Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Nuôi Cá Bảy Màu Thái Và Cách Nhân Giống Chúng được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mới được du nhập vào việt nam mấy năm gần đây dòng cá bảy màu thái nhanh chóng được lòng của rất nhiều người chơi cá. Vừa đẹp, màu sắc đa dạng, giá thành lại rẻ nên chả lạ khi cá được ưa chuộng, phổ biến đến vậy. Tuy nhiên đây là loại cá dễ mẫn cảm với những biến đổi trong môi trường nước cũng như nếu một con bị bệnh thì lây lan ra đàn nhanh hơn nhiều các giống cá khác cho nên . Bài viết này Chothuysinh chúng tôi xin hướng dẫn các bạn cách nuôi cá bảy màu thái và nhân giống loại cá sặc sỡ này.
Sơ lược về cá bảy màu thái
Cá bày màu thái hay còn gọi là Guppy thái được nhân giống và phát triển tại thái lan. Mới được du nhập vào việt nam mấy năm gần đây. Thực chất tổ tiên của chúng có nguồn gốc từ Jamaica. Chúng là một thành viên thuộc họ cá khổng tước. Năm 1866 Robert John Lechmere Guppy đã gửi một số cá bảy màu đến viện bảo tàng anh nhận dạng. Sau đó chúng được đặt tên khoa học là Girardinus guppii để ghi nhớ công của ông. Bởi vậy cá bảy màu còn có tên tiếng anh là Guppy.
Bể cá
Cá bảy màu là loại cá hoàn toàn không “kén chọn”. Bạn có thể nuôi chúng trong các bể cá mini, Hũ sành, hòn non bộ. Hay các bể kính chung với các loại cá khác…Chỉ cần một môi trường ổn định ít biến đổi là hầu như có nước có nguồn thức ăn là chúng sống được hết.
Nguồn nước
Như tôi đã nói ở trên. Cá bày màu rất mẫn cảm với môi trường nước. Chúng là loại ưa nước cũ. Có thể bể cá bạn hơi bẩn một chút, chúng vẫn sống tốt. Tuy nhiên đừng dại mà lau thật sạch bể rồi đổ luôn nước cũ đi thay nước mới vào. Chúng sẽ bị shock và chết đấy. Cách để thay nước cho cá ở đây là bạn hãy sử dụng nguồn nước sạch, sau khi được bơm lên bạn hãy để ngoài trời khoảng 3 đến 4 ngày rồi mới thay nước cho cá. Bạn cũng nên cho vài hạt muối vào bể. Điều này vừa tăng tính thích nghi cho cá lại có thể điều trị một số bệnh đơn giản như: vẩy cá bị dựng đứng, vây bị ăn mòn…
Cá bảy màu thái ăn rất ít. Và đa số vấn đề cá bảy màu thái bị chết là do nguồn nước bị ô nhiễn vì nhiều thức ăn thừa. Bạn cứ tưởng với kích thước và số lượng như vậy thì cứ cho chúng ăn với lượng thức ăn tương đương các loài cá cùng kích thước khác. Nhưng không phải vậy, cá có thể nhịn ăn 5 7 ngày không sao. Tuy nhiên ngày nào cũng cho ăn thì chính thức ăn thừa lại là nguyên nhân gây bệnh cho cá đấy. Tôi khuyến khích là nuôi thêm một số loại rong rêu. Chúng sẽ tự tạo thức ăn cho cá.
Double Sword Red HD Endler
Half Black White Delta
Guppy full red
Guppy full black
Guppy koi
Guppy blue grass
Cách Nhân Giống Cá Bảy Màu Fancy
Cá bảy màu sẽ sinh sản dễ dàng trong một bể đơn giản, sạch sẽ.
Nuôi cá bảy màu ưa thích rất dễ dàng, không tốn nhiều không gian và bạn không cần phải là một chuyên gia. Đừng quá ngạc nhiên nếu bạn bị cuốn hút vào việc nuôi dạy những anh chàng nhỏ bé đầy màu sắc này và kết thúc với một đàn cá bảy màu và bể. Chúng gây nghiện.
