Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Nuôi Cá Koi Đạt Hiệu Quả Cao được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chia sẻ nội dung:
Cá chép koi là một trong những loại cá cảnh mang lại giá trị kinh tế cao, cá dễ nuôi. Để nuôi cá chép koi đạt hiệu quả cao cần nắm bắt kỹ khâu chọn giống, thức ăn cho cá, đặc biệt cần chú ý đến phòng bệnh và điều trị kịp thời.
Chọn giống cá khỏe mạnh
Để chọn giống cá koi đạt chất lượng cần chú ý một số đặc điểm như hình dáng, màu sắc, giống cá khỏe mạnh, bơi đẹp và không có dị tật. Nên mua cá ở những địa điểm có uy tín, cá phải có hình dáng cân đối, không sây sát, dáng bơi thẳng, cá khỏe mạnh sẽ có phản ứng tốt khi bơi.
Theo khuyến cáo của Trại cá cảnh Ba Sanh (quận 3, TP.HCM), đối với hồ lớn cần đảm bảo hệ thống lọc và xả nước, độ sâu hồ lớn khoảng từ 0,8 – 1 mét còn đối với hồ cá mini thường từ 0,4 – 0,5 mét. Không nên để hồ quá sâu sẽ khó thấy cá trong quá trình nuôi và khó vệ sinh hồ. Khi hồ mới xây xong nên xả nước khoảng 2 tới 3 lần rồi mới thả cá, sau 24 giờ tiến hành sục khí và cấy vi sinh vật có lợi, một ngày sau có thể thả cá vào bể.
Thức ăn cho cá koi
Dù là loại cá cảnh dễ nuôi, tuy nhiên để có được đàn cá koi khỏe mạnh, màu sắc đẹp mắt cần chú ý kỹ thuật chăm sóc, đặc biệt là cách thức và liều lượng cho ăn. Ngay từ lúc 3 ngày tuổi, sau khi tiêu hết noãn hoàng thì cá con có thể ăn các thức ăn bổ sung như sinh vật phù du, rong rêu… Sau thời gian 2 tuần thì cá koi bắt đầu ăn các sinh vật tầng đáy như giun, lăng quăng…, một tháng tuổi bắt đầu ăn ốc, ấu trùng… Ngoài ra, cá koi có thể ăn cám, bã đậu, phân xanh, hoặc các thức ăn chế biến sẵn dành cho cá như thức ăn chế biến từ gạo, bột mì, bột bắp…
Khẩu phần ăn của cá koi chiếm khoảng 5% trọng lượng cơ thể, ngày cho ăn 2 lần để tránh tình trạng cá bị béo phì gây xấu hình dáng và có thể gây ô nhiễm nguồn nước nhanh hơn.
Một số cách phòng bệnh cho cá koi
Theo khuyến cáo của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, người nuôi cần phòng bệnh cho cá koi như sau:
Trong quá trình nuôi, sử dụng riêng biệt các dụng cụ cho các ao nuôi khác nhau, tránh gây sốc cá. Không nuôi chung với các loài cá khác có khả năng mang mầm bệnh. Vệ sinh môi trường nuôi thường xuyên bằng vôi bột tùy theo độ pH của nước ao. Nếu pH dưới 7, bón 2 kg vôi/100 m3 nước, pH từ 7 – 8,5 bón 1 kg vôi/100 m3, bón định kỳ 2 – 4 lần/tháng. Nên sử dụng nước vôi loãng tạt đều ao để tiêu diệt mầm bệnh.
Lưu ý trộn kháng sinh cho cá ăn vào những thời điểm giao mùa hoặc trước khi vận chuyển cá. Sử dụng sulphamerazin liều lượng 220 mg/kg cá/ngày hoặc oxytetracyclin 75 mg/kg cá/ngày, cho ăn kéo dài trong vòng 7 – 10 ngày. Nếu phát hiện cá yếu hoặc có dấu hiệu bệnh (thường xảy ra khi thay đổi môi trường nuôi), ngâm cá với oxytetracyclin liều lượng 10 g/100 lít nước, ngâm liên tục từ 5 – 7 ngày.
Cách Nuôi Cá Bảy Màu Đúng Kỹ Thuật Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất
Cá bảy màu hay còn gọi là cá hòa lan, một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất trên thế giới. Đây là giống cá cảnh khá dễ nuôi, khả năng sinh sản mạnh, rất đa dạng và phong phú về chủng loại ( Màu sắc). Ở Việt Nam, cá bày màu gồm 2 loại chính: cá bảy màu đuôi rắn và cá bảy màu thân đen, đuôi xanh biết. Phần lớn những người mới bắt đầu chơi cá cảnh thường chọn cá bảy màu vì cách nuôi cá bảy màu không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật của người nuôi.
