Xu Hướng 3/2023 # Khô Cá Diêu Hồng # Top 4 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Khô Cá Diêu Hồng # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Khô Cá Diêu Hồng được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Kênh Thương Mại Điện Tử “Út Mỵ”

Khô cá diêu hồng có thịt chắc, thơm, ngọt thanh lại có chứa nhiều chất dinh dưỡng cũng giống như các loại khô cá khác…Tại ÚT MỴ – ĐẶC SẢN MIỀN TÂY cung cấp khô cá diêu hồng hàng loại 1, tuyển chọn loại cá to nhất 4-5con/1kg. Chuyên cung cấp các loại khô cá lóc hàng đi nước ngoài, và các tỉnh toàn quốc.

Khô cá diêu hồng được phơi khô truyền thống, vừa ăn không mặn, không gắt dầu. Cá được xẻ thịt, lóc xương, ướp muối, tiêu, ớt, gia vị…phơi khoảng 2,3 nắng cũng giống như khô cá lóc gắt đóng gói thành phẩm. Cá khô làm từ cá tự nhiên không tẩm ướp chất bảo quản.

Tại Út Mỵ các công đoạn chế biến khô cá diêu hồng luôn được đảm bảo an toàn vệ sinh tuyệt đối, sau khi thành phẩm sẽ được đóng gói sản phẩm hút chân không và bảo quản ngăn đá, không sử dụng bất kì chất phụ gia nào nên quý khách hàng có thể yên tâm.

Quy cách đóng gói: Túi loại 0.5kg và 1kg (hoặc theo yêu cầu), sản phẩm được hút chân không kỹ lưỡng.

Bảo quản: Cá khô tự nhiên nên bạn trữ đông có thể lên đến 6 tháng mà không làm giảm chất dinh dưỡng có trong thịt cá.

Nếu tại TPHCM bạn muốn mua loại khô cá diêu hồng Đặc Sản Miền Tây này để mang đi nước ngoài hay làm quà tặng người thân bạn bè thì liên hệ đặt hàng có ngay nha.

Từ khóa tìm kiếm: Khô cá diêu hồng, kho ca dieu hong, khô cá diêu hồng 1 nắng, khô cá diêu hồng bao nhiêu 1kg, khô cá diêu hồng làm món gì ngon, khô cá diêu hồng phi lê, khô cá diêu hồng đồng tháp, khô cá diêu hồng đặc sản miền tây

⤵⤵⤵⤵⤵⤵ 🏠 CƠ SỞ ÚT MỴ – ĐẶC SẢN MIỀN TÂY 📌 Cửa hàng: Số 52 Đường Số 1, P.16, Q.Gò Vấp, TP.HCM 📌 Cssx: 361 TDC ấp Phú Lợi B, Phú Thuận B, Hồng Ngự, Đồng Tháp ☎️ Giao hàng nhanh: 0982618710 (zalo) 🌐 Facebook: https://fb.com/utmydacsanmientay 👉 Giao hàng tận nơi toàn quốc và nước ngoài. 📌 Tại chúng tôi chúng tôi có giao nhanh nhận trong ngày.

Khô Cá Diêu Hồng Một Nắng Tuy Quen Mà Lạ

Nói đến cá diêu hồng, ắt hẳn ai cũng biết đến vì loài cá này khá phổ biến và được lựa chọn hàng đầu trong các bữa cơm của gia đình. Cá diêu hồng được người dân chế biến nhiều món ăn vô cùng hấp dẫn và ngon miệng: Cá diêu hồng chiên giòn, cá diêu hồng kho tiêu, cá diêu hồng sốt cà chua, cá diêu hồng hấp tương, cá diêu hồng nấu canh chua,…

Ban đầu, cá diêu hồng được nhà Zozozo nuôi chủ yếu để bán lấy thịt, dần dần về sau dựa vào đặc tính loại cá này sinh sôi nảy nở nhanh thì nhà Zozozo lại nghĩ ngay đến cách phơi lên để bảo quản được lâu hơn và có thể bán được nhiều nơi ở Việt Nam thậm chí bán ra cả bà con việt Kiều xa xứ. Dần dần món khô nhà Zozozo đã được nhiều người dân biết đến từ Bắc đến Nam.

