Bạn đang xem bài viết Khô Cá Hố, Đặc Sản Nha Trang Không Thể Bỏ Qua được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cá hố có thân hình dài và dẹt 2 bên thân, không có vảy trên lưng, cá tươi có màu trắng sáng, miệng rộng và nhọn nhô về phía trước, mắt to, vay lưng rất dài, thông thường dài khoảng 50cm.
Cá hố được chọn làm mặc hàng xuất khẩu của một số ngư dân miền Trung. Cá hố tuy thân mỏng và dẹt nhưng thịt cá tương đối săn chắc và ngon. Khi được nấu chín cá sẽ mềm hơn, dễ lóc xương. Vào mùa cá nhiều thường được phơi khô, ướp tẩm gia vị thành cá hố 1 nắng, và cá khô được ưa chuộng tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên và nhiều nước Đông Nam Á khác.
Người ta chế biến ra khô cá hố bằng cách lựa chọn những con cá còn tươi ngon, xẻ dọc bụng loại bỏ phần xương cứng ở giữa rồi có thể đem ướp gia vị hoặc không ướp sau đó đem phơi khô dưới nắng gắt cho đến khi khô lại.
Cá hố sau khi phơi khô, để bảo quản cá luôn được ngon mà không sợ giảm chất lượng, người ta hay bảo quản bằng cách hút chân không hoặc cho cá vào túi nilon cột chặt lại rồi đóng vào thùng giấy bảo quản tủ lạnh.
Khô cá hố được xem là đặc sản Nha Trang và các tỉnh miền Trung, mỗi ai khi đi du lịch đến đây đều chọn mua cho mình những túi khô cá tươi ngon mang về làm quà cho mình và người thân gia đình.
Khô cá hố hiện nay trên thị trường có 2 loại, 1 loại lạt không tẩm ướp nguyên chất, và một loại cá hố được tẩm một ít nước muối loãng, mì chính và ớt bột trước khi phơi khô.
Cá hố lạt không tẩm sẽ có màu tối hơn so với cá hố tẩm, hình dáng sẽ không đẹp bằng cá tẩm gia vị, giá thành giữa cá tẩm với cá không tẩm không có sự chệnh lệch nhau quá nhiều.
Nhận được quà ai cũng cảm thấy thích thú, vậy nên lựa chọn khô cá hố như thế nào ngon và đúng chuẩn? Cách chọn khô cá hố ngon cũng rất đơn giản, chỉ cần chọn con có thân mình dày, màu sáng trong, tuy khi đã phơi khô, cá thường có màu vàng nhưng bạn nhớ chọn loại có màu sáng, khi chiên hoặc nướng lên sẽ rất thơm ngon.
Khô cá hố tươi ngon là cá không có màu tái nhợt nhạt, cá có màu sáng vàng đều, khi nướng lên có màu sáng trong, có mùi thơm. Chỉ cần miếng cá hố khô cắt nhỏ nướng lên cho ăn cùng chén nước mắm ớt xiêm xanh thì đảm bảo vô cùng đưa cơm.
Cá cắt nhỏ thành miếng nhỏ vừa ăn, cho một ít dầu vào chảo, không cần cho dầu quá nhiều, khô cá hố rất nhanh chín và dễ bị cháy khi chiên vì thế nên vặn lửa thật nhỏ, và đảo nhanh tay liên tục cho cá chín đều cả 2 bên.
Cá sau khi chiên xong, cho ra dĩa có thể ăn kèm với nước mắm ớt tỏi chua ngọt, hoặc nước mắm nhĩ nguyên chất dầm ớt xiêm xanh của miền Trung, ăn kèm với cơm nóng thì quá tuyệt.
Sau đó cho cá hố vào dầu chiên đảo đều, nêm gia vị vừa ăn gồm nước mắm, đường, bột ngọt, tiêu, vài miếng ớt đỏ cắt nhỏ, cho nước vàò sấp mặt cá, rim cho đến khi nước keo lại.
Xoài xanh bào sợi nhỏ, nếu có thêm 1 củ cà rốt nữa cũng bào sợi nhỏ cho có màu thêm đẹp thì tốt. Rau thơm, rau răm, ngò rửa sạch xắt làm 3. Làm nước mắm ớt tỏi. Sau đó cho xoài xanh sợi, cà rốt sợi, cá hố, rau các loại, nước mắm ớt tỏi vào cái tô lớn, trộn đều là có thể thưởng thức.
♦ Mua hải sản khô và đặc sản tại các bạn yên tâm về chất lượng sản phẩm và giá cả phải chăng. Cá được làm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh toàn thực phẩm.
