Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Chi Tiết Kỹ Thuật Nuôi Cá Hải Tượng # Top 10 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Chi Tiết Kỹ Thuật Nuôi Cá Hải Tượng # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Chi Tiết Kỹ Thuật Nuôi Cá Hải Tượng được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bể, hoặc hồ, nuôi cá hải tượng

Kích thước bể: Thông thường bể nuôi cá hải tượng không được quá nhỏ vì tốc độ sinh trưởng của chúng rất nhanh. Do đó nên làm bể dài và rộng (4mx4m), có thể chứa được tối thiểu 600 lít nước.

Nên xây nắp bể để tránh cá nhảy ra ngoài. Không nên đổ nước đầy bể vì cá không có không gian để trao đổi không khí (chúng có tập tính cứ khoảng 15-20′ là phải ngoi lên mặt nước để thở).

Môi trường nước: điều kiện môi trường nước lý tưởng cho cá hải tượng là nhiệt độ phải đảm bảo ở mức trên 240C và dưới 300C; pH = 6 – 7; dH = 9 – 10.

Vì đặc tính sống ở tầng đáy và giữa nên nhu cầu về oxy của cá hải tượng không cần cao, vì thế không cần sử dụng máy xục khí thường xuyên hay trồng nhiều cây vào bể.

Nguồn thức ăn chủ yếu của cá hải tượng là các động vật nhỏ hơn như các loài cá tạp, thịt động vật đã được sơ chế từng miếng nhỏ, các loài giáp xác như tôm, tép, cua, các loài nhuyễn thể … Lượng thức ăn cá hải tượng có thể tiêu thụ trung bình khoảng 5 kg/con (cá đạt chiều dài khoảng 1,5m).

Ngoài những loại thức ăn tươi sống trên, cá hải tượng cũng có thể ăn những thức ăn trộn sẵn có bán trên thị trường (độ đạm 40%).

Cá hải tượng là động vật đẻ trứng, độ tuổi sinh sản của chúng là khoảng 4 – 5 tuổi. Mùa sinh sản thường rơi vào những tháng mưa (tháng 7 – tháng 11). Trong một năm chúng có thể sinh sản từ 5 – 6 lần. Cá hải tượng con 1 năm tuổi, nếu được cung cấp dinh dưỡng và điều kiện môi trường thuận lợi có thể đạt trọng lượng 12 – 15 kg.

Việc kinh doanh hay nhập khẩu cá hải tượng hiện vẫn còn hạn chế vì chúng là động vật cần được bảo vệ. Do việc nhập khẩu và nhân giống hạn chế, nên giá cá hải tượng ở Việt Nam hiện nay rất, dao động từ vài triệu tới vài chục triệu tùy vào kích thước và khối lượng. Có những con cá hải tượng siêu khủng, nặng hàng tạ có thể được định giá tới cả trăm triệu.

Cá hải tượng không chỉ là loài cá cảnh cao cấp nuôi trong nhà để thể hiện “sự đắng cấp” của những gia đình quyền quý. Theo quan niệm của văn hóa phương đông, cá hải tượng còn mang ý nghĩa phong thủy, mang đến sự phồn vinh và tài lộc cho gia chủ. Về điểm này thì hải tượng đặc biệt giống với cá rồng.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Cá Chép

Cá chép, cũng giống như các biến thể khác của nó, như cá chép kính (không vảy, ngoại trừ một hàng vảy lớn chạy dọc theo thân; có nguồn gốc ở Đức), cá chép da (không vảy, trừ phần gần vây lưng) và cá chép nhiều vảy, là những loại cá ăn tạp và chúng ăn gần như mọi thứ khi chúng bơi ngang qua, bao gồm các loại thực vật thủy sinh, côn trùng, giáp xác (bao gồm cả động vật phù du) hoặc cá chết.

Tại một số quốc gia, do thói quen sục sạo dưới bùn của chúng để tìm mồi nên chúng bị coi là nguyên nhân gây ra sự phá hoại thảm thực vật ngầm cũng như sự phá hủy môi trường sinh thái của nhiều quần thể thủy cầm và cá bản địa. Tại Úc có các chứng cứ mang tính giai thoại và các chứng cứ khoa học cho thấy việc đưa cá chép vào đây là nguyên nhân gây ra nước đục vĩnh cửu và giảm sút thảm thực vật ngầm trong hệ thống sông Murray-Darling, với hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái của sông, chất lượng nước và các loài cá bản địa. Do điều này, nó được những người đánh cá trong những khu vực này gọi là ‘pig’ (lợn) của cá nước ngọt. Tuy nhiên, ở những nơi khác nó được những người câu cá đánh giá cao do kích thước và chất lượng thịt. Ngoài ra, loài cá này cũng được dùng rộng khắp trên thế giới như một loại thực phẩm. Người ta hiện nay đánh bắt chúng cả trong tự nhiên lẫn trong môi trường nuôi thả. Thịt của nó được dùng cả ở dạng tươi và dạng đông lạnh.