Hướng dẫn cách nuôi cá bảy màu không bị chết
Để xác định nên chọn bể cá nào để nuôi cá bảy màu, việc đầu tiên các bạn cần làm là xác định số lượng cá mà mình muốn nuôi. Khi chọn được bể cá thích hợp thì bạn có thể sử dụng một số vật dụng như: sỏi, đá, rong, rêu,.. để trang trí cho bể cá giống với môi trường tự nhiên. Ngoài ra, các bạn nên sử dụng thêm máy bơm hay máy lọc để tăng nồng độ Oxy trong nước giúp cá bảy màu mau lớn hơn.
Khi nuôi cá bảy màu trong không gian nhỏ hẹp chúng ta cần phải đặc biệt lưu ý đến chất lượng nước, nên đảm bảo nước luôn trong và phải thường xuyên thay nước. Việc thêm một số cây thủy sinh vào trong bể cá bảy màu cũng là một ý tưởng rất tốt, cây thủy sinh sẽ giúp làm sạch nước và tạo không gian vui chơi cho cá bảy màu. Ngoài ra thì việc sử dụng cây thủy sinh khi nuôi cá bảy màu cũng trợ giúp cho việc làm sạch nước.
Các bạn có thể lựa chọn hệ thống máy lọc mút ( lọc bọt biển), nó gồm 1 máy hút và một miếng bông đặt trong hộp kín ( Miếng bông có tác dụng loại bỏ cặn bẩn). Chất thải và cặn bẩn khi nuôi cá bảy màu ít hơn các loại cá cảnh khác nên các bạn chỉ cần vệ sinh máy lọc mỗi tuần một lần là đủ.
Không nên sử dụng máy lọc vi sinh hay tạo oxy quá lâu vì điều này sẽ làm tăng nồng độ PH trong nước rất nhanh. Chỉ sử dụng máy tạo oxy khi các bạn nuôi cá bảy màu với số lượng lớn, ngược lại thì cũng không cần thiết phải sử dụng máy tạo oxy vì cá bảy màu có thể tồn tại dễ dàng ở nhiều loại môi trường khác nhau.
Có một số trường hợp người nuôi thấy cá bảy màu vẫn sinh sống bình thường dù nước rất bẩn nhưng vừa thay nước mới thì chúng lại chết. Điều này xảy ra là do quá trình thay nước xảy ra quá nhanh làm cho cá bảy màu chưa thích nghi được với môi trường nước mới, ngoài ra ở một số nguồn nước mới lượng oxy có trong nước rất thấp nên dẫn đến tình trạng cá bị chết.
Nhiệt độ môi trường sống phù hợp nhất cho cá bảy màu là từ 75-82 độ F ( Tốt nhất là 78). Khi trời trở lạnh các bạn có thể dụng thêm cây sưởi để đảm bảo nhiệt độ môi trường nước luôn ổn định. Trường hợp các bạn nuôi nhiều hồ khác nhau thì có thể lựa chọn biện pháp lò sưởi để dụng chung cho tất cả các hồ.
Nên cho cá bảy màu ăn đều đặn và phân thành nhiều bữa nhỏ trong ngày ( Nên chèn tối thiểu 2 khẩu phần thức ăn tươi sống). Khi cho cá bảy màu ăn chỉ nên cho ăn vửa đủ, tránh để thừa thức ăn vì chúng sẽ làm cho nước mau bẩn.
*****
cách nuôi cá bảy màu
cách nuôi cá bảy màu thái
cách nuôi cá bảy màu lên màu đẹp
cách nuôi cá bảy màu trong chậu nhỏ
nuôi cá bảy màu trong chậu thủy tinh
cách nuôi cá bảy màu trong hồ nhỏ
cách nuôi cá bảy màu không bị chết
Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đồng Hiệu Quả
Hiệu quả cao
Nuôi cá rô đồng thâm canh là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Những năm trước người dân nuôi cá rô đồng khoảng 8 – 10 tháng mới thu hoạch. Hiện, với hình thức nuôi thâm canh thì chỉ 5 – 6 tháng nếu áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật nuôi cá rô đồng phù hợp thì thu hoạch, cá đạt trọng lượng khoảng 10 con/kg.
