Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Nuôi Cá Đĩa Thành Công được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá đĩa thực tế
1. Thay nước
Những người nuôi cá dĩa chuyên nghiệp thường nuôi mật độ cao và thay nước với tần suất 2-3 lần/ngày, mỗi lần từ 50-100% nước hồ. Nhà lai tạo cá dĩa tiên phong Jack Wattley cho rằng cá dĩa tiết ra một loại hormon hạn chế tốc độ tăng trưởng của đồng loại. Nồng độ nitrate cao cũng làm cá dĩa tăng trưởng chậm.
Chế độ thay nước này loại bỏ những chất trên một cách nhanh chóng để cá lớn nhanh hơn. Lưu ý rằng nước sạch trước khi thay cần được xử lý thích hợp (clor, pH, gH).
2. Tách cá nhỏ nuôi riêng
Những con cá nhỏ thường không tranh ăn nổi với cá lớn. Chúng ta nên tách những con cá nhỏ trong bầy ra nuôi riêng để chúng phát triển tốt hơn.
3. Sục khí
Trong một thí nghiệm về tác dụng của sục khí với cá dĩa. Bầy cá được tách nuôi trong hai hồ, một hồ dùng cục sủi và hồ kia dùng bộ lọc khí. Chế độ thức ăn là như nhau. Sau 6 tháng, cá bên hồ dùng cục sủi lớn gấp đôi hồ bên kia. Như vậy, sự trao đổi khí càng mạnh thì cá càng lớn mau.
Lưu ý rằng việc trao đổi khí diễn ra chủ yếu ở bề mặt hồ nên chúng ta cần bố trí cục sủi ở một độ sâu vừa phải sao cho xáo động trên mặt nước là mạnh nhất.
4. Tần suất cho ăn Nhiều người nghĩ rằng nhồi cho cá ăn càng nhiều thì chúng càng lớn mau, điều này không đúng. Cá chỉ có thể hấp thu một lượng dinh dưỡng nhất định, phần còn lại chúng sẽ thải ra ngoài cơ thể. Do đó, cho cá ăn thật nhiều một lần không có tác dụng. Hãy cho cá ăn một lượng vừa phải nhưng trải ra làm nhiều lần trong ngày. Thông thường, người ta cho cá ăn 3-4 lần mỗi ngày: sáng, trưa, chiều và tối. Có người siêng hơn còn bật đèn cho cá ăn thêm bữa đêm!
5. Thành phần thức ăn
Chúng ta thường nghĩ rằng cá dĩa là loài ăn thịt thuần túy. Điều này không hoàn toàn đúng vì những nghiên cứu gần đây về thành phần thức ăn của cá dĩa hoang dã cho thấy chúng ăn rất nhiều thực vật (40% – 60%). Bởi vậy, người ta đã thử bổ sung rau vào thức ăn của cá dĩa và thấy tác dụng tốt. Phát hiện này ít ra cũng giúp giảm chi phí thức ăn.
Công thức: tim bò xay (loại bỏ sạch gân, mỡ), rau luộc xay (cải bó xôi, củ cải, cải bông, cà rốt), phụ gia (can-xi, vitamin, tỏi, tảo spirulina) và chất kết dính. Trong khi trùn chỉ giúp cá lớn mau thì tim bò giúp cá dày mình. Có thể kết hợp thức ăn với tần suất cho ăn và thay nước, chẳng hạn sáng cho ăn trùn chỉ, ăn xong thay nước 50%, trưa cho ăn tim bò, ăn xong thay nước 100%, tối cho ăn trùn chỉ hoặc thức ăn viên, ăn xong thay nước 50%.
6. Tăng độ cứng
Theo một số thông tin trên mạng thì cá dĩa phát triển tốt (nhanh và to hơn) trong điều kiện nước cứng. Độ cứng của nước nuôi cá dĩa nên từ 3 đến 15 dH (từ mềm đến hơi cứng), cá dĩa vẫn có thể thích nghi với nước cứng hơn nhưng chúng sẽ bị stress. Cần tăng độ cứng lên từ từ để cá dĩa quen dần. Chất tăng độ cứng (không ảnh hưởng đến pH) mà mọi người thường dùng là clorua can-xi CaCl2.