Là loài cá đẻ trứng nên một con cá chép cái trưởng thành có thể đẻ tới 300.000 trứng trong một lần đẻ. Cá bột bị nhiều loài cá ăn thịt khác săn bắt, chẳng hạn cá chó ( Esox lucius) và cá vược miệng to ( Micropterus salmoides).

Tại Cộng hòa Czech, cá chép là một món ăn truyền thống trong bữa ăn tối vào dịp lễ Nô en.

Đặc điểm

Thân cá hình thoi, mình dây, dẹp bên. Viền lưng cong, thuôn hơn viền bụng. Đầu cá thuôn, cân đối. Mõm tù. Có hai đôi râu: Râu mõm ngắn hơn đường kính mắt, râu góc hàm bằng hoặc lớn hơn đường kính mắt. Mắt vừa phải ở hai bên, thiên về phía trên của đầu. Khoảng cách hai mắt rộng và lồi. Miệng ở mút mõm, hướng ra phía trước, hình cung khá rộng; rạch miệng chưa tới viền trước mắt. Hàm dưới hơi dài hơn hàm trên. Môi dưới phát triển hơn môi trên. Màng mang rộng gắn liền với eo. Lược mang ngắn, thưa. Răng hầu phía trong là răng cấm, mặt nghiền có vân rãnh rõ.

Khởi điểm của vây lưng sau khởi điểm vây bụng, gần mõm hơn tới gốc vây đuôi, gốc vây lưng dài, viền sau hơi lõm, tia đơn cuối là gai cứng rắn chắc và phía sau có răng cưa. Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn ngắn chưa tới các gốc vây sau nó. Vây hậu môn viền sau lõm, tia đơn cuối hoá xương rắn chắc và phía sau có răng cưa. Hậu môn ở sát gốc vây hậu môn. Vây đuôi phân thuỳ sâu, hai thuỳ hơi tầy và tương đối bằng nhau.

Vẩy tròn lớn. Đường bên hoàn toàn, chạy thẳng giữa thân và cuống đuôi. Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ dài. Lưng xanh đen, hai bên thân phía dưới đường bên vàng xám, bụng trắng bạc. Gốc vây lưng và vây đuôi hơi đen. Vây đuôi và vây hậu môn đỏ da cam.

Phân bố

Trên thế giới: Cá chép phân bố rộng khắp các vùng trên toàn thế giới trừ Nam Mỹ, Tây Bắc Mỹ, Madagasca và châu Úc.

Ở Việt Nam: Cá phân bố rộng trong sông ngòi, ao hồ, ruộng ở hầu hết các tính phía Bắc Việt Nam. Cá có nhiều dạng hình như: Cá chép trắng, chép cẩm, chép hồng, chép đỏ, chép lưng gù, chép thân cao, chép Bắc Kạn v.v… là loài cá có giá trị kinh tế cao.

Năm 1984 cá được thu từ tự nhiên và đưa về lưu giữ tại Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1.

Tập tính

Cá chép sống ở tầng đáy cá vực nước, nơi có nhiều mùn bã hữu cơ, thức ăn đáy và cỏ nước. Cá có thể sống được trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt, chịu đựng được nhiệt độ từ 0-400C, thích hợp ở 20-270C. Cá có thể sống trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt.

Sinh sản

Cá chép là loài có kích cỡ trung bình, lớn nhất có thể đạt tới 15-20kg. Cấu trúc thành phần tuổi của cá chép ở sông Hồng trước đây có tới 7 nhóm tuổi. Sinh trưởng chiều dài hàng năm của cá chép như sau: 1 tuổi là 17,3cm, 2 tuổi là 20,6cm, 3 tuổi là 30,2cm, 4 tuổi là 35,4cm, 5 tuổi là 41,5cm và 6 tuổi là 47,5cm. Tốc độ tăng trưởng giảm dần theo chiều dài nhưng lại tăng dần theo trọng lượng.