♦Cá được làm theo khẩu vị của người miền Trung.
SEAVY – Đặc sản Khánh Hòa
Facebook: https://www.facebook.com/seavynhatrang/
Số điện thoại liên hệ: 0985 559 677
http://www.facebook/ SEAVY- Đặc sản khánh hòa
Tim hiểu thêm về Đặc sản Khánh Hòa: chúng tôi
Các Món Đặc Sản Cửa Lò Bạn Không Thể Bỏ Qua Khi Đi Du Lịch
Cá Thu nướng
Về biển Cửa Lò, Nghệ An, một trong những món ăn mà nhiều du khách yêu thích là cá thu nướng. Đặc biệt là món đầu, đuôi cá thu. Đây là một món ăn đặc sản cửa lò. Nó độc đáo, thơm ngon, bổ dưỡng, ăn một lần rồi nhớ mãi không quên.
Để nướng được miếng cá thu thơm ngon, theo người dân nơi đây. Quá trình nướng cá phải có những bí quyết riêng. Cá nướng xong đảm bảo không quá cháy, cá chín đều và phải giữ được mùi thơm. Theo người dân, ngoài những công đoạn bắt buộc trên, một trong những bí quyết để có được miếng cá không bị cháy, bị dính rỉ sắt, trước khi nướng cá. Các thanh thép làm vỉ nướng đều được người dân quấn quanh một lớp lá dừa hoặc lá chuối tươi rửa sạch. Những thanh thép nhỏ sau khi được quấn lá dừa và lá chuối được đặt trên bếp than. Người nướng chỉ việc xếp các khúc cá lên trên rồi thường xuyên trở đều cho tới lúc khúc cá chín đều là được.
Tiếng lành đồn xa, hiện đặc sản cá thu nướng là món ăn thơm ngon. Bổ dưỡng không thể thiếu đối với du khách khi có dịp đến Cửa Lò. Cá thu nướng Cửa Lò được nhiều người dân trong và ngoài nước biết tới.
Ghẹ rang Me
Tắm biển Cửa Lò, du khách đừng quên nếm món ghẹ hấp me nổi tiếng nơi đây. Ghẹ chắc nịch, tươi ngon, nhiều gạch được tẩm ướp khéo léo với xì dầu, hạt nêm, tiêu ớt. Thấm đẫm sốt me sánh ngậy sẽ làm hài lòng thực khách khó tính nhất.
Trong không gian biển xanh nắng vàng, gió mát bao la, được hít hà hương thơm nồng của sả, tỏi. Nếm vị đậm đà chua chua, ngọt ngọt, mặn mặn của ghẹ và me – đặc sản Cửa Lò – hòa quyện với nhau, liệu ai có thể từ chối?
Cá Giò 7 món
Người ta vẫn nói, đến Cửa Lò mà chưa thưởng thức các món ăn làm từ cá giò thì coi như chưa từng đến vùng đất này. Cá giò là loại cá mập chanh, có nguồn gốc Nauy, con trưởng thành nặng đến 30kg. Thân hình rắn chắc như khúc giò nên có tên gọi ngộ nghĩnh là cá giò.
Con cá giò khá hung dữ nhưng khi đã được đánh bắt và qua bàn tay chế biến tài hoa của các đầu bếp nơi Cửa Lò có thể thành 7 món ăn hấp dẫn khác nhau:
– Gỏi cá giò.
– Cá giò hấp sả.
– Lòng cá giò xào.
– Lẩu cá giò.
– Cháo cá giò.
– Vây cá giò rán.
– Da cá giò chiên giòn.
Với hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng không gây béo phì. Cá giò được coi là món ăn cao cấp hơn cả cá hồi và được du khách vô cùng ưa chuộng khi tới Cửa Lò.
Mực nháy
Sở dĩ có tên gọi độc đáo này bởi nó được dùng để chỉ những con mực cực kì tươi. Vừa được bắt lên khỏi bờ và được đưa vào chế biến, thưởng thức luôn và vì con mực mới bắt lên còn sống. Làn da trong suốt lúc nào cũng nhấp nháy những đốm lân tinh nên người ta gọi là “mực nháy”.
Cũng có nơi gọi là “mực nhảy” vì con mực mới bắt vẫn còn bật tanh tách, cũng là cách để nói lên mức độ tươi ngon của mực.
Mực nháy – đặc sản Cửa Lò – ngon nhất khi được hấp hoặc nướng nhanh. Không cần nêm nếm cầu kì đã đậm đà hương vị biển cả, khi chín tới dậy mùi thơm mặn mòi, chấm cùng tương ớt. Mù tạt hay muối tiêu pha chanh, cảm giác ngon, ngọt, giòn dai tan chảy trong miệng.
