Xu Hướng 5/2023 # Hướng Dẫn Phân Biệt Cá Lóc Đồng Tự Nhiên Và Cá Lóc Nuôi Tại Ao # Top 14 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Hướng Dẫn Phân Biệt Cá Lóc Đồng Tự Nhiên Và Cá Lóc Nuôi Tại Ao # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Phân Biệt Cá Lóc Đồng Tự Nhiên Và Cá Lóc Nuôi Tại Ao được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Share Everywhere

Cá lóc là loài thủy sản rất giàu dinh dưỡng và thịt rất ngon. Tuy nhiên, không phải lúc nào người tiêu dùng cũng mua đúng “hàng” tự nhiên. Thậm chí một số nơi còn gắn “mác” cá lóc đồng để bán được giá cao hơn. Vậy, làm thế nào để phân biệt được cá lóc đồng và cá lóc nuôi?

Cá lóc là loài thủy sản rất giàu dinh dưỡng và thịt rất ngon. Trước đây, cá lóc đồng trong tự nhiên có rất nhiều, song, hiện nay số lượng đã suy giảm rất nhiều. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này (ô nhiễm môi trường, lạm dụng thuốc trừ sâu,…) mà có nói đến sáng chắc cũng không hết, bởi thế hiện nay cá lóc đồng được xem là “mặt hàng HOT” rất được người tiêu dùng săn đón.

Tuy nhiên, không phải lúc nào người tiêu dùng cũng mua đúng “hàng” tự nhiên. Thậm chí một số nơi còn gắn “mác” cá lóc đồng để bán được giá cao hơn. Vậy, làm thế nào để phân biệt được cá lóc đồng và cá lóc nuôi?

Cá lóc đồng:

Thường có kích thước nhỏ, vảy đen sậm do tập tính sinh sống của cá lóc trong tự nhiên là vùi mình sâu xuống lớp bùn lầy, cũng vì thế mà lớp vảy cá có màu đen sậm và đầu có thon nhọn và rắn chắc. Vì sống trong môi trường tự nhiên nên thân cá ốm trông có cảm giác nhiều xương. Khi mua cá lóc đồng nên chọn những con có trọng lượng từ 0.5 – 1kg sẽ nhiều thịt và săn chắc.

Dân buôn dễ đánh tráo cá lóc nuôi chung với cá lóc đồng. Một vài cách nhận biết là cá lóc đồng có vảy màu đen sậm do chúng chui sâu xuống bùn lầy khi sống tự do dưới ao hồ hay ruộng. Đầu trông thon nhọn, nhỏ và rắn chắc; mình trông khá ốm và cho ta cảm giác có nhiều xương. Muốn mua cá lóc đồng ngon thì người mua phải chọn con có trọng lượng khoảng 500 gr – 1 kg. Giá bán: khoảng 110.000 – 120.000đ/kg. Đây là loại làm khô cá lóc đồng ăn rất thơm ngon.

Cá lóc sông:

Do được con người nuôi và chăm sóc cho ăn đầy đủ mỗi ngày nên hầu như cá lóc sông con nào cũng béo tròn, đầu cá to và phần thân “mũm mĩm” trông khá nhiều thịt. Bên cạnh đó, do được nuôi nhốt trong các ao hồ nhân tạo hoặc trong túi lưới nên vảy cá không thể có màu đen sậm mà chỉ là màu xam xám. Trên thực tế, hiện nay phần lớn cá lóc được bày bán ở chợ chủ yếu là cá lóc nuôi.

Có màu xám lợt, không có màu đen vì do được nuôi trong ao hồ nhân tạo hoặc trong túi lưới, nắng thường xuyên chiếu vào. Đầu cá hơi to, tròn, thân mũm mĩm trông khá nhiều thịt. Giá bán: 60.000 – 70.000đ/kg. Và hơi tanh và nhớt hơn cá lóc thường. Loại cho khô cá lóc nuôi thường 220.000 – 250.000 ngàn / 1kg.

Hầu hết các quán bánh canh cá lóc ở Sài Gòn hiện nay đều chọn cá lóc loại này vì giá thành rẻ lại nhiều thịt. Mặc dù vậy, cá lóc nuôi lại chia thành 2 loại phổ biến: nuôi bè thả sông và nuôi công nghiệp. Trong đó, cá lóc nuôi bè thả sông được ưa chuộng bởi thịt thơm và dai hơn cá lóc nuôi thả công nghiệp, cũng vì thế mà giá thành cũng cao hơn.