Phơi cá: Để làm nên món khô đặc trưng, gia truyền khâu phơi cá cũng khá quan trọng. Phải chọn đúng nắng, nơi phơi cá phải đảm bảo sạch, an toàn tránh tối đa sự xâm nhập của các loại vi khuẩn và côn trùng.

Đóng gói và bảo quản:

Đóng gói: Sau khi cá được phơi đủ nắng sẽ được chọn lọc lại, cắt những phần rìa lại cho đẹp mắt. Sau đó, bỏ cá vào túi hút chân không ( khâu này giúp cá bảo quản được lâu hơn, dễ dàng cho khâu vận chuyển), dán kín miệng túi lại. Mỗi túi 2-3 con/500g.

Các món ngon chế biến từ Khô cá diêu hồng: Khô cá diêu hồng chiên hoặc nướng:

Tùy vào khẩu vị và sở thích của gia đình mình, bạn có thể chọn nướng hoặc chiên. Đối với Zozozo luôn ưu tiên nướng hơn bởi khi nướng bằng than, thịt khô sẽ chín vừa, không bị béo ngậy quá của dầu, mùi khô khi nướng rất thơm mà ngửi thôi cũng đủ làm nao lòng thực khách rồi đấy nhe.

Xoài sống giòn, thái vỏ bào sợi mỏng

Hỗn hợp trộn: Nước mắm nhỉ, nước cốt chanh, tỏi, ớt băm nhuyễn, đường, bột ngọt,…

Zozozo hứa hẹn mang đến quý thực khách gần xa hương vị đầy đủ và đặc trưng nhất của người dân Miền Tây và đặc biệt Zozozo chuyên đóng gói hàng thực phẩm gửi tận bà con xa quê ở nước ngoài.

Cá Diêu Hồng Hấp Nấm

Cá diêu hồng hấp nấm

Written by Chang Chang and from Overblog

Cá Diêu Hồng Hấp vừa giữ được vị ngọt của cá vừa có vị ngọt của nấm hòa quyện tạo sự hấp dẫn khó tả của món ăn này. Cùng tìm hiểu cách làm ngay thôi nào.

Nguyên liệu làm cá Diêu Hồng hấp nấm

-    1 con cá diêu hồng 1kg

-    50 nấm mèo trắng

-    50g nấm bào ngư

-    2 củ hành tây

-    4 muỗng canh nước tương

-    2 muỗng cà phê muối tiêu

-    1 muỗng cà phê đường

-    1 muỗng canh dầu mè trắng

-    1 muỗng nhỏ gừng cắt sợi

-    1 trái ớt sừng cắt khoanh

-    1 trái ớt sừng cắt sợi

-    Đầu hành lá chẻ sợi ngâm nước, cọng hành lá chần nước sôi.

-    2 miếng giấy nhôm dài 55cm, rộng 30cm

Cá Diêu Hồng hấp nấm

Cách làm cá Diêu Hồng hấp nấm

-    Cá diêu hồng làm sạch, rửa, để ráo, khuấy đều 2 muỗng canh nước tương + muối + tiêu + đường + ½ muỗng canh dầu mè, cho các vào ướp 2 giờ, luôn trở cá để cá ngấm đều gia vị.

-    Nấm mèo trắng ngâm nước nóng nở mềm, rửa ráo, cắt gốc. Nấm bào ngư rửa nước muối pha loãng. Rửa lại nước sạch, vắt ráo nhẹ tay. Hành tây cắt múi cam. Dùng lá hành đã chần nước sôi cột các đầu hành chẻ sợi thành một bó.

-    Lót 1 miếng giấy nhôm vào đĩa thủy tinh, xếp cá diêu hồng vào giữa, trải gừng và ớt cắt sợi lên trên, cho nấm mèo trắng vào góc đĩa, dùng giấy nhôm đậy kín đĩa cá. Hấp trên lửa lớn 10 phút. Đem ra, mở giấy, cho hành tây rưới nước tương và dầu mè vào, đậy lại hấp tiếp 5 phút.

-    Bóc bỏ giấy bọc cá, gắp bỏ gừng và ớt cắt sợi, trang trí nấm bào ngư + ớt sừng cắt khoanh + hành lá, dọn dùng nóng với tương ớt.

Share this post

To be informed of the latest articles, subscribe:

Kỹ Thuật Nuôi Cá Diêu Hồng

Nuôi đơn bán thâm canh trong ao, lồng

2.1. Nuôi ao:

a, Chuẩn bị ao nuôi.

