Bạn đang xem bài viết Khó Khăn Và Giải Pháp Cho Nghề Nuôi Cá Cảnh được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Là tỉnh có hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng bờ biển dài hơn 32 km và vị trí địa lý gần chúng tôi nên Tiền Giang có điều kiện rất thuận lợi để nuôi cá cảnh, song nghề này vẫn chậm phát triển.
Theo giới kinh doanh cá cảnh lâu năm, nghề nuôi cá cảnh tại Tiền Giang bắt đầu hình thành từ đầu những năm 1980 với một cơ sở chuyên bán cá cảnh tại phường 1 (TP Mỹ Tho). Nhưng chỉ vài năm sau thì cơ sở này đóng cửa.
Mãi đến năm 1990, nghề SXKD cá cảnh mới bắt đầu nhen nhóm trở lại với vài hộ làm quy mô nhỏ. Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Giác ở phường 5 (TP Mỹ Tho) chuyên nuôi cá tàu, lia thia trên diện tích 400 m2, hộ ông Lê Văn Đực cũng nuôi 300 m2.
Trong 5 năm gần đây, quy mô cũng như sản lượng các cơ sở SXKD cá cảnh vẫn không có sự biến động lớn. Bên cạnh cơ sở mới hình thành thì cũng có nơi hoạt động không hiệu quả phải đóng cửa. Hiện nay, theo số liệu khảo sát chưa đầy đủ của ngành chức năng, Tiền Giang có trên 70 cơ sở SXKD cá cảnh phân bố ở các vùng nước ngọt phía Tây của tỉnh nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở TP Mỹ Tho.
Qua kết quả khảo sát của cơ quan quản lý thủy sản, hầu như các cơ sở SXKD cá cảnh đều không có kế hoạch mở rộng quy mô, mà chủ yếu là giữ nguyên, thậm chí có hộ dự định thu hẹp SX. Hiện các cơ sở cung cấp cho thị trường trên 20 loài cá cảnh các loại, nhưng chỉ 7 – 8 loài có thị trường tiêu thụ ổn định.
Cá cảnh, một đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao
Gần đây, cơ cấu các loài cá cảnh đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tăng tỷ lệ các loài cá cảnh có giá trị cao. Tuy nhiên, các loại cá giá trị thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao, trong số xấp xỉ 3 triệu cá cảnh cung cấp cho thị trường hằng năm thì các loài có giá trị cao như cá dĩa, cá Phượng Hoàng, cá ba đuôi chiếm gần 50%, còn lại là loài có giá trị thấp như cá bảy màu, trân châu, cá lia thia.
Do đặc thù phân bố, nên nghề nuôi cá cảnh trên địa bàn tỉnh chủ yếu là cá nước ngọt. Thị trường tiêu thụ chủ yếu qua các thương nhân kinh doanh, xuất khẩu cá cảnh tại TPHCM, chỉ một số ít được bán phục vụ nhu cầu trong tỉnh. Bên cạnh đó, một số hộ bắt cá bột từ TPHCM về ương dưỡng trong vài tháng thành cá giống lớn rồi giao trở lại nơi cung cấp giống.
Theo các chuyên gia thủy sản, nhu cầu tiêu thụ cá cảnh trên thị trường rất đa dạng và thường xuyên thay đổi nên việc kịp đáp ứng nhu cầu là một vấn đề khó, nhất là đối các cơ sở SXKD cá cảnh quy mô nông hộ.
Tuy nhiên, nếu kiên trì gắn bó với nghề, lựa chọn những loài có đầu ra ổn định, đầu tư SX giống theo nhu cầu của thị trường, đồng thời tích lũy kinh nghiệm, nâng cao được tỷ lệ sống thì đây là một nghề có thu nhập khá so với các nghề nông nghiệp khác và có thể mang lại công ăn việc làm 3 – 4 nhân khẩu chỉ với diện tích 300 – 400 m2.
Mặc dù, trải qua chặng đường khá dài nhưng nghề nuôi cá cảnh ở Tiền Giang có thể nói là chậm phát triển. Hầu như các cơ sở đều hình thành tự phát, manh mún; thậm chí cạnh tranh tiêu cực, chưa thống nhất được về một hướng. Đến nay vẫn chưa tập hợp được những người nuôi cá cảnh lại với nhau thành tổ chức hội, việc quy hoạch nuôi cũng chưa được quan tâm xây dựng.
Theo kết quả khảo sát, đa phần chủ các cơ sở SXKD cá cảnh chưa qua đào tạo bài bản mà chủ yếu học lỏm hay tự mày mò, rút kinh nghiệm. Trong khi đó các tài liệu kỹ thuật về cá cảnh rất hiếm, các lớp dạy nghề nuôi rất thưa thớt, người nuôi chưa nhận được sự trợ giúp nào về kỹ thuật nuôi, nguồn vốn SX cũng như tiếp cận thị trường.
Hầu hết các hộ nuôi cá cảnh xuất bán cho các đầu mối thu mua ở các chợ cá cảnh tại TPHCM. Các đầu mối thu mua này có mối liên hệ chặt chẽ với các hộ SXKD cá cảnh lâu năm trong nghề và các hộ này thường chỉ giới thiệu lại cho một số anh em, bà con thân tộc. Vì thế hộ mới đầu tư nuôi rất khó kiếm được đầu ra. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ cá cảnh trong và ngoài nước nói chung ngày càng thu hẹp do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế.
Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, các mương rạch trong thành phố dần bị thu hẹp, bồi lấp và nhiễm bẩn nên có hơn 2/3 số hộ nuôi cá cảnh sử dụng nguồn nước giếng khoan. Chất lượng nước giếng khoan tại TP Mỹ Tho có thể nuôi được nhiều loại cá cảnh nước ngọt nhưng khi muốn cho sinh sản một số loài cá có giá trị cao như cá dĩa cần có biện pháp giảm độ cứng.
Tuy nhiên, hiện tại chỉ có một số ít hộ nuôi cá cảnh có diện tích ao, bể thực hiện các biện pháp lắng lọc nước giếng trước khi đưa vào nuôi cá nên cũng có ảnh hưởng đến sức sinh sản cũng như tỷ lệ sống của một số loài.
Trong nuôi cá cảnh, trùn chỉ và trứng nước là hai loại thức ăn chủ lực. Trong đó, nguồn trứng nước đã chủ động SX được trong tỉnh nhưng trùn chỉ thì lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp từ TPHCM với số lượng có hạn và khan hiếm vào các tháng cuối mùa khô. Do đó, một số hộ dân có ý định đầu tư nuôi cá cảnh còn e ngại vì không tìm được nguồn cung cấp trùn chỉ.
Giống như các loại cá nuôi khác, cá cảnh cũng thường mắc những bệnh như ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn. Tuy nhiên, khi cá mắc bệnh việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc xử lý nước, rất khó đưa thuốc vào cơ thể cá bằng đường thức ăn vì cá cảnh có thói quen ăn thức ăn tươi sống.
Hơn nữa, việc điều trị bệnh chủ yếu sử dụng kháng sinh mua ở các tiệm thuốc tây để ngâm tắm cá bệnh và thuốc thú y thủy sản khác chứ chưa có loại thuốc đặc trị cho cá cảnh…
Trong những năm sắp tới, tốc độ đô thị hóa sẽ tiếp tục gia tăng, đồng thời mức sống của người dân đô thị được nâng cao, nhu cầu giải trí, thư giãn ngày càng tăng cao kéo theo nhu cầu cá cảnh ngày càng lớn. Đồng thời, Việt Nam cũng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, cơ hội giao lưu trao đổi xuất nhập khẩu cá cảnh với các nước mở ra.
Để nghề nuôi cá cảnh phát triển, đáp ứng nhu cầu thị trường cần phải có quy hoạch vùng nuôi tập trung gắn tiềm năng với nhu cầu thị trường, từ đó đầu tư cơ sở hạ tầng và có chính sách hỗ trợ về vốn, tìm kiếm thị trường cho người nuôi. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng xúc tiến thành lập Hội cá cảnh để chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi; đồng thời nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường cũng như tìm đầu ra ổn định.
Các hộ nuôi cần áp dụng một số biện pháp xử lý nước trước khi đưa vào nuôi cá như lắng lọc nước bằng hệ thống lọc cơ học hay sinh học để làm sạch và mềm nước tạo môi trường thích hợp cho sự sinh sản và phát triển của nhiều loài cá cảnh có giá trị cao.
Đồng thời nghiên cứu sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên có thể tự SX được như trứng nước, trùn quế, trùng cỏ, ấu trùng artemia hay thức ăn viên tổng hợp. Nếu có điều kiện thì tiến hành nuôi trùn chỉ tại nông hộ để chủ động được nguồn thức ăn và hạn chế mang mầm bệnh cho cá nuôi.
Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Ngành Cá Tra Việt Nam
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhu cầu xuất khẩu cá tra năm 2023 sẽ tăng khoảng 20%, đặc biệt ở các thị trường châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông. Còn theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thị trường cá tra năm 2023 sẽ tăng trưởng 10%, đạt kim ngạch hơn 1,7 tỷ USD.
Năm 2023, diện tích nuôi cá tra của cả nước đạt gần 5.000ha, sản lượng 1,2 triệu tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, thị trường Mỹ đạt 387 triệu USD, tăng 22,8%; thị trường Trung Quốc đạt 304,7 triệu USD, tăng 88,7%. Năm 2023 cũng chứng kiến sự thay đổi về cơ cấu tỷ trọng của các thị trường nhập khẩu cá tra từ Việt Nam, theo đó, các thị trường EU, ASEAN có chiều hướng giảm trong khi giá trị xuất khẩu tại thị trường Mỹ, Trung Quốc hay Trung Đông, Nhật Bản có dấu hiệu tăng. Đặc biệt, Trung Quốc được dự báo sẽ sớm vượt qua Mỹ để trở thành thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.
Tuy nhiên, các nhà máy chế biến cá tra hiện nay đang phải giảm công suất, chế biến cầm chừng do thiếu nguyên liệu. Hiện giá cá tra nguyên liệu mua tại ao ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) loại 1kg/con ở mức 25.500 – 26.000 đồng/kg. Mức giá này được dự báo sẽ còn tăng trong thời gian tới do sản lượng cá cung cấp cho các nhà máy chế biến hiện chỉ đạt 40%, tương đương hơn 2.000 tấn/ngày, thiếu hụt khoảng 2.500 tấn/ngày. Ngoài ra, giá cá tra giống cũng tăng gấp 3 lần so với trước đây. Hiện giá cá giống loại 25 con/kg đã lên đến hơn 40.000 đồng/kg song cũng không cung ứng đủ cho thị trường.