Mọc Cua Bể
Cua bể thì vùng biển nào cũng có nhưng món mọc cua bể hấp dẫn được chế biến cầu kì. Tỉ mỉ thì chỉ có ở Cửa Lò. làm nên nét độc đáo cho ẩm thực xứ này.
Thịt cua được gỡ nhỏ, thêm chút thịt băm, mộc nhĩ nấm hương. Ướp tiêu. hành khô, nước mắm, tất cả được trộn đều đem đắp vào mai cua. Sau đó, những chiếc mai cua ăm ắp nhân thơm ngọt quyến rũ được cho vào nồi hấp chín. Nhân vừa hấp chín tới, người ta lại quết thêm lớp lòng đỏ trứng cho thêm phần sánh dẻo rồi hấp tiếp vài phút.
Khi bày ra đĩa ăn, chân cua đã luộc được cắm vào cùng mai cua giống như cua còn sống. Vỏ cua đỏ au, nhân mọc cua nóng hổi, thơm lừng, ngon ngọt, thưởng thức giữa đất trời và biển cả bao la. rì rào gió mát của Cửa Lò sẽ là trải nghiệm không thể nào quên đối với du khách.
Cháo Lươn
Cháo lươn từ lâu đã niềm tự hào “không nơi mô có được” của xứ Nghệ. Một tô cháo lươn sánh mịn được nấu từ nước xương của chính những con lươn xứ Nghệ mình thon, thịt chắc, vị đậm nhưng lại rất thanh. Đầy ắp những miếng thịt lươn được lọc to bản, xào cùng nghệ vàng tươi, ớt đỏ au hấp dẫn, hành phi. Hạt tiêu và đặc biệt là không thể thiếu hành tăm – đặc sản vùng Nghệ An, Hà Tĩnh.
Bởi vậy, đến nghỉ dưỡng tại bãi biển Cửa Lò, khó ai có thể cầm lòng mà không thử một tô cháo lươn béo ngậy thơm ngon ở một hàng quán bất kì.
Cháo Nghêu
Sau một ngày dạo chơi đã đời tại Cửa Lò – đặc sản Cửa Lò – cháo nghêu sẽ là món ăn đêm cực kì thích hợp để du khách bồi bổ sức khỏe, lấy lại sinh lực. Nghêu luộc lên, lấy nước nấu cháo còn ruột nghêu rán lên với các loại gia vị. Cháo chín, nghêu được trộn cùng cháo rồi đổ vào bát đã bỏ sẵn rau thơm.
Bát cháo nghêu giàu đạm, thơm béo sánh ngậy, ăn vào cảm giác khoan khoái, quên hết mệt mỏi.
5 Cách Làm Món Cá Tầm Nướng Không Thể Bỏ Qua
Cập nhật vào 08/01
Cá tầm nướng là món ăn thơm, béo, lạ miệng và giàu chất dinh dưỡng nổi tiếng ở Tây Bắc. Món ăn này có nhiều cách chế biến khác nhau, phù hợp trong các bữa tối gia đình.
1. Cách làm cá tầm nướng muối ớt
Thịt cá tầm: 1 kg
Rượu vang trắng: 100 ml
Ớt hiểm, gừng, bột nêm, hành, tỏi, muối (tuỳ khẩu vị)
Dầu hào, dầu vừng, dầu ăn vừa đủ.
Dứa, khế, xà lách, rau thơm, gừng, chuối xanh.
Cách làm cá tầm nướng muối ớt:
Bước 1: Thịt cá tầm xát muối, rửa sạch, cắt thành từng khúc lớn. Sau đó, khía hình quả trám (vẩy rồng) trên mặt thịt để cho gia vị dễ dàng thấm vào thịt cá.
Bước 2: Gừng giã nhuyễn vắt lấy nước, ớt, tỏi, hành giã nhỏ rồi trộn tất cả với dầu vừng, dầu hào, dầu ăn, muối, hạt nêm, rượu vang trắng vừa đủ. Ướp cá cùng hỗn hợp này trong 15 phút.
Bước 3: Cá sau khi ướp xong đem nướng trên lửa than, trở qua trở lại cho cá chín vàng đều 2 mặt thì cho cá tiếp xúc trực tiếp với lửa than để da cá phồng rộp lên được.
Bước 4: Bày ra đĩa trang trí vài cọng rau thơm để tăng thêm phần thú vị cho món ăn. Ăn kèm với rau thơm và muối ớt.
