Xu Hướng 10/2023 # Kỹ Thuật Nuôi Cá Cảnh, Cách Nuôi Cá Beta Bột Lớn Nhanh # Top 10 Xem Nhiều | Psc.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Kỹ Thuật Nuôi Cá Cảnh, Cách Nuôi Cá Beta Bột Lớn Nhanh # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Nuôi Cá Cảnh, Cách Nuôi Cá Beta Bột Lớn Nhanh được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Kỹ thuật nuôi cá cảnh, cách nuôi cá beta bột lớn nhanh, Hầu hết những nhà lai tạo kinh nghiệm đều được hỏi điều này, do đó về vấn đề mới này ở trang chúng tôi tôi muốn tìm hiểu xem làm thế nào để cá betta bột lớn nhanh nhất.

Mỗi người đều có quan điểm riêng về vấn đề này. Chúng ta đã thấy danh sách cá trên mạng đấu giá Aquabid hay trên website của những nhà lại tạo tiếng tăm thì thấy cá của họ đạt vẻ đẹp hoàn thiện khi chỉ mới 2 hoặc 3 tháng tuổi, rồi sau đó nhìn với vẻ bực bội vào những con như nòng nọc 4 tháng tuổi của mình và tự hỏi mình đã làm gì không đúng. Những thuận lợi khi làm cho cá của bạn lớn nhanh, dĩ nhiên, đó là bạn có thể đạt được mục tiêu lai tạo của mình nhanh hơn bằng cách tiến hành ép lứa cá kế tiếp sau mỗi 3-4 tháng thay vì 7-8 tháng. Do hầu hết mọi người đều bị cuốn hút vào việc lai tạo cá betta, cụ thể bởi vì sự kết hợp các màu sắc/hoa văn gần như không giới hạn của chúng, và tiến tới thế hệ kế tiếp càng nhanh càng tốt là điều mà chúng ta mong muốn nhất.

Giải thích việc này không hề đơn giản. Những nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng hầu hết các loài cá, kể cả cá betta, tiết ra hormon có tác dụng ức chế sự tăng trưởng. Trong bầy cá betta, có thể nói rằng hormon tăng trưởng này hạn chế tiềm năng của những con nhỏ hơn trong bầy và đem lại ưu thế cho những con lớn hơn, khỏe hơn. Mặc dù rất khó giải thích về sự chênh lệch đáng kể về kích thước giữa các con cá trong cùng bầy, theo ý kiến của cá nhân tôi dựa trên những gì mà tôi biết, thì hormon này thực sự ức chế sự tăng trưởng của cá để chúng không thể phát triển nhanh trong môi trường sống của mình. Trong tự nhiên, đây là một công cụ hữu ích, đảm bảo rằng có đủ không gian và tài nguyên cho cả bầy. Còn trong hồ nuôi thì điều này lại không thuận lợi. Chỉ vài con trong bầy khoảng một trăm con trong hồ 10 gallon sẽ nhanh chóng tiết ra một lượng hormon đủ để ức chế sự tăng trưởng một cách mạnh mẽ trừ khi nước được thay, và thay một cách thường xuyên. Tôi thay tối thiểu 50% nước hồ cá của mình mỗi ngày. Những nhà lai tạo thành công khác nói rằng họ thay 80-100% nước mỗi ngày và thu được kết quả tuyệt vời.

Bắt đầu thay nước khi cá đạt 2 tuần tuổi. Nếu bạn bắt đầu ép khi hồ có một nửa nước thì khi cá đạt 2 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu thêm nước vào, một gallon mỗi lần, vào mỗi ngày cho tới khi đầy hồ. Quá trình này nên kéo dài từ 4-7 ngày, sau đó cá con đủ lớn để có thể sử dụng ống siphon để thay nước dể hơn. Chỉ cần hút hết cặn bã từ đáy hồ bằng ống siphon nhỏ (tôi cột đầu ống vào một cái ống hút để thao tác cho dễ) và cẩn thận hút sạch đáy hồ. Khi hồ đã sạch, bạn có thể dùng ly múc ra 50% phần nước còn lại cho nhanh và có thể phát hiện nếu bạn tình cờ múc trúng bất kì con nào. Khi đã múc ra một nửa nước, bạn chỉ đơn giản đổ đầy bể bằng nước sạch đã được xử lí. Tôi không đề nghị thay nước nhiều hơn 50-70% mỗi ngày. Mặc dù cá lớn nhanh hơn khi TẤT CẢ hormon được lấy ra khỏi nước, nhưng tôi thấy rằng thay toàn bộ nước khi cá còn nhỏ có thể làm chúng căng thẳng.

Sau khi cá con được tách ra nuôi riêng, bạn có thể tiếp tục làm cho cá lớn nhanh bằng cách thay 100% nước mỗi ngày.