Vấn Đề Quy Hoạch Và Liên KếtĐBSCL là vùng nuôi cá tra chính của nước ta. Trước đây, có 10 tỉnh thả nuôi cá tra, nhưng hiện nay, theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, một số địa phương đã thu hẹp hoặc không còn hoạt động nuôi cá tra nữa. Chẳng hạn, tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long giảm diện tích và sản lượng nuôi, tỉnh Kiên Giang hoàn toàn không còn nuôi, trong khi một số địa phương khác lại tăng diện tích và sản lượng. Thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra, một số địa phương nuôi cá tra chủ lực như Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp đã ban hành quy hoạch vùng nuôi, một số địa phương khác cũng bước đầu hoàn thiện công tác rà soát quy hoạch vùng nuôi, góp phần định hình bản đồ quy hoạch vùng nuôi cá tra của cả nước, giúp nâng cao công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất của chính phủ đối với hoạt động nuôi cá tra.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến cá tra cũng đã dần hình thành vùng nuôi nguyên liệu tự chủ, đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật nguyên liệu cũng như ổn định nguyên liệu đầu vào phục vụ cho chế biến xuất khẩu, đáp ứng các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc và chất lượng sản phẩm của các thị trường xuất khẩu khó tính, nâng cao chất lượng và giá thành của sản phẩm cá tra của Việt Nam.
Ngược lại, nông dân nuôi cá tra lại tương đối dè dặt trong việc thả nuôi cá tra. Sau những khó khăn liên tiếp từ vài năm gần đây, người nuôi cá tra rơi vào cảnh cạn kiệt nguồn lực hoặc khá thận trọng trước quyết định thả nuôi vụ mới. Do đó, dù giá nguyên liệu đang tăng cao, song nhiều người nuôi vẫn không mặn mà thả giống vụ mới do lo ngại không biết giá còn duy trì được cho đến khi thu hoạch vụ mới hay lại rơi vào cảnh “được mùa mất giá”. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng trên là do khả năng liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến còn kém. Chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi chưa nhiều, chưa chặt chẽ, nhiều hộ còn gặp khó khăn trong việc ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp chế biến. Nguyên nhân đến từ cả 2 phía, doanh nghiệp và hộ nuôi. Có trường hợp doanh nghiệp không tái đầu tư cho người nuôi vụ kế tiếp, song cũng có trường hợp hộ nuôi tự ý phá hợp đồng, bán sản phẩm ra bên ngoài khi thấy được giá dẫn đến tình trạng trên.
Con giống cũng là vấn đề cần được tháo gỡ ngay nếu muốn đạt được mục tiêu đề ra cho ngành cá tra năm 2023. Hiện nay, cá tra giống đang thiếu hụt nghiêm trọng tại ĐBSCL. Hiệp hội Cá tra Việt Nam cũng thừa nhận tình hình thiếu hụt cá tra giống là có thật. Nguyên nhân do giá cá tra giống sụt giảm mạnh vào cuối năm 2023 đã khiến nhiều trại ương đồng loạt ngừng sản xuất, chờ giá tăng, khiến sản lượng cá giống sụt giảm đột ngột. Đến khi giá cá tăng trở lại thì sản xuất không kịp cung ứng cho thị trường. Cộng thêm những diễn biến không thuận lợi của thời tiết trong những tháng đầu năm 2023 lại càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất cá giống.
Cùng với đó, các nhà khoa học cũng chỉ ra vấn đề tồn tại hiện nay của các cơ sở ương nuôi cá tra giống, đó là tỷ lệ sống trong quá trình ương nuôi cá tra giống đang giảm. Hiện sản lượng cá tra bột toàn vùng ĐBSCL đã tăng vọt từ gần 500 triệu con vào năm 2000 lên hơn 30 tỉ cá tra bột, trong khi đó sản lượng cá tra giống hiện nay chỉ hơn 2 tỉ con. Điều này cho thấy sản lượng cá bột tăng nhưng cá giống không tăng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trước hết là do mật độ ương quá cao nên thức ăn tự nhiên ban đầu cho cá bột không đủ, môi trường ao ương không đảm bảo.
Tháo Gỡ Khó KhănCó thể nói tình hình quy hoạch nuôi chắc chắn sẽ được cải thiện sau khi các địa phương hoàn thành quy hoạch vùng nuôi, từ đó chấn chỉnh dần hoạt động thả nuôi của người dân, không để tái diễn hiện tượng tự phát, mạnh ai nấy làm như thời gian vừa qua. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn cần phải tăng cường hơn nữa liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp và người nuôi hợp tác hiệu quả, bền vững để đạt mục tiêu cùng có lợi.
Đối với vấn đề con giống và vật tư, cơ quan quản lý nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống cá tra mở rộng quy mô, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật để nâng cao chất lượng con giống, kiểm tra, kiểm soát chất lượng con giống chặt chẽ hơn. Cần phải hoàn thiện quy trình kỹ thuật ương giống, nâng cao năng lực quản lý, cần có sự hỗ trợ tích cực từ ngành chức năng và sự liên kết giữa nông dân và nhà khoa học. Các nhà cung cấp thức ăn thủy sản, thuốc thú y thủy sản cũng cần liên kết chặt hơn với doanh nghiệp chế biến và người nuôi cá để phân phối lợi nhuận hợp lý và chia sẻ rủi ro trong chuỗi sản xuất.