Chọn một bộ ba cá, một nam và hai nữ, có màu sắc và các đặc điểm khác mà bạn muốn. Bắt đầu với những con cái còn trinh, để bạn biết rằng chúng chưa giao phối với một con đực khác. Cá bảy màu cái có thể bám vào tinh trùng không sử dụng và sau đó sử dụng nó để thụ tinh cho nhiều lô con, do đó, di truyền có thể hơi khó hiểu nếu cô ấy ở cùng với những con đực khác.
Đặt con cá bạn muốn nuôi trong một bể 5-gallon hoặc bể lớn hơn của chúng, tránh xa bất kỳ con cá nào khác. Một bộ lọc hộp trong bể sẽ giữ cho nước sạch và thoáng khí. Tùy thuộc vào việc bạn có thêm sỏi và cây hay không. Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng cá của bạn sẽ không vui nếu không có những vật bổ sung này trong bể, Hiệp hội Cá bảy màu Quốc tế đưa ra lời khuyên rằng một bể trần hoàn toàn tốt cho cá bảy màu và dễ dàng giữ sạch hơn. Giữ nhiệt độ của bể ở khoảng 78 đến 80 độ.
Di chuyển mỗi phụ nữ đến một bể sinh học tốt trước khi cô ấy sinh con. Điều này cho cô cơ hội điều chỉnh sự thay đổi với mức độ căng thẳng tối thiểu. Dự trữ bể chứa nhiều thực vật, đặc biệt là thực vật nổi, để các em bé trốn vào. Hãy chắc chắn rằng bé được cho ăn đầy đủ, để giảm khả năng bé sẽ ăn thịt trẻ. Sau khi cô ấy sinh con, đưa cô ấy trở lại với nam.
Quan sát những đứa trẻ khi chúng lớn lên và chỉ giữ những đứa trẻ có những đặc điểm mà bạn muốn. Điều này sẽ giúp củng cố những phẩm chất đó trong dòng cá bảy màu ưa thích của bạn.
Tách giới tính trước khi chúng đủ lớn để sinh sản. Khi tuyến sinh dục của nam giới phát triển, vào khoảng tháng 2 đến 3, anh ta có khả năng thụ tinh cho con cái. Bạn sẽ thấy vây hậu môn hình tam giác dưới cơ thể anh ấy bắt đầu dài ra và thu hẹp khi anh ấy tiếp cận giai đoạn này.
Thiết lập bộ ba nhân giống mới bằng cách đặt thế hệ cá bảy màu ưa thích tiếp theo vào bể nuôi của riêng chúng, chọn những bộ thể hiện các đặc điểm mà bạn muốn cá bảy màu của bạn có. Nhóm đơn giản nhất là sử dụng một nam từ một trong những nhóm trẻ sơ sinh đầu tiên và hai nữ từ các nhóm khác. Một nhóm khác là đặt người đàn ông ban đầu ở cùng với hai cô con gái của anh ta, nếu không thì đặt một người đàn ông mới vào với những người phụ nữ ban đầu.
Các mặt hàng bạn sẽ cần
Bộ ba Guppy, nam 1 và nữ 2
Thiết lập hồ cá 5-gallon, với bộ lọc
Xe tăng bé 2 3- đến 5-gallon, dự trữ thực vật
Nhiệt kế bể
Lưới cá
Mẹo
Hãy chuẩn bị để tiêu hủy tất cả những con cá không đáp ứng tiêu chuẩn của bạn, hoặc bạn sẽ nhanh chóng bị tràn ngập với cá bảy màu. Một số nhà lai tạo cho chúng đi, nhưng những người khác sử dụng chúng làm thức ăn cho những con cá lớn hơn như Oscar và cá vàng.