Nuôi dưỡngMặc dù tôi luôn đề nghị nuôi cá betta bằng loại ăn thức ăn tốt nhất mà bạn có nhưng tôi nhận thấy thức ăn chỉ là vấn đề thứ yếu so với chất lượng nước. Tôi đã nuôi cá betta đạt đến kích thước triển lãm trong vòng 4 tháng với không gì khác ngoài thức ăn đông lạnh và thay nước thật nhiều. Thức ăn tươi hay động lạnh không đóng vai trò quyết định để cá tăng trưởng nhanh chóng, nhưng chúng CẢI THIỆN sức khỏe và thể trạng chung của cá, mà điều đó cũng góp phần làm cá đạt đến kích thước to hơn – vì vậy hãy áp dụng một khi bạn có thể.

Victoria Parnell Nguồn diendancacanh

Kỹ Thuật Nuôi Cá Trắm Đen Nhanh Lớn

Cá trắm đen được đánh giá là thực phẩm được thị trường ưa chuộng, và luôn trong tình trạng khan hiếm. Trong khi đó kỹ thuật nuôi cá trắm đen không quá phức tạp, chỉ cần nắm được quá trình chăm sóc cơ bản là bà con có thể bắt tay vào nuôi được.

Cá trắm đen có thể được nuôi trong ao mới đào hoặc ao có sẵn từ lâu. Tùy theo điều kiện có sẵn của gia đình, ao nuôi có thể có diện tích từ vài trăm mét vuông đến hàng mẫu.

Tuy nhiên, điều kiện lý tưởng nhất để nuôi cá Trắm đen là ao nuôi hình chữ nhật. Diện tích từ 1000 – 3000 mét vuông, độ sâu khoảng 2-3m. Những ao, hồ nuôi đạt tiêu chuẩn trên thì cá sẽ lớn nhanh và ít bị bệnh.

Nên chọn những ao nuôi gần nguồn nước sạch ( sông, hồ lớn ) để tiện việc thay nước khi cần. Cùng với đó là hệ thống thoát nước của ao nuôi cần phải thuận tiện.

Ao nuôi cũng cần phải nhận được nhiều ánh sáng mặt trời. Giúp cho các sinh vật là thức ăn của cá trắm lúc nhỏ có thể phát triển.

Bà con cần phải đảm bảo bờ ao không được dò dỉ nước, xung quanh bờ không có hang hốc. Với những ao mới đào cần phải gia cố kè hoặc đóng cọc để không bị sạt lở bờ. Độ cao của bờ ao đối với mặt nước ít nhất là 0.5m, để đảm bảo những ngày mưa lớn nước không bị tràn bờ dẫn đến mất cá.

Phía trên bờ, bà con nên hạn chế trồng các cây có tán lớn che phủ bóng xuống ao. Những cây lớn này sẽ làm rụng lá xuống, gây ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời tán cây lớn che ánh nắng mặt trời, khiến cho các sinh vật là thức ăn của cá trắm không thể phát triển.

Cùng với đó, xung quanh bờ ao cần phá bỏ những bụi rậm là nơi phát triển của địch hại.

So với các loại cá khác, cá Trắm đen có nhu cầu về oxi cao hơn. Nếu như sống trong môi trường thiếu oxi thì cá sẽ chậm lớn, dễ bị bệnh.

Vì lý do trên nên môi trường nước trong ao nuôi cần luôn sạch sẽ, thông thoáng mặt ao. Nếu có điều kiện đầu tư thì mỗi 500 m2 bề mặt, bà con bố trí một máy phun mưa để tăng sự khếch tán oxy vào trong nước khi cần thiết.

Mực nước trong ao tối thiểu sâu 1,5m. Ngoài ra cần phải có hệ thống bơm và xả nước thuận lợi sẵn sàng.

Tốt nhất là đáy ao nên bằng phẳng và dốc về một phía để lúc thu hoạch hay tháo nước dễ dàng. Độ dốc đáy ao vừa phải về phía cống thoát.

Cùng với đó là sau mỗi lần thu hoạch, cần phải nạo vét bùn trong đáy ao. Không nên để lượng bùn quá dày là nơi cư trú của nhiều sinh vật hại. Và lượng khí độc tích trong bùn như CH4, H2S ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.

Ao cần phải làm sạch nước trước 7-10 ngày thả cá. Cùng với đó là dọn sạch sẽ bụi cây quanh bờ, rong cỏ dưới đáy ao. Nếu ao quá dày bùn cần phải nạo vét bớt, nếu ao mới đào cần tạo 1 lớp bùn mỏng dưới đáy ao. Độ dày bùn thích hợp là 15-20cm đáy áo.

Rắc vôi bột dưới đáy ao với tỉ lệ 7-10kg/100m2 để diệt các mầm bệnh cũng như cá tạp dưới đáy ao. Vôi cũng có tác dụng tạo màu nước xanh sau này.

