Xu Hướng 3/2023 # Kỹ Thuật Nuôi Cá Chim Trắng Vây Vàng Trong Ao # Top 4 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Kỹ Thuật Nuôi Cá Chim Trắng Vây Vàng Trong Ao # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Nuôi Cá Chim Trắng Vây Vàng Trong Ao được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Địa điểm

Cần chọn nơi có địa hình thuận tiện, biên độ dao động của thủy triều từ 2 – 3 m. Đáy ao là đất sét, sét pha cát. Có nguồn nước và chất lượng nước cung cấp cho ao tốt quanh năm.

Mùa vụ

Mùa vụ thả giống tốt nhất từ tháng 3 đến tháng 4 dương lịch.

Chuẩn bị ao nuôi

Trước vụ nuôi tiến hành tháo cạn nước ao, nạo vét bớt lớp bùn đen ở đáy ao, phơi đáy ao từ 3 – 5 ngày (tùy vào điều kiện thời tiết), tu sửa lại bờ cống ao chống rò rỉ trong quá trình nuôi. Bón vôi bột với lượng 1.000 kg/ha, những ao chua phèn có thể bón với lượng 3.000 kg/ha sau đó phơi đáy ao từ 1 – 2 tuần tùy vào hiện tượng của ao.

Nước lấy vào ao nuôi được lọc kỹ qua lưới lọc có cỡ mắt lưới 40 mắt/cm 2 để ngăn sinh vật tạp vào ao, sau khi mực nước trong ao đạt 1 – 1,2 m thì tiến hành gây màu nước bằng phân hữu cơ ủ kỹ, liều dùng 10 – 20 kg/100 m 2. Sau 5 – 7 ngày màu nước trong ao có màu xanh vỏ đậu thì tiến hành thả giống. Trước khi thả giống, cần kiểm tra các yếu tố môi trường phù hợp: Nhiệt độ 26 – 32 0C; Độ mặn 10 – 20‰; Hàm lượng ôxy hòa tan 5 – 7 mg/l; NH 3 < 0,9 mg/l; pH nước 7,5 – 8,5.

Chọn và thả giống

Chọn những con giống khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn theo đàn trong nước, không dị hình, dị tật, không có dấu hiệu bệnh lý. Chọn cá giống có cỡ đồng đều 8 – 10 cm, trọng lượng khoảng 10 – 20 g/con.

Tùy vào điều kiện của từng ao nuôi, khả năng đầu tư của người nuôi để thả với mật độ thích hợp, thông thường khoảng 1 – 2 con/m 2 ao.

Cá trước khi thả cần phải thuần hóa độ mặn để mức chênh lệch nước trong bao và ao nuôi không quá 5‰. Thả vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Khi thả cần chọn địa điểm ở đầu gió, trước khi thả đưa túi cá giống xuống ao trong vòng 5 – 10 phút cho cá thích ứng dần với môi trường nước. Sau đó mở túi thả cá giống ra từ từ.

Chăm sóc, quản lý

Thức ăn cho cá chim trắng vây vàng chủ yếu được sử dụng là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi có hàm lượng đạm 45% và lipid 15%. Cá ở các giai đoạn sẽ được cho ăn thức ăn với cỡ viên thích hợp (cỡ viên thức ăn dao động khoảng 2 – 5 mm).

Cho ăn ngày 2 lần vào buổi sáng 7 – 8h và buổi chiều mát 17 – 18h. Lượng thức ăn dao động 2 – 4% trọng lượng thân, tùy từng giai đoạn. Cùng đó, người nuôi cần kết hợp với việc quan sát khả năng bắt mồi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Những ngày trời lạnh (nhiệt độ nước dưới 17 0C) hoặc trời nóng (nhiệt độ nước trên 36 0 C) không cho cá ăn. Thức ăn cần được bảo quản nơi khô ráo và không bị ẩm mốc, đang còn hạn sử dụng.

Định kỳ 2 lần/tháng sử dụng các loại chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường ao nuôi.