Phân Biệt Thịt Cá Hồi Nhập Khẩu Nuôi Và Nguồn Gốc Tự Nhiên

Đặc trưng chung của cá hồi nuôi và cá hồi tự nhiên

Cá hồi là loại cá nước ngọt có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng nhiều làm thực phẩm cung cấp năng lượng cho con người xứ lạnh. Cá hồi có thể được nuôi lấy thịt hoặc đánh bắt tự nhiên nhưng đặc trưng và thành phần thịt cá hồi gần như là giống nhau. Phân tích thành phần thịt cá hồi hiện nay cho thấy thành phần chủ yếu trong thịt cá hồi bao gồm

Chứa nhiều omega 3, các chất béo không bão hòa có tác dụng làm giảm lượng mỡ máu, hàm lượng cholesterol trong máu, giàm nguy cơ đột quỵ và huyết cáp cao.

Thịt cá hồi chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể, góp phần hình thành tế bào, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Thịt cá hồi thường có màu từ vàng cam đến đỏ khá đặc trưng. Một số loại thịt cá hồi tự nhiên thì có màu trắng do không chứa sắc tố, nhưng tỉ lệ không nhiều. Chất lượng thịt cá hồi khá tốt, kích thước có thể thay đổi theo điều kiện sống.

Cá hồi được đánh giá khá thơm ngon, thịt săn chắc và khá thơm, không quá tanh khi thưởng thức tươi sống. Bởi vây, thịt cá hồi thường được sử dụng làm sushi.

Sự khác biệt cá hồi nuôi và cá hồi tự nhiên

Do môi trường sống, đặc trưng thịt cá hồi sẽ có đôi chút khác biệt. người tiêu dùng cần tìm hiểu để nhận biết và chọn lựa loại thịt cá hồi phù hợp.

Thịt cá hồi nuôi có màu thịt nhạt hơn so với cá hồi tự nhiên. Cấu trúc thịt cá tự nhiên cũng săn chắc và dai hơn so với cá hồi nuôi. Các thớ thịt cá hồi tự nhiên thường có những sợi chỉ trắng là mỡ li ti nhỏ, xen kẻ với các thớ thịt đỏ. Trong khi đó thịt cá hồi nuôi các sợi chỉ trắng lớn và to hơn, khiến thịt cá mềm hơn.

Khi chế biến sẽ thấy sự khác biệt, cá hồi tự nhiên ra ít mỡ và nước hơn cá hồi nuôi. Mùi thịt cá cũng sẽ thơm hơn.

Phân tích thành phần sẽ thấy tỉ lệ cá hồi tự nhiên và nuôi cũng sẽ khác nhau rất nhiều. Các thành phần omega, acid béo, khoáng chất, vitamin của cá hồi tự nhiên sẽ cao hơn cá nuôi rất nhiều.

Dựa trên mức giá người dùng cũng có thể thấy, mức giá cá tự nhiên luôn đắt hơn cá nuôi, theo chất lượng.

Hướng Dẫn Nuôi Cá Lóc Cảnh

Cá lóc cảnh nổi tiếng là loài có sức chịu đựng dẻo dai bởi chúng có thể sống trong những vùng mà những loài khác không thể; vậy lý do tại sao mà chúng thường xuyên bị chết trong hồ nuôi?

Câu trả lời thật đơn giản. Trong khi hầu hết những loài cá khác rất mạnh khoẻ khi được thay nước nhiều thì cá lóc ngược lại không thích hợp với điều này.

Cá lóc cũng chịu đựng rất kém với chất chlorine và thành phần kim loại có trong nước máy.

Thành phần hoá học của nước hồ thay đổi quá nhanh có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất làm cá lóc cảnh bị chết. Hầu hết các loài cá lóc đều có phản ứng tiêu cực đối với việc thay quá nhiều nước máy. Điều này đặc biệt trầm trọng ở những cá thể cá lóc non. Nếu cần phải thay thật nhiều nước hồ thì nước trước tiên phải để cho hả dù rằng việc này có hơi phiền phức.

Như vậy, việc mỗi lần chỉ thay một ít nước hồ kết hợp sử dụng chất phân giải chlorine và bộ lọc thích hợp là giải pháp thay nước đúng đắn. Bộ lọc có công suất càng lớn càng tốt; mặt khác, việc dùng thêm bộ lọc sinh học sử dụng mút xốp cũng rất tốt nếu miếng mút đủ lớn để chứa thật nhiều các vi khuẩn phân huỷ có ích.

Thức ăn

Nuôi cá lóc cảnh rất dễ, hầu như chúng bắt đầu ăn ngay từ ngày đầu tiên sau khi được thả vào hồ nuôi. Đôi khi cũng cần phải kiên nhẫn một chút vì chúng ta mua một cá thể đã trưởng thành và chúng phản ứng với sự thay đổi môi trường bằng cách nhịn ăn. Thông thường, giai đoạn này không dài lắm, tối đa là 3 tuần.