Ngoài ra, bà con có thể bón thêm phân gây màu cho nước ao, đồng thời cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Với tỉ lệ 20-25kg phân chuồng mỗi 100 mét vuông ao. Tuy nhiên, nếu ao có lớp bùn quá dày thì nên hạn chế lượng phân hoặc không cần thả phân xuống ao.

Lưu ý khi lấy nước vào ao: Bà con nên sử dụng lưới mắt nhỏ để bọc vòi lấy nước, tránh để các loại cá tạp theo dòng nước vào ao. Nhất là tránh cá rô phi con vào ao, chúng phát triển sinh sản rất nhanh. Dẫn đến cạnh tranh thức ăn với cá trắm đen.

2. Kỹ thuật nuôi cá trắm đen đạt hiệu quả năng suất cao

Lựa chọn những con cá thân hình khỏe mạnh, không bị xây xát và chúng có kích thước đồng đều. Bà con có thể lựa chọn loại cá bé loại 1 lạng 2 con hoặc loại lớn hơn 2-3 lạng / con.

Mật độ thả: với cá bé, bà con có thể thả với mật độ 2 con/m2. Với loại cá 2-3 lạng / con thì nên thả với mật độ 1 con/m2. Với mật độ này, có thể điều chỉnh thêm hoặc bớt khi cá lớn hơn, tùy vào điều kiện nước và nguồn thức ăn.

Cá trắm đen có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép cùng với các loại cá khác trong ao. Nếu quyết định nuôi ghép, cần lưu ý chọn những loại cá phù hợp để tránh cạnh tranh trực tiếp nguồn thức ăn của cá trắm.

Cá mè, cá chép, cá rô đồng, … là những loại cá có khả năng ghép cùng với cá trắm đen. Cá mè có khả năng làm sạch nguồn nước, đồng thời không cạnh tranh thức ăn đối với cá trắm đen. Tuy nhiên, cá mè lại cạnh tranh lượng oxy trong nước với cá trắm đen. Cùng với đó là giá thành bán cá mè khá rẻ, nên bà con nên cân nhắc nếu quyết định nuôi ghép cùng cá mè.

Tỉ lệ nuôi ghép phù hợp là 80% cá trắm với khoảng 20% cá khác. Nên thả cá vào thời điểm mát mẻ trong ngay, và cân bằng nhiệt độ giữa bao cá và nhiệt độ nước ao. Tránh làm cá sốc nhiệt, dẫn đến suy yếu ngay sau khi được thả.

2.2 Cá trắm đen ăn gì? Thức ăn cho cá trắm đen

Sử dụng loại thức ăn viên nổi cho cá trắm đen, kích thước 1-10mm tùy theo độ lớn của cá. Bà con có thể mua tại các điểm bán thức ăn chăn nuôi, và nhờ nhân viên tư vấn loại thức ăn cho cá phù hợp.

Cho cá ăn hàng ngày, mỗi ngày 2 lần. Lượng cám cho ăn tỉ lệ với trọng lượng cơ thể cá. Tỉ lệ này cũng thay đổi theo điều kiện thời tiết, tình trạng sức khỏe của cá và môi trường ao nuôi.

Khi cá đạt trọng lượng 500-600g/con, bà con có thể mua thêm ốc vặn về cho cá ăn. Nhằm tiết kiệm chi phí thức ăn viên.

Mực nước trong ao nuôi cần phải duy trì từ 1.5m – 2m, với cá trưởng thành thì mực nước cần lớn hơn 2m. Ngoài ra, hàng tuần bà con cần phải bơm lượng nước mới vào ao và xả bớt nước cũ.

Thường xuyên kiểm tra môi trường nước ao, nếu như có biểu hiện bất thường cần phải xử lý kịp thời. Đó có thể là dùng vôi để khử nguồn nước, hay dùng các loại thuốc và hóa chất phù hợp.

Bà con cần định kỳ kiểm tra trọng lượng của cá hàng tháng, để theo dõi sức khỏe bằng cách bắt ngẫu nhiên 30 con. Tính khối lượng trung bình, từ đó suy ra lượng thức ăn phù hợp với cá. Trong quá trình đánh bắt, cần phải nhẹ nhàng tránh làm xây xước cũng như làm hoảng loạn ao cá.

Vào những thời kỳ chuyển mùa cá rất dễ bị bệnh, để hạn chế ta nên cho ăn thêm thuốc phòng bệnh. Sử dụng thuốc Tiên đắc, với liều dùng 100g thuốc cho 500kg cá / ngày. Bà con cho cá ăn liên tiếp trong 3 ngày. Nếu như phát hiện cá bị bệnh, bà con tăng liều dùng lên gấp 5 lần. Đây là thuốc thảo mộc nên không sự ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.