Thu hoạch

Cá chim trắng vây vàng sau khi nuôi khoảng 10 – 12 tháng có thể thu hoạch, cỡ thương phẩm từ 650 – 700 g/con. Trước khi thu hoạch 1 ngày không cho cá ăn. Có thể dùng lưới kéo được trên 95% tổng số cá trong ao. Sau đó tháo cạn ao và thu nốt số còn lại.

Thái Thuận

Kỹ Thuật Nuôi Cá Tráp Vây Vàng Trong Ao

Chia sẻ nội dung:

Kỹ thuật nuôi cá tráp vây vàng trong ao

Cá Tráp vây vàng có tên khoa học là Sparus latus, phân bốrộng rãi ởnhiều vùng biển

như: Hồng Hải, ven biển ẢRập, Ấn Độ, Indonexia, Nhật Bản, Triều Tiên, Philippin, Việt Nam và vùng cận hải Trung Quốc. Đây là một trong những loài cá

biển có giá trị kinh tế lớn ở vùng biển Hoa Nam Trung Quốc và Việt Nam bởi cá

Tráp vàng thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng là thực phẩm được người tiêu dùng rất ưa thích.

Cá tráp vàng là đối tượng rộng muối, có thể sống ở vùng nước lợ ven biển, vùng

biển sâu. Chúng thường ăn các động vật không xương sống và các loài giáp xác,

lớn nhanh và có sức chịu đựng khá tốt với điều kiện môi trường. Chính vì vậy cá

Tráp vàng đã trở thành đối tượng nuôi chiếm vị trí quan trọng trong nghề nuôi cá

nước lợ-mặn ở các vùng biển nhiệt đới.

Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của cá Tráp vàng(Sparus latus)

1. Đặc điểm phân loại:

Cá Tráp vàng thuộc bộ cá Vược: Perciformes

Họcá Tráp: Sparidae

Giống cá Tráp: Sparus

Loài Tráp vàng: Sparus latus. (Houttuyn, 1782)

Tên tiếng Anh: Yellowfin seabream

Tên tiếng Việt: Cá Tráp vàng

2. Đặc điểm hình thái:

Cá hình bầu dục, thân dẹt, dài khoảng 20 cm, bụng bè, mõm nhọn, miệng bằng,

hàm trên và hàm dưới dài bằng nhau, vây lưng liên tục, ởgiữa không có khuyết

lõm. Thân màu xanh xám, có dải màu vàng. Hai bên thân có một vài dải dọc và 4

dải nghiêng. Vây lưng, vây hậu môn và phần dưới vây đuôi màu vàng. Đây là

HÌNH ẢNH VỀ CÁ TRÁP VÂY VÀNG 3. Đặc điểm sinh học:

Đặc điểm sinh thái:

Cá Tráp vàng là loài cá sống ở tầng đáy vùng biển cạn, nước ấm, ưa thích ở vùng

biển có rạn đá.

– Nhiệt độnước thích hợp với cá con: 9,5 -29,50C, thích hợp nhất là 17-270C. Đối

với cá trưởng thành nhiệt độthích hợp từ8 -350C.

– Cá Tráp là loài rộng muối, có thểthích ứng với thay đổi đột ngột về độ mặn, có

thể trực tiếp đi từ nước biển vào nước ngọt, sau một tuần thích ứng lại có thể trở

về biển vẫn sống bình thường. Cá sinh trưởng tốt nhất trong môi trường nước lợ

vùng ven biển, cửa sông, thuộc loài ít di cư.

– Cá Tráp vàng thuộc loài cá ăn tạp, cá ăn các loài tảo đáy, các loài giáp xác sống

đáy, động thực vật phù du, mảnh vụn hữu cơ, đây là những thức ăn ưa thích đối

– Giai đoạn cá con, thức ăn chủyếu là động vật giáp xác, luân trùng, Artemia; cá

trưởng thành ăn giáp xác rong tảo đáy thường bắt mồi vào lúc hoàng hôn.

Sinh trưởng:

– Sống ở thủy vực tự nhiên sau một năm cá Tráp vàng có chiều dài thân: 20 cm,

nặng 300gram; 2 năm tuổi chiều dài thân 30 cm, nặng 450 gram, cá 3 năm tuổi dài

35 cm, nặng 600 gram. Cá to nhất dài 45 cm, nặng 3.500 gram.

