệnh được không?Thật sự thì bệnh của cá Neon rất dễ lây nhiễm thông qua cách giao tiếp giữa các loài. Nhiệm vụ hết sức quan trọng của bạn là phải cách ly ngay những con bị bệnh sao cho nước trong bể luôn giữ được độ trong sạch và đạt chuẩn nhất để tránh phá đi hệ sinh thái bên trong của bể cá. Bể cá thường không được xem là yếu tố làm gia tăng tình trạng bệnh nhiều bằng đặc tính giao tiếp, liên lạc của cá với nhau. Thực hiện các phương pháp phòng ngừa khác như duy trì mức độ nước ở nhiệt độ và lưu lượng chảy phù hợp, không làm kích động cá để đảm bảo chúng phát triển một cách khỏe mạnh.
2. Có phải loài cá Neon nào cũng mang bệnh này không?Câu trả lời là không. Bệnh được truyềngiữa nhiều loài khác nhau, là hậu quả của việc con này ăn mô xác của con khác. Để tránh nguy cơ mắc bệnh, đừng bao giờ mua những loại cá đã bị bệnh trước khi bạn chăm sóc chúng.
3. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm là gì?Sự di chuyển không ngừng, hỗn loạn của cá, bạc màu, thối vây và những dấu hiệu bên ngoài khác là những thay đổi có thể tìm thấy trên cá thể bị nhiễm bệnh. Ngay khi phát hiện ra bệnh, loại bỏ chúng khỏi bể cá ngay tức khắc.
“Phòng ngừa đúng cách, nói không với bệnh”.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đã phần nào giải đáp được những thắc mắc cho bạn đọc về cách phòng ngừa, ngăn chặn bệnh trên cá Neon.
Quan trọng là bạn cần tìm hiểu những triệu chứng của bệnh trước để có được sự can thiệp kịp thời, ngăn chặn cơ hội bùng phát bệnh trong bể cá yêu quý của mình.
Ngoài ra, máy lọc nước là một thiết bị không thể thiếu giúp cá luôn khỏe mạnh, đây là chiếc máy lọc giá rẻ bạn nên tham khảo để làm sạch nước cho bể cá Neon nhỏ:
Lâm Đồng: Lao Đao Vì Cá Tầm Nhập Lậu
Khoảng 2 tháng nay, cá tầm Trung Quốc được thương lái đưa về với số lượng lớn. Chưa bàn tới chất lượng, giá cá nhập lậu chỉ khoảng 130-140.000 đồng/kg khiến người nuôi cá tầm tại tỉnh nhà thật sự bất an.
Giá đột ngột hạ thấpLà thủ phủ nuôi cá tầm của 5 tỉnh Tây Nguyên (chiếm 60 – 70% sản lượng), Đà Lạt và vùng phụ cận như mọi năm đã bước vào cao điểm thu hoạch cá số lượng lớn nhất để phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán 2023. Tuy nhiên, trái với không khí vui tươi thu hoạch ngày cuối năm, các doanh nghiệp và hộ nuôi cá tầm nhỏ lẻ đang lao đao vì giá đầu ra loại cá này giảm đột ngột.
Ông Hoàng Văn Huy (45 tuổi, ngụ xã Lát, huyện Lạc Dương), hộ nuôi cá tầm nhỏ lẻ với sản lượng khoảng 10 tấn cá tầm/năm cho biết: Hiện tại, số cá sắp tới tuổi thu hoạch khoảng 2 kg/con chưa biết xuất đi đâu do các nơi tiêu thụ trước đây thông báo tạm thời ngừng tiêu thụ. Dò hỏi qua một số bạn hàng, tôi mới được biết hai tháng nay, cá tầm từ Trung Quốc vào Lâm Đồng và các tỉnh khác rất nhiều, giá bán ra chỉ khoảng 130.000 tới 140.000 đồng. Trong khi giá cá tầm trong nước nói chung và tại Lâm Đồng nói riêng nhiều năm nay luôn ở mức thấp nhất là 200.000 đồng/kg, nhiều thời điểm ở mức 230.000 – 240.000 đồng/kg bởi chất lượng thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng hơn. Nếu hạ giá bán thì người nuôi sẽ lỗ nặng nhưng tiếp tục nuôi thì vừa tốn thêm chi phí lại vừa không có vốn để xoay vòng cho lứa nuôi mới.
