Xu Hướng 6/2023 # Kĩ Thuật Để Cá La Hán Lên Màu # Top 13 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Kĩ Thuật Để Cá La Hán Lên Màu # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Kĩ Thuật Để Cá La Hán Lên Màu được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Có hai tiêu chuẩn được coi là biểu tượng đặc trưng nhất của giống cá La hán là màu sắc tươi tắn (với hoa văn rõ nét và kỳ lạ) và cái bướu to trên đầu.

Con cá La hán nào hội đủ trên mình nó hai biểu tượng đặc trưng vừa kể thì mới được mang biệt danh “Đệ nhất dị ngư” có giá bán bạc triệu, thậm chí cả chục, cả trăm triệu một con. Ngược lại, dù mang hình dáng có đẹp đi nữa mà màu sắc tầm thường, cái đầu trơn tuột thì giá trị của nó chỉ vài ba chục ngàn, thậm chí còn làm cá mồi, vì tiếc mà nuôi cũng chỉ thêm tốn công tốn của.

Con cá La hán có màu sắc tươi tắn, hấp dẫn, hoa văn lạ, đẹp và cái đầu gù to, ngoài nét đẹp và lạ ra còn là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng cho mọi người, mọi nhà. Và chỉ riêng với cái đầu gù đối với một số người Á Đông được xem lại biểu trưng của Phúc, Lộc, Thọ. Nhưng nói gì thì nói nuôi được con cá có nét quái đó trong nhà cái lợi trước tiên là mỗi lần nhìn ngắm nó tâm hồn mình được thêm sản khoái, giảm stress, thì chắc ai cũng công nhận.

Vì lẽ đó, người mua cá La hán bao giờ cũng cố săn tìm mua cho bằng được nhưng con cá đạt được cả hai tiêu chuẩn vừa nêu, dù phải trả giá cao. Và người nuôi bất cứ ai cũng cố gắng tìm mọi phương pháp để giúp những con cá trong hồ của mình sớm được lên màu, lên đầu, để hỏi uổng công chăm sóc. Đó là chưa nói đầu tư tốn kém..

Thực tế cho thấy, đã có người nhiều mừng rơn khi tự mình nuôi được những con cá La hán lên đầu, lên màu như ý muốn. Và ngược lại cũng nhiều người phải chán nản, nửa chừng từ bỏ thú chơi khi cố gắng nuôi mãi mà những con cá La hán trong hồ tuy lớn dần qua năm tháng nhưng chỉ vẫn là những chú cá tầm thường, với màu sắc lợt lạt, và cái đầu chẳng nhú tí u nần nào.

Chúng tôi đưa ra một số ít kinh nghiệm của nhiều nghệ nhân đã nuôi cá La hán lâu năm, và thành công trong việc cho cá mau lên màu, lên đầu. Việc này thạt ra không có gì gọi là bí quyết mà chỉ đòi hỏi người nuôi có chút ít kinh nghiệm và chịu khó chăm sóc chu đáo mọi mặt trong việc dưỡng nuôi từ lúc cá La hán còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành.

Phương pháp nuôi cá La hán lên màu

Như chúng ta đã biết, cá La hán lúc còn nhỏ dưới hai tháng tuổi các tế bào sắc tố chưa được phát triển nên màu sắc trên mình còn lợt lạt, đến nỗi trong cả trăm con cá giống nhau như một. Thậm chí trộn chung cá con của giống cá khác vào trông chúng vẫn giống nhau.

Từ hai tháng tuổi trở về sau, các tế bào sắc tố mới phát triển dần dần khiến con cá mỗi ngày mỗi tươi đẹp hơn, màu sắc đặc trưng rõ nét hơn và dãy hoa văn nằm dọc hai bên sườn cá cũng bắt đầu xuất hiện rõ nét dần…Ở tuổi này, thân mình con cá đã có chiều dài hơn 200mm, mua về nuôi tỉ lệ hao bớt cũng không còn nhiều. Nhưng con cá đã lên màu thì giá đã không còn rẻ nữa.