Thông số nuôi cá dĩa thương phẩm:
Độ cứng gH: 15
Độ dẫn (conductivity) 800 μSiemens
Nhiệt độ 30oC – Lựa chọn cá làm giống, lọai bỏ cá không đạt yêu cầu. – Nâng nước lên 35cm. – Chạy lọc 8.5W mỗi tối như giai đọan 6-7cm. – Cho ăn ngày 6-7 lần: 8h: trùn, 9h: tim, 11h: tim, 13h: trùn, 14h: tim, 16h: tim, 6h trùn – Ngày thay nước 2 lần lúc 12h và 17h, mỗi lần 25-30cm. – Giữ pH 6.5, giảm dH xuống còn khoảng 7-8, lúc này cờ cá sẽ trong lại (với dòng red) – Bắt đầu cho ăn màu. – Toàn bộ quá trình từ lúc nuôi cá giống đến size 8-9 mất khoảng 6-8 tháng.
Câu Hỏi Thường Gặp
Kinh nghiệm nuôi cá đĩa thực tế như thế nào?
(1) Thay nước: với tần suất 2-3 lần/ngày, mỗi lần từ 50-100% nước hồ; (2) Tách cá nhỏ nuôi riêng: cá nhỏ thường không tranh ăn nổi với cá lớn nên tách để chúng phát triển tốt hơn; (3) Sục khí: giúp sự trao đổi khí càng mạnh thì cá càng lớn mau; (4) Tần suất cho ăn: cho cá ăn 3-4 lần mỗi ngày: sáng, trưa, chiều và tối; (5) Thành phần thức ăn; (6) Tăng độ cứng: Độ cứng của nước nuôi cá dĩa nên từ 3 đến 15 dH.
Công thức chế biến thức ăn cho cá dĩa như thế nào?
Tim bò xay (loại bỏ sạch gân, mỡ), rau luộc xay (cải bó xôi, củ cải, cải bông, cà rốt), phụ gia (can-xi, vitamin, tỏi, tảo spirulina) và chất kết dính. Trong khi trùn chỉ giúp cá lớn mau thì tim bò giúp cá dày mình. Có thể kết hợp thức ăn với tần suất cho ăn và thay nước, chẳng hạn sáng cho ăn trùn chỉ, ăn xong thay nước 50%, trưa cho ăn tim bò, ăn xong thay nước 100%, tối cho ăn trùn chỉ hoặc thức ăn viên, ăn xong thay nước 50%.
Đăng Ký Thư Tuần Farmvina:
Mở Quán Bún Cá Cần Những Gì? Kinh Nghiệm Mở Quán Thành Công
Do đó, hãy lựa chọn nồi nấu phở chuyên dụng giúp đảm bảo năng suất cũng như chất lượng cho món ăn của bạn. Nồi phở bằng điện được thiết kế với kiểu dáng đơn giản nhưng không kém phần sang trọng bởi chúng được chế tạo nên từ inox 304 cao cấp luôn sáng bóng. Một trong những lý do quan trọng giúp nồi nấu phở được nhiều chủ cửa hàng tin dùng đó là chúng có sử dụng thanh nhiệt để nấu trực tiếp tiện lợi hơn so với việc trông bếp than, bếp gas mà còn tiết kiệm thời gian ninh xương làm nước dùng hơn. Hơn nữa, nhờ vào chất liệu kể trên mà việc vệ sinh nồi nấu phở cũng đặc biệt nhanh chóng và tiện lợi. Hiện nay, tùy vào từng dung tích sản phẩm, nồi nấu phở chuyên dụng có giá dao động từ 2,5 triệu đồng đến 8 triệu đồng/chiếc. Xem bảng giá chi tiết Liên hệ ngay Quang Huy Plaza qua hotline 0379.377.888 để được tư vấn mẫu nồi nấu phở chuyên dụng giá tốt nhất!