Cá chép thành thục ở 1+ tuổi. Sức sinh sản của cá lớn, khoảng 150.000-200.000trứng/kg cá cái. Mùa vụ sinh sản kéo dài từ mùa xuân đến mùa thu nhưng tập trung nhất vào các tháng xuân-hè khoảng tháng 3-6 và mùa thu khoảng tháng 8-9. Trứng cá chép ở dạng dính.Trứng cá sau khi đẻ bám vào thực vật thuỷ sinh. Ở các sông cá thường di cư vào các bãi ven sông, vùng nhiều cỏ nước. Cá thường đẻ nhiều vào ban đêm, nhất là từ nửa đêm đến lúc mặt trời mọc hoặc đẻ nhiều sau các cơn mưa rào, nước mát.

Hiện trạng

– Cá chép ở Việt Nam là loài có nhiều dạng hình khác nhau, tuy nhiên cá lưu giữ là loài cá chép trắng. Cá chép là đối tượng nuôi quan trọng trong ao hồ, được nghiên cứu rất nhiều nhằm tạo giống lai kinh tế, tạo ra các dòng cá có giá trị kinh tế cao.

– Cá chép là loài có giá trị kinh tế, thịt cá thơm ngon nhất là sau mùa cá được vỗ béo, được nhiều người nuôi và người tiêu dùng ưa thích. Đây là đối tượng nuôi quan trọng trong ao, hồ, đầm, ruộng, lồng bè. Cá có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép đều cho năng suất và hiệu quả rất cao. Loài cá này còn được nuôi để diệt ấu trùng muỗi. Cá còn dùng làm cá cảnh trong công nghệ di truyền màu sắc.

– Sản lượng cá chép tự nhiên đã và đang giảm sút hết sức nghiêm trọng do khai thác quá mức. Mặt khác do việc nhập giống, lai tạo, cá ra các vùng nước tự nhiên và lai tạp làm mất dần nguồn gen quý hiếm, bản địa của đàn cá chép trắng Việt Nam.

– Do vậy việc lưu giữ dòng thuần cá chép trắng Việt Nam làm nguyên liệu cho chọn giống, lai tạo các thế hệ con lai kinh tế là hết sức cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn to lớn.

Kỹ thuật cho cá chép đẻ tự nhiên trong ao

Cá chép thuần chủng có thể tự sinh sản được trong ao. Tuy vậy, ở nhiều nơi, do cá trong ao bị lai tạp và thoái hoá, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cá nuôi. Trong bài này sẽ giới thiệu cách cho cá chép đẻ tự nhiên theo phương pháp đơn giản để các hộ gia đình có thể chủ động sản xuất được con giống chất lượng cao, đúng thời vụ.

1. Mùa vụ cho đẻ:

Mùa đẻ chính của cá chép là mùa xuân và mùa thu. Trong thời gian này, vào những ngày mưa rào, có thể nhìn thấy từng đàn cá chép vật đẻ. Theo từng nhóm, cứ 2 – 3 con đực kèm sát 1 con cái, bơi lội ven bờ sông hoặc đầm ao, nơi có nhiều cây cỏ, rong, bèo để làm chỗ dựa vật đẻ. Các con đực tranh nhau đến cọ thân mình vào con cái. Cá cái được kích thích sinh dục uốn mình vật vã làm cho trứng phọt ra ngoài. Vỏ trứng cá chép có chất dính nên bám vào cỏ cây, rong, bèo. Ðồng thời lúc đó, cá đực phun ngay tinh dịch, tinh trùng bơi trong nước gặp trứng làm cho trứng thụ tinh. Dựa vào tập tính sinh đẻ của cá chép trong tự nhiên, người ta đã nghiên cứu cho cá chép đẻ theo ý muốn bằng cách tạo ra những hoàn cảnh thuận lợi tương tự.

Yêu cầu của phương pháp cho cá chép đẻ tự nhiên: Vào đầu mùa xuân phải tuyển chọn trong ao nuôi vỗ cá chép bố mẹ những cá đạt tiêu chuẩn sau:

– Cá bố mẹ phải béo khoẻ, toàn thân trơn bóng, không rách vây, không trớt vảy, không bệnh. Có đủ cá đực và cá cái.

– Trứng cá phải căng tròn và rời. Sẹ cá phải trắng và đặc (vuốt xuôi hai bên bụng cá, thấy sẹtrắng chảy ra như sữa).