Có nhiều cách để giúp cá La hán lên màu tươi tắn:

Cá La hán thừa hưởng gien di truyền của cá bố mẹ chúng

Để có một số cá con đẹp, có giá trị kinh tế cao, trong việc nhân giống cá La hán không ai là không cẩn thân trong việc chọn lựa kỹ cặp cá bố mẹ. Ngoài việc tránh đồng huyết còn nghĩ đến việc chọn lựa kỹ về màu sắc trên mình cá trống lẫn cá mái phải thật sặc sỡ và trong càng lạ mắt càng tốt.

Màu sắc càng đều đặn, càng không có khuyết điểm nào và không có khoảng trắng nào giữa các màu trắng nên chọn. Cá bố mẹ của chúng có nhiều hy vọng đạt chuẩn về mặt này rất nhiều.

Lên màu bằng cách cho ăn từ lúc còn là cá La hán con

Kinh nghiệm cho thấy nếu biết cho cá La hán ăn đúng phương pháp, từ lúc còn là cá bột, cũng có nhiều hy vọng giúp cá sớm lên màu. Cá bột sau khi nở khỏi trứng khoảng vài ba ngày mới biết ăn. Trong những ngày đầu đời đó, cá bột không ăn vẫn sống được nhờ vào chất dinh dưỡng còn dự trữ trong thân chúng. Sau đó ta chỉ nuôi cá bột bằng trứng artemia, loại thức ăn này không những thích hợp lại còn bảo đảm đủ chất dinh dưỡng cho cá bột.

Cá con càng lớn tháng tuổi, ta cung cấp các loại thức ăn bổ dưỡng khác như trùn huyết đông lạnh, thức ăn tươi sống..

Lên màu bằng cách thỉnh thoảng cho cá La hán trống mái “kè” nhau

Kinh nghiệm cho thấy nếu thỉnh thoảng năm bảy ngày ta thả cá mái (cùng cỡ nhau) vào sống chung hồ với cá trống trong một đôi giờ rồi vớt ra, thì màu sắc của cá trống La hán sẽ tươi tắn hẳn lên. Nhưng cho chúng “kè” nhau theo cách này đôi khi rất nguy hiểm, vì cá trống có thể tấn công cá mái không chết cũng bị thương tật. Vì vậy, nếu áp dụng theo cách này thì tốt nhất ta phải túc trực cạnh bên để nếu gặp sự cố bất như ý là vớt cá mái ra ngay. Còn một cách “kè” khác là thả cá mái vào một ngăn hồ kế bên để cá trống sống cận kề cá mái nhưng có hung hăng muốn tấn công cũng không cách nào tấn công được, vì giữa “anh chị” đã có bức vách ngăn bằng kiểng cản trở rồi.

Cá trống La hán lúc đầu có thể sử dụng đôi môi to khỏe của nó nhắm vào hướng con mái mà tấn công. Nhưng, chẳng bao lâu sau đó, nó tỏ thái độ hòa hoãn, rồi ve vãn. Nhờ đó sẽ tăng kích thích tố trong cơ thể khiến màu sắc con cá tươi đẹp hơn… Nếu kè theo cách có vách ngăn này, ta có thể để chúng sống cạnh nhau vài ba ngày cũng được; sau đó trả cá mái về nơi sống trước đây của nó.

Cho cá La hán lên màu bằng thuốc

Những cách làm cho cá La hán lên màu vừa trình bày ở trên, nếu thành công thì chắc chắn ai cũng thích, vì màu này bền bỉ lâu “phai”. Còn việc làm cho con cá La hán lên màu bằng cách cho “uống” thuốc (thức ăn lên màu) màu tuy lên mau và tươi tắn thật, nhưng đó là.. màu nhân tạo, không mang tính vĩnh cửu, nên không mấy ai ham. Loại thức ăn lên màu này thường dùng để “trang điểm” cho những con cá La hán màu sắc không đạt để nhìn mà chơi, hoặc dùng trong trường hợp đem chú cá đi đấu xảo.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thức ăn lên màu dành cho cá kiểng. Người mua mặc sức tha hồ chọn lựa.