– Ao nuôi có diện tích từ 300m2 trở lên, độ sâu ao 1- 1,5 m, ao nuôi chủ động cấpháo nước trong quá trình nuôi.

– Phát quang bụi rậm, tu sửa bờ ao, lấp hết hang hốc. Mặt ao không bị cớm rợp, ảm bảo thông thoáng nhằm tăng cường oxy hòa tan từ không khí vào nước.

– Tháo nước bắt hết cá tạp, cá dữ, vét bù đáy ao.

– Bón vôi liều lượng 7- 10kg/100m 2, phơi nắng từ 5 – 7 ngày sau đó bón phân 20 -30kg/100m 2 (phân chuồng đã ủ hoai), tiến hành cấp nước vào ao. Nơi cấp nước phải có lưới lọc ngăn không cho cá tạp và cá dữ vào ao nuôi.

b, Chọn và thả giống:

– Chọn giống:

Nguồn giống đảm bảo chất lượng, màu sắc tươi sáng, giống kích cở đồng đều ( 5 -7cm/con), không dị hình, bơi lội nhanh nhẹn và không có dấu hiệu bệnh. Mật độ thả: 3con/m 2

– Vận chuyển con giống:

– Có 2 cách vận chuyển cá giống:

+ Vận chuyển kín bằng túi nilon có bơm ôxy, mật độ vận chuyển 500 con/ túi nilon 10 lít nước).

+ Vận chuyển hở: vận chuyển bằng thùng phi nhựa có sục khí trong quá trình vận chuyển, mật độ vận chuyển 800 con/10 lít nước.

– Thả giống:

+ Tiến hành tắm cho cá bằng nước muối 2- 3% (2 – 3 lạng muối hòa với 10 lít nước sạch) trước khi thả cá xuống ao nuôi, mục đích để cho cá sạch mầm bệnh.

+ Cách thả: Giống được thả vào sáng sớm, trước khi ngâm túi đựng cá trong ao 5- 10 phút, mở miệng túi cho nước từ từ vào rồi thả cá ra ao, thả vị trí đầu hướng gió.

c, Thức ăn và chăm sóc quản lý:

– Thức ăn chế biến

Nơi không có điều kiện sử dụng thức ăn viên hoặc có sẵn nguyên liệu chế biến, gồm các nguyên liệu:

Cám : 20 – 30%

Tấm : 20 – 30%

Rau xanh (nghiền nhỏ) : 10 – 20%

Bột cá (bột ruốc) : 30 – 35%

Bột đậu nành : 10 – 20%

Premix khoáng/ vitamin : 1 – 2%

Phối chế các nguyên liệu để đạt hàm lượng đạm (protein) 18 – 20%, trộn đều các nguyên liệu đã nghiền nhỏ, nấu chín rồi vo thành viên (nếu có điều kiện) hoặc rải mỏng và phơi se mặt, sau đó cho cá ăn (rải một chổ hoặc để vào sàn ăn), cho ăn 2 lần/ ngày, khẩu phần 4-5% trọng lượng thân. Hệ số thức ăn từ 3,2 – 3,5 là đạt yêu cầu và có hiệu qủa kinh tế.

– Thức ăn viên

Thức ăn viên nổi của các nhà máy chế biến, chọn loại thức ăn có mùi thơm hấp dẫn với cá, hàm lượng đạm 20 – 28%, kích thước viên thức ăn thay đổi thích hợp kích thước cá. Cho ăn ngày 2 lần, khẩu phần 2 – 3% trọng lượng thân/ngày. Thức ăn được rải trên mặt nước, phía trên gió, ở một vị trí cố định.

– Quản lý cho ăn:

+ Thức ăn sử dụng cho cá là thức ăn tổng hợp dạng viên nổi, khi cá nhỏ sử dụng thức ăn bột min, sau khi cá nuôi được 1 tháng trở lên dùng thức ăn viên, ngoài ra bổ sung: bèo cám, rau xanh, bột sắn, phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương cho cá ăn. Lượng thức ăn: Khi cá mới thả cho cá ăn thức ăn công nghiệp, với tỷ lệ 10% trọng lượng cơ thể. Khi cá đạt trọng lượng 50g/con giảm xuống 5% trọng lượng cơ thể, cá đạt trọng lượng cá đạt 100g/con trở lên thì cho cá ăn 2 – 3 % trọng lượng cá trong ao. Ngày cho ăn 2 lần (sáng 6-7h chiều 17-18h).