Về thị trường tiêu thụ, hiện nay Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho mặt hàng cá tra của Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc được dự báo sẽ sớm vượt qua Mỹ để trở thành thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam. Theo nhận định của Hiệp hội Cá tra, tuy đang có mức tăng trưởng khá cao, song Trung Quốc vẫn luôn được đánh giá là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Không chỉ rủi ro trong hoạt động mua bán, thị trường Trung Quốc cũng ngày càng khó tính về chất lượng sản phẩm. Hiện thị trường Trung Quốc đã bắt đầu xiết chặt các quy định về quản lý chất lượng cá tra nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp cũng cần chú ý điều này.
Cần đa dạng hóa hơn nữa các sản phẩm cá tra xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm chế biến và sản phẩm giá trị gia tăng cao. Theo nhận định của ngành hải quan, cá tra năm 2023 xuất khẩu với 35 loại sản phẩm. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là cá tra đông lạnh, chiếm đến 99,2% kim ngạch; còn lại tỷ lệ quá nhỏ cá tra chế biến (cá tra tẩm gia vị, cá tra tẩm bột, cá tra cuộn hoa hồng và cá tra xiên que…). Một nghiên cứu của các chuyên gia ở Khoa Công nghệ thực phẩm (Trường ĐH Nông lâm TPHCM) cho biết, thịt phi lê chỉ chiếm khoảng 36% trọng lượng con cá. Còn lại 64% trọng lượng con cá thường được gọi là phụ phẩm, thậm chí là phế phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chưa được quan tâm chế biến thành sản phẩm có chất lượng. Với sản lượng cá tra một năm trên 1 triệu tấn, tiềm năng chưa được khai thác còn rất lớn.
Để làm được điều này, các doanh nghiệp chế biến cần đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm theo hướng bền vững, gia tăng giá trị cho các sản phẩm chế biến. Cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiệp cũng cần tự nhận thức tầm quan trọng của việc cải tiến công nghệ nếu muốn tiếp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh hiện nay.
Khó Khăn Đời Thợ Săn Cá Cảnh Biển
Săn cá cảnh biển vất vả, nguy hiểm, đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng đã trở thành sinh kế của nhiều thợ lặn. Cũng vì nghề mà nhiều người bỏ mạng hoặc đánh mất tuổi thanh xuân của mình nơi biển khơi. Tôi đã hòa vào những người săn cá cảnh biển ở Nha Trang (Khánh Hòa) để hiểu những nhọc nhằn, hiểm nguy của nghề này
Mới 3 giờ sáng mà làng thợ lặn ở xóm Chụt thuộc khóm Tây Hải, phường Vĩnh Nghiên, TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã đông đúc lạ thường. Đàn bà, trẻ con í ới gọi chồng, gọi cha thức dậy ra biển bắt đầu một hành trình mới. Những bữa cơm sáng được cánh thợ lặn đánh nhanh rút lẹ. Anh em Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Văn Phong cũng tay xách nách mang nào ống lặn, lưới, bếp than và nồi cơm nhỏ thẳng tiến ra biển. Chiếc ghe máy nhỏ nổ bành bạch, đưa anh em Vũ cùng những thợ lặn khác ra khơi.
Việc nguy hiểm nhưng đồ nghề sơ sài
Cạnh ghe Vũ, hơn 20 chiếc ghe khác cũng nhanh chóng lướt sóng. Trên ghe, Vũ huyên thuyên kể với tôi chuyện nghềBảo hộ lao động giúp bạn yên tâm hơn khi làm việc – Hãy vào đây để lựa chon sản phẩm ưng ý cho mình http://dhgroup.vn Bị tiếng sóng át mất giọng, miệng Vũ mở to hết cỡ, nói như hét: “Mùa này cá ít, nước biển lại lạnh nên nhiều thợ lặn không săn được cá cảnh, chỉ những người chuyên nghiệp, làm thường xuyên thì mới được chút đỉnh. Cá thường như Domino, các loại Thia, Mao Tiên, Kẽm Bông, Thù Lù, Nàng Đào… có khá nhiều và dễ lưới hơn, giá lại rẻ chỉ từ 1.000 đến 20.000 đồng/con nhưng ít được khách hàng ưa chuộng. Còn các loại cá hiếm, đẹp đang được giới chơi cá ưa chuộng như Hoàng Đế, Hoàng Gia, Hoàng Hậu… giá từ 150.000 đồng trở lên vừa ít, lại khó tìm.
Đang kể, bỗng Vũ ngừng chuyện, bảo tôi ngồi trên ghe đợi, rồi anh em Vũ nhanh chóng mặc đồ nhái, tháo ống hơi cột vào người, ngậm trên miệng và nhảy tùm xuống biển. Hai cái thân nhỏ xíu, mong manh nhảy xuống làm nước biển văng vào mặt tôi lạnh ngắt. Dụng cụ mà anh em Vũ mang theo khá sơ sài, ngoài bộ đồ nhái thì chẳng có gì “ngon” hơn; không có bộ đồ lặn chuyên nghiệp, trên người chỉ có 200 m ống dây nhựa được đưa vào miệng để truyền hơi từ chiếc máy nổ đang vận hành.