Nguồn: caytrongvatnuoi.com

Kỹ Thuật Để Cá La Hán Lên Màu, Lên Đầu

Cung cấp thức ăn phù hợp với màu sắc vốn có của cá

Nuôi dưỡng, chăm sóc là quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho cá, chẳng hạn cá Cislasoma có màu đỏ, thì chủ yếu vẫn là bản thân con cá phải có sắc gien sắc tố đỏ, khi nuôi chỉ cần khi pha chế thức ăn thì tăng thêm chất Astaxanthin (chất tăng màu đỏ) là được, khi cá ăn những thức ăn có chất astaxanlin thì các chất này sẽ tác động lên các phiến vảy, do đó cá của chúng ta sẽ ngày càng đỏ. Nhưng nếu như vảy cá của bạn không có gien sắc tố màu đỏ vàng kim, vàng quýt, thì chất astaxanlin trong thức ăn cung cấp cho cá cũng không thể nào mang lại hiệu quả, để cho các vảy cá không biến hòa thành các màu sắc khác thì chỉ có thể dựa vào những gien sắc tố tương đồng mới có thể đạt được hiệu quả xuất sắc.

Thức ăn lên đầu chỉ có tác dụng khi cá có gien đầu u

Thức ăn lên đầu cho cá la hán cũng vậy, ngoài thực phẩm ra thì cá cũng phải có gien đầu u thì mới đạt được hiệu quả mong muốn. cách thức chế biến thức ăn lên đầu cho cá la hán về cơ bản chỉ cần sử dụng một hàm lượng cao nhất Protein khi pha chế, loại chất này có trong các loại thịt chứa hàm lượng Cholesterol cao, hương vị dầu. Sau khi cho cá ăn một lượng lớn thức ăn này thì chúng sẽ tăng cân rất nhanh, do đó cũng sẽ nhanh chóng thấy trên đầu của chúng sẽ lồi lên một cục bướu rất rõ ràng. Nhưng chiếu theo trình tự bình thường thì ít nhất cũng phải từ 30-60 ngày thì mới có hiệu quả. Vì chúng cũng phải mất một khoảng thời gian nhất định thì cơ thể của chúng mới có thể tích lũy và hấp thu được những chất có trong thức ăn này khi đó mới có những biểu hiện ra bên ngoài. Còn đối với cá con thì bắt buộc chúng phải có gien u đầu thì mới có thể phối hợp với các thức ăn giàu Cholesterol và sau đó tích lũy lên đầu được.

Cá la hán của bạn nuôi không đẹp như ở cửa hàng bán cá hay trong sách vỡ, có thể chúng vẫn có đầu u và biểu hiện màu sắc tươi đẹp nhưng không nhiều, những con cá biểu hiện như thế này chỉ chiếm tỉ lệ 1/1.000 hoặc ít hơn nữa. Những chú cá mà bạn thấy màu sắc của chúng rất đẹp và tươi. Sở dĩ chúng có được ‘phong độ’ như thế là ví chúng luôn được thưởng thức những thực phẩm có chứa chất tăng màu.

Điều kiện sống để cá giữ được màu sắc đẹp, đầu gù lớn

1. Nước tuần hoàn – có thể sẽ đào thải được các phế vật ô nhiễm trong bể một cách tạm thời.

2. Lượng thức ăn cho vào bể phải vừa đủ – nếu cho nhiều quá sẽ làm ô nhiểm nguồn nước, còn quá ít thì cá không đủ no, thông thường khi cho ăn trông thấy bụng cá to hơn bình thường một chút là được.

3. Dùng cát san hô làm lưới lọc nước – loại cát này rất giàu chất calcium, tác dụng nâng cao độ PH trong nước, làm cho nước không bị biến chất.