Tập tính sinh sản:

Cá Tráp vàng là loài cá có tập tính sinh sản đực, cái đồng thể. Cá đực thành thục

trước. Cá đực 1-2 tuổi đã có tuyến sinh dục thành thục, sau 2-3 tuổi cá đực chuyển

thành cá cái. Hàng năm cá đẻ trứng vào thượng tuần tháng 2, thuộc loài cá đẻ trứng một lần. Nhiệt độthích hợp cho đẻtrứng là 16-230C, nồng độ muối 25-33%o. Trứng cá Tráp vàng thuộc loại trứng nổi, rời, hình tròn trong suốt, nhiệt độ thích hợp cho sự nở trứng là 18 -220C.

Tập tính sống

Cá tráp vây vàng là cá tầng đáy, vùng biển cạn nước ấm và các vùng vịnh cửa

sông, vùng biển gần bờ. Cá con phạm vi thích hợp nhiệt độ hẹp hơn cá trưởng

thành. Nhiệt độ thích hợp 9.5-29oC, nhiệt độ cá có thể chết là dưới 8.8 và trên 32 C. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng là 17-27oC. Cá tráp vây vàng có thể

thích ứng độ mặn biến đổi lớn, độmăn biến đổi phạm vi 4- 33 ‰ vẫn hoạt động

bình thường. Có thể từ nước biển trực tiếp thảvào nước ngọt, sau 1 tuần thích ứng

thả vào nước mặn vẫn sống bình thường, nước l ợcá sinh trưởng tốt nhất. Kỹthuật nuôi cá thương phẩm trong ao

1. Điều kiện ao nuôi

Xây dựng ao nuôi gần bờ biển, cấp nước thuận lợi, nước không bị ô nhiễm, đề

phòng bão gió, phù hợp nhất là vùng trung và cao triều. Độ mặn thay đổi 0.2-21‰, pH: 6.8- 7.8. Ao nuôi có đầy đủcống cấp và thoát nước. Diện tích ao nuôi 0.6- 1ha, độsâu nước 2- 2.8 m. Trước lúc thảgiống nuôi phải phơi ao, diệt tạp và gây màu nước.

2. Thả giống

Nguồn giống cá tráp vây vàng trước mắt là giống đánh bắt thiên nhiên hoặc sinh

sản nhân tạo. Giống đánh bắt thiên nhiên nhìn chung quy cách từ 1.5- 2.5 cm/con.

Sau khi đánh bắt phải nuôi tạm một thời gian ở trong phòng hoặc ao nuôi tiến

hành thuần hoá độmặn (giảm độ mặn) và thuần hoá thức ăn.

3. Phương thức nuôi

Nhìn chung phương thức nuôi gồm nuôi đơn và nuôi ghép.

+ Tuổi cá dài 5- 8cm, mật độ nuôi 4.5- 5.5 vạn con/ha

+ Tuổi cá dài 15- 16cm, mật độ nuôi 2.25- 2.7 vạn con/ha.

+ Tuổi cá dài 21- 21.5cm, mật độ nuôi 1.5- 1.8 vạn con/ha.

Cá tráp vây vàng là cá sống ở tầng đáy thường nuôi ghép với các loài cá vược

mõm nhọn, vược hoa và các loài cá tráp khác nhằm mục đích tận dụng thức ăn

thừa, điều tiết chất nước, nâng cao sản lượng.

+ Nuôi ghép với cá vược (Lates calcarifer)

Cá tráp vây vàng dài: 10- 12cm, mật độ thả0.5 – 1.2 vạn con/ha

Cá vược : 12- 14cm, mật độ thả15- 18 vạn con/ha.

+ Nuôi ghép với cá vược hoa.

Cá tráp vây vàng 5- 8cm, mật độ thả:1.5- 1.8 vạn con/ha.

Cá vược hoa 10- 12cm, mật độ thả: 1.5- 2.5 vạn con/ha.