Nếu bán hàng mà lựa chọn những loại nồi nấu nước dùng thông dụng thì điều đó rất có thể là nguyên nhân dẫn tới việc kinh doanh thất bại của bạn.Do đó, hãy lựa chọn nồi nấu phở chuyên dụng giúp đảm bảo năng suất cũng như chất lượng cho món ăn của bạn.Nồi phở bằng điện được thiết kế với kiểu dáng đơn giản nhưng không kém phần sang trọng bởi chúng được chế tạo nên từ inox 304 cao cấp luôn sáng bóng. Một trong những lý do quan trọng giúp nồi nấu phở được nhiều chủ cửa hàng tin dùng đó là chúng có sử dụng thanh nhiệt để nấu trực tiếp tiện lợi hơn so với việc trông bếp than, bếp gas mà còn tiết kiệm thời gian ninh xương làm nước dùng hơn.Hơn nữa, nhờ vào chất liệu kể trên mà việc vệ sinh nồi nấu phở cũng đặc biệt nhanh chóng và tiện lợi.Hiện nay, tùy vào từng dung tích sản phẩm, nồi nấu phở chuyên dụng có giá dao động từ 2,5 triệu đồng đến 8 triệu đồng/chiếc. Xem bảng giá chi tiếtLiên hệ ngay Quang Huy Plaza qua hotlineđể được tư vấn mẫu nồi nấu phở chuyên dụng giá tốt nhất!
Kinh Nghiệm Nuôi Cá Dĩa
Con cá khoẻ mạnh sẽ có biểu hiện nhanh nhẹn, hoạt bát và luôn bơi chậm rãi, khoan thai và thường thích bơi ở tầm nước trung.
Nên nhớ rằng khi nuôi dưỡng ở nhà chúng ta, cá sẽ không thể có được một điều kiện chăm sóc lý tưởng để phát triển tối đa do thiếu sự ổn định về môi trường sống (lười thay nước hoặc sự giảm nhiệt độ trong mùa đông ở các tỉnh miền Bắc), thức ăn không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cá … Vì vậy, nếu chọn mua cá quá non tuổi chúng sẽ rất khó khăn trong việc phát triển sau này.
– Ngoài ra còn có thể căn cứ vào đường kính mắt cá to hay bé để đoán tuổi cá, nhưng cách này càng khó hơn, đòi hỏi bạn phải là người rất nhiều kinh nghiệm và có thâm niên trong nghề .
Con cá khoẻ mạnh sẽ có biểu hiện nhanh nhẹn, hoạt bát và luôn bơi chậm rãi, khoan thai và thường thích bơi ở tầm nước trung (giữa bể), vây luôn căng, mầu không bị sẫm đen, không nổi nhiều sọc ở mình. Tránh không chọn những con có biểu hiện cụp vây, mầu sẫm và nép sát đáy bể hoặc nép sát các góc bể vì đó là những con cá đang có dấu hiệu bị bệnh hoặc ốm.
Mình cá phải càng dầy càng tốt, chú ý phần bụng cá phải luôn căng vừa phải chứ không bị lép: Có những con do bị nhiễm sán hoặc bị hỏng đường ruột nên không thể tiêu hoá được nhiều thức ăn, do đó bụng cá luôn không có nhiều thức ăn, lâu ngày 2 lớp da dính sát vào nhau nhìn mỏng dính. Những con cá này rất khó nuôi lớn đạt kích thước 12cm trở lên được.
– Vây trên dưới của cá phải phát triển đều cả 2 phía và hình dáng phải có hình tròn mới là cá đẹp và khoẻ. Thông thường cá đĩa khi phát triển tốt thì mình cá sẽ tròn, trừ loài cá Xanh đức là có dáng hơi dài, vì vậy nếu thấy con cá nào có mình hơi dài thì cũng không nên chọn.
Nên bảo chủ cửa hàng cho mồi vào bể để thử phản xạ ăn mồi của cá. Với những con khoẻ mạnh, nếu đang ở độ tuổi đã nói ở trên sẽ rất háu ăn và những con khoẻ nhất đàn sẽ tranh ăn của những con khác rất mãnh liệt, ta nên chọn những con đó.
Chú ý rằng: cá đĩa rất hay đớp mồi ngậm trong miệng nhưng lại nhả ra, vì vậy cá được đánh giá là khoẻ khi chúng ăn mồi thật sự chứ không phun hết thức ăn ra ngoài.
Nguồn: Cacanh.vn.
Những Kinh Nghiệm Nuôi Cá Cảnh
Khi mới bắt đầu chơi cá cảnh cần những gì? Bài viết này mình xin giới thiệu cách nuôi cá cảnh cho người mới bắt đầu chơi. Ở đây sẽ chỉ ra những kinh nghiệm nuôi cá cảnh cơ bản nhất, còn bài viết hướng dẫn cách nuôi cá cảnh chi tiết sẽ được liên kết đến từng phần một trong bài này.