Ông Huy cho hay mấy hôm nay đã đi khắp nơi tìm nơi tiêu thụ nguồn cá mới nhưng vẫn chưa có ai nhận thu mua với giá cũ.
Tương tự, đại diện Công ty TNHH MTV Thủy hải sản Trường Toàn có trang trại nuôi cá tầm rộng 3 ha ở Đà Lạt cho biết, những năm trước, đến thời điểm này, cơ bản Công ty đã bán hết cá thương phẩm, nhưng năm nay vẫn còn tồn đọng gần 200 tấn cá do sức tiêu thụ chậm. Tình trạng này khiến công ty gặp không ít khó khăn do cá không bán được nhưng vẫn phải chăm sóc, riêng tiền thức ăn cho cá mỗi ngày đã mất 60 triệu đồng.
Theo những người nuôi cá tầm địa phương, do chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong thời gian qua, người nuôi cá tầm cùng với các ngành nghề khác gặp khó khăn hơn các năm trước. Tuy nhiên, việc cá tầm nhập từ Trung Quốc bán với giá rất rẻ tác động mạnh tới hoạt động nuôi cá của người dân.
Do phải cạnh tranh, nhiều người nuôi cá tầm trên địa bàn phải hạ giá bán xỉ xuống thấp hơn, còn khoảng 140.000- 150.000 đồng/kg nhưng sức tiêu thụ được ghi nhận vẫn chậm. Điều đáng lo ngại hơn, do chất lượng cá tầm nhập lậu không bằng cá nuôi trên địa bàn tỉnh nên một số thương lái trộn cá tầm nhập lậu và cá địa phương để bán để lừa người mua. Trong khi, việc nhận biết được cá tầm nhập lậu hay không đối với hầu hết người dân là chuyện không phải dễ dàng.
Kiến nghị Thủ tướng xem xétTrước thực trạng nêu trên, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Đình An cho biết: Ông vừa đại diện cộng đồng nuôi cá tầm Việt Nam có văn bản kiến nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an kiểm tra, rà soát, làm rõ có hay không việc quản lý lỏng lẻo, lợi dụng kẽ hở pháp luật để nhập lậu cá tầm từ Trung Quốc.
Theo ông An, trong thời gian qua, cá tầm Trung Quốc nhập chính ngạch và nhập lậu ồ ạt, bán với giá thấp khiến người nuôi cá tầm trong nước điêu đứng. Trên thực tế, phần lớn cá tầm nhập từ Trung Quốc chỉ qua đường tiểu ngạch. Bởi, tại Việt Nam, muốn nhập khẩu cá tầm phải có giấy phép của Tổng cục Thủy sản. Tuy nhiên, đơn vị này chưa cấp phép nhập khẩu trường hợp nào. Do đó, cá tầm Trung Quốc có mặt trên thị trường đều nhập lậu, không qua kiểm dịch đúng quy định và trà trộn trên thị trường còn gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Theo ông An, nhiều hiệp hội nuôi nước lạnh các tỉnh trong nước cũng đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan về việc đề nghị tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu cá tầm sống làm thực phẩm để tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản nước lạnh tại địa phương.
“Cá tầm Trung Quốc nhập lậu có chất lượng thấp và giá chỉ bằng 60 – 70% cá tầm nuôi tại Việt Nam. Đây là một thách thức lớn đối với người nuôi cá tầm trên địa bàn tỉnh. Nếu các bộ, ngành không khẩn trương siết chặt việc nhập lậu cá tầm vào Việt Nam thì ngành cá tầm trong nước và tỉnh Lâm Đồng sẽ lao đao trong thời gian tới” – ông An phân tích.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng cho biết, diện tích nuôi cá nước lạnh của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2023 vào khoảng 50 ha. Trong đó, diện tích ao, bể thực tế nuôi cá khoảng 95.000 m2, với 50 trang trại, doanh nghiệp và hộ, gia đình. Sản lượng cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng ước đạt từ 1.200 – 1.400 tấn/năm và chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh và tại thị trường TP Hồ Chí Minh.
Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng cho biết, đến cuối năm 2023, có khoảng 300 tấn cá tầm không xuất bán được do sự cạnh tranh giá từ cá tầm Trung Quốc giá rẻ.
Cá Chết Hàng Loạt Ở Chile Vì Môi Trường Bị Hủy Hoại
Đầu năm 2023, tảo biển đồng loạt nở hoa vì nhiệt độ tăng cao khiến số cá hồi chết ở Chile có thể đổ đầy 14 bể bơi Olympic, gây thiệt hại lên tới 800 triệu USD cho quốc gia Nam Mỹ.
Trong những ngày trung tuần tháng 4, nhà chức trách Chile phát hiện hàng chục nghìn tấn cá mòi chết bất thường trên sông Queule, miền Nam đất nước. Người ta chưa phát hiện nguyên nhân sự việc và đây cũng không phải lần đầu tiên hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra ở Chile.
100.000 tấn cá hồi chết bất thườngNhững tháng đầu năm 2023, cá hồi chết hàng loạt tại các trang trại ven biển của Chile, gây tác động nghiêm trọng tới quốc gia xuất khẩu cá hồi lớn thứ 2 thế giới.
Jose Miguel Burgos, người đứng đầu hiệp hội thủy sản Chile, cho biết, số lượng cá chết dễ dàng đổ đầy 14 bể bơi có kích thước tiêu chuẩn Olympic, tương đương 23 triệu con cá hồi.
Reuters dẫn lời nhà chức trách Chile cho biết, lượng cá chết tương đương 15 tới 20% tổng sản lượng cá hồi của Chile trong năm 2023. Nó gây thiệt hại 800 triệu USD cho nền kinh tế Chile.
Truyền thông Chile dẫn lời ông German Iglesias, người đứng đầu lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản Quốc gia Chile, nhận định: “Khí hậu thay đổi trong mùa hè này dẫn tới sự bùng nổ của tảo biển, đầu tiên là khu vực phía bắc Aysen tới miền Trung Chile và bây giờ là khu vực Puerto Montt. Tảo biển hút cạn dưỡng khí trong nước và làm tổn thương mang cá, dẫn tới hiện tượng cá chết hàng loạt”.
Lượng cá chết trong đầu năm 2023 tương đương khoảng 100.000 tấn. Trong năm 2023, Chile nuôi tổng cộng 800.000 tấn cá hồi và xuất khẩu 4,5 tỷ USD thành phẩm. Đây là quốc gia nuôi cá hồi và xuất khẩu các thành phẩm từ cá hồi lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Na Uy.
Thiên nhiên trút giậnTảo biển nở hoa là hiện tượng đang ngày càng trở nên phổ biến ở các vùng nước ngọt và nước mặt trên khắp thế giới, trong đó có Chile.
Theo các nhà khoa học, tảo sinh sôi mạnh là hậu quả từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Nước thải từ các thành phố, nhà máy sản xuất hay trang trại nông nghiệp mang theo lượng lớn chất hữu cơ chảy ra sông, biển. Đây là nguồn thức ăn dồi dào cho tảo.
Bên cạnh đó, nhiệt độ trái đất đang nóng lên qua từng năm, tạo điều kiện thuận lợi cho tảo phát triển. Trong năm nay, hiện tượng El Nino đạt đỉnh, khiến nước biển tăng cao từ 2 tới 4 độ. Hiện tượng này không chỉ làm tăng số lượng các cơn bão và lũ lụt ở một số khu vực mà còn tạo điều kiện lý tưởng cho tảo biển sinh sôi.