– Cá tráp vây vàng dài 10-12cm, mật độ thả0.9- 1.2 vạn con/ ha.

Cá tráp vây vàng dài 12- 14cm, mật độ thả1.5- 1.8 vạn con/ha.?????

4. Cho ăn

Cá tráp vây vàng thuộc loại hình cá ăn ban ngày, trong điều kiện nuôi nhân tạo,

thuần hoá cho cá ăn ban ngày. Nuôi diện tích lớn, dùng thức ăn cá tạp ướp đông,

hệ số thức ăn là 8-10, dùng thức ăn viên nổi, hệ số thức ăn là 2.5- 2.7.

Cho ăn phải cố định vị trí nhất định, ngày cho ăn 2 lần buổi sáng và buổi chiều.

Căn cứ vào thời tiết, nhiệt độ nước, số lượng cá để xác định lượng thức ăn thích

5. Chăm sóc -Quản lý

– Phải quan sát ghi nhật ký hàng ngày. xác định nhiệt độ, độmặn, ôxy, pH…Định

kỳ xác định tốc độ tăng trưởng của cá.

– Căn cứ vào sốlượng cá, tình trạng sinh trưởng, thời tiết, nhiệt độ nước, tình trạng

bắt mồi của cá, tình trạng hoạt động của cá để điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp.

– Tốt nhất trong ao có thiết bịsục khí. Căn cứvào thời tiết, sục khí, màu sắc của

nước và tình trạng bắt mồi của cá đểthay nước, một tuần thay nước 2- 3 lần, lượng

nước thay 15- 20cm.

– Phòng và trị bệnh.

Phòng bệnh là chính, có thểdùng thuốc tím tắm cho cá giống trước khi thảvào ao

nuôi. Tăng cường các loại thuốc miễn dịch. Cho ăn thao tác phải chú ý nhẹ nhàng,

tránh cá bị tổn thương. Nếu phát hiện có cá chết ở ao hoặc vật bẩn phải vớt ngay,

phát hiện cá bị bệnh kịp thời chữa trị.

– Mùa vụnuôi: Từtháng 2-10, cá nuôi sau 8-10 tháng đạt cỡtrung bỡnh 0,4-0,6

Triển Vọng Nuôi Cá Chim Trắng Vây Vàng

Đây là đối tượng nuôi mới có tốc độ tăng trưởng nhanh, ít bệnh tật, dễ nuôi, có thể nuôi trong lồng hoặc ao đất. Cá có thịt thơm ngon, theo các nhà khoa học thì thành phần dinh dưỡng có trong 100g thực phẩm ăn được của cá chim trắng vây vàng: protein 43%, lipid 10%.

Lần đầu tiên cá chim trắng vây vàng được nuôi trong lồng tại Việt Nam với nguồn giống do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I nhập từ Đài Loan. Năm 2006, Viện cho sinh sản thành công đối tượng này; cũng từ đó nghề nuôi biển có thêm một đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Sau khi bước đầu chủ động được nguồn giống, một số địa phương (Quảng Ninh, Hải Phòng…) đã xuất hiện mô hình nuôi cá chim trắng vây vàng trong ao đất, năng suất nuôi sau 10 tháng đạt 1 – 1,5 tấn/ha. Năm 2007 tại tỉnh Phú Yên, một công ty Na Uy triển khai nuôi trong lồng và thử nghiệm nuôi trong ao đất nhưng đến nay vẫn chưa đánh giá hiệu quả. Hiện, thị trường Việt Nam có cá chim trắng vây vàng cỡ 600 – 1.000 g/con, giá 100.000 – 150.000 đồng/kg; xuất khẩu sang Nhật, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore… với giá 8 – 10 USD/kg.