Áp lực công việc của cuộc sống hiện đại ngày càng tăng thì con người ta lại muốn tìm đến những thú vui thư giãn giúp xua tan căng thẳng. Nuôi cá cảnh là một trong những cách giúp bạn thư giãn lấy lại tinh thần hằng ngày rất hiệu quả. Chỉ cần nhìn vào bể cá xem cá cảnh bơi lội tung tăng, stress và mệt mỏi sẽ dần tan biến.
Khởi đầu ngày mới với việc cho những chú cá nhỏ nhắn ăn sẽ tạo thành một thói quen thật thú vị! Nếu chọn được những loài cá cảnh dễ nuôi, bạn sẽ không mất công nhiều với chúng. Chỉ cần thả một ít thức ăn cho cá cảnh chế biến sẵn mua ngoài các tiệm bán cá cảnh, bạn đã có thể giúp các chú cá no nê tung tăng tận hưởng ngày mới.
1. Niềm vui khi tự mình thiết kế bể cá cảnh
Làm bể cá cảnh chính là niềm vui của việc nuôi cá cảnh. Chúng ta sẽ làm sao đó để có một bể cá đẹp phù hợp với sở thích của mình. Có bạn sẽ thích nuôi cá cảnh bơi theo đàn trong bể cá chỉ có sỏi và cây thủy sinh; có bạn sẽ thích kết hợp nhiều loài khác nhau trong không gian kết hợp cây thủy sinh với sỏi, đá và thân gỗ; có bạn khác lại thích nuôi cá cảnh biển với một bể đầy san hô và cá biển; có bạn thích nuôi cá cảnh theo phong thủy, v.v…Tùy vào niềm đam mê của mỗi người chúng ta sẽ bắt đầu với một bể cá cảnh với những phong cách khác nhau, chúng ta cũng có những cách nuôi cá cảnh về chi tiết là khác nhau tùy vào đặc tính của từng loài cá và bể cá của mình.
Việc kết hợp các vật trang trí bỏ vào bể cá như thế nào tùy vào khiếu thẩm mỹ của bạn. Trang trí bể cá cảnh trong các thiết kế chuẩn thường tuân theo tỉ lệ vàng, bạn sẽ tạo được những thế đẹp cho các vật dụng trang trí bể. Cách đặt các tảng đá, cách trồng cây thủy sinh đều cần tuân theo tỉ lệ vàng gần bằng 60:40 để tạo dáng đẹp nhất.
2. Niềm vui trên đường tìm mua cá cảnh
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cá cảnh khác nhau, mỗi loại có mỗi đặc tính riêng nên trước khi quyết định chơi cá thư giãn bạn nên tìm hiểu về chúng một ít. Đi chọn cá để nuôi cũng là một trong những công việc rất thú vị cho những ai chơi cá cảnh thuỷ sinh. Bạn có thể xem bài này để tìm hiểu về chúng: Những loài cá cảnh dễ nuôi
Tuỳ vào nơi bạn ở sẽ có những cửa hàng cá cảnh khác nhau để tìm mua cá. Bạn nên tìm tới những cửa hàng bán cá lâu năm vì ở đó người ta biết cách chăm sóc cá tốt, đảm bảo cho cá cảnh của bạn không bị chết nhanh sau khi mua về. Tại những cửa hàng này bạn có thể hỏi để người ta tư vấn giúp bạn cách nuôi loài cá bạn chọn như thế nào cho tốt, giúp cá của bạn sống lâu, lên màu đẹp và sinh sản tốt.
Nếu bạn quan tâm đến giá cá cảnh nhiều hơn chất lượng cá, bạn có thể tìm đến những địa điểm bán cá cảnh rẻ. Theo kinh nghiệm của mình thì bạn nên tìm đến những con đường chuyên kinh doanh cá cảnh, dân chơi cá gọi chung là đường cá cảnh, tại nơi này đầy đủ cá cho bạn lựa chọn từ những loài đẹp nhất, đắt nhất cho đến rẻ nhất. Tại Hà Nội và Sài Gòn có nhiều con đường như thế này. Bạn có thể tham khảo các địa điểm mua cá cảnh tại bài này: Địa điểm mua cá cảnh
Nếu bạn không thích đi mua cá, bạn có thể đi xin cá từ bạn bè, người thân hoặc dân chơi cá cảnh lâu năm. Thường thì những người này thường có rất nhiều cá vì họ đã chơi lâu và cá cảnh đã đẻ ra nhiều lứa mới, họ có thể muốn cho bớt cá để “giảm dân số” cho bể cá cảnh nhà mình một cách tốt nhất.