Cảnh báo
Giao phối cận huyết có thể củng cố các đặc điểm mong muốn ở cá bảy màu của bạn, nhưng nó cũng có thể mang lại những đặc điểm tiêu cực, vì vậy hãy cẩn thận khi thực hiện các phép lai gần, chẳng hạn như anh chị em hoặc cha-con gái.
Hướng Dẫn Nuôi Cá Bảy Màu Từ A
Nhưng trải qua nhiều năm được các chuyên gia nhân giống và lai tạo, cá bảy màu ngày càng khoác lên mình dáng vẻ lộng lẫy đến bất ngờ. Có lẽ tuổi thơ của bạn cũng được tô điểm bằng những sắc màu sặc sỡ này phải không:
1. Vì sao cá bảy màu được ưa chuộng khắp nơi?
Để biết loài cá này được yêu thích đến mức nào, bạn hãy gõ từ khóa “cá bảy màu” lên thanh tìm kiếm của Google. Có tới hàng triệu kết quả được hiển thị trong chưa đầy nửa giây!
Cũng từ khóa đó tra trên YouTube bạn sẽ tìm được vô số video, từ hướng dẫn cách nuôi đến review những chú cá đẹp, độc, lạ. Và nếu tra bằng tiếng Anh với từ khóa “guppy” thì kết quả còn chóng mặt hơn nữa.
Vậy những yếu tố nào đã làm nên độ hot của loài cá “nhỏ mà có võ” này?
Dễ thấy nhất là màu sắc vô cùng đa dạng phong phú của chúng. Ngay cả tên gọi “bảy màu” cũng còn xa mới đếm hết “500 sắc thái” của loài cá này. Ví dụ, chỉ riêng màu xanh lam đã chia ra các dòng blue topaz, blue tanzanite, blue grass, half black blue…
Còn nếu bạn yêu màu vàng thì sao? Dòng full gold lấp lánh ánh kim từng một thời làm mưa làm gió thị trường nay cũng có giá khá bình dân, học sinh sinh viên cũng dễ dàng chơi được.
Ngoài ra half black yellow, tuxedo gold hay yellow lace cũng là những dòng cá bảy màu sở hữu sắc vàng ấn tượng không kém.
Đến đây chắc bạn đã hơi “hoa mắt” rồi đúng không? Nhưng đó mới chỉ là về màu sắc. Một yếu tố nữa làm nên vẻ đẹp của cá bảy màu là dạng hoa văn trên thân và đuôi. Chẳng hạn như các họa tiết vằn vện giống da rắn:
Và yếu tố thứ ba góp phần vào vẻ đẹp của cá bảy màu là hình dạng vây và đuôi. Phần đuôi được chia ra dạng delta (tam giác), half moon (bán nguyệt), round tail (hình tròn)…
Vây lưng cũng có nhiều dạng từ big dorsal (vây lưng lớn), half thumb (lớn hơn cả big dorsal), cho tới dạng shark fin (vây cá mập), fin C (dài và cong như chữ C)… Nói chung là muôn hình vạn trạng:
Tất cả những sắc màu và dáng vẻ lộng lẫy của cá bảy màu như bạn đã thấy đều là “công trình” của các nhà lai tạo cá cảnh nhiều năm kinh nghiệm trên khắp thế giới. Nổi tiếng nhất trong số này là các chuyên gia Thái Lan và Đài Loan.
Bên cạnh đó cũng phải kể đến người Nhật với các dòng cá như red endler, tiger endler, Japan blue tail…
Đặc biệt, dòng cá đang gây sốt trong cộng đồng “nghiện” cá hiện nay là guppy koi. Sở dĩ có tên như vậy là vì chúng có thân mình màu trắng và đỉnh đầu đỏ tươi y như cá chép koi nổi tiếng của nước Nhật.