Thời vụ cho cá chép đẻ tốt nhất vào mùa xuân. Trứng cá vụ xuân thường nhiều và tốt, nên nhân dân thường cho cá chép đẻ vào vụ xuân là chính (vụ thu chỉ tranh thủ cho đẻ những cá tái phát dục).

Những trạm trại cá giống thường ít quan tâm đến kế hoạch sản xuất cá chép giống, vì sản xuất vài chục triệu cá bột mè, trôi, trắm không khó, nhưng để sản xuất vài triệu cá chép bột trong một vụ lại không dễ, vì số lượng trứng của cá chép ít, phải nuôi vỗ một lượng khá lớn cá bố mẹ, gây tốn kém và mất nhiều diện tích ao. Vì thế, các hộ gia đình nuôi cá ở địa phương nên nắm vững kỹ thuật cho cá chép đẻ tự nhiên để chủ động sản xuất giống cá nuôi.

2. Cho cá đẻ tự nhiên:

* Chọn thời tiết thích hợp:

Nhiệt độ cho cá chép đẻ thích hợp nhất từ 18- 25oC. Trời lạnh dưới 18oC cá chép không đẻ. Trước khi cho cá đẻ, phải nghe dự báo thời tiết để tránh những đợt có gió mùa đông bắc sắp tràn về. Tốt nhất là những ngày đầu xuân, hôm nào trời ấm áp, đêm nằm chỉ đắp chăn đơn, bên ngoài ếch nhái kêu inh ỏi là hôm ấy cho cá chép đẻ tốt.

* Tuyển chọn cá cho đẻ:

Trước khi cho cá đẻ phải kiểm tra cá bố mẹ. Nếu thấy cá có hiện tượng nhô vây, hở đuôi, hay lượn sát ven bờ là trứng, sẹ của cá đã già, cá đã muốn đẻ. Ta bắt vài con lên để kiểm tra cho chính xác. Cách kiểm tra như sau:

Con cái: Khi sắp đẻ, bụng to kềnh, lật ngửa cá lên thấy giữa bụng có một ngấn hằn lõm vào kéo dài từ vây ngực đến tận hậu môn (dọc theo giữa hai buồng trứng). Sờ bụng thấy mềm nhũn, da bụng mỏng, nhất là phía cuối. Lỗ sinh dục đỏ thẫm và hơi lồi. Nếu vuốt nhẹ vào thành bụng, trứng sẽ chảy ra, màu vàng sẫm, trong suốt và rời thành từng cái là trứng đã già. Những cá này có thể cho đẻ ngay đợt đầu.

Kinh nghiệm ở một số cơ sở cho cá chép đẻ cho biết: Những con cá cái bụng to quá mức bình thường, bành ra như bụng cóc, sờ vào thấy mềm nhão thường rất khó đẻ (cá đã thoái hoá). Ngược lại, những con cá cái khi vuốt thấy trứng màu vàng đục hoặc vàng xanh dính vào nhau từng chùm là trứng còn non.

Cá đực: Lúc sắp phóng tinh trùng, nếu vuốt nhẹ hoặc cầm mạnh cá, tinh dịch cũng chảy ra, có màu trắng như nước vo gạo và đặc sền sệt như sữa hộp. Trường hợp tinh dịch còn loãng, tuy vẫn có màu trắng nhưng không đặc quánh là sẹ còn non.

3. Chọn nơi cho cá đẻ:

* Chọn ao cho cá đẻ: Diện tích ao rộng hay hẹp tuỳ theo số lượng cá cho đẻ nhiều hay ít. Chọn ao có đáy trơ, tốt nhất là cát pha sét. Nguồn nước đưa vào ao phải sạch, không chua mặn, không ô nhiễm. Ao được tẩy dọn kỹ, có mức nước sâu khoảng 1m. Có thể dùng bể đẻ cá mè, trôi, trắm, bể ấp hoặc bể chứa nước để cho cá chép đẻ.