Khi ăn, cá lóc cảnh đớp ngay vào con mồi và nhả khí ra đằng khe mang; cử động này tạo ra một khoảng chân không hút con mồi vào trong khoang miệng. Những loài cá lóc cỡ lớn có thể ăn con mồi có kích thước gần bằng cơ thể của chúng. Một khi đã xác định con mồi, cá lóc sẽ tiến gần đến vị trí thích hợp. Sau đó, nó cong người lại như hình chữ S rồi lao mình ra phía trước để đớp mồi. Toàn bộ sự việc chỉ diễn ra trong tích tắc. Thật đáng tiếc là chuỗi cử động này không xảy ra khi chúng ta nuôi cá lóc bằng thức ăn đông lạnh. Trong trường hợp đó, cá lóc chỉ tiến đến đớp và nuốt thức ăn theo một đường thẳng.

Thức ăn lý tưởng cho cá lóc cảnh là tép, cá con, giun đất và các loại thức ăn đông lạnh. Cá lóc non nên được cho ăn hàng ngày bằng các loại thức ăn phù hợp với kích thước của chúng. Với con non của những loài cá lóc cỡ nhỏ, nên nuôi chúng bằng artemia, trùn chỉ và bo bo. Còn với con non của những loài cá lóc cỡ vừa và lớn, chúng ta có thể cho chúng ăn thực phẩm đông lạnh và cá châm. Khi cá đã lớn đến độ nào đó, chúng ta chỉ nên cho chúng ăn từ 3 đến 4 lần một tuần để giảm chất thải của cá và tránh làm nước hồ bị ô nhiễm. Độ lớn này được tính bằng 2/3 kích thước tối đa đối với loài cá lóc cỡ nhỏ, 1/2 đối với loài cá lóc cỡ vừa và 1/3 đối với loài cá lóc cỡ lớn.

Sinh sản

Ngoài tự nhiên, hầu hết các loài cá lóc cảnh sinh sản vào đầu mùa hè, từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm tuy nhiên cũng có những loài như Channa striata, Channa punctata và Channa argus sinh sản nhiều lần trong năm. Môi trường giàu thực vật thủy sinh rất thích hợp để cá lóc sinh sản tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cá lóc sinh sản trong các môi trường có ít hoặc hoàn toàn không có thực vật thủy sinh. Chúng thường dọn sạch một vùng thực vật thủy sinh để làm ổ đẻ. Cặp cá sẽ vờn nhau cho đến khi trứng được đẻ và thụ tinh. Sau đó, trứng được bao phủ bởi lớp chất nhờn nên nhẹ và nổi lên trên mặt nước sẽ được cá bố mẹ bảo vệ. Một số loài cá lóc như Channa gachua, Channa orientalis và Channa asiatica là những loài ấp miệng; cá đực sẽ đớp trứng đã được thụ tinh vào miệng để ấp. Chúng thường đẻ trứng ít hơn so với các loài khác, khoảng 200 trứng so với từ 30.000 đến 50.000 trứng.

Trứng có kích thước từ 1 mm đến 2 mm tùy theo loài và nở sau 2 đến 3 ngày. Cá bột khi mới nở có kích thước từ 3 đến 3.5 mm. Trong những ngày đầu chúng tiêu thụ chất dinh dưỡng có sẵn ở ổng bụng. Sau khi chất này tiêu hết, chúng bơi đi kiếm ăn nhưng luôn tụ với nhau thành bầy và được cá bố mẹ đi theo bảo vệ nghiêm ngặt.

Tất cả các loài cá lóc đều có thể lai tạo trong hồ nuôi nếu chúng ta hiểu rõ về cách thức sinh sản của chúng. Người ta yêu thích cá lóc không chỉ vì chúng là loài săn mồi mà còn ở hành vi phức tạp và việc chăm sóc con ở cá lóc làm cho chúng trở thành một trong những loài cá thú vị nhất khi ngắm nhìn trong hồ cảnh.

Một cặp đôi hoà thuận sẽ dễ sinh sản thành công và chúng thường được lựa chọn từ một nhóm. Việc chọn và ghép hai cá thể trưởng thành khác giới tính cũng không tạo ra được một cặp cá hoà thuận. Nhiều nhà lai tạo cá lóc cảnh phát hiện ra rằng một cặp cá hình thành từ một nhóm sẽ sinh sản một cách thành công. Thông thường, khoảng 6 cá thể được nhốt chung trong một hồ thuỷ sinh có cấu trúc thích hợp.