4. Tăng lượng ánh sáng. Mỗi ngày cá cần 1 lượng ánh sáng thích hợp, như thế màu sắc của cá sẽ tươi và sáng hơn.

Kĩ Thuật Ép Đẻ Cá La Hán

rất dễ cho đẻ, nhưng để duy trì một cặp cá đẹp, đẻ nhiều là cả một thách thức. Và hiện nay phong trào đã đi xuống do xu hướng kiếm lời từ những người kinh doanh, họ đem những con cá không có đầu ra ép để bán. Vì người mua cá nhỏ chưa thể xác định được đó có lên đầu hay không phải mất từ 3-5 tháng thì mới biết và khi biết họ tỏ ra chán nản không thích thú nuôi nữa đó chính là lí do khiến phong trào đi xuống, vì vậy mình khuyên bạn khi ép thì nên lựa chọn những cặp cá đẹp xuất sắc.

Cặp Cá Giống đẹp

cá la hán mái

– Cặp cho ép phải xuất sắc thì cá con mới đẹp và có tỉ lệ đâu cao

– Cá mái nên có châu nhiều (vì cá mái thường không có gù)

– Cá trống dáng đẹp, gù to, đuôi không túm hay bị tật gì hết, châu sáng

Nguyên tắc đầu tiên cần phải nhớ là trống phải to hơn cá mái. Giải thích cho việc này là bởi vì trong thời gian đẻ trứng, mái rất dữ và có thể làm trống bị thương nghiêm trọng hoặc nặng hơn là có thể giết chết nó. Một con trống lớn có thể khống chế con mái một cách dễ dàng, và điều quan trọng hơn hết là bạn phải có nhiều hồ, nếu không bạn sẽ bị đọng khi con nở và lớn lên, vì lớn rất nhanh.

Khi đã chọn được cặp cá ưng ý, cho cả 2 vào cùng 1 hồ, nên ngăn đôi bằng 1 tấm kính.

Đợi cho đến khi nào chúng không còn tỏ vẻ hung hăng với nhau nữa thì hãy bỏ tấm kính ngăn đi. Nhớ là phải tiếp tục quan sát chúng để đề phòng rủi ro vì 2 con có thể cắn nhau.

Sau khi 2 con cảm thấy thích hợp và bắt cặp với nhau thì mái sẽ có những sọc đen trên thân mình và bắt đầu dùng miệng dời sỏi hoặc làm sạch giá thể để làm tổ. mái sẽ dọn dẹp sạch sẽ nơi nó dự định đẻ trứng, đôi khi con trống cũng tham gia công việc này.

Lúc này, cơ quan sinh dục của mái sẽ lòi ra, và sẵn sàng đẻ trứng trong vòng 5-7 giờ. Con trống thì rất hung hăng và màu sắc có vẻ hơi “phai”, đầu có thể xẹp đi một chút, nhưng bạn đừng bận tâm vì khi ép xong khỏang 2 ngày sau nó sẽ trở lại bình thường.

Nếu quan sát bạn sẽ thấy rằng cứ mỗi sau khi mái đẻ 1 lượt thì cá trống sẽ đi theo và thụ tinh cho trứng, bằng cách “chà” lên ổ trứng. Cố gắng đừng cử động mạnh hay gây tiếng động lớn để cho đừng bị stress. mái sẽ đẻ trong vòng 30 phút đến 3 giờ và số trứng đạt được khoảng từ 1000 – 5000 trứng.

Thứ nhất: để trứng lại cho bố mẹ chăm sóc. Cách này ít người chọn, vì mẹ thường ăn con

Thứ hai: Lấy trứng ra và đặt nó vào một cái hồ nhỏ đã được xử lý nước và khử trùng (hoặc lấy nước từ hồ cá bố mẹ đã bắt cặp). Việc khử trùng giúp cho những trứng hư không lây san những trứng khác.

bố mẹ bảo vệ và ấp trứng tốt nhưng cũng có thể sẽ ăn hết trứng nếu chúng cảm thấy bất an. Vì vậy, bạn nên lấy trứng ra ấp riêng để tránh được rủi ro.

Đặt giá thể có trứng vào hồ ấp. có 2 cách :

* 1. Nếu đem dĩa trứng ra hồ nhỏ để ấp thì để nghiêng (khỏang 75 độ) vào thành hồ (đối với hồ bề rộng 30cm)

* 2. Nếu cho ấp trực tiếp tại hồ cá đẻ thì để nằm ngang với đáy bể, giảm mực nước đi 50%

Những trứng màu trắng là trứng hư, nếu giá thể được đặt nằm ngang cá con sẽ ăn những trứng này (cũng itện chứ hỉ).