* Chọn ruộng cho cá chép đẻ: Nhiều nơi ở miền núi phía Bắc đã có tập quán cho cá chép đẻ tự nhiên ngoài ruộng. Ruộng cho cá chép đẻ thường có diện tích 150- 200m2, đáy đất pha cát, có thể lấy nước vào dễ dàng và luôn giữ được nước. Ruộng cho cá chép đẻ phải được cày bừa san phẳng và phơi nắng mấy ngày cho se cứng đáy (không được nứt nẻ). Bờ ruộng đắp cao hơn mức nước, cao nhất khoảng 50 – 60cm, có máng dẫn nước và cống tiêu nước thuận tiện. Cửa cống dẫn nước phải chắn phên để ngăn cá tạp theo vào ruộng. Trước khi cho cá đẻ, tháo nước vào ruộng sâu khoảng 40 – 50cm. Nếu ruộng đó còn dùng để ương trứng, nên đào sẵn ở góc ruộng một cái hố khoảng 4m2, sâu 0,6m và có xẻ mương sâu 0,2m làm đường cho cá đi lại lên xuống kiếm ăn. Mặt hố có che lá cọ hoặc làm giàn trồng mướp, bầu, bí để che nắng cho cá.

4. Chuẩn bị ổ đẻ:

Thường chọn các loại xơ mềm có nhiều lông tơ nhỏ để làm ổ cho cá chép đẻ trứng cá dễ bám, như: bèo tây, xơ dừa, sợi nilông. Phổ biến nhất là dùng bèo tây, nếu dùng bèo phải chọn loại rễ bánh tẻ. Bỏ hết rễ bèo thối, rửa sạch đất, cặn bám ở rễ và sát trùng bằng nước muối 5% (0,5kg muối ăn pha trong 10 lít nước) hoặc xanh malachit nồng độ 3mg/lít ngâm 15 phút rồi vớt ra thả vào ổ đẻ. Dùng cây nứa quây bèo thành khung hình chữ nhật, để khi cá vật đẻ không làm bèo tản mát. Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I cho thấy: Số lượng trứng của mỗi cá mẹ tỷ lệ thuận với khối lượng cá. Cá nặng 1kg thường đẻ 120.000 – 140.000 trứng; cá nặng 1,5kg đẻ 180.000 – 210.000 trứng. Tỷ lệ trứng nở thành cá bột thường đạt 30- 40% (100 trứng nở được 30 – 40 con cá bột). Một khung bèo rộng 1m2 thường có khoảng 180 cây bèo. Mỗi cây bèo thường có 700 trứng bám, vậy cứ 1 con cá cái cỡ 1kg cho đẻ cần 1m2 khung bèo. Bèo thả kín vào khung, khung đặt cách bờ ít nhất 1m ở chỗ nước sâu để khi cá vật đẻ không làm nước bị đục.

5. Thành lập nhóm cá đẻ:

Sau khi kiểm tra cá thấy trứng, sẹ đạt yêu cầu cho đẻ, chuẩn bị xong ao và ổ cho cá đẻ, nếu thời tiết thuận lợi thì bắt cá cho vào nơi vật đẻ. Trước khi cho cá đẻ, cần xác định tỷ lệ đực cái thích hợp, để lượng tinh dịch đủ đảm bảo cho số trứng đẻ ra được thụ tinh hoàn toàn. Cá chép thụ tinh ngoài, tinh dịch của cá đực phóng vào nước bị pha loãng, nếu ít tinh dịch sẽ không đảm bảo cho tinh trùng gặp được trứng để thụ tinh. Trong điều kiện nuôi vỗ tốt có thể ghép 1 cá cái + 2 cá đực, cũng có nơi ghép 2 cá cái + 3 cá đực, tỷ lệ trứng thụ tinh vẫn cao. Khi ghép cá đực vào nhóm đẻ nên xen kẽ giữa con to và con nhỏ để tăng cường kích thích khi cá vật đẻ, tỷ lệ trứng rơi vãi ít hơn vì bèo không đảo lộn và nước không bị xoáy nhiều như khi dùng toàn bộ cá đực to.

Cho cá chép đẻ tự nhiên cần lưu ý:

– Trước khi cho cá đẻ, phải kiểm tra lại ao, ruộng – nơi cho cá đẻ, xem nguồn nước chảy vào có sạch không, mức nước đủ chưa. Nếu đạt yêu cầu sẽ thả ổ bèo xuống. Theo dõi thời tiết để thả cá bố mẹ đúng lúc. Nếu gặp gió mùa đông bắc, trời rét đột ngột nên tạm ngừng việc thả cá. Thời tiết ấm áp, nhiệt độ nước đạt 18 – 250C mới tiếp tục cho cá đẻ. Khi thả, nên thả cá cái vào buổi sáng, thả cá đực vào buổi chiều cùng ngày. Nếu thời tiết thuận lợi, cá có thể đẻ từ 3 – 4 giờ tới 7 – 8 giờ sáng.