Bà con có thể lựa chọn thu hoạch vào các dịp lễ tết, 30/4 – 1/5 lúc này nhu cầu tăng vọt. Giá cá thương phẩm tại thời điểm này cũng cao hơn so với ngày bình thường.

Khoảng 2-3 ngày trước khi thu hoạch, cần giảm lượng thức ăn cho cá. Mục đích làm giảm sốc trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và sống cá. Trong quá trình thu hoạch cần nhẹ nhàng, tránh gây sốc cho cả đàn.

Như vậy chúng tôi đã cùng bà con tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá trắm đen hiệu quả, đạt năng suất cao. Cùng với đó là những lưu ý trong quá trình chăm sóc cá trắm đen. Nhìn chung đây là loại cá dễ nuôi, dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao. Một hướng đi đúng đắn cho bà con nếu như gia đình có điều kiện ao nuôi tốt thì nên triển khai.

Chúc bà con thành công!

Kỹ Thuật Nuôi Cá Betta Koi Plakat Khỏe Mạnh Lớn Nhanh, Máu Chiến

hiện đang được nhiều người chơi yêu thích bởi màu sắc và hình dáng tuyệt đẹp. Đặc biệt là những chú cá có màu sắc tương tự như cá Koi Nhật Bản như Koi Halfmoon, cá Koi Plakat. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đề cập đến thông tin về loài Koi Plakat và cách chăm sóc chúng.

Cá Koi Plakat hiện đang là giống cá cảnh rất được yêu thích. Chúng có bộ vây đuôi ngắn và gọn gàng. Đây là một giống cá Betta giống cá chép Koi của Nhật Bản với những chấm đẹp trên thân. Cá có rất nhiều màu sắc đơn sắc, nhị sắc và trên 2 màu (đa sắc). Có thể đó là chú cá màu đỏ, trắng, vàng hoặc cam kèm theo những mảng màu sắc sặc sỡ khác của đuôi, vây và vẩy.

Để có được những chú cá khỏe mạnh thì việc chọn giống là điều rất quan trọng. Người nuôi cá cần chú ý những điều sau đây:

Chọn những chú cá có cấu trúc cơ thể cân đối. Điều này thể hiện ở kích thước đầu và gốc đuôi có tỷ lệ thích hợp. Thêm vào đó những bộ phận trên cơ thể cá không quá to, không quá nhỏ. Đây là những chú cá khỏe mạnh và phát triển đẹp nhất.

Nên đến những cửa hàng bán cá cảnh lớn để chọn được những chú cá thích hợp nhất. Trong một đàn cá lớn hãy chú ý chọn những con cá có chiều dài phần đầu bằng 1/ 3 chiều dài thân. Đây là tỷ lệ cơ thể giúp cá có thể di chuyển một cách dễ dàng hơn.

Cá Koi Plakat là một loài hiếu chiến và đây cũng là tiêu chí giúp chọn giống cá tốt nhất. Những chú cá có tính hung hăng sẽ khỏe mạnh và sinh sản tốt hơn. Đối với cá cái thì chọn những con có bụng tròn, phần hậu môn có mụn trắng nghĩa là chúng đã sẵn sàng sinh sản.

Cá Koi Plakat không yêu cầu quá nhiều về môi trường sinh sống. Kích thước bể nuôi cá này không cần quá lớn chỉ cần một bể có kích thước 12x17x20 cm là cá có thể sống một cách thoải mái. Bể cá cũng không cần trang bị sục khí vì cá có cơ quan hô hấp phụ. Người nuôi có thể thêm rong, tảo để tăng thêm tính thẩm mỹ.

Tuy nhiên có một yêu cầu mà người nuôi cá nên nhớ đó là không nên đặt cá ở nơi có ánh sáng trực tiếp. Nhiệt độ nước lý tưởng là 24 – 30 độ C, độ cứng của nước là 5 – 20, độ PH 6 – 8.

Thức ăn cũng là một phần rất quan trọng quyết định sự phát triển của cá Koi Plakat. Tuy nhiên nếu bạn mới nuôi cá này lần đầu thì cũng có thể yên tâm vì đây là loài cá ăn tạp. Gần như chúng sẽ ăn hết những thức ăn mà bạn cho vào bể. Vì thế chỉ cần tìm hiểu thức ăn mà chúng yêu thích là bạn có thể nuôi chúng một cách khỏe mạnh.

Cá Koi Plakat rất thích ăn những loại thức ăn như loăng quăng, trùng chỉ, ấu trùng côn trùng …. Tuy nhiên những thức ăn này cần được mua ở những cửa hàng bán cá uy tín để đảm bảo chất lượng. Ngoài ra sau khi mua về cần phải được rửa thật sạch sau đó mới cho cá ăn.

Cho cá ăn mỗi ngày 2 lần sáng và chiều và cho ăn mỗi lần 1 lượng trùn bằng hạt đậu xanh . Lượng thức ăn không nên quá nhiều hay quá ít đều ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.