Bật sủi không khí với cường độ nhẹ. Không được để bọt khí sủi trực tiếp vào trứng, nên để cách xa khoảng 5 – 10 cm. Đừng quên tắt máy lọc nếu bạn không muốn bột khi nở ra sẽ bị hút vào máy

Trứng sẽ nở sau khoảng 50 giờ, nếu hơn 72 giờ thì chất lượng con sẽ không tốt. Trứng đầu tiên sẽ mọc đuôi và nếu bạn quan sát kỹ, bạn sẽ thấy những chấm đen nhỏ, đó là mắt cá. Bạn sẽ nhận ra rằng không phải tất cả mọi trứng đều nở. Một số trứng không thể nở vì không được thụ tinh. Đã có trường hợp trứng nở rất ít nhưng bạn đừng lo, cá sẽ đẻ trong khoảng từ 3 – 6 tuần sau nếu có chế độ cho ăn tốt. Do vậy, nếu thất bại, bạn vẫn còn cơ hội để thử lại.

Sau khi cặp đẻ trứng, bạn phải tách riêng chúng ra. Cặp cá có thể oánh nhau dữ dội sau khi đẻ, vì vậy, hãy lưu tâm đến chúng.

Hệ Thống Cá Cảnh, Cá Kiểng Hoàng Lam Chi Nhánh 1: 1015/11 Huỳnh Tấn Phát Q7 0975880333

Chi Nhánh 2: C20 CMT8, P.Cái Khế, Tp.Cần Thơ 0859880333

Cách Lên Màu Cho Cá La Hán

Cách lên màu cho cá La Hán

Cách lên màu hiệu quả cho cá La Hán!

https://thuyte.com/hinh/tin/to/1514727367.jpg

Tom tron, carofin, thay nuoc,Tom tron carofin thay nuoc

Cách lên màu hiệu quả cho cá La Hán!

1. Cách làm tôm trộn lên màu :

Tôm : quá quen thuộc và dễ kiếm Ít calo, nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, bao gồm selen và vitamin B12. Giống như cá, tôm cũng chứa nhiều axit béo omega-3. Hàm lượng Protein: 90% lượng calo. Một khẩu phần ăn 85 gam chứa 18 gam protein, và chỉ có 84 calo.

Sau đó cho vào máy xay ,xay nhuyễn.

Menvi sinh 🙁 bắt buộc) tạo lợi khuẩn cho cá tránh cho cá bị sình bụng đi phân trắng dẫn đến tử vong 1 gói dùng cho 100gr tôm.

Vitamin, khoáng chất: Cách bạn cho thêm vào phân tôm mình các loại vitamin , thường mình dùng loại vi ta min tổng hợp dành cho người .

Chất tạo màu:

-Carofin pink hoặc biofill red loại này dùng để tăng sắc tố đỏ cho cá ( chỉ sử dụng cho loại cá có sắc tố đỏ ) – 100-150k /10 gr khi cho dùng tôm trộn sẽ có tác dụng rõ rệt sau 1 tuần .

Chất kết dính:

Dạng kẹo giúp kết dính các mảng tôm cùng các chất trên lại thành mảng , và có cả chất dẫn dụ mồi làm tăng cảm giác thèm ăn của cá.

Các bạn làm theo trình tự trên sau đó kết quả sẽ được như thế này

Để khoảng 20-30 phút để tất cả các chất ngấm vào trong tôm

Sau đó các bạn có thể dát mỏng ra bao để vào ngăn đông sử dụng dần , hạn sử dụng có thể lên đến 2 tháng , nếu thành công làm nhiều các bạn có thể chia sẽ cho các bạn cùng chơi hoặc bán lại tôm trộn này.

2 Các loại mồi sống :

– Tép tưới: là loại thức ăn lên màu rất tốt, ngoài chất dinh dưỡng, vỏ tép có chứa nhiều carotene giúp cá lên màu. Để giữ tép sống lâu chúng ta cần phải xục khí mạnh.Tép tươi cũng là loại thức ăn ít mầm bệnh.