Tại Nghệ An, từ thành công mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm trong ao tại xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc năm 2011, quy mô 1 ha, do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện, đến nay diện tích nuôi đã hàng chục ha. Năm 2012, nhiều hộ sau khi tôm bị bệnh hoặc không thành công đã mạnh dạn thả cá chim trắng vây vàng. Ông Hồ Nhật Anh ở xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu) nuôi 0,4 ha, thả 6.000 con giống, sau 9 tháng nuôi thu được 3.740kg cá, bán bình quân 96.000 đồng/kg, thu 359 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 155,2 triệu đồng. Ông Lê Mạnh Hùng (cùng xã) nuôi 0,2 ha, thả 3.000 con giống, sau 9 tháng nuôi thu được 1.872kg cá, bán bình quân 100.000 đồng/kg, thu 187,2 triệu đồng, lãi gần 82 triệu đồng.

Rõ ràng, nuôi cá chim trắng vây vàng hiệu quả hơn nhiều loại cá khác. Thậm chí, nếu so với nuôi tôm thẻ thì chi phí và độ rủi ro thấp hơn nhiều. Mặt khác, hiện nay chúng ta đã chủ động công nghệ sản xuất giống, người nuôi đã nắm được quy trình kỹ thuật từ thành công của các mô hình, thị trường đầu ra cho cá thương phẩm lại rất mở. Vậy có thể khẳng định cá chim vây vàng là đối tượng nuôi nhiều triển vọng.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Điêu Hồng Trong Ao Đất

Cá Điêu Hồng là loại rô phi lai giữa loài rô phi đen với rô phi vằn, vẩy trên thân có màu vàng đậm hoặc nhạt, hay màu đỏ hồng. Cũng có thể gặp những cá thể có màu vàng, màu hồng xen lẫn những vẩy màu đen. Cá Điêu Hồng là loại cá có giá

trị dinh dưỡng cao, sống và phát triển tốt trong các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn….

Cá Điêu Hồng là loài cá ăn tạp thiên về thực vật và các chất như: mùn bã hữu cơ, tảo và động vật phù du trong nước. Trong ao nuôi cá ăn thức ăn tự chế biến và các phụ phẩm nông nghiệp, cám gạo, bột sắn, bột ngô hay rau bèo kết hợp một phần bột cá và thức ăn viên tổng hợp.

– Ao nuôi có diện tích từ 300m2 trở lên, độ sâu ao 1- 1,5 m, ao nuôi chủ động cấp tháo nước trong quá trình nuôi.

– Phát quang bụi rậm, tu sửa bờ ao, lấp hết hang hốc. Mặt ao không bị cớm rợp, đảm bảo thông thoáng nhằm tăng cường oxy hòa tan từ không khí vào nước.

– Tháo nước bắt hết cá tạp, cá dữ, vét bù đáy ao.

– Bón vôi liều lượng 7- 10kg/100m2, phơi nắng từ 5 – 7 ngày sau đó bón phân 20 – 30kg/100m2 (phân chuồng đã ủ hoai), tiến hành cấp nước vào ao. Nơi cấp nước phải có lưới lọc ngăn không cho cá tạp và cá dữ vào ao nuôi.

Nguồn giống đảm bảo chất lượng, màu sắc tươi sáng, giống kích cở đồng đều ( 5 – 7cm/con), không dị hình, bơi lội nhanh nhẹn và không có dấu hiệu bệnh. Mật độ thả: 3 con/m2.

– Vận chuyển con giống:

– Có 2 cách vận chuyển cá giống:

+ Vận chuyển kín bằng túi nilon có bơm ôxy, mật độ vận chuyển 500 con/ túi nilon (10 lít nước).

+ Vận chuyển hở: vận chuyển bằng thùng phi nhựa có sục khí trong quá trình vận chuyển, mật độ vận chuyển 800 con/10 lít nước.

+ Tiến hành tắm cho cá bằng nước muối 2- 3% (2 – 3 lạng muối hòa với 10 lít nước sạch) trước khi thả cá xuống ao nuôi, mục đích để cho cá sạch mầm bệnh.

+ Cách thả: Giống được thả vào sáng sớm, trước khi ngâm túi đựng cá trong ao 5- 10 phút, mở miệng túi cho nước từ từ vào rồi thả cá ra ao, thả vị trí đầu hướng gió.