Lặn được 1-2 giờ, Vũ trồi lên, nhả ống hơi, khoe với tôi vài chú cá cảnh vừa lưới được. Toàn những thứ rẻ tiền, chỉ được một con Bông Thụt mà Vũ cho là hiếm, trị giá 15.000 đồng. Chốc chốc, thằng Phong, em Vũ, cũng trồi lên trút vài con mực, tôm, cá… khác xuống ghe, rồi khoe: “Dù săn cá cảnh nhưng thấy gì tụi em cũng bắt, được cá, mực thì bán cho mối lái ở chợ; còn sắt, thép, đồng thì bán cho cửa hàng phế liệu; sò, ốc bán riêng. Như thế mới sống khá được”. Cứ thế, khoảng 2 giờ một lần, anh em Vũ lại trồi lên, nghỉ mệt. Phong hút thuốc cho ấm bụng, còn Vũ không biết hút thuốc nên miệng tóp tép nhai kẹo. Rồi bữa trưa vội vàng từ những thứ có trên ghe được họ lùa nhanh vào miệng…
Đến 15 giờ, chúng tôi lên ghe quay vào bờ, kết thúc một ngày lặn. Nhìn mớ cá, mực, sò trên ghe, Vũ cười, nói: “Cũng được gần cả triệu bạc rồi. Chưa kể một ít cá cảnh nữa cũng hơn 1 triệu đấy”.
Ghe chúng tôi vừa tấp vào bờ, hơn chục bạn hàng đã ngồi sẵn ở đó. Họ chia từng nhóm, nhóm chuyên thu cá, mực ngồi một bên, nhóm chuyên phế liệu một bên và cá cảnh một bên. Cảnh buôn bán tấp nập diễn ra nhanh chóng. Mối lái vừa thu mua của các ghe xong, họ nhanh chóng sang tay cho các mối khác chuyên phân phối cá cảnh cho các cửa hàng ở TPHCM. Mỗi lần sang tay như vậy, các mối lái lời đến gấp 2 lần.
Có một điều ít ai biết là công đoạn mang những chú cá cảnh lên bờ khó hơn cá thịt rất nhiều. Một thợ lặn có thâm niên hơn 15 năm săn cá cảnh biển cho biết để đánh được dòng họ Hoàng Đế, Hoàng Gia, Hoàng Hậu…, thợ lặn phải lặn sâu hơn, khoảng từ 20 m – 30 m, nước rất lạnh và nguy hiểm hơn nhiều. Chưa kể, cá thường trốn trong hốc đá, hang sâu, đôi khi thợ lặn phải chui vào tận hang mới lưới được, nếu không được phải dùng tiểu xảo”. “Tiểu xảo”, theo một thợ lặn, là vì cá ở trong hang, thợ phải dùng thuốc mê cho vào ống xi lanh rồi bơm vào hang cá. Cá lừ đừ bơi ra thì dùng vợt vớt. Sau đó ngâm cá trong nước một thời gian để cá tỉnh. Giai đoạn tiếp theo là dùng kim tiêm nhẹ vào bong bóng cá cho xì bớt hơi, rồi từ từ mang cá lên bờ. Nếu mang gấp quá, cá bị sốc nước, lồi mắt xem như mất giá trị. Có khi lạnh và đuối sức nhưng thợ lặn phải cố nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cá. Việc này công phu còn hơn cả nghệ sĩ nấu bếp.
Riêng San Hô, Hải Quỳ, Đồi Mồi được liệt vào danh sách phải bảo tồn nên thợ lặn không dám rớ vào, nếu lên bờ, bị đội kiểm tra phát hiện thì phải đóng phạt, cá bị tịch thu. Tuy nhiên, khi gặp các loại quý như Hải Quỳ tím toàn thân, San Hô nhiều màu, các thợ cũng tranh thủ bắt và bí mật bán.
Chỉ một buổi thu mua tại bãi, một đầu nậu bỏ túi bạc triệu. Một thợ lặn có thâm niên trong nghề ngao ngán nói: “Biết là vậy nhưng chúng tôi không thể tìm đại lý để cung cấp hàng, đành còng lưng làm. Mỗi ngày kiếm được 200.000 đồng, chẳng thấm vào đâu mỗi khi chúng tôi đổ bệnh, nằm liệt giường hay mất mạng để lại vợ góa con côi. Nghĩ mà xót lòng”.
Theo Vietbao
Giá Cá Bớp Giảm Mạnh, Người Nuôi Gặp Khó Khăn
Nhiều bè nuôi cá bớp đến thời hạn cho thu hoạch nhưng không có thương lái đến mua. Người nuôi cá phải cho ăn cầm chừng để chờ giá cá lên.
Những năm gần đây, mô hình nuôi cá bớp bằng lồng bè tại đảo Hòn Chuối (thuộc thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cá bớp có thời gian sinh trưởng đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng, với trọng lượng từ 7-8 kg, phù hợp với môi trường biển ở đảo Hòn Chuối.
Mọi năm, trước Tết Nguyên đán, giá cá bớp thương phẩm có thời điểm lên đến 170.000 đồng/kg, nhưng năm nay chỉ còn 80.000-100.000 đồng/kg. Ðối với con giống, ngư dân phải mua từ các tàu đánh bắt hải sản, nay cũng trở nên khan hiếm.
Chị Trương Hồng Mơ, người dân ở Hòn Chuối, cho biết: “Tôi nuôi cá bớp 3 năm, chưa năm nào cá rớt giá như năm nay. Trong bè còn hơn 500 con, bán ra thì lỗ cả trăm triệu, mà cho ăn cầm chừng thì cũng lỗ, thương lái không mua. Nhiều hộ treo lồng bè, vào bờ tìm việc khác”.