Vậy là chúng ta đã điểm qua “sương sương” vài dòng cá bảy màu hiện có rồi. Đến đây câu hỏi tiếp theo của bạn chắc chắn sẽ là…
2. Nuôi cá guppy cần chuẩn bị những gì?
Điểm hấp dẫn của cá bảy màu là bất cứ ai cũng có thể “chơi” được. Không như các loại cá lớn cần có hồ rộng cùng hàng tá “đồ chơi” cao cấp, cá bảy màu có thể sống khỏe trong điều kiện khá khiêm tốn.
Ngay cả các bé lên năm cũng nuôi được loại cá này. Còn với học sinh sinh viên, bản tính năng động sáng tạo vốn có càng giúp bạn dễ dàng “chăn” một đàn cá guppy ngay tại nhà mình. Những thứ bạn cần là:
2.1. Vật dụng để nuôi cá
Hồ kính
Cá bảy màu thích nghi tốt với nhiều loại “nhà” khác nhau. Đẹp nhất tất nhiên là hồ kính, vật liệu trong suốt để bạn tha hồ ngắm nhìn những dải màu bơi lượn tung tăng.
Nếu không có hồ lớn như hình trên thì bạn có thể thả vài em guppy vào chiếc hồ nhỏ để bàn (có nơi gọi là cái cóng). Tròn tròn nhỏ nhỏ xinh xinh cũng đáng yêu quá chứ!
Chậu hoặc khay nhựa
Không đẹp lung linh như hồ kính nhưng dụng cụ này phù hợp với những ai muốn cho cá sinh sản trong không gian nhỏ. Bạn có thể xếp chồng nhiều khay lên nhau hoặc đầu tư hẳn kệ sắt làm khung, mỗi khay nuôi một dòng cá riêng biệt để tránh lai tạp.
Ưu điểm nữa của vật liệu nhựa là bạn có thể dễ dàng cọ rửa, thay nước thường xuyên mà không ngại bưng bê nặng nề. Quá tuyệt vời cho các bạn nhỏ hoặc những người nuôi số lượng lớn.
Thùng xốp
Đây là loại vật dụng được dân chơi cá “nhà nghề” ưa chuộng nhất. Vì sao ư? Bởi thùng xốp có một đặc tính cực kỳ quan trọng với cá bảy màu, đó là cách nhiệt tốt.
Cá bảy màu khá nhạy cảm với nhiệt độ nước thay đổi đột ngột. Đặc biệt là ở những vùng khí hậu lạnh hoặc mùa mưa bão, nếu không giữ nhiệt tốt thì tình trạng cá “bơi ngửa” rất dễ xảy ra.
Thùng xốp giúp khắc phục vấn đề nhiệt độ cho cá bảy màu. Không chỉ bảo vệ đàn cá khỏi những lúc trái gió trở trời, thùng xốp còn “nhẹ tựa lông hồng” giúp bạn dễ dàng bưng bê qua lại (chẳng hạn như khi dọn vệ sinh hay sắp xếp đồ đạc trong nhà).
Và ưu điểm “siêu to khổng lồ” nữa của thùng xốp là… giá rẻ cực kỳ! Nếu hồ kính khiến bạn xót ví, còn khay nhựa ít nhất cũng vài chục nghìn, thì một thùng xốp cũ chỉ tốn của bạn cỡ một ly trà đá thôi.
Những tiệm bán trái cây, rau quả hay hải sản luôn có sẵn nhiều thùng xốp cũ để bạn mua lại. Còn nếu mua mới thì vật dụng này cũng rẻ hơn nhiều so với các loại khác cùng kích thước.
Hồ xi măng
Những nhà có sân vườn rộng, thích thiên nhiên thì còn gì tuyệt hơn một hồ thủy sinh cơ chứ. Nhìn đàn cá háo hức đớp mồi, màu xanh cỏ cây làm nền cho muôn sắc uốn lượn – bao mệt nhọc của cuộc sống như tan biến hết!
Tuy hơi cực mỗi lần thay nước và cũng không thể di chuyển đi được nhưng hồ xi măng dưới đất là môi trường gần với tự nhiên nhất cho cá bảy màu. Loại hồ này cũng giúp cá được vận động thoải mái và đẻ ra “con đàn cháu đống” nữa.