3. Thú đi bắt cá cảnh ngoài tự nhiên
Công việc được coi là thú vị nhất khi nuôi cá cảnh có thể nói là việc đi tìm bắt cá cảnh ngoài tự nhiên. Đi mua hoặc xin cá không thể vui bằng đi tìm bắt vì chính mình đã có những trải nghiệm thú vị này. Nếu bạn mới bắt đầu chơi cá cảnh và muốn tạo một bể cá mang đậm phong cách riêng của mình, tại sao lại không thử đi bắt cá ngoài tự nhiên xem sao? Rất ít bạn ở thành phố nghĩ đến điều này khi bắt đầu nuôi cá cảnh, vì ở thành phố chỉ có kênh rạch nhiễm bẩn cá cảnh không thể sống được.
Đi bắt cá cảnh ngoài đồng về nuôi là một cách nuôi cá cảnh rất dân dã và vui vẻ của trẻ em các miền quê. Đầu tiên bạn cần xác định chỗ nào có cá cảnh sinh sống ngoài tự nhiên, thường chúng sống ở những con suối hay kênh nhỏ có nước trong, sạch và có dòng chảy. Mình thường tìm bắt cá bảy màu, cá hà lan, cá bống và thia đá tại những chỗ này.
Bạn phải trang bị cho mình dụng cụ bắt cá cảnh. Thường để bắt các loài cá nhỏ như cá bảy màu, dụng cụ rất đơn giản. Một cái rá nhỏ đường kinh khoảng 10 cm, một chiếc vợt cá với lưới lỗ nhỏ không lớn hơn 1 mm mỗi lỗ, một hộp nhựa đựng cá và một cái nón che nắng là tất cả những gì cần trang bị cho hành trình bắt cá của mình.
Để bắt được cá bạn cần làm thật nhẹ nhàng, đưa vợt bắt cá dể dụ cá vào rá sau đó dỡ rá lên, theo cách này bạn có thể bắt được nhiều con một lúc. Nếu không bạn có thể dùng vợt để bắt từng con riêng lẻ mà không cần phải dụ cá vào rá. Bạn có thể dùng nước ngay tại nơi bắt cá của mình để giữ cá trong hộp nhựa hoặc bao ni lông để giúp cá không bị xốc môi trường nước. Không nên đựng quá nhiều cá trong cùng một nơi đề phòng cá đá hoặc ăn lẫn nhau, nên để cá cùng chung một loại vào một hộp riêng.
Để cá không bị chết lúc đem về nhà nuôi, tốt nhất bạn không nên cho cá vào bể nước mới. Hãy lấy một ít nước tại nơi bạn bắt cá đem về để hòa cùng nước máy đã để bay hết khí clo theo tỉ lệ 50/50. Sau mỗi lần thay nước, cá của bạn sẽ quen dần với nguồn nước mới.
Chú ý: Bạn nên hỏi thăm mọi người coi khu vực nào có cá cảnh để tìm bắt vì không phải chỗ nào cũng có cá cảnh sống tự do ngoài thiên nhiên.
4. Nước nuôi cá cảnh
Chơi cá cảnh là chơi nước vì thế điều quan trọng nhất là phải hiểu rõ chất lượng nguồn nước trước khi nuôi cá cảnh.
Nước máy nuôi cá được không?
– Cách khử clo trong nước máy:
+ Chứa nước máy trong các thau, chậu, bồn không có nắp đậy trên 24h, để cho nước máy bóc clo. Để hiệu quả cao và nhanh chóng hơn thì ta nên đặt các dụng cụ chứa nước này ở nơi thoáng có nhiều ánh nắng và bật thêm máy xủi oxy.