Nóng lên toàn cầu cũng là hệ quả từ các hoạt động của con người trong nhiều thế kỷ qua. Tuy nhiên, tác động của nó chưa được thế giới quan tâm đúng mức bất chấp lời kêu gọi của giới khoa học.
Theo các chuyên gia, tảo biển phát triển nhanh chóng hút cạn oxy có trong nước. Ngoài ra, một số loài tảo còn sản sinh ra độc tố thần kinh như brevetoxin, gây tử vong cho cá.
Bên cạnh đó, sự tích tụ số lượng lớn tảo trong quá trình hô hấp tạo thành màng nhầy trên mang cá, gây ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ khí oxi ít ỏi còn lại trong nước.
Động vật chết hàng loạt vì tảo nở hoa không phải hiện tượng hiếm. Năm 1972, khoảng 14 triệu cá thể cá chỉ vàng đã chết vì tảo ở Nhật Bản. Năm 2004, cá hồi Chile cũng từng chết hàng loạt vì hiện tượng này.
Tuy nhiên, chúng xảy ra thường xuyên hơn trong những năm gần đây kèm theo thiệt hại lớn hơn. Tảo độc cùng các vấn đề khác đã khiến sản lượng xuất khẩu cá của Chile giảm 16% trong năm 2023.
Bên cạnh thiệt hại lớn về sản lượng cá hồi, Chile còn gặp hàng loạt thách thức trong việc xử lý xác cá để bảo vệ sức khỏe người dân. Ngoài số lượng cá chết được nghiền thành bột làm thức ăn cho gia súc, số còn lại được đưa ra vùng biển cách bờ 100 km để vứt bỏ.
Nguyên Nhân Gây Xù Vảy Ở Cá Rồng, Cá Rồng Bị Nhiễm Độc
Thông thường đây là một thông số mà rất ít người chơi cá rồng quan tâm. Nhất là với các bạn sinh sống trong miền Nam, Vietnam, nơi mà khí hậu chỉ có 2 mùa mua nắng, và không có 4 mùa rỏ rệt . Nhân tiện mùa đông đang sắp đến về tại các thành phố/tỉnh phía Bắc, và nhiệt độ của thời tiết đang giảm sút, xin có đôi dòng tản mạc vê tầm quan trọng của nhiệt độ của nước và các tác hại của nó đối với cá rồng.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cá rồng sẻ xảy ra tại 3 nơi:
1. Hệ thống miễn dịch của cá
Hệ thống miễn nhiễm của các loài sinh vật trong đó có cá nói chung, và cá rồng nói riêng là cơ quan được giao phó chức năng phòng chống lại các tác nhân gây bệnh có thể gây ra trong môi trường sống của cá. Một trong các “yếu nhân” cực kỳ quan trọng trong hệ thống miễn nhiễm của cá rồng là các kháng thể và quá trình tạo nên các kháng thể này trong cơ thể của cá. Theo các nghiên cứu cho các loại cá vùng nhiệt đới, thì kháng thể của cơ thể cá sẽ phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ 28.3 độ C, và khi nhiệt độ của môi trường nước mà cá đang sinh sống tăng hay giảm ở mốc nhiệt độ này… thì số lượng kháng thể trong cơ thể cá sẻ theo đó mà giảm theo. Sự tác hại của nhiệt độ nước sẻ thấy rõ rệt khi cá vùng nhiệt đới, mà trong đó có cá rồng, khi nhiệt độ của nước nằm ở mức 19 độ C trở xuống. Tệ hại hơn nữa là khi nhiệt độ của nước tụt hẳn xuống ~ 12 độ C, thì khả năng sản xuất kháng thể của cá gần như hoàn toàn chấm dứt . Đây là nguyên nhân chính tại sao khi nhiệt độ trong bể hồ cá rồng của các bạn giảm sút, thì các mầm mống bệnh cũng theo đó mà gia tăng.