Vậy là bạn đã biết qua những loại “nhà” cho cá guppy rồi. Khi đã chọn được chỗ ở thì vấn đề tiếp theo là cái ăn đúng không!
2.2 Cá bảy màu ăn gì?
Thức ăn cho cá bảy màu cũng có đủ chủng loại từ bình dân đến cao cấp, tùy điều kiện kinh tế cũng như độ “nghiện” cá của bạn đến đâu.
Cám công nghiệp
Đây là loại thức ăn dễ kiếm và “dễ chơi” nhất cho những người mới bắt đầu đến với guppy. Tất cả các tiệm cá cảnh lớn nhỏ đều có cám công nghiệp đủ loại, nhưng theo kinh nghiệm của dân chơi lâu năm thì tốt nhất nên dùng cám Thái như loại này:
Cám Thái chứa đầy đủ các dưỡng chất giúp cá lớn nhanh, lên màu đẹp và khỏe mạnh, do đó được cộng đồng yêu cá rất ưa chuộng. Bên cạnh đó còn nhiều loại cám khác như Tomboy, Pandora, thậm chí cám viên cho các loại cá lớn cũng chẳng vấn đề gì.
Ưu điểm chung của cám công nghiệp là bạn không phải lo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm! Các loại mồi sống thường dễ nhiễm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… nhưng cám thì vô hại. Chỉ cần cho ăn vừa phải, đừng cho dư làm dơ nước là được.
Bo bo
Bo bo thường sống ngoài tự nhiên, trong các ao hồ kênh rạch nhiều chất hữu cơ. Nhiều tiệm cá cảnh cũng thu mua bo bo từ nông dân để bán lại, thậm chí có cả những người nuôi bo bo số lượng lớn cung cấp cho dân chơi cá cảnh nữa.
Vì là thực phẩm tươi sống nên hàm lượng dinh dưỡng của bo bo rất cao và được đánh giá là tốt hơn so với cám. Đồ tươi bao giờ chẳng “ngon” hơn đồ khô đóng hộp nhỉ! Nhiều người nuôi cá còn khẳng định bo bo là thức ăn giúp cá con lớn nhanh nhất.
Trùn chỉ
Cũng giống như bo bo, trùn chỉ thường sống ngoài tự nhiên ở những nơi… không được sạch sẽ cho lắm. Do kích thước lớn hơn nên loại giun nước này phù hợp để “kích” cá lớn tăng trưởng mạnh.
Trùn chỉ dễ rửa hơn so với bo bo bởi kích thước lớn và có xu hướng bu lại thành cục. Nhưng dù vậy bạn vẫn nên tìm mua ở những tiệm đảm bảo vệ sinh, không là rước bệnh cho cá như chơi.
Lăng quăng
Chắc mọi người ai cũng từng nghe khẩu hiệu thả cá bảy màu để diệt lăng quăng đúng không. So với hai con ở trên thì lăng quăng tương đối sạch sẽ và dễ kiếm hơn hẳn, và cũng là mồi sống nên chất lượng hơn cám nhiều.
Artemia
Chắc hầu hết các bạn mới làm quen với cá cảnh đều chưa biết tới con này đúng không? Nhưng nhà nào có nuôi tôm chắc đều biết: artemia là thức ăn hằng ngày của tôm non. Còn dân chơi cá “chuyên nghiệp” thì coi đây là bảo bối thần kỳ không thể thiếu để giúp cá khỏe đẹp.
Artemia là một loài giáp xác sống ở nước mặn, hình dạng gần giống tôm tép nhưng nhỏ hơn rất nhiều. Ban đầu được dùng để nuôi tôm, sau này artemia đã lấn sân sang cá cảnh và ngày càng được ưa thích bởi hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp cá lớn nhanh và lên màu đẹp.