Cá bớp rớt giá còn 80.000-100.000 đồng/kg.
Trong khi giá cá bớp thương phẩm giảm mạnh thì giá cá mồi làm thức ăn cho cá bớp lại tăng hơn 2.000 đồng/kg so với năm trước. Mỗi kí-lô-gam cá mồi có giá từ 6.000-8.000 đồng, trung bình mỗi lồng bè nuôi 1.000 con cá bớp, mỗi lần cho ăn từ 250-300 kg cá mồi. Chi phí mỗi lần cho cá ăn trên 2 triệu đồng.
Ông Lê Văn Phương, Giám đốc HTX Nuôi cá bớp đảo Hòn Chuối, cho biết: “Tôi nuôi 2.000 con trong lồng bè. Mỗi ngày, chi phí thức ăn trên 4 triệu đồng. Với giá cá hiện giờ mà bán thì lỗ từ 300 triệu đồng trở lên. Hiện tại các hộ dân trên đảo Hòn Chuối sống chủ yếu bằng nghề nuôi cá bớp, nếu giá cá không tăng trở lại thì coi như dân trắng tay”.
Hiện ở Hòn Chuối có 46 hộ dân nuôi cá bớp, với 297 lồng. Cá bớp là một trong những mặt hàng có giá trị, được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Năng suất đạt 2 tấn/lồng/năm.
“Cá bớp là loài thuỷ sản chủ lực của ngư dân nơi đây. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình trạng cá chết ở các tỉnh miền Trung, khiến giá cá giảm mạnh, làm cho các hộ dân nuôi cá bớp lồng bè ở Hòn Chuối gặp nhiều khó khăn. Mặc dù người dân đã thành lập tổ hợp tác, tập hợp những người nuôi cá bớp hỗ trợ nhau về con giống, kỹ thuật, song, để nghề này phát triển bền vững, rất cần các cơ quan hỗ trợ tìm đầu ra ổn định cho ngư dân. Một khi cuộc sống của ngư dân ổn định, vươn lên thoát nghèo, họ sẽ quyết tâm bám biển, đảo”, ông Duy Quốc Tuấn, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời, kiến nghị./.
Bài và ảnh: Ngọc Huyền
Những Vấn Để Gặp Phải Khi Nuôi Cá Cảnh Và Giải Pháp Với Aqua C
Nuôi cá cảnh không còn là thú vui tao nhã. Với những người tin phòng thủy còn cho rằng nuôi cá cảnh còn mang lại nhiều điều may mắn, an lành và sự thịnh vượng.
Không chỉ là thú vui thôi đâu. Nuôi cá chính là bạn đang vun vén sự sống, ươn mầm hành phúc cho chính chúng ta. Cho chúng ăn, xây nhà cho chúng, thay nước mỗi tuần… Như vậy là chúng có thể sống bên bạn rồi. Việc tưởng chúng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết nuôi và chăm sóc cá cảnh đúng cách. Bài viết này chúng tôi viết một số vấn đề gặp phải trong việc nuôi cá cảnh. Đồng thời giới thiệu tới bạn đọc sản phẩm Vi sinh Microbe-Lift AQUA C – một sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong ngành thủy sản.
Những vấn đề gặp phải trong việc nuôi cá cảnhVới những người mới chơi cá cảnh, mặc dù đã tham khảo, học hỏi rất nhiều kiến thức về cá cảnh nhưng cá nuôi vẫn cứ chết dần chết mòn mà không rõ nguyên nhân.
Các nguyên nhân khiến cá bị chết
Kích thước bể: Nếu nuôi những chú cá cảnh có kích thước to trong những bể cá mini có không gian sống chật hẹp thì chắc hẳn là không phù hợp chút nào. Khi đó cá sẽ bị hạn chế vận động, bơi lội, thiếu không khí và không gian sống. Chính vì thế nên lựa chọn mua cá cảnh có kích thước phù hợp với bể cá mà bạn đang có. Hoặc có thể thay bể cá to hơn, rộng hơn nếu như bạn vẫn thích những chú cá cảnh to.
Dùng nước máy để nuôi cá: Nước máy để con người sinh hoạt hàng ngày có qua xử lý. Vì thế nuôi cá bằng nguồn nước máy cá sẽ không thể sống được.
Cá ăn quá nhiều: Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến cá cảnh bị chết. Khi cho cá ăn, mọi người cứ thấy cá đớp nghĩ là cá còn đói nên tiếp tục đổ thức ăn vào bể cho cá mà không hề biết rằng đó là thói quen đớp mồi của các loài cá.
Cá bị đói: Với những ngày đầu bạn nuôi cá thì việc chăm sóc nó rất thường xuyên. Thế nhưng, khi được một thời gian hứng thú chăm cá không còn được như trước hoặc do bận công việc mà cá bị bỏ đói dẫn đến chết.
Thay nước cho bể cá thường xuyên: Có thể do quá cẩn thận, chăm chỉ mà người nuôi cá vô tình làm cá chết khi thường xuyên thay nước cho cá. Cũng có nhiều trường hợp thay nước cho cá lại rút hết nước cũ trong bể rồi mới bơm nước mới vào. Việc làm đó vô tình khiến cá không thích nghi kịp với môi trường mới. Dẫn đến cá bị shock và chết.
Không thay nước: Nếu như thay sạch nước cho bể cá làm cá chết thì việc không thay nước cho bể cá càng dễ chết do nước lâu ngày không thay sẽ bị ô nhiễm. Chất thải lâu ngày trong bể không được thoát ra dẫn đến thiếu oxy. Cá không có oxy để thở sẽ chết.