Để nuôi một chú cá khỏe mạnh thì không phải chỉ tạo bể cá đúng chuẩn và cho ăn cân bằng dinh dưỡng. Người nuôi cũng cần chú ý những điều sau đây:

Đây là những chú cá chọi chính vì thế tốt nhất nên chọn bể nhỏ và nuôi từng cá thể riêng biệt. Những bể đặt bên cạnh nhau cần phải được che chắn kỹ. Bởi vì chỉ cần nhìn thấy đối thủ thì những chú cá này ngay lập tức có phản xạ tấn công.

Tuy nhiên hiếu chiến là bản chất của chúng chính vì thế thỉnh thoảng cũng nên cho chúng chạm mặt nhau. Điều này sẽ giúp chúng khỏe mạnh và linh hoạt hơn.

Cần đảm bảo môi trường nuôi cá phải sạch và không có vi khuẩn gây hại cho cá Chính vì vậy người chơi cá phải thay nước thường xuyên.

Khi nhân thấy bên dưới da cá Koi Plakat những đốm trắng do ký sinh trùng cư trú giống các hạt muối phủ đầy cơ thể cá. Cá có thể cố quẹt mình vào các vật thể trong hồ. Bệnh rất dễ thấy và chữa trị. Trong trường hợp này người nuôi cần tăng nhiệt độ nước để hạn chế sự phát triển của ký sinh trùng. Tắm nước muối cho cá hoặc dùng một số dung dịch chữa bệnh cho cá vài ngày là khỏi bệnh.

Khi bị bệnh này cá Betta sẽ vẫn ăn uống bình thường trong thời gian đầu. Tuy nhiên sau đó chúng ăn ít đi, nổi lên mặt nước và chết. Phần vảy trên cơ thể cá sẽ bị xù lên, khi bóc ra có thể gây chảy máu. Người nuôi cần nhỏ thuốc hiệu RID PROTOZOAN với liều lượng 2 giọt/2 lít nước. Kết hợp ngâm tetra Nhật để tăng hiệu quả điều trị bệnh cho cá.

Bệnh này là do điều kiện nước trong bể không tốt làm cho các vi khuẩn phát triển một cách nhanh chóng. Từ một chấn thương nhỏ cá có thể bị thối vây, tia vây bị mủn ra xuất hiện những vết máu đỏ. Khi cá bị bệnh ta cho vào bể cách ly, chữa trị bằng thuốc kháng sinh và làm sạch vết thương sử dụng nước axit nhẹ.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Hồng Đào Khỏe Mạnh, Lớn Nhanh, Lên Màu Đẹp

Những chú cá Hồng Đào được rất nhiều người chơi cá cảnh lựa chọn bởi màu sắc tuyệt đẹp, tính tình ôn hòa. Kỹ thuật cũng không quá phức tạp. Tuy nhiên đối với những người mới tập nuôi cá cảnh thì đây là một thông tin cần tìm hiểu. Để làm rõ thông tin này hơn những người chơi cá cần đọc bài viết sau đây.

Cá Hồng Đào hay còn gọi là cá Râu Anh Đào, Cá Huyết Hồng Đào. Chúng còn có tên khoa học là Puntius titteya Deraniyagala. Và tên tiếng Anh của cá là Chery barb.

Cá phân bố phổ biến ở Sri Lanka, Colombia, Mexico. Hiện nay cũng có những loại cá được lai tạo tuy nhiên màu sắc sẽ không rực rỡ bằng những chú cát tự nhiên.

Loài này có kích thước nhỏ chỉ khoảng 5cm. Mỗi lần sinh sản chúng có thể đẻ được khoảng 200 trứng. Sau 2 ngày cá sẽ nở và phát triển rất nhanh. Tuy nhiên người nuôi nên lưu ý canh thời gian chúng đẻ trứng mà tách ra vì chúng có tật ăn trứng.

Những chú cá Hồng Đào với màu sắc đẹp mắt chắc chắn sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bể cá cảnh nhiều màu sắc của bạn. Và khi nuôi chúng bạn cần chú ý những điều sau để cá khỏe mạnh, lớn nhanh và lên màu đẹp:

Chọn giống chính là yếu tố mà người nuôi cá Hồng Đào cần chú ý đầu tiên. Một chú cá giống tốt cần đảm bảo những yếu tố sau:

+ Trong một đàn cá nên chọn những con có kích thước lớn. Bởi chúng sẽ phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn những con cá Hồng Đào khác.

+ Bạn cũng nên chú ý quan sát để chọn những chú cá Hồng Đào bơi nhanh, linh hoạt.

+ Chọn những chú cá Hồng Đào có màu đỏ tươi sáng, rõ ràng. Trên thân cá không bị trầy xước, dáng bơi thẳng.