– Cá chép mồi: là loại thức ăn phổ biến và tương đối rẻ tiền so với cá hoang và tép. Tuy nhiên, cá chép thường mang mầm bệnh và có thể truyền cho cá của bạn. Mầm bệnh mà cá chép thường lây truyền là bệnh đốm trắng hay trùng quả dưa (Itch – Ichthyophthirius multifiliis). Nên rửa sạch cá mồi trước khi cho cá ăn. Nếu kỹ lưỡng, chúng ta nên nuôi cá chép mồi trong hồ riêng có bỏ chút muối để sát trùng, theo dõi cá mồi trong vài ngày và chữa bệnh cho chúng nếu thấy cần thiết.

– Cá ròng ròng: là loại thức ăn bổ dưỡng và có nhiều kích cỡ phù hợp cho cá ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên, cá ròng ròng được ươm nuôi làm thức ăn cho cá có thể mang mầm bệnh (do mật độ nuôi cao). Nhiều trường hợp cá La Hán ăn ròng ròng bị nhiễm bệnh đường ruột. Cách xử lý trước khi cho cá ăn cũng tương tự như với cá chép mồi.

– Trùn chỉ: là loại thức ăn bổ dưỡng và tương đối rẻ tiền. Tuy nhiên, trùn chỉ nổi tiếng là mang nhiều mầm bệnh vì chúng sống ở những nơi ô nhiễm. Trước khi cho cá ăn chúng ta nên bỏ trùn chỉ vào chậu và xả nước cho sạch hết chất dơ. Bỏ chúng vào hồ 8 tấc xục khí mạnh trong một ngày trước khi đem cho cá ăn. Có người kỹ hơn đem đông lạnh trùn chỉ để sát trùng. Cách này an toàn hơn nhưng phải để ý cho cá ăn vừa đủ thôi vì trùn dư sẽ làm dơ nước.

– Lăng quăng và bo bo: đây là hai loại thức ăn đặc biệt dùng để nuôi cá bột, cá con. Cá ăn lăng quăng chóng lớn và lên màu rất nhanh. Nhưng các loại thức ăn này cũng có thể chứa mầm bệnh nên cần đổ ra vợt và rửa sạch trước khi cho cá ăn. Chúng có thể được trữ trong tủ lạnh cả tuần mà vẫn sống (miễn là đừng để trên ngăn đá!), nhiệt độ thấp sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa thành muõi của lăng quăng. – Thức ăn đông lạnh: Các loại thức ăn đông lạnh ít chứa mầm bệnh vì đã được hạ nhiệt độ để sát khuẩn. Thức ăn đông lạnh còn có một ưu điểm là tiện lợi và tiết kiệm thời gian, tuy nhiên vì chúng không “khoái khẩu” bằng thức ăn tươi nên phải tập cho cá quen với thức ăn loại này.

– Tôm tép đông lạnh: đây là loại thức ăn bổ dưỡng và khá phổ biến. Nhiều người nuôi cá La Hán bằng tôm đông lạnh đã lột bỏ vỏ. Loại tép tươi cỡ nhỏ vừa khá rẻ tiền, khỏi lột vỏ mà lại có nhiều carotene. Tép nhỏ rất dễ kiếm vào mùa mưa, từ khoảng tháng 6 cho đến sau Tết. Đôi khi ngoài mùa tép bạn cũng mua được loại tép nhỏ vỏ mềm như tép bạc tuy nhiên loại tép này dễ tan làm nước rất tanh.

3. Chế độ thay nước :

Chế độ thay nước rất cần thiết để hồ của bạn luôn sạch cũng như màu sắc của cá luôn tươi sáng , khỏe mạnh

Thường nều các bạn có thời gian tốt nhất ngày thay 10% nước

Hoặc 3 ngày 30-40% nước

Nếu dùng nước thủy cục thì các bạn nên sục oxi trước 2 ngày để clo bay hết ra khỏi nước tránh tình trạng sốc nước .

Cập nhật thông tin chi tiết về Kĩ Thuật Để Cá La Hán Lên Màu trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!