Đặt bể cá sai vị trí: Nếu như đặt bể cá ngoài trời, bị năng trực tiếp, không sớm thì muộn bể cá của bạn sẽ chẳng còn chú cá nào.
Nhiệt độ: Khi nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ của bể nước chênh lệch nhau cũng sẽ khiến cá chết.
Cá trong bể bị rỉa, cắn nhau: Nếu như vì một lý do nào đó mà bạn nuôi cá lành với cá dữ cùng nhau, hoặc cá to với cá nhỏ, chúng sẽ cắn rỉa nhau dẫn tới cá chết.
Cách phòng tránh và nuôi cá cảnh khoẻ mạnh
Nguồn nước: Nếu trong nhà chỉ có nguồn nước máy, hãy để nguồn nước này trong xô khoảng 2 ngày rồi mới dùng để nuôi cá.
Cho cá ăn: Tùy thuộc và số lượng và kích thước cá được nuôi trong bể mà tính toán một lượng thức ăn phù hợp. Chỉ nên cho cá ăn 1 lần trong ngày vào một giờ cố định. Cho cá ăn hàng ngày. Không được bỏ bữa, bỏ đói cá.
Thay nước: Không nên thay nước liên tục, thường xuyên. Nếu bể to có máy lọc thì chỉ cần thay 2 tuần / 1 lần. Và chỉ được thay ¾ nước trong bể để tránh cá bị sock. Nếu bể có kích thước nhỏ thì khoảng 3 ngày/ 1 lần thay nước.
Vị trí đặt bể: Nên đặt bể cá trong nhà, trên bàn làm việc, góc phòng khách… Nơi có ánh sáng và kín gió. Thi thoảng cũng nên mang bể cá ra ngoài phơi nắng. Khoảng 2 tuần / 1 lần. Để cá phát triển tốt nhất.
Chọn mua cá: Bên cạnh sở thích thì khi mua cá cũng cần lưu ý nên chọn những loài cá cảnh có thể sống hòa thuận cùng nhau.
Nhiệt độ bể cá: Với các bể cá cảnh để bàn có kích thước bé, cần hạn chế di chuyển. Nếu phòng bật điều hòa có mức nhiệt thấp. Hoặc phòng có nhiệt độ quá cao. Khi thay nước cần kiểm tra độ chênh lệch nhiệt độ giữa nước sạch và nước trong bể. Nếu chênh lệch nhiều hãy để nước sạch ở cùng vị trí với nước trong bể một lúc để cân bằng nhiệt độ rồi mới tiến hành thay nước.
Sử dụng Vi sinh Microbe-Lift AQUA C cho bể nuôi cáĐể tăng tỉ lệ sống, giảm tỉ lệ chết của cá bạn nên kết hợp cách làm trên với việc sử dụng Vi sinh Microbe-Lift AQUA C bởi những lợi ích mà sản phẩm mang lại sau đây:
Phân hủy chất bài tiết và thức ăn thừa của tôm cá.
Tạo môi trường tốt và giữ cân bằng sinh thái cho ao nuôi.
Giảm mùi H2S, amonia và các khí độc hại trong nước. Tôm cá phát triển nhanh và chất lượng thịt tốt hơn.
Giảm chất thải hữu cơ và hạn chế hình thành lớp bùn đáy.
Giảm tần suất nạo vét đáy ao.
Tăng tỷ lệ sống. Giảm tỷ lệ chết của tôm cá.
Giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR). Tiết kiệm chi phí thức ăn.
Cho phép thả với mật độ cao hơn. Tăng sản lượng thu hoạch.
Hiệu quả trong khoảng pH rộng.
Duy trì hoạt động sinh học trong nhiệt độ nước dưới 40 độ C.
AQUA C là một sản phẩm của dòng sản phẩm thủy sản thuộc Microbe-Lift. Vừa hiệu quả vừa không gây ảnh hưởng tới vật nuôi và sức khỏe con người. Sản phẩm đang được sử dụng một cách rộng rãi. Không chỉ sử dụng với bể nuôi các cảnh, AQUA C còn sử dụng rộng rãi cho việc nuôi tôm cá của ngành thủy sản.
Hướng dẫn sử dụng
Sử dụng 30ml sản phẩm cho mỗi 100 lít nước hồ thủy sinh mỗi tuần.
Đổ trực tiếp vào bể. Không cần pha loãng. Cá ăn vào vẫn an toàn.
Lưu ý:
Không sử dụng vi sinh Microbe-Lift AQUA C khi trong nước có hóa chất khử trùng hoặc thuốc kháng sinh, kháng khuẩn.
Nếu thay nước mới (trong nước máy có chứa Clo), phải đợi ít nhất 24 tiếng mới được sử dụng sản phẩm.
Sục khí liên tục để tăng nồng độ oxy hòa tan. Tạo điều kiện thuận lợi cho cá, tôm hô hấp.