Cá Hồng Đào thường có tập tính sống thành từng đàn và có thể sống cùng những loài cá khác. Chính vì thế tùy thuộc vào số lượng cá thể cá nuôi trong bể mà chọn kích thước bể cho thích hợp. Tuy nhiên tốt nhất nên chọn bể khoảng 90L, chiều dài bể: 60 – 80cm để tạo môi trường sống thoải mái cho cá.

Khi thiết kế bể cá cảnh để nuôi cá Hồng Đào thì người nuôi cần chú ý đến hệ thống lọc nước và sục khí.

Môi trường nước lý tưởng cho loài cá này là nhiệt độ 20 – 27 độ C, pH 6- 8, độ cứng nước từ 5 – 19

Đồng thời loài cá này cũng thích được sống trong môi trường nhiều rong rêu. Bởi chúng vốn có bản tính nhút nhát thích ẩn náu dưới tán cây. Chính vì thế người nuôi cũng nên lưu ý yếu tố này khi thiết kế bể cá. Người nuôi cũng có thể có bổ sung đá, hang động, gỗ lũa, hoặc lá khô để đẩy mạnh quá trình kiến tạo vi sinh vật bể cá.

Trong tự nhiên cá Hồng Đào thường thích ăn những sinh vật phù du, côn trùng nhỏ, động vật giáp xác. Trong điều kiện nuôi nhốt thì bạn có thể sử dụng những loại thức ăn này. Tuy nhiên nguồn thức ăn cần được đảm bảo và được làm sạch. Ngoài ra để cá phát triển một cách tốt nhất thì người nuôi có thể bổ nhóm thực phẩm sống và đông lạnh như giun máu, Daphnia và Artemia, các nhóm thực phẩm khô để cá lên màu tốt nhất.

Cá Hồng Đào vốn có bản tính hiền hòa, dễ sống chung với những loại cá khác. Tuy nhiên người nuôi cũng nên lưu ý một số điều sau:

+ Có thể thả cá Hồng Đào cùng với những loài cá khác. Tuy nhiên nên chọn lựa thật kỹ loài cá có thể nuôi cùng. Tốt nhất là nên chọn những loài có yếu tố tương thích về môi trường, nhiệt độ. Những loại cá thích hợp để nuôi cùng là cá tetra, cá cầu vồng, cá bống vàng cùng các nhóm cá ăn tảo khác.

+ Loài cá này cũng thích sống theo cộng đồng chính vì thế mỗi lần nên thả tù 5 đến 10 chú cá.

+ Nên vệ sinh bể cá một cách thường xuyên, vớt thức ăn thừa mỗi khi cá ăn xong. Những việc làm này sẽ giúp cá có môi trường sống tốt và phát triển không bệnh tật.

Bệnh này thường gặp ở tất cả các loài cá cảnh chứ không riêng cá Hồng Đào. Bệnh có thể khiến khắp thân hình đặc biệt là đuôi và vây nổi đố trắng. Những vi khuẩn gây bệnh có thể nhanh chóng đến các cá thể khác trong bể cá. Chính vì thế khi phát hiện một chú cá bị bệnh thì nên các ly. Người nuôi cần tăng nhiệt độ nước. Sau đó pha muối hoặc thuốc tím để điều trị bệnh cho cá.

Khi bị bệnh cơ thể của cá sẽ bị phù lên, các vảy xù ra. Bệnh này gây nên bởi sự tích tụ chất lỏng trong khoang bụng. Điều mà người nuôi cần làm đầu tiên đó là cách ly cá khỏi đàn. Sau đó tiến hành rút nước thừa trong cơ thể cá bằng ống tiêm dưới da.

Bệnh này thường có nguyên nhân từ việc vệ sinh môi trường sống của cá không tốt dẫn đến số lượng vi khuẩn tăng lên. Chỉ cần cá có một vết thương nhỏ trên da là những vi khuẩn này sẽ tấn công gây thối vây và đuôi. Khi cá mắc bệnh nên dùng Acriflavin và Phenoxethol để điều trị.

Cá Hồng Đào là một loại rất dễ nuôi nên kỹ thuật nuôi cá Hồng Đào cũng không quá phức tạp. Chỉ cần người nuôi nắm vững những thông tin trên là có được một bể cá sinh động, đầy màu sắc.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Tai Tượng Thương Phẩm Nhanh Lớn Mà Dễ Bán

Cá tai tượng vốn được thị trường ưa chuộng vì thịt thơm ngon. Loài này lại dễ nuôi và nguồn thức ăn cũng dễ kiếm nên có thể giúp người nông dân kiếm bộn tiền

Cá tai tượng có khả năng thích nghi đặc biệt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Ảnh: Internet

Cá tai tượng là một loài cá xương nước ngọt sống ở vùng nước lặng, nhiều cây thuỷ sinh, phân bố ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam. Đây là loài cá đặc trưng cho vùng nhiệt đới. Đây là loài cá có khả năng thích nghi đặc biệt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường.