+ Dung dịch khử clo trong nước máy: Có bán ở các cửa tiệm cá cảnh với giá 10k/Chai. Nhỏ khoảng 5 giọt cho 20 lít nước, sau 5 phút là có thể dùng để nuôi cá. Tuy nhiên nên hạn lạm dụng, chỉ áp dụng lúc bạn cần nước gấp, hoặc không có thời gian trữ nước đã khử clo.
– Độ PH của nước máy: Tùy từng vùng giao động khoảng 7.5 đến 8.0 cũng hơi cao 1 tí, nhưng nuôi cá vẫn sống khỏe, nên bạn không cần quá quan tâm PH khi nuôi cá bằng nước máy trừ khi nuôi cá sinh sản với mục đích kinh doanh.
Nước giếng nuôi cá
Nước giếng thường có PH thấp cỡ 4,5, cũng như hàm lượng oxy ít, thậm chí 1 số vùng có nước giếng bị nhiễm phèn nặng thì cần phải xứ lý kỹ hơn.
– Cách xử lý nước giếng nuôi cá:
+ Chứa nước giếng trong các bể chứa, kết hợp xủi oxy thật mạnh để tăng hàm lượng oxy và tăng PH. Có thể cho thêm san hô vụn vào hộp lọc để tăng PH lên.
– Độ PH của nước máy: rất thấp khoảng 4.5 trong khi PH thích hợp nuôi cá khoảng 6.5, vì thế cần xử lý như hướng dẫn ở trên. Tùy trường hợp cụ thể có thể sử dụng dung dịch tăng PH có bán ở các cửa hàng cá cảnh giá 10k/Chai. Tuy nhiên khi sử dụng dung dịch này khá nguy hiểm, cần chú ý hướng dẫn cách sử dụng dung dịch tăng giảm PH.
Có nên nuôi cá cảnh bằng nước mưa?
Nước mưa rất mát sẽ kích thích cá bơi lội trong mùa hè, tuy nhiên nước mưa có độ PH và KH thấp nên cần xử lý như nước giếng và thêm các yếu tố sau đây nữa để khẳng định là không nên sử dụng nước mưa nuôi cá:
– Nước mưa nhanh làm cho hồ cá có tảo, hồ bị bám rêu xanh – Nước mưa đặc biệt ở các thành phố lớn có chứa nhiều chất độc hại
Nước giếng khoan
Nước giếng khoan cũng có thể nuôi cá cảnh, tuy nhiên bạn nên kiểm tra PH trong nước giếng khoan, thường thì hơi thấp nên cần xử lý thêm như nước giếng bình thường.
5. Cách cho cá cảnh ăn và nguồn thức ăn cho cá
Cần phải lưu ý cho ăn với liều lượng vừa đủ, tránh dư thừa thức ăn sẽ làm đục nước cũng như phát sinh mầm bệnh.
– Cá có tập tính thấy mồi là đớp, nên nhiều người tưởng cá còn đói nên cho ăn nhiều sẽ làm cá bị đầy bụng mà chết. Vì thế cho ăn 2 lần/ngày. (Sáng và chiều) Nếu lỡ để cá đói vài ngày cá không chết, chứ cho ăn no quá cá chết là bình thường. – Ngoài thức ăn khô, tùy loại cá mà ta nên bổ sung thêm thức ăn tươi như cá con, cá trâm, cá chép mồi…
6. Ánh sáng, nhiệt độ và oxy cho hồ cá
– Nhiệt độ thích hợp cho cá cảnh từ 26 – 28 độ C. Nếu chênh lệch vài độ thì cá sống vẫn tốt. Nếu bạn ở khu vực Miền Nam thì không cần quá quan tâm đến vấn đề nhiệt độ, nếu ở khu vực Miền Bắc và các tỉnh lân cận có khí hậu lạnh thì cần quam tâm đến việc sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước kết hợp với cách sử dụng cây sưởi nhiệt độ hồ cá cho phù hợp.
– Ánh sáng cho hồ cá: cần đặt hồ cá nơi tháng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nếu để hồ cá nơi tối tăm, không thoáng khí lâu ngày dễ làm cá phát bệnh. Tùy tình huống có thể sử dụng đèn công suất nhỏ cho hồ cá với liều lượng khoảng vài giờ trên/ngày (Bật ban ngày dưới 8 tiếng, và tắt ban đêm cho cá nghỉ ngơi)
– Nếu bể cá đặt ngoài trời cần tạo bóng mát, hạn chế tác động từ nắng, mưa…
– Cần bật oxy cho hồ cá thường xuyên 24/24h, bể trên 60cm thì nên sắm thêm máy lọc nước, nuôi thời gian lâu có kinh nghiêm thì áp dụng các biện pháp máy lọc tiên tiến hơn như là chế lọc ván, lọc tràn….