+ Định kỳ 15 ngày bổ sung phân chuồng ủ hoai hoặc phân cút để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Liều lượng 15kg/ 100m2.

– Quản lý môi trường:

+ Thường xuyên thay nước ao nuôi với liều lượng là 10%- 20% lượng nước trong ao, sau khi thay nước nên bón vôi với liều lượng 10g/m 3 ao nhằm ổn định môi trường ao nuôi để cá phát triển tốt.

+ Vào những ngày mưa lớn theo dõi pH nước để có biện pháp bón vôi thích hợp, nếu pH thấp (<6,5 ) bón vôi liều lượng 15g/m 3 nước.

+ Theo dõi hoạt động bơi lội của cá, nếu buổi sáng đến 9 giờ thấy cá còn nổi đầu thì có biện pháp thêm hoặc thay bớt nước.

2.2. Nuôi lồng:

2.2.1. Lồng làm bằng gỗ hoặc lồng bằng tre nứa.

– Khung lồng: Làm bằng gỗ hoặc tre, nứa

+ Bốn mặt lồng được đóng bằng các thanh nẹp gỗ hoặc tre, cách nhau 1-1,5 cm. ( Khoảng cách này tuỳ thuộc vào tốc độ dòng chảy nếu nước chảy mạnh thì đóng nẹp dày và ngược lại )

– Kích thước lồng:

Kích thước: 3 m x 2 m x 1,5 m

Tuỳ theo điều kiện của gia đình có thể làm lồng kích thước lớn hơn.

– Phao nâng lồng:

– Kết phao bằng bè nứa gắn vào khung lồng (theo chiều rộng hoặc chiều dài của lồng) để làm cho lồng nổi.

– Sử dụng thùng phi nhựa hoặc thùng phi sắt kết vào khung lồng.

Tuỳ trọng lượng của lồng nuôi mà bố trí phao nâng lồng cho phù hợp theo nguyên tắc, nước phải ngập trong lồng từ 3/4 đến 4/5 chiều cao của lồng (khoảng cách lồng không ngập nước khoảng 20 – 30 cm).

– Neo lồng:

Dùng dây ni lông, mây hoặc dây sắt cố định lồng bằng các neo trụ ở giữa sông hoặc nối lồng với dây buộc ở trên bờ (đóng cọc ở ven bờ để buộc dây).

2.2.2. Chọn vị trí đặt lồng cá

– Vị trí đặt lồng.

+ Chọn nơi có nguồn nước thông thoáng, sạch sẽ, không bị nhiễm phèn.

+ Có dòng nước chảy liên tục, lưu tốc thích hợp là 0,2 – 0,5 m/giây.

+ Mực nước chỗ đặt lồng phải sâu hơn lồng 0,5-1m để phân cá và các chất dư thừa lắng xuống và trôi.

+ Khoảng cách lồng đặt cách bờ 3 – 5 m để dòng chảy được lưu thông qua lồng và tiện chăm sóc quản lý.

+ Lồng này cách lồng kia ít nhất từ 10 -15 m. Nếu đặt lồng theo cụm thì khoảng cách giữa các cụm lồng ít nhất từ 150 – 200 m.

+ Lồng trong một cụm nên đặt so le để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

– Môi trường nước nơi đặt lồng.

Yếu tố môi trường đảm bảo như:

+ pH nước: 6,5 – 8.

+ Vị trí đặt lồng không có rác, nước thải sinh hoạt để đảm bảo cá không chết do nhiễm khí độc.

2.2.3. Mật độ thả:

Mật độ thả ban đầu 50 con/m3 cở cá 5 – 7 cm/con, nuôi sau 1 tháng sang lồng mật độ giảm xuống 25 – 30 con/m3 và nuôi tiếp lên cá thương phẩm.

2.2.4 Phương pháp cho ăn:

– Loại thức ăn và lượng cho cá ăn giống như nuôi cá ao.

– Thức ăn đưa xuống lồng nuôi thành nhiều đợt để tất cả cá đều được ăn.

– Quan sát hoạt động bắt mồi của cá, theo dõi mức tiêu thụ thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

– Hàng ngày vớt thức ăn thừa ở trong lồng trước khi cho thức ăn mới.