2. Cách làm cá tầm nướng ngũ vị
Cá tầm: 500 gram
Ngũ vị hương: 1 gói
Tỏi: 3 tép
Hành tím: 2 củ
Ớt bột paprika: 20 gram
Dầu ô liu: 1 muỗng canh
Muối: 1/4 muỗng cà phê
Bột ngọt: 1/6 muỗng cà phê
Đường: 1/2 muỗng cà phê
Cà rốt: 1/2 củ
Hành lá: 20 gram
Cách làm cá tầm nướng ngũ vị:
Bước 1: Làm sạch cá tầm, ngâm cá với nước muối pha loãng khoảng 10 phút. Vớt cá ra, để ráo.
Bước 2: Dùng dao khía xéo trên thân cá để khi ướp dễ thấm gia vị và nhanh chín khi nướng.
Bước 3: Lột vỏ tỏi, hành tím, băm nhỏ. Lần lượt cho tỏi bằm, hành bằm, bột ngọt, muối, đường, dầu ô liu, ớt bột paprika vào tô, trộn đều thành hỗn hợp gia vị ướp cá.
Bước 4: Dùng tay (có đeo bao tay) ướp đều gia vị lên thịt cá. Chú ý để gia vị len vào các vết cắt trên thân cá. Đặt cá đã ướp vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tiếng.
Bước 5: Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 180 độ. Khi lò nóng, cho cá đã ướp vào nướng trong vòng 15 phút ở nhiệt độ 180 độ. Sau khi hết thời gian trên, lấy cá ra khỏi lò, tiếp tục áo một lớp hỗn hợp gia vị còn lại trong tô. Đặt cá vào lò, nướng thêm 5 phút cho cá chín hẳn.
Bước 6: Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch, xắt rối. Lặt hành lá, rửa sạch. Lấy phần gốc trắng, xắt sợi.
Bước 7: Cho cá nướng ra đĩa, xếp cà rốt và gốc hành xắt rối cùng. Món này ăn kèm cơm hay bánh mì nóng đều được.
3. Cách làm cá tầm nướng lá dừa
350g thịt cá tầm phi lê.
50g dừa nạo.
3 cọng lá dừa non.
Gia vị gồm có: Tỏi băm, hành tím băm, muối, đường, nước mắm, hạt nêm, rau răm, tương ớt.
Cách làm cá tầm nướng lá dừa:
Bước 1: Cá tầm rửa sạch, cắt miếng mỏng khoảng 1cm, ướp muối, mắm, đường, hạt nêm, hành tỏi, cơm dừa vừa miệng. Sau đó ướp ít nhất 15 phút.
Bước 2: Lá dừa cắt xéo dài, cuộn cá lại rồi đem nướng bằng than nhỏ lửa khoảng 8 phút. Sau đó, bạn lấy ra ăn kèm rau răm, tương ớt.
4. Cách làm cá tầm nướng than hoa
4 lát cá tầm
1 củ tỏi băm
1/2 thìa tiêu xay
1/2 thìa muối
1/2 thìa nhỏ cà phê bột ớt
1 thìa nhỏ cà phê đường
Cách làm cá tầm nướng than hoa:
Bước 1: Xay nhuyễn các gia vị và ướp cá 15p
Bước 2: Than đã đỏ và bắt đầu nướng, vì cá có nhiều mỡ nên khi nướng phải nâng vỉ nướng lên khỏi cháy
Bước 3: Lật cá sang 2 mặt cho đều
Bước 4: Cá nướng thì chấm muối tiêu hoặc mù tạt.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số cách làm món cá tầm nướng khác như sau:
5. Cách làm cá tầm nướng riềng mẻ
1 củ riềng tươi
4 miếng cá tầm, mỗi miếng có kích thước khoảng 3cm
6 cây xả
1 bát mẻ ngấu
Gia vị bao gồm: nước mắm, dầu ăn, hạt nêm, tiêu
Sơ chế nguyên liệu:
Bước 1: Đầu tiên trên mỗi miếng cá khứa hai đường giúp gia vị dễ ngấm vào cá hơn, sau đó rửa sạch và để ráo nước.
Bước 2: Giềng tươi ngọt vỏ đem rửa sạch và băm thật nhỏ.
Bước 3: Xả bóc vỏ và băm cho thật nhỏ.
Cách làm cá tầm nướng riềng mẻ:
Bước 1: Bạn cho tất cả cá tầm vào cùng một bát tô, sau đó sẽ cho gia vị vào ướp cùng bào gồm như sau: 3 thìa cà phê nước mắm, 3 thìa cà phê mẻ, 1 thìa cà phê tiêu, 3 thìa riềng đã băm nhỏ, 3 thìa xả đã băm nhỏ
Bước 2: Bạn trộn đều và để cho ngấm gia vị trong vòng 30 phút. Trong khoảng thời gian đợi cá ngấm gia vị, bạn hãy chuẩn bị lò than và vỉ để nướng cá.