Người ta cho rằng loài chim hồng hạc có màu lông đỏ hồng lộng lẫy như vậy là nhờ ăn các phiêu sinh vật trong nước, trong đó có artemia. Bản thân artemia cũng có màu đỏ cam, nên tác dụng giúp cá cảnh lên màu cũng là có cơ sở.
Nếu bạn cho rằng loại thức ăn này quá cao cấp, phải nhập khẩu, không dễ gì kiếm được… thì xin thưa: thị xã Vĩnh Châu ở Sóc Trăng có nghề nuôi artemia được đánh giá chất lượng hàng đầu thế giới, hơn cả artemia của Mỹ và Thái Lan.
Chỉ cần gõ từ khóa artemia lên Google, bạn cũng dễ dàng tìm thấy nhiều nơi bán loại thức ăn này với nhiều mức giá và nguồn gốc khác nhau: từ Vĩnh Châu, Trung Quốc cho đến Mỹ.
Dù ngày càng phổ biến nhưng artemia vẫn là đồ ăn cao cấp nhất cho cá cảnh, do đó chi phí cũng “chát” hơn các loại khác. Nhưng tiền nào của nấy mà.
3. Những vấn đề khác khi nuôi cá bảy màu
Giải quyết được “ăn” và “ở” là xem như bạn đã nắm một nửa thành công rồi đấy. Tuy nhiên còn một số vấn đề mà tất cả những người nuôi cá guppy đều đôi lần phải đau đầu như:
3.1. Cá bảy màu có thể bị bệnh gì?
Nhiều người quen nuôi guppy tạp (những con cá lai tạp có giá trị rất thấp) khi chuyển sang những dòng cao cấp đều “vỡ mộng” vì cá dễ bệnh dễ chết. Tuy nhiên chỉ cần nắm vững vài quy tắc là bạn sẽ giải quyết nhanh gọn những chuyện này.
“Bộ ba huyền thoại” khi nói đến bệnh của cá bảy màu là nấm – túm – lắc. Nấm là khi xuất hiện những đốm hoặc mảng trắng trên vây, thân cá. Trường hợp nặng, nấm có thể ăn lan thành búi nhìn rất ghê.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lắc: cá bị lạnh – lắc, cá mới mua về bị stress – lắc, nước quá dơ làm cá bệnh – lắc, thậm chí nhiều trường hợp chẳng vì lý do gì cũng lắc.
Thường sau khi bị lắc, nếu không được chữa trị gì cá sẽ chuyển sang túm và bỏ ăn, cuối cùng… bơi ngửa. Do đó tốt nhất là nên phòng bệnh cho cá ngay từ đầu. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có cách phòng ngừa thích hợp. Một số điều cần đặc biệt lưu ý là:
Trước khi thả cá phải xử lý nước: nếu là nước máy phải xả ra, để ngoài trời khoảng 1- 2 ngày để bay hết clo, nếu có rong bèo thả vào càng tốt.
Nước mưa có nuôi cá được không? Tùy vào từng khu vực và thời điểm mà nước mưa có thể chứa các chất độc hại không tốt cho cá. Do đó tốt nhất là không nên dùng nước mưa nuôi cá.
Cá mới mua về phải để nơi yên tĩnh, hơi tối một chút, tránh đụng chạm nhiều làm cá bị stress. Ngoài ra phải biết thả cá đúng cách: pha loãng nước cũ và nước mới từ từ để tránh bị sốc nước. Video sau sẽ minh họa cho bạn:
Không cho ăn quá nhiều làm dơ nước, nước bị dơ là môi trường tuyệt vời cho nấm bệnh phát triển.
Nên thay nước khoảng một tuần một lần hoặc ngay khi thấy nước dơ, nhiều cặn đáy. Mỗi lần chỉ thay khoảng 20% nước để cá không bị sốc.
3.2. Cá bảy màu có nuôi chung với cá khác được không?
Cá bảy màu chỉ thích hợp nuôi chung với các loại cá nhỏ và hiền lành như neon, đuôi kiếm, sọc ngựa, trân châu… Cũng có thể thả chung vào hồ guppy các loại cá chuột, cá tỳ bà để chúng dọn dẹp thức ăn thừa sót lại dưới đáy.