Hạn chế giặt hoặc thay màng lọc nếu chưa cần thiết. Vì màng lọc đóng vai trò là giá thể giúp vi sinh bám dính và xử lý nước.
làm sạch bể nuôi cá, microbelift aqua c, nuôi cá cảnh, nuôi cá cảnh khỏe mạnh, xử lý bể nuôi cá cảnh
Nguyên Nhân Và Giải Pháp Cho Cây Cà Phê Bị Vàng Lá
Hầu hết các bệnh vàng lá do cây cà phê chủ yếu là do thiếu chất dinh dưỡng. Tùy vào việc thiếu chất dinh dưỡng nào mà dấu hiệu vàng lá sẽ khác nhau. Bệnh vàng lá ở cây cà phê là một bệnh phổ biến và dễ dàng chữa trị bằng các biện pháp tương ứng. Xác định và chữa trị bệnh vàng lá sẽ giúp cây cà phê đạt được năng suất hiệu quả nhất vào mùa thu hoạch.
1. Cây cà phê bị vàng lá do thiếu dinh dưỡng
Đa số bệnh vàng lá ở cây cà phê điều do bị thiếu 1 loại chất dinh dưỡng nào đó như đạm, lân, kali, lưu huỳnh, magiê, canxi, kẽm, sắt, đồng, mangan, molypđen,… Và tùy vào dấu hiệu lá cà phê vàng như thế nào mà chúng ta có thể biết được là cây cà phê đang thiếu chất dinh dưỡng nào để bổ sung.
Dấu hiệu: Là bắt đầu vàng từ giữa lá và lan ra toàn bộ. Lá già bị vàng trước , sau đó lan dần sang đến lá non.
Tác hại: Cây cằn cỗi và chồi non kém phát triển, ít trái, năng suất thấp, trái nhỏ là những tác hại do thiếu đạm gây ra ở cây cà phê.
Dấu hiệu: Lá sẽ vàng từ mép lá rồi hướng vào phía trong và từ chop lá hướng về phía dưới. Lá sẽ khô dần và rụng hàng loạt. Cây cà phê thiếu kali chủ yếu vào cuối mùa mưa vì lúc này cây cà phê tăng trưởng rất mạng và kali là chất cung cấp chủ yếu giúp cây cà phê phát triển.
Tác hại: Khi thiếu kali thì cây cà phê sẽ bị trái nhỏ, rụng nhiều, năng suất thấp.
Dấu Hiệu: Lá cây cà phê khi thiếu magie sẽ bị vàng nhưng gân lá vẫn còn màu xanh. Ban đầu phần giữa lá sẽ bị vàng và lan dần xung quanh ra toàn bộ lá.
Tác Hại: Cây sinh trưởng kém, trai ít, năng suất thấp
Dấu hiệu: Lá vàng ở những lá non, lá mỏng. Thường những vườn cà phê sử dụng phân SA hay NPK có chứa lưu huỳnh sẽ ít bị thiếu lưu huỳnh.
Tác hại: gây ảnh hưởng tới năng suất cho ra quả của cây cà phê vào cuối vụ mùa.
Dấu hiệu: thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng tới lá non, khiến lá non không nở được và có màu vàng nhưng gân lá vẫn màu xanh.
Tác hại: Cây bị thiếu kẽm sẽ khiến cây còi cọc, không phát triển được và không cho ra quả. Cách cành dự trữ sẽ không phát triển và kiến các vụ mùa sau cây cà phê sẽ không có năng suất.
Dấu hiệu: thiếu canxi rất dễ nhận biết khi lá mỏng, cành dễ gãy, trái bị rạn nứt, và lá vàng ở những lá già.
Tác hại: Thiếu canxi khiến năng suất bị giảm đáng kể và nguyên nhân chủ yếu là do đất không được bón vôi.
2. Cây cà phê bị vàng lá do sâu bệnh
Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân kiến cho cây cà phê bị vàng lá và có rất nhiều loại sâu khác nhau gây ra chuyện này. Hiện tượng vàng lá do sâu bệnh thường đi kèm với rụng lá, khô cành, khô quả,…
MÁY RANG CÀ PHÊ CÔNG NGHIỆP 30KG
Sẽ tuyệt vời biết bao khi bạn có thể tận hưởng hương vị cà phê rang vào những lúc rảnh rỗi. Điều này sẽ không còn quá xa xôi nếu bạn sở hữu cho mình chiếc máy rang cà phê công nghiệp 30kg. Sản phẩm này thường được sử dụng cho những quán kinh doanh cà phê hoặc sản xuất cà phê rang số lượng lớn, cung cấp trên thị trường. Máy được thiết kế khá gọn nhẹ từ nguyên liệu cao cấp, có độ bền, chắc chắn. Sản phẩm được lắp đặt hệ thống bóc vỏ lụa, làm mát, thải khí,…hiện đại.
Cách chữa trị bênh vàng lá do sâu bệnh chủ yếu sẽ là phun thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, nhiều bà con thương phun thuốc trừ sâu hỗn hợp nhiều loại sâu bệnh cùng một lần. Điều này khiến việc diệt sâu gây bệnh vàng lá vừa tốn chi phí vừa hiệu quả không cao. Để diệt được sâu bệnh gây vàng lá thì bà con phải xác định kỹ loại sâu gây bệnh vàng lá là loại sâu gì để dùng thuốc trừ sâu đúng với loại sâu đó.
Với những nguyên nhân trên bà con chắc chắn sẽ yên tâm hơn trong việc phát hiện bệnh vàng lá của cây cà phê mình đang gặp phải là gì. Phát hiện bệnh vàng lá sớm và xử lý sớm sẽ giúp cây cà phê phát triển tốt và cho ra năng suất cao.
Cập nhật thông tin chi tiết về Khó Khăn Và Giải Pháp Cho Nghề Nuôi Cá Cảnh trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!