7. Kích thước hồ cá cảnh và số lượng nuôi cá
Kích thước hồ cá cần phải đủ rộng và thoáng, mật độ cá thả vừa phải.
– Nếu mật độ cá đông sẽ làm hồ cá thiếu oxy, nước nhanh đục và bẩn.
– Các loài cá có tập tính cắn rỉa vây cá khác ở mức nghiêm trọng thì cần có chế độ tách nuôi riêng cho phù hợp
– Nuôi cá trong bình thủy tinh, chậu thủy tinh sẽ làm cá thiếu oxy, nước nhanh bẩn, nên cá chết. Vì vậy các chậu thủy tinh chỉ nuôi vài con cá nhỏ mới sống được, có thể chọn cá betta…
8. Cách thay nước bể cá và xử lý thức ăn dư thừa, cặn bã
Ngoài công đoạn đã xử lý nước cần chú ý:
– Thay nước cho bể cá có thể coi là một công việc khá nặng nhọc khi nuôi cá cảnh. Không nên hút nước cũ 100% và thay nước mới, ta nên hút nước cũ từ 30 – 50% và chêm nước mới vào từ từ nhẹ nhàng để cá có thể thích nghi, hạn chế tình trạng cá bị sock nước do chênh lệch PH và nhiệt độ…
– Khi thay nước chú ý nước máy chứa nhiều clo cần được để khoảng 24h cho bay hết khí clo trước khi đổ vào bể, có nhiều loài cá không chịu được clo có thể sẽ chết ngay sau khi bạn thay nước.
– Hạn chế duy chuyển cá sang hồ khác, nếu muốn duy chuyển thì nên cân bằng PH và nhiệt độ cho phù hợp để cá không bị sock cũng như stress do thay đổi môi trường sống.
– Dùng ống nhựa xiphong hoặc ống bơm nước nhựa bằng tay có bán ở các cửa tiệm cá cảnh với giá 25k, dùng ống bơm tay này hút thức ăn dư thừa, cặn bã dưới đáy hồ, sau đó cho nước mới vào.
– Xử lý thức ăn dư thừa sau mỗi lần cho ăn cũng dùng bơm tay này hút cặn bã ra ngoài.
9. Chọn cá cảnh có thể nuôi chung với nhau
Nếu bể cộng đồng nuôi chung các loài cá thì cần chú ý lựa chọn các loài cá hiền lành có thể nuôi chung với nhau. Tránh các loài cá có tập tính cắn rỉa vây cá khác.
10. Cách thả cá vào hồ
Để tránh tình trạng cá bị sock nước dẫn đến chết thì cá mới mua về cần ngâm bịch cá trong hồ khoảng 15 đến 20 phút. Sau đó mới mở miệng túi ra và múc 1 ca nước từ trong hồ vào túi cá.
Xem video cắt cỏ cho bể cá cảnh:
11. Khoan khoái thư giãn khi xem cá bơi lội
Sau khi làm xong một bể cá và đã biết cách nuôi cá cảnh tốt nhất, thành quả của bạn là xem và ngắm những chú cá cảnh bơi lội tung tăng, đớp mồi, đuổi nhau trong bể cá. Có thể nói xem cá cảnh bơi rất tốt cho não bộ. Theo một nguyên cứu khoa học gần đây thì cá cảnh giúp con người giảm stress rất hiệu quả, có tác dụng thư giãn, tránh trầm cảm và căng thẳng rất tốt.
Xem video cá cảnh bơi lội trong bể thủy sinh:
Xem video cá cảnh biển bơi lội:
Vậy bạn còn chần chừ gì nữa, nếu có thời gian và muốn thư giãn đầu óc tại sao không bắt tay vào làm cho mình một bể cá cảnh ngay bây giờ? Mình chắc chắn bạn sẽ thích bể cá do tự tay mình thiết kế.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Nuôi Cá Đĩa Thành Công trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!