Theo quy luật cá lớn nuốt cá bé thì không nên nuôi chung cá bảy màu với các “ông lớn” như cá chép, long nhãn nếu bạn không muốn bầy tí hon làm mồi cho lũ to xác ấy.
3.3. Cá bảy màu sinh sản như thế nào?
Chắc chắn đây là một fun fact cực kỳ thú vị mà chỉ những ai từng nuôi guppy mới biết: cá bảy màu đẻ con chứ không đẻ trứng!
Trái với quy luật thông thường trong thế giới động vật, cá bảy màu thụ tinh trong và đẻ ra cá con ngay, thay vì đẻ trứng rồi thụ tinh ngoài như hầu hết các loài cá khác. Thực tế thì điều này cũng đúng đối với một số họ hàng của guppy như cá đuôi kiếm, cá mún…
3.4. Cá bảy màu có đắt không?
Hầu như tất cả những người mới chơi cá đều thắc mắc vấn đề này. Câu trả lời tùy thuộc vào từng dòng cá, và trong cùng một dòng lại tùy theo độ đẹp, độc, lạ của từng con cá nữa.
Nếu mới bắt đầu tập nuôi chắc chắn bạn sẽ không muốn bỏ ra quá nhiều “học phí” cho những chú cá quá sang chảnh phải không. Vậy thì lựa chọn phù hợp cho bạn là các dòng endler, được xem là vừa rẻ vừa dễ sống nhất.
Có kinh nghiệm hơn một chút, bạn có thể chơi dumbo red tail, blue tanzanite, full gold. Đây cũng là các dòng có giá phải chăng và “trâu nước” – sống khỏe dễ nuôi.
Những người “cứng tay” kha khá thâm niên nuôi cá có thể tăng độ khó bằng những dòng mắt đỏ như blue topaz, full red, koi. Đây được xem là những dòng cao cấp có giá hơi “chát” và cũng khó nuôi nhất hiện nay.
Tất nhiên đó cũng chưa phải là những con cá đắt nhất. Như trong video đã nói, có những cặp cá ở Việt Nam được mua với giá hơn 20 triệu đồng. Nói rộng ra trên thế giới thì con số này còn “khủng” hơn nhiều nữa!
Tổng kết
Nào, bạn đã thấy hừng hực khí thế bắt đầu “sự nghiệp” chơi cá bảy màu chưa? Từ những chú cá bình dân thuở nhỏ đến dòng siêu phẩm cấp cao là cả một hành trình dài nhưng đầy thú vị, chắc chắn sẽ đưa bạn từ bất ngờ này đến thú vị khác đấy.
Chơi cá guppy không chỉ là thú vui giải trí giết thời gian một cách lành mạnh mà còn giúp bạn nuôi dưỡng tâm hồn thanh thản, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Nói cho cùng, ai mà chẳng muốn có một tâm hồn đẹp phải không!
Mời bạn đọc tiếp những bài viết thú vị của BlogAnChoi:
Công Thức Nhân Giống Cá Bảy Màu Siêu Đẹp Đuôi Xanh
cá bảy màu đuôi xanh
Cá bảy màu đuôi xanh là loại cá đuôi cỏ, thuộc họ cá ăn vi, là loài cá được các chuyên gia cá cảnh Nhật Bản lai tạo nhân tạo trên nền cỏ đuôi xanh, cá bảy màu đuôi xanh cũng là loài cá cảnh được ưa chuộng trong các cuộc thi quốc tế. Tùy theo kích cỡ, ngoại hình của cá mà giá bán trên thị trường từ vài nghìn tới vài chục nghìn loại tốt có thể lên đến hàng trăm nghìn thậm chí hàng triệu đồng.