Bước 3: Dùng cọ phết một lượng dầu ăn vừa phải lên trên bề mặt vỉ nướng, để trong quá trình nướng, cá sẽ không bị dính và tăng thêm tính thẩm mĩ của món ăn.
Góc chia sẻ: Một số thông tin hữu ích về bệnh viêm gan C mà bạn có thể tham khảo
Những Công Dụng Tuyệt Vời Không Thể Bỏ Qua Của Cá Diếc
Chữa tăng huyết áp: cá diếc 1 con (250g) cho vào chậu nước muối nhả hết nhớt dãi. Không mổ, để nguyên con đem luộc gỡ lấy thịt nấu canh với lá dâu.
Cá diếc còn có tên gọi là tức ngư, phụ ngư… Theo y học cổ truyền, cá diếc tính hàn, công dụng điều khí hòa trung, chữa trĩ, đại tiện ra máu, lao, bệnh đái tháo đường, dương vật không cương cứng, xuất tinh sớm.
Thịt cá, bộ phận dùng chủ yếu chứa 17,7% protid; 1,8% lipid; 70mg% Ca; 152mg% P; 0,8mg% sắt; vitamin B1 và acid nicotinic.
Đối với trẻ biếng ăn, gầy còm: cá diếc 1 con 250g, gừng tươi 30g, trần bì (vỏ quýt khô) 10g, hồ tiêu 1g. Gói 3 thứ sau cho vào bụng cá (đã làm sạch). Nấu chín, ăn cá, uống nước. Chia 2 lần ăn trong ngày. Ăn liền vài ngày.
Chữa ít ngủ, ngủ không ngon giấc: cá diếc 300g, lá vông nem bánh tẻ 50g, hoa thiên lý 50g, gia vị. Xương cá giã nhỏ lọc lấy nước khoảng 400ml, đun sôi rồi cho lá vông và hoa thiên lý cùng với phần cá nạc. Nấu sôi lại là được. Ăn nóng lúc đói vào buổi chiều. Ngày 1 lần trong một tuần lễ.
Chữa ho: cá diếc 2 con (300g), lá xương sông 100g, gừng tươi 2 lát mỏng, gia vị. Làm như cách chữa mất ngủ trên.
Chữa tăng huyết áp: cá diếc 1 con (250g) cho vào chậu nước muối nhả hết nhớt dãi. Không mổ, để nguyên con đem luộc gỡ lấy thịt nấu canh với lá dâu.
Trị tiểu đường: cá diếc 1 con, làm sạch bỏ ruột, lấy lá chè non bỏ vào bụng cá cho đầy, ngoài gói giấy rồi đem nướng cho cá chín, chia ăn vài lần trong ngày (ăn cả lá chè).
Trị chứng tích thực, trướng bụng, ăn không tiêu: cá diếc 1 con làm sạch, bỏ ruột. Lấy 2-3 củ tỏi tách từng tép bỏ vào bụng cá, ngoài gói 2-3 lớp giấy rồi đem nướng chín, bỏ tỏi ăn cá.
Trị chứng buồn nôn, nôn mửa: cá diếc 1 con làm sạch, sa nhân 3g, gừng sống 3g, hồ tiêu 3g, đổ nước xâm xấp, hầm chín lấy nước uống.
Trị viêm đại tràng mạn tính: cá diếc 1 con làm sạch, bỏ ruột hầm mềm lấy nước nấu cháo, gỡ thịt cá cho vào cháo, thêm gia vị vừa đủ, rau thơm, ăn nóng.
Trị đau gan vàng da: cá diếc 1 con làm sạch, bỏ ruột, nướng qua cho thơm rồi lấy rau má và lá mơ nấu cùng, ăn trong ngày. Cần ăn thường xuyên.
Trị tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng: cá diếc to 1 con, làm sạch vảy, bỏ ruột rồi lấy: trần bì 5g, sa nhân 5g, tất bạt 5g, gừng, tỏi, hạt tiêu, cho vào bụng cá rồi đem rán vàng sau đó bỏ cá vào nồi đổ nước xâm xấp ngập cá, thêm 1 chút rượu (10ml), gia vị vừa đủ, đun nhỏ lửa. Ăn cá, uống nước.
Cùng Danh Mục:
Cập nhật thông tin chi tiết về Khô Cá Hố, Đặc Sản Nha Trang Không Thể Bỏ Qua trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!