Quản lý môi trường nước nuôi

Trước khi thả và sau một đợt thu hoạch: Đem lồng lên cạn, dùng vôi quét mặt trong và ngoài lồng, sau đó phơi khô 1 – 2 ngày.

Trong quá trình nuôi, định kỳ mỗi tuần 2 lần vệ sinh, cọ rửa các tạp chất bám ở trong và ngoài lồng.

Hàng ngày cho cá ăn thức ăn sạch, trước khi cho ăn vớt bỏ thức ăn thừa trong lồng.

– Dùng vôi Nông nghiệp khử trùng và khử chua cho môi trường nước. +Treo túi vôi 2 – 4 kg/túi ở vị trí đầu nguồn nước. Khi vôi tan hết tiếp tục treo túi khác.

+ Định kỳ 7 – 10 ngày hoà tan 2 -3 kg vôi tạt trong lồng và khu vực nuôi để phòng bệnh cho cá, làm sạch môi trường nuôi xung quanh.

III. Một số bệnh thường gặp ở cá.

Cá Diêu hồng là loài cá Rôphi đỏ, một số loại bệnh thường gặp trên cá Diêu hồng cách phòng trị.

Bệnh do trùng mặt trời và tà quản trùng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh (Argulus và Ergasilus).

– Dấu hiệu xuất hiện bệnh:

Triệu chứng thường thấy là xuất hiện những nốt đỏ, xuất huyết, các vùng bị viêm loét trên mình cá. Cá thường gầy yếu, đầu to, da mất dần màu sắc bình thường bơi lờ đờ, chậm chạp, phản ứng kém với người và các sinh vật địch hại.

– Cách phòng trị:

Khi phát hiện cá bị bệnh dùng CuSO4 (phèn xanh) nồng độ 2-5g/10m3 sau thời gian 6 -8 giờ thay nước mới cho ao hoặc tắm cho cá dùng 20 – 50g/10m3 trị trong 15 – 30 phút cách ngày trị một lần; muối ăn dùng để phòng và trị bệnh cho cá, nồng độ 1-3% trị thời gian dài và 1-2% trị trong 10-15 phút.

Bệnh do vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc Edwardsiellatarda gây ra.

– Dấu hiệu xuất hiện bệnh: Cá có dấu hiệu toàn thân bị xuất huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, có dịch vàng hoặc hồng, đầu và mắt cá sưng và lồi ra. Bệnh thường xuất hiện ở cá rô phi đỏ nuôi bè.

– Cách phòng trị: Nên định kỳ bón vôi khư trung nước 1 – 2kg/ 100m3 và khử trùng nơi cho ăn. Cách trị dùng Oxytetraxylin hoặc Steptomyxin liều lượng 2 – 5g/kg thức ăn cho cá ăn liên tục 3 – 5 ngày kết hợp bón vôi khử trùng nước ao nuôi.

Cá trương bụng do thức ăn:

Thường xảy ra ở các ao, bè cho cá ăn thức ăn tự chế không được nấu chín, không đảm bảo chất lượng làm cá không tiêu hoá được thức ăn, bụng cá trương to, ruột chứa nhiều hơi. Cá bơi lờ đờ và chết rải rác.

– Cách phòng trị: là kiểm tra chất lượng và thành phần thức ăn để điều chỉnh lại cho thích hợp. Nếu trường hợp nặng thường xuyên có thể thay đổi thức ăn. Trong thức ăn nên bổ sung men tiêu hóa (các probiotic…).

Sau thời gian nuôi 4 – 5 tháng, cá đạt trọng lượng 300g trở lên thì tiến hành thu hoạch. Nên thu đồng loạt một lần, thời gian thu càng nhanh càng tốt, vì khi đánh bắt làm quấy động ao và thay đổi môi trường, cá còn lại trong ao ăn kém hoặc không ăn và thường bị chết.

Sau khi thu hoạch xong, chọ thời gian thích hợp, tiếp tục chuẩn bị ao như lần trước để nuôi vụ tiếp theo.

TRẠI CÁ GIỐNG: “LÊ THIÊN NHÂM”

Địa chỉ: Làng Dục Tú, Xã Quảng Tân, Quảng Xương, Thanh Hóa

Điện thoại: 0989 832 243

Email: cathiennham@gmail.com – Websites: www.cagiongthiennham.com

Cập nhật thông tin chi tiết về Khô Cá Diêu Hồng trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!