Đặc điểm ngoại hình của cá bảy màu đuôi xanh
đặc điểm cá bảy màu đuôi xanh
Cá bảy màu đuôi xanh khi trưởng thành có thể dài tới 4 cm, là loài cá cảnh nhỏ rất được ưa chuộng, cá đực có thân hình mảnh mai và vây lưng lớn, vây đuôi rất lớn và có màu xanh nhạt, vây đuôi được bao phủ bởi màu đen mịn như phun sơn, màu sắc cơ thể của cá bảy màu đuôi cỏ xanh có xanh lam đậm, xanh lam nhạt, xanh lam Nhật Bản, bạch kim và các tổ hợp gen hạn chế khác, tạo ra cá bảy màu đuôi cỏ bạch kim và cá bảy màu đuôi xanh Nhật Bản. Mặc dù có nhiều loài có nguồn gốc hơn, nhưng niềm đam mê của hầu hết người chơi đối với cá bảy màu xanh chính thống vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt.
blue grasstail guppy
Cá bảy màu đuôi xanh sẽ có nhiều thay đổi do gen của cá cỏ xanh không ổn định, đây cũng là một yếu tố quan trọng thu hút người chơi nghiên cứu theo công thức nhân giống lý thuyết của cá đuôi xanh được các nhà nghiên cứu Đài Loan và Nhật Bản tổng kết:
1. Cỏ xanh x cỏ xanh = cỏ xanh 50% + cỏ đỏ 25% + xanh lam 25% 2. Cỏ xanh x cỏ đỏ = cỏ xanh 50% + cỏ đỏ 50% 3. Cỏ xanh x thân xanh= cỏ xanh 50% + thân xanh 50% 4. Cỏ đỏ x thân xanh = cỏ xanh 100% 5. Thân xanh dương x thân xanh dương = xanh lam 100%
Qua công thức trên có thể thấy, con của cỏ xanh và cỏ xanh không phải toàn là cỏ xanh, mà là cỏ xanh, cỏ đỏ, và xanh lam. Hầu hết mọi người đều loại bỏ cỏ đỏ và xanh lam. Cỏ xanh chỉ còn một nửa. Đây là lý do tại sao có ít cỏ xanh hơn trên thị trường.
Cách nuôi cá bảy màu đuôi xanh
cách nuôi cá bảy màu đuôi xanh
Cá bảy màu đuôi xanh có tính ôn hòa, khả năng thích nghi mạnh, tuổi thọ ngắn, sống động và dễ kiếm ăn. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất của loài cá này là 22 độ đến 25 độ, cũng có thể chịu được nhiệt độ thấp 16 độ và chịu được nước bẩn, pH nước nuôi là 7,2-7,4, đồng thời có thể thích nghi với chất lượng nước trung tính, ưa chất lượng nước kiềm yếu Nên trồng dày đặc các loại cây thủy sinh và đặt lũa trong bể cá để mô phỏng môi trường hoang dã nhằm tăng tính dễ chịu cho cá bảy màu đuôi xanh. Nó có thể được nuôi cùng với nhiều loại cá bảy màu, cá nhỏ, cá chuột, cá thần tiên và các loại cá cảnh hiền lành khác.
Cá bảy màu đuôi xanh ăn gì
cá bảy màu đuôi xanh ăn gì
Cá bảy màu đuôi xanh là loài cá ăn tạp và thích ăn côn trùng nhỏ, các loại côn trùng cá và mảnh vụn. Bạn có thể chọn giun huyết đông lạnh, trùng chỉ, bọ chét nước, tôm ngâm nước muối,… và cũng có thể cho ăn thức ăn công nghiệp.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ SẢN XUẤT HOÀNG GIANG
Trụ sở chính : 476 Mê Linh, P. Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Văn phòng Hà nội: 24 ngõ 62, Mai Động, Q. Hoàng Mai, HN
Hotline: 0962.212.998 – 0915.331.499 – 0211.361.6699
Email: bhldhoanggiang@gmail.com
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Nuôi Cá Bảy Màu Thái Và Cách Nhân Giống Chúng trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!