Cá tai tượng sống ở ao hồ, đầm nước ngọt cá có cơ quan hô hấp nên cá sống được ở nước tù, thiếu oxy. Cá tai tượng sống được ở nước lợ. Khả năng chịu lạnh của cá kém nhưng khả năng chịu nóng tốt hơn. Cá tai tượng thuộc nhóm cá ăn tạp và thiên về thực vật như các loại rau, bèo.

Theo ông Trần Trung (trang trại cá Vạn Hoa, Nam Định), với cá tai tượng để nuôi hiệu quả phải biết tập tính ăn của cá, thường xuyên cung cấp rau xanh cho cá. Loài cá này lớn khá nhanh, bán được giá, thị trường có nhu cầu cao.

Tuy nhiên cá sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ nước 22-30 °C, ở nhiệt độ thấp hơn cá thường hay bị bệnh. Khả năng chịu lạnh của cá tai tượng kém hơn, nhưng khả năng chịu nóng lại cao hơn.

Ao nuôi phải có nguồn nước tốt, dồi dào không bị ô nhiễm, có thể cung cấp suốt thời gian nuôi. Cải tạo ao: dọn sạch bùn, cây cỏ mục, lấp các hạng của mọi, tu sửa bờ ao có lưới chắc chắn, bờ cao hơn mực nước cao nhất 0,5m, chặt bỏ cây để không che quá 25% diện tích mặt nước. Có thể sử dụng mương vườn, liếp rẫy có mặt nước từ 100 đến vài ngàn mét vuông để nuôi cá. Mức nước sâu từ 1 – 2m. Sau khi đă vét bùn, bón vôi bột 10 – 15kg/100 m2 ao.

Khi chọn cá giống cần chọn cá đều cỡ khoẻ mạnh, không bị xây xát, bị dị tật hoặc mang bệnh. Mật độ nuôi: 3-10 con/m2. Sau 1 tháng ương cá tai tượng lớn thành cá giống và chuyển dần sang ăn thực vật là chính, giai đoạn đầu cho cá ăn thực vật nhỏ như; bèo cám, hoa đậu lá cải, lá rau muống,… Cá lớn hơn ăn hầu hết các loại rau, thực vật thủy sinh, phế phẩm nhà bếp. Nên có thức ăn tinh kèm theo rau, cá sẽ lớn nhanh hơn.

Ao nuôi cần thay nước thường xuyên. Vứt bỏ rau xanh mà cá ăn dư, cho rau mới vào. Nước được thay hàng tuần, tối thiểu nửa tháng/lần, nước phải sạch, tốt, có màu xanh lá chuối non. Giữ mức nước ổn định ở ao nuôi từ 1,2-1,5m.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Vàng Shubunkin Khỏe Mạnh, Lớn Nhanh, Lên Màu Đẹp

Cá Vàng Shubunkin được xuất xứ từ nhiều nước trên thế giới. Những chú cá đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản năm 1900. Một số giống khác được phổ biến ở London. Có một số giống cá xuất phát từ nước Mỹ. Ba giống cá này có đôi chút khác biệt về hình thể tuy nhiên có những đặc điểm chung như:

+ Chúng có đặc điểm tương tự như thường. Chúng có đuôi đơn, vây lưng. Những chú cá này có hình dạng thủy lôi và có kích thước khá lớn từ 30 đến 50cm nếu nuôi ở ao ngoài trời và trong hồ cảnh cá sẽ đạt từ 15 đến 25cm.

+ Tuy nhiên chúng khác với những giống cá thường ở những màu sắc sặc sỡ. Trên thân loài cá này có cách màu chính từ cam, vàng, trắng, xanh lá cây nhạt, vàng – nâu và đen. Chúng có màu vải hoa, màu bán kim hay phi kim.

+ Tùy xuất xứ mà đuôi của chúng có hình dạng khác nhau. Đó có thể là dạng đuôi ngắn như cá vàng thường, đuôi dài như cá Vàng sao chổi hoặc đuôi xòe rộng rất đẹp.

Ngoài cá Vàng Shubunkin thì cá Vàng Mắt Lồi hiện đang được nhiều người nuôi cá cảnh ở Việt Nam yêu thích. Những chú cá có phần đuôi, vậy thướt tha cùng với mắt lồi đã tạo nên những điểm khác biệt được nhiều người thích thú.