Thịt cá rô đồng thơm ngon, được ưa chuộng và có giá bán khá cao trên thị trường. Mặc dù, cá rô đồng đưa vào nuôi dưới hình thức công nghiệp nhưng với đặc tính năng động thường xuyên bơi lội, quẫy mình nên chất lượng thịt cá rô đồng nuôi công nghiệp hoàn toàn không có sự thay đổi về mùi vị và độ dai của thịt so với cá tự nhiên, do đó cá rô đồng nuôi vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng.
Đối với cá rô đồng sống ở nước ngọt, có cơ quan hô hấp phụ nên có thể nuôi được ở mật độ cao. Kích cỡ cá cái lớn hơn cá đực trong cùng độ tuổi và thời gian nuôi, con đực có thân hình nhỏ thon dài, con cái thân hình to tròn hơn. Cá ăn tạp thiên về thức ăn có nguồn gốc động vật, trong nuôi công nghiệp nếu cung cấp thức ăn không đủ độ đạm theo từng giai đoạn phát triển của cá thì cá chậm lớn, nếu thiếu thức ăn có thể con lớn sẽ ăn con nhỏ.
Kỹ thuật nuôi cá rô đồng
Chọn ao nuôi
Ao nuôi cá rô đồng tốt nhất 500 – 1.000 m2, gần nguồn nước sạch để dễ thay đổi nước. Bờ ao cần có rào lưới xung quanh để bảo vệ và tránh thất thoát cá. Đáy ao bằng phẳng và dốc về phía cống để dễ thu hoạch cá. Chiều cao mực nước ao nuôi khoảng 1,2 – 2 m.
Chuẩn bị ao
– Đối với ao cũ: Trước khi thả cá 7 – 10 ngày, phải tháo cạn nước, dọn sạch cây cỏ xung quanh bờ ao, vét bùn đáy ao, lấp hang hóc lỗ mọi xung quanh ao. Đối với ao mới phải lấy nước vào ngâm xả phèn nhiều lần.
– Bón vôi 5 – 10 kg/100 m2 (ao vùng phèn bón 10 – 20 kg/100 m2), tác dụng của vôi là diệt khuẩn, diệt cá tạp, ổn định pH, nên bón vôi cải tạo ao vào lúc trưa nắng để tăng hiệu quả của vôi. Phơi đáy ao 3 – 5 ngày. Đối với ao không có điều kiện tháo cạn nước muốn diệt hết cá tạp, cá dữ dùng rễ dây thuốc cá hoặc chế phẩm dạng bột có chứa Rotenon để diệt cá tạp.
– Lấy nước vào ao qua túi lưới lọc mịn để ngăn cá tạp, địch hại, trứng cá vào ao nuôi. Kiểm tra các yếu tố môi trường đạt yêu cầu là có thể thả cá như pH = 6,5 – 8,5; ôxy = 3 – 8 mg/l, nhiệt độ nước 28 – 300C.
Cá rô đồng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Thả giống
Đối với cá rô đồng kết quả nuôi phụ thuộc rất lớn vào chất lượng cá giống. Khi chọn mua cá giống cần lưu ý các tiêu chuẩn sau: cá có màu sắc sáng đẹp, bơi lội nhanh nhẹn, không dị hình, trầy da, lỡ mình; cá giống trước khi xuất bán phải được luyện trong ao, rộng trong vèo và bỏ đói. Mật độ thả nuôi khoảng 15 – 25 con/m2. Khi đem cá giống về không nên thả cá ra ao ngay mà phải ngâm bao cá cho nhiệt độ trong bao và ngoài ao cân bằng nhau mới mở bao cho cá bơi từ từ ra ngoài. Để phòng bệnh cho cá nên tắm cá giống qua nước muối 2 – 3% trong 5 – 10 phút.
Cho ăn, chăm sóc, quản lý
Với hình thức nuôi công nghiệp có thể cho cá ăn thức ăn viên suốt quá trình nuôi hoặc thức ăn tự chế từ nguồn phụ phẩm có nguồn gốc động vật. Lúc cá còn nhỏ, cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm trên 30%, lượng thức ăn 5 – 7% tổng trọng lượng cá, cho ăn 3 – 4 lần/ngày. Khi cá lớn giảm dần hàm lượng đạm trong thức ăn nhưng phải trên 25%, lượng thức ăn 2 – 3% tổng trọng lượng cá; cho ăn 2 lần/ngày. Tuy nhiên, lượng thức ăn tăng giảm tùy theo mức độ sử dụng của cá (nhất là những ngày trời mưa cá bệnh nên giảm thức ăn). Nếu quản lý thức ăn tốt thì môi trường nước sẽ ổn định. Định kỳ kiểm tra đo các yếu tố môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời. Định kỳ thay khoảng 30% nước trong ao nuôi, sau khi thay nước xong dùng vôi và muối (lần lượt từng loại) hòa nước tạt đều khắp ao để phòng bệnh cho cá. Khi nuôi khoảng 4 – 5 tháng cá đạt khoảng 10 con/kg là có thể xuất bán.