2. Ảnh hưởng đến khả năng chuyển hoá của cơ thể Ảnh hưởng của nhiệt độ vô cùng quan trọng đối với cơ thể của cá rồng. Tất cả các chất xúc tác (enzymes) trong cơ thể cá cho các quá trình chuyển hoá, phân huỷ các thành phần hữu cơ phức tạp của cơ thể, cùng với việc phóng thích năng lượng cần thiết cho các tiến trình hoá học trong cơ thể, cũng như việc tạo lập các hợp chất phức tạp từ các chất hoá học đơn giản hơn trong vệc tạo lập các vật liệu cần thiết cho các mô tế bào và các hệ thống cơ quan trong cơ thể cá hoạt động, phần lớn phụ thuộc vào trong môi trường có nhiệt độ thích hợp. Các chất xúc tác rất cần thiết sẽ ngưng hoạt động khi nhiệt độ của nước giảm ra khỏi tầm nhiệt độ thồng thường mà cá rồng đòi hỏi, nếu tình trạng tiếp tục kéo dài. Nếu quá nóng… thì các chất xúc tác sẽ bị đẩy vào tình trạng bị biến tính và không thể hoạt động hữu hiệu được. Quan trọng hơn hết là cơ quan có chức năng điều tiết nồng độ của các khoáng chất và các điện phân trong cơ thể là thận sẻ có vấn đề.
Nguyên nhân tạo ra hiện tượng xù vẩy không chỉ gói trọn quanh quẩn trong việc thay đổi nhiệt độ, vì ngoài thận ra, đường ruột và mang cá cũng có khả năng tương hỗ loại bỏ phần dung dích dư thừa như thận, và khi các cơ quan này bị nhiểm trùng, thì cơ thể cũng có thể bị hiện tượng xù vẩy. Đây cũng chính là lý do khi bị nhiễm trùng toàn thân (systemic infection), thì xù vẩy thường đi đôi. Hy vọng là các bạn giờ đây đã thấy rõ ràng hơn tầm quan trọng của nhiệt độ đối với cá rồng, mà điển hình là các nguyên lý dẫn đưa đến tình trạng xù vẩy. Một khi ta thông hiểu nguyên lý tạo bệnh và có phương cách can thiệp kịp thời và đúng mức… thì bệnh lý phải thuyên giảm thôi.
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên dưỡng khí oxygen và độc tố ammonia a. Khi nước có nhiệt độ cao, thì hàm lượng của dưỡng khí oxygen hòa tan trong nước sẽ có sự liên hệ tỷ lệ nghịch. Nhiệt độ cao, hàm lượng oxygen hòa tan trong nước giảm. Đặc biệt là trong các hồ cộng đồng có nhiều cá rồng sinh sống. Chỉ với bao nhiêu đấy oxygen hoà tan trong nước, giờ đây có nhiều cá hơn thì số lượng dưỡng khí có để cho các con cá tiêu thụ trong hồ sẻ giảm sút đi khá nhiều.
Triển Vọng Nuôi Cá Tầm Tại Lâm Hà (Lâm Đồng) – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Vừa về hưu, ông giáo Hoàng Ngọc Hùng (59 tuổi, ngụ thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà) đã mày mò thử nghiệm mô hình nuôi cá tầm – một loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế cao. Để chuẩn bị cho ý tưởng của mình, ông Hùng đã lặn lội đi các nơi chuyên nuôi cá tầm để học hỏi kinh nghiệm và lên mạng tra cứu thông tin về cách nuôi loài cá nước lạnh này. Ông nói: “Ngày trước tôi chuyên nuôi trùn quế bán cho các công ty nuôi cá tầm nhưng nhiều lần tò mò, tôi tự hỏi tại sao họ lại thu mua trùn quế nhiều như vậy? Sau nhiều lần tìm hiểu, tôi được biết đến mô hình nuôi cá tầm tại Lâm Đồng có giá trị kinh tế rất lớn nên mới bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu mô hình này”.