Đôi khi cá tự bắt cặp và để yên cho những cá thể còn lại cho đến khi chúng sinh sản. Thật không may, trong hầu hết trường hợp, việc chọn được một cặp cá thích hợp trong một nhóm thường dẫn đến cái chết cho những cá thể còn lại. Bắt chúng ra khỏi một hồ thuỷ sinh được thiết kế đặc biệt như vậy là rất khó khăn còn nếu đặt bẫy thì có thể làm cá chết ngạt vì chúng không thể ngoi lên mặt nước để thở một khi đã dính bẫy. Một cách khác là nuôi một nhóm cá lóc từ khi chúng còn non và chờ cho đến khi chúng lớn và tự bắt cặp.

Hồ dùng cho mục đích này nên bố trí rễ cây và các loại rong cỡ lớn như Java fern, Anubias, Amazon sword, cùng các loại rong nổi như Indian fern cũng như lá mục thả trên nền hồ. Đá phiến là loại đá thích hợp nhất để tạo khung cảnh cho hồ. Điều này có nghĩa rằng toàn bộ hồ có thể được làm trống để bắt các cá thể còn lại ra rồi sau đó có thể được tái bố trí lại một cách dễ dàng. Một hồ trống trải dành để nuôi và bắt cặp cá lóc là hoàn toàn không thích hợp! Một khi cá lóc đã bắt cặp rồi, chúng sẽ duy trì việc sinh sản cho cho đến cuối đời.

Gần đây những nhà lai tạo cá lóc cảnh phát hiện ra rằng cá lóc cái tiết ra chất dinh dưỡng để nuôi cá con ngay sau khi chúng tiêu thụ hết chất dinh dưỡng trong ổ bụng. Vì vậy việc tách cá bố mẹ khỏi bầy con sẽ dẫn đến hậu quả là bầy cá con sẽ phát triển chậm hơn bình thường bởi vì chất dinh dưỡng được cá cái tiết ra rất giàu chất đạm và nhờ ăn chúng mà cá con lớn rất nhanh.

Hướng Dẫn Phân Biệt Cá Koi Nhật Và Cá Koi Lai

Cá chép là một trong những loài cá dễ lai tạo nhất. Và người Nhật đã rất thành công với việc lai tạo nên giống cá chép Koi nổi tiếng. Giống cá mang trên mình những hoa văn mang màu sắc rực rỡ. Nuôi cá Koi được xem như một nghệ thuật, đòi hỏi nhiều công phu và tâm huyết.

Ngày nay cá Koi, được nhiều nước châu Á, cũng như châu Âu lai tạo và phát triển, song vẫn chưa có giống cá nào, đạt đến trình độ về màu sắc như cá koi Nhật.

Để có thể sở hữu một chú Koi Nhật thuần chủng, không những đòi hỏi bạn phải có tài chính mà bạn còn phải trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản sau để có thể phân biệt cá koi Nhật và cá koi lai tạo.

Hướng dẫn phân biệt cá Koi Nhật và cá Koi lai

Màu sắc: chỉ có Koi Nhật mới có màu đỏ chót như đỏ máu, đỏ ớt, còn những giống Koi khác màu đỏ chỉ là đỏ cam hoặc cam. Koi Nhật có màu sắc rất đậm màu và rực rỡ, đường biên giữa các màu vì vậy mà cũng rất sắc nét. Nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng, các mảng màu của Koi lớn và đều ra hai bên hông.

Nhìn từ trên xuống: Koi nhật sẽ mập hơn, đầu và vai bè ra.

Mắt cá lớn và lanh lẹ, râu to hơn so với cá chép thường

Vẩy Koi lớn hơn vẩy cá chép thường

Vây ngực của Koi trong suốt và nhỏ hơn vây cá chép thường, cả vây lưng và vây đuôi của Koi cũng vây, những cái xương trong vây cũng rất dễ nhìn ra. Còn vây cá thường, dày và đục màu, khó nhìn xuyên qua được

Hông cá: nhìn ngang koi Nhật có hông hơi ngắn

Thân mình koi thuôn dài, Koi trưởng thành có thể đạt tới 2m

Đầu cá: đầu koi Nhật hơi gù

Koi Nhật thường thông minh và ” dạn” người hơn. Koi nhận diện được chủ còn cá chép thường thì hơi vô tâm.

Sức sống của cá chép thường khỏe hơn Koi

Đối với Koi Bướm Nhật: vây, vi, và đuôi rất dài, màu phủ đều và kín đuôi.

Vì giá trị kinh tế của Koi Nhật rất cao, nên để có được một chú Koi Nhật không phải là điều dễ dàng đối với tất cả mọi người. Vì vậy, mà người ta cho lai tạo rất nhiều giống cá giống Koi Nhật. Người chơi Koi, muốn sắm cho mình một chú cá chính hiệu, cần sáng suốt để tránh mua phải hàng dởm, vừa mất tiền lại ôm bực tức vào người.

Incoming search terms:

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Phân Biệt Cá Lóc Đồng Tự Nhiên Và Cá Lóc Nuôi Tại Ao trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!