+ Thức ăn sử dụng cho cá là thức ăn tổng hợp dạng viên nổi, khi cá nhỏ sử dụng thức ăn bột mịn, sau khi cá nuôi được 1 tháng trở lên dùng thức ăn viên, ngoài ra bổ sung: bèo cám, rau xanh, bột sắn, phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương cho cá ăn. Lượng thức ăn: Khi cá mới thả cho cá ăn thức ăn công nghiệp, với tỷ lệ 10% trọng lượng cơ thể. Khi cá đạt trọng lượng 50g/con giảm xuống 5% trọng lượng cơ thể, cá đạt trọng lượng cá đạt 100g/con trở lên thì cho cá ăn 2 – 3 % trọng lượng cá trong ao. Ngày cho ăn 2 lần (sáng 6-7h chiều 17-18h).

+ Định kỳ 15 ngày bổ sung phân chuồng ủ hoai hoặc phân cút để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Liều lượng 15kg/ 100m2.

– Quản lý môi trường:

+ Thường xuyên thay nước ao nuôi với liều lượng là 10%- 20% lượng nước trong ao, sau khi thay nước nên bón vôi với liều lượng 10g/m3 ao nhằm ổn định môi trường ao nuôi để cá phát triển tốt.

+ Vào những ngày mưa lớn theo dõi pH nước để có biện pháp bón vôi thích hợp, nếu pH thấp (< 6,5 ) bón vôi liều lượng 15g/m3 nước.

+ Theo dõi hoạt động bơi lội của cá, nếu buổi sáng đến 9 giờ thấy cá còn nổi đầu thì có biện pháp thêm hoặc thay bớt nước.

Cá Diêu hồng là loài cá Rô phi đỏ, một số loại bệnh thường gặp trên cá Diêu hồng cách phòng trị.

Bệnh do trùng mặt trời và tà quản trùng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh (Argulus và Ergasilus).

– Dấu hiệu xuất hiện bệnh:

Triệu chứng thường thấy là xuất hiện những nốt đỏ, xuất huyết, các vùng bị viêm loét trên mình cá. Cá thường gầy yếu, đầu to, da mất dần màu sắc bình thường bơi lờ đờ, chậm chạp, phản ứng kém với người và các sinh vật địch hại.

Khi phát hiện cá bị bệnh dùng CuSO4 (phèn xanh) nồng độ 2 – 5g/10m3 sau thời gian 6 – 8 giờ thay nước mới cho ao hoặc tắm cho cá dùng 20 – 50g/10m3 trị trong 15 – 30 phút cách ngày trị một lần; muối ăn dùng để phòng và trị bệnh cho cá, nồng độ 1 – 3% trị thời gian dài và 1- 2% trị trong 10 – 15 phút.

Bệnh do vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc Edwardsiellatarda gây ra.

– Dấu hiệu xuất hiện bệnh: Cá có dấu hiệu toàn thân bị xuất huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, có dịch vàng hoặc hồng, đầu và mắt cá sưng và lồi ra.

– Cách phòng trị: Nên định kỳ bón vôi khử trùng nước 1 – 2kg/ 100m3 và khử

trùng nơi cho ăn. Cách trị dùng Oxytetraxylin hoặc Steptomyxin liều lượng 2 – 5g/kg thức ăn cho cá ăn liên tục 3 – 5 ngày kết hợp bón vôi khử trùng nước ao nuôi.

Thường xảy ra ở các ao cho cá ăn thức ăn tự chế không được nấu chín, không đảm bảo chất lượng làm cá không tiêu hoá được thức ăn, bụng cá trương to, ruột chứa nhiều hơi. Cá bơi lờ đờ và chết rải rác.

– Cách phòng trị: là kiểm tra chất lượng và thành phần thức ăn để điều chỉnh lại cho thích hợp. Nếu trường hợp nặng thường xuyên có thể thay đổi thức ăn. Trong thức ăn nên bổ sung men tiêu hóa (các probiotic…).

Sau thời gian nuôi 4 – 6 tháng, cá đạt trọng lượng 400 – 600g trở lên thì tiến hành thu hoạch. Cách thu có thể thu tỉa hoặc thu một lần./.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Cá Chim Trắng Vây Vàng Trong Ao trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!