Nhiệt độ nước hồ Phúc Thọ phù hợp nên bè cá tầm của ông Hùng tăng trưởng khá tốt
Sau một thời gian tìm hiểu chi tiết về nguồn giống, kỹ thuật cho cá ăn, nhiệt độ nước thích hợp để nuôi cá… ông Hùng quyết định bỏ 500 triệu tiền vốn đầu tư nuôi cá tầm. Lứa đầu tiên, ông coi như một cuộc thử nghiệm, có thể thắng thua hoặc huề vốn. Sau khi hợp đồng thuê được diện tích mặt nước hồ Phúc Thọ (xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà), ông Hùng đã mua 1.500 con cá tầm giống đầu tiên (loại to bằng ngón tay cái, giá 65.000 đ/con) và thuê người chăm nuôi.
Trong diện tích hồ nước rộng gần 50 hecta, bè cá tầm của ông Hùng nằm lọt thỏm giữa mặt nước xanh ngắt. Khu bè cá có tổng diện tích 160 m2 với 12 lồng nuôi cá được quây lưới cẩn thận. Lứa cá đầu tiên được thả từ tháng 5/2011 và hiện đã xuất bán gần hết cho các thương lái với giá trung bình từ 230.000 – 250.000 đ/kg. Hiện nay, trong bè cá chỉ còn khoảng 500 con (nặng khoảng 2 – 2,5 kg/con) đang chờ bán tiếp. Anh Nguyễn Khắc Tám (người nuôi cá thuê cho ông Hùng) cho biết: “Nhiệt độ tại hồ nước này khá thuận lợi cho việc nuôi cá tầm nên tôi thấy cá cũng lớn rất nhanh. Như cá nuôi ở bè này sau 1 năm nuôi thả, mỗi con cá đạt trọng lượng trung bình từ 2,5 – 3 kg”.
Cách bè cá cũ của ông Hùng không xa là bè cá mới khá lớn cũng vừa được hình thành. Bè cá này có diện tích 360 m2 với 9 lồng nuôi cá. Đây là bè cá được ông Hùng liên kết với 1 công ty chuyên nuôi cá tầm trên Đà Lạt xuống hợp đồng. Đơn vị liên kết có nhiệm vụ cấp giống, vốn… còn ông Hùng có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý bè cá. Ông Hùng cho biết: “Sau lứa cá nuôi thử nghiệm đầu tiên tôi thấy nuôi cá tầm cũng không khó lắm. Hiện giờ tôi đang liên kết với một công ty nuôi cá tầm để mở rộng mô hình và trong hướng phát triển 5 năm tới, chúng tôi cũng đề ra mục tiêu nuôi cá tầm lấy trứng vốn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều”.
Trong khi đó, Trung tâm Nông nghiệp huyện Lâm Hà cũng đang thực hiện đề án nghiên cứu, đánh giá về mô hình nuôi cá tầm thương phẩm trên địa bàn huyện Lâm Hà. Qua nghiên cứu cho thấy, Lâm Hà là một trong những địa phương trong tỉnh có độ cao trên 600m so với mực nước biển và hoàn toàn có thể nuôi được cá tầm. Tuy đây là mô hình kinh tế mới, đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng xem ra khá phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng và khí hậu tại vùng đất này.
Ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp huyện Lâm Hà, nhận định: “So với Đà Lạt và Lạc Dương thì điều kiện của Lâm Hà chắc chắn sẽ không bằng nhưng thực tế, các mô hình nuôi thử nghiệm của một số người dân trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã khá thành công. Tuy nhiên, cá tầm là một loài khó nuôi và đòi hỏi nhiều kỹ thuật trong chăm sóc nên người dân cũng cần lưu ý đến nhiệt độ nước, mức độ ô nhiễm nguồn nước cũng như các biện pháp để khắc phục các tình trạng này, tránh thiệt hại về kinh tế”.
Nguyễn Dũng
Theo Báo Lâm Đồng
Cập nhật thông tin chi tiết về Lâm Đồng: Hàng Tấn Cá Tầm Chết Nghi Bị Nhiễm Độc Từ Hàng Xóm trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!