Bạn sẽ có được những chú cá Vàng Shubunkin đẹp và khỏe mạnh nếu chú ý những điều sau đây:

2.1. Chọn giống cá Vàng Shubunkin

+ Màu sắc rất quan trọng đối với cá Vàng Shubunkin. Những chú cá đẹp nên có 3 màu trên thân đó là đen, đỏ và xanh dương. Màu đen sẽ xuất hiện trên thân và các vệt dọc theo vây. Màu đỏ xuất hiện trên thân và càng đậm càng đẹp. Màu xanh dương cũng nên đậm nét. Tuy nhiên người nuôi cũng có thể chọn cá có màu tím, vàng, trắng, cam hoặc phi kim tùy theo sở thích.

+ Cá được chọn không nên có dị tật hay bệnh, bơi lội nhanh nhẹn và ngay ngắn

+ Vảy đều, thẳng và không được khuyết. Vây ngực và vây bụng đều và đầy đặn. Vây lưng trương thẳng.

2.2. Chọn bể nuôi cá Vàng Shubunkin

Kích thước của cá Vàng Shubunkin sẽ phụ thuộc rất lớn vào môi trường sống. Chính vì thế để cá đạt được kích thước lớn nhất thì nên chọn một hồ chứa rộng rãi. Thể tích của bể nên chọn là 90 – 100 lít nước cho một cá thể.

Dù là môi trường nào thì nhiệt độ môi trường cũng phải đạt từ 25 – 300C, độ pH phải luôn dao động trong khoảng 6.5, ánh sáng trong bể nuôi và không khí luôn được đảm bảo.

Người nuôi cá cảnh có thể trồng thêm những cây thủy sinh để cá trao đổi khí và tăng tính thẩm mỹ cho bể cá.

Giống như những giống cá Vàng khác, cá Vàng Shubunkin là loài ăn tạp. Thức ăn tươi sống, thức ăn khô, thức ăn dạng viên và thức ăn đông lạnh chúng đều có thể tiêu thụ. Chính vì thế nếu có thời gian bạn nên kết hợp các loại thức ăn để kích thích cá ăn uống.

Tuy nhiên nếu không có thời gian thì bạn có thể chọn những thức ăn hạt nhỏ bán sẵn ở những cửa hàng cá cảnh. Những loại thức ăn này được tính toán sao cho đầy đủ chất dinh dưỡng nhất.

Đối với những chú cá đang phát triển thì cho ăn 2 lần/ ngày. Đối với cá trưởng thành thì có thể cho ăn 1 lần/ ngày.

Một loài cá cá cảnh được lai tạo được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay là Cá Vàng đầu lân. Đây là sản phẩm của việc lai tạo cá Ranchu với cá vàng đuôi quạt hoặc cá vàng Lưu Kim cũng của Nhật Bản hoặc Trung Quốc

Ngoài những kiến thức trên để nuôi cá Vàng Shubunkin cần chú ý những điều sau đây:

+ Bạn nên cho cá ăn vào một khung giờ nhất định, không nên cho cá ăn quá no. Đối với trường hợp cho các con ăn, các bạn chưa nên cho cá ăn thức ăn sẵn mà nên mua con bo bo về cho chúng tập ăn.

+ Người nuôi cần phải thay nước thường xuyên để tạo môi trường sạch sẽ nhất cho cá. Khi thay nước ở trong bể không nên thay toàn bộ mà chỉ thay khoảng 2/3 lượng nước và giữ lại 1/3 lượng nước.

Trong quá trình nuôi có rất nhiều yếu tố khiến cá bị bệnh. Và người nuôi cần tìm hiểu một số bệnh thường gặp để điều trị cũng như phòng ngừa bệnh cho cá:

Đây là căn bệnh phổ biến và dễ nhận biết trên cơ thể của cá. Trên vây của chúng có những đốm trắng, phát triển rất nhanh và có thể lây lan sang các các cá thể khác trong cùng bể nuôi. Tốt nhất khi cá bị bệnh thì nên làm sạch nước để khử vi khuẩn, cho cá ăn đều đặn. Đồng thời nên gặp các bác sĩ thú y để có được cách điều trị thích hợp.

Đây cũng là bệnh thường gặp ở cá Vàng Shubunkin. Bệnh khiến cá bị giảm thị lực và mất thẩm mỹ. Nguyên nhân chính đến từ việc nhiễm trùng nước hoặc bệnh lao. Cho đến nay vẫn chưa có cách điều trị triệt để. Cách phòng ngừa tốt nhất chính là vệ sinh sạch sẽ, thay nước thường xuyên và duy trì nhiệt độ thích hợp.

3.3. Bệnh mục đuôi hoặc vây

Bệnh này rất dễ nhận biết đó là khi bị bệnh thì đuôi và vây của cá sẽ bị hoại mô. Điều này khiến đuôi của cá bị cụt đi, các mép vây biến dạng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cá. Khi phát hiện cá bị bệnh thì nên dùng các loại thuốc chuyên dụng, thuốc kháng sinh hoặc sử dụng loại bể hydrogen peroxide.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Cá Cảnh, Cách Nuôi Cá Beta Bột Lớn Nhanh trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!