Ngoài những bước kỹ thuật nuôi cá rô đồng cơ bản trên, khi nuôi cá rô đồng cần hết sức lưu ý thêm các đặc điểm mang tính bắt buộc đối với loài cá này như sau:
+ Nên nuôi bằng con giống nhân tạo và nhất là phải kiểm soát được nguồn gốc giống. Khi ương cá bột được 40 – 60 ngày thì có thể lọc lồng để cá tương đối đồng cỡ và qua đó chọn được đàn cá có tỷ lệ cá cái cao để nuôi. Như vậy cá sẽ mau lớn và năng suất hiệu quả sẽ cao (vì trong đàn cá giống có khoảng 50% là cá cái, 50% là cá đực; cá cái thường có kích cỡ lớn hơn cá đực nên khi lọc lồng cá cái sẽ ở lại trên lồng và chọn những cá cái này đem nuôi. Nếu người nuôi không biết rõ nguồn gốc cá giống khi mua dễ có khả năng bị mua nhầm là loại cá đực đã lọc lồng này).
+ Lưu ý: thức ăn phải đảm bảo hàm lượng đạm theo từng giai đoạn phát triển của cá và cho ăn liên tục đủ lượng vì nếu cho cá ăn không đủ chất và lượng cá sẽ chậm lớn, kéo dài thời gian nuôi và không đạt hiệu quả.
+ Thức ăn của cá rô đồng có hàm lượng đạm rất cao, nên nước ao rất mau dơ; cho nên có thể thả ghép cá sặc rằn khoảng 10% vì cá sặc rằn ăn lọc tảo hoặc trồng rau muống hay bèo, lục bình một góc ao (1/10 diện tích mặt ao) để hút chất dinh dưỡng vì thế phần nào giúp duy trì tốt chất lượng nước ao nuôi.
+ Vào giai đoạn chuyển mùa và vào mùa mưa, định kỳ 2 tuần/lần dùng vôi rải xung quanh bờ ao đồng thời ngâm vôi lấy nước vôi đó tạt đều khắp ao để ổn định pH và phòng bệnh cho cá (lượng vôi ngâm là 1 – 3 kg/100 m3 nước).
+ Trong suốt quá trình nuôi, cần lưu ý giữ cho nước ao thật tốt để phòng bệnh cho cá nhất là giai đoạn giữa vụ nuôi trở đi vì lúc này lượng chất thải từ cá, lượng thức ăn dư thừa, các lớp tảo chết tích tụ dưới đáy ao rất nhiều. Vì vậy, định kỳ thay nước ao nuôi, sử dụng các chất xử lý đáy ao như Zeolite hay chế phẩm sinh học.
Nếu người nuôi tìm hiểu kỹ những vấn đề kỹ thuật nuôi cá rô đồng như trên sẽ góp phần thành công cho vụ nuôi của mình.
Kỹ Thuật Nuôi Cá Diêu Hồng Hiệu Quả
Cá diêu hồng là loài cá nuôi ngắn ngày và kỹ thuật nuôi cá diêu hồng không cần đòi hỏi cao. Ao ương di động chia sẻ vài thông tin kỹ thuật cơ bản để bà con nắm bắt được kỹ thuật nuôi cá dieu hồng đạt hiệu quả cao nhất mỗi vụ nuôi.
Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng hay còn gọi ( kỹ thuật nuôi cá điêu hồng )hiệu quả cao cần phải nắm được những bước quan trọng như; đặc tính sinh học của cá điêu hồng, chuẩn bị ao nuôi loại mới dạng lót bạt, thức ăn cho cá diêu hồng
Cá điều hồng sống chủ yếu ở nước ngọt, nước lợ và nước nhiễm mặn ít từ 5-12‰
Nhiệt độ cá điêu hồng sống và phát triển tốt nhất từ 250C – 350C (cá diêu hồng không chịu nhiệt độ 11 – 12°C nếu kéo dài ngày )
Cá sống đa dạng mọi tầng nước , nước có hàm lượng Oxy thấp
Độ pH cá diêu hồng từ 5-11. Nhưng phát triển tốt nhất là 6.5 – 7.5
Cá điêu hồng có tốc độ tăng trưởng nhanh.Nếu chăm sóc cá tốt nuôi từ 5-6 tháng có thể đạt trọng lượng từ 0.4-0.5kg
Đây là bước đầu rất quan trọng trong kỹ thuật nuôi cá diêu hồng
Nếu sử dụng ao đất thì tháo cạn nước, vét bớt bùn đáy, lấp hang hốc, dọn sạch cây cỏ, trang phẳng đáy
Dùng 10-15 kg vôi bột/100m2 để khử chua và diệt cá tạp, phơi nắng 2 – 3 ngày. Cách dùng ao đất tốn kém chi phí, công sức lại không hiệu quả
Nên chọn ao nổi lót bạt có mái che có nhiều ưu điểm giúp bà con dễ đạt hiệu quả hơn trong vụ nuôi. Ao khung sắt lót bạt đang được khuyến khích sử dụng.
Ao khung sắt lót bạt nuôi cá điêu hồng hiệu quả cao
Ao cần thiết kế có thành bể cao 1.2-1.5m, cần lắp ráp bể nuôi trên cao tránh bị ngập lụt, thuận tiền cấp thoát nước.
Chọn những con giống khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhen không có dấu hiệu bị bệnh, không bị trầy xước, viêm lở loét…
Cần tắm cá diêu hồng bằng nước muối trước khi thả; hòa 200-300gr muối vào 10 lít nước sạch, tắm cá khoẳng 10-15 phút loại bỏ các vi khuẩn bám trên cá.
Mật độ thả cá điêu hồng là khoảng 45-90 con/m3
Cá ăn các loại thức ăn tinh: bột ngô, khoai, sắn, gạo, cám
Các loại thức ăn xanh như rau muống, bèo trứng, cá, bèo tấm, rau thái nhỏ
Các loại động vật như tôm cá nhỏ, giun ốc đã xay nhỏ và các loại phế phẩm (bã bia, bã rượu, lòng trâu bò….)
Ngoài thức có điều kiện cho ăn thêm thức ăn công nghiệp.
Cho ăn bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm khoảng 25-30%, cần chọn các Đại lý, Công ty phân phối uy tín thức ăn cho cá, thức ăn phải chất lượng trọng thời hạn sử dụng, không bị ẩm mốc.
Tháng đầu: 30% cám gạo + 70% cá, xay nhuyễn nấu chín cho ăn tập trung vào sàng ăn để dễ kiểm soát hàm lượng thức ăn. Liều lượng 7% trọng lượng thân.
Tháng thứ 02: 40% cám gạo + 60% cá xay nhuyễn nấu chín, rải quanh bờ ao. Với 6% trọng lượng thân
Tháng thứ 03 trở lên: 50% cám gạo + 50% cá, xay nhuyễn, nấu chín vắt cục rải thức ăn quanh ao. Lượng thức ăn 4-5% trọng lượng thân.
Cần bổ sung thêm rau xanh, bèo để cung cấp cho cá nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau tạo điều kiện cho cá lớn nhanh, đồng thời rau xanh, bèo cũng làm giảm đi lượng thức ăn tinh.
Nên cho cá diêu hồng ăn khoảng từ 3-4 lần một ngày theo dõi quản ly tốt lượng thức ăn dư thừa
Khi sử dụng đa dạng thức ăn nên rất dễ làm nguồn nước dơ bẩn nên phải thường xuyên thay nước và mỗi lần thay khoảng 1/3 hoặc 2/3 nước trong ao.
Thường xuyên kiểm tra các thông số kỹ thuật môi trường ao nuôi; Oxy, nhiệt độ, chúng tôi dõi quá trình ăn và bơi lội cá nhằm sớm phát hiện kịp thời nếu có dịch bệnh.
Chăm sóc tốt đúng kỹ thuật nuôi cá diêu hồng thì khoảng 5-6 tháng cá diêu hồng có thể đạt trọng lượng khoảng 0.4 – 0.5kg lúc này có thể thu hoạch hoặc thu tỉa cá lớn trước.
Cá điêu hồng nằm trong nhóm cá nước ngọt được bà con nuôi nhiều cùng với cá trê, cá lóc…và Ao ương di động cũng đã cập nhật những kỹ thuật nuôi cơ bản cho từng loại cá.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Cá Koi Đạt Hiệu Quả Cao trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!