– Nếu 5 giờ sáng chưa thấy cá vật đẻ phải bơm nước vào ao hay ruộng (nếu dùng vòi phun làm mưa nhân tạo càng tốt). Thời gian bơm nước 1 – 2 giờ. Có nước mới, cá được kích thích và đẻ. Cá có thể đẻ 2 đêm liên tục. Khi trứng bám vừa phải thì thay ổ mới. Nếu để 2 đêm liền cá vẫn không đẻ, phải bắt cá trở lại ao nuôi vỗ tiếp, khoảng 20 – 30 ngày sau lại cho đẻ.

– Thời gian từ khi cá đẻ đến khi kết thúc thường kéo dài 2 ngày liền và thường đẻ mạnh vào ngày đầu.

Có thể tính số trứng cá đẻ tự nhiên một cách tương đối bằng công thức sau:

Số trứng đẻ được = (P- P’ x 60.000).

Trong đó: P là khối lượng tổng số cá cái trước khi đẻ

P là khối lượng tổng số cá cái sau khi đẻ.

Có thể ước tính số cá bột thu được bằng 30- 40% số trứng, để quyết định diện tích trứng ương thành cá bột.

Kỹ thuật nuôi thịt cá chép

1. Nuôi cá chép với các loài cá khác

Chọn ao nuôi:

Như các ao nuôi cá khác, điều kiện cho ao để nuôi cá chép là: đất không bị chua mặn,gần nguồn nước sạch,không có mạch nước ngầm độc hại gây chết cá. Ao nên đào theo hình chữ nhật (chiều dài gấp rưỡi hoặc gấp 2 chiều rộng) gần chuồng trại chăn nuôi, gần gia đình để tiện quản lý, gần đường giao thônh để dễ vận chuyển cá giống và bán cá khi thu hoạch. Môi trường ao nuôi cá luôn thoáng sạch, không bị ô nhiễm, nhiệt độ nước giao động khoảng 20-30oc, nước ao luôn có màu xanh nõn chuối (độ trong từ 10-20 cm), độ ph từ 6,5-8,5, oxy từ 3-8 mg/l, cò từ 3-10mg/l, nước ao không được có h2s, hàm lượng nh4 nhỏ hơn 1mg/l, hàm lượng sắt tổng cộng không vượt quá 0,2 mg/l, põ khoảng 0,5mg/l và hàm lượng hữu cơ từ 10-20mgo2/l.

Chuẩn bị ao nuôi cá: trước khi nuôi cá, phải chuẩn bị ao theo các bước sau:

– Tu sửa bờ ao, kiểm tra đăng cống, phát quang bờ.

– Tát hoặc tháo cạn ao, dọn sạch bèo, cỏ, vét bùn (nếu lượng bùn quá nhiều), san phẳng đáy, lấp hết hang hốc ven bờ ao.

– Tẩy vôi khắp đáy ao, để diẹt cá tạp và mầm bệnh, bầng cách rải đề từ 8-10kg vôi bột cho 100m2 đáy ao. Nếu trong ao nuôi vụ trước, cá tôm bị bệnh hoặc ao bị chua thì lượng vôi tẩy ao tăng gấp 2 lần (từ 15-20kg/100m2).

– Phơi ao khoảng 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao 30-40kg phân chuồng đã ủ kỹ và 40-50kg lá xanh (lá thân mềm để làm phân xanh) cho 100m2. Lá xanh được băm nhỏ rải đều khắp đáy ao. Dùng trâu bừa đáy ao 1-2 lượt cho phân xanh và lá lẫn vào bùn đồng thời lấp phẳng đáy ao.

– Lọc nước vào ao khoảng 0,5m, ngâm ao từ 5-7 ngàynước ao sẽ có màu xanh nõn chuối (màu của phù du sinh vật), lọc nươc’ tiếp vào aođạt mức sâu 1m trước khi thả cá. Càn lọc nước bằng đăng hoặc lưới đề phòng cá dữ, cá tạp tràn vào ao nuôi cá.

Tỷ lệ cá chép nuôi ghép:

Tuỳ thuộc vào qui trình cua loài nào là đối tượng chính.

+ nuôi ghép cá chép tronh ao lấy các đối tượng khác là chính thì nên thả cá chép từ 5-10 % và phải tính sao cho mỗi con cá chép có khoảng 10-20m2 đáy ao.

+ nuôi cá chép trong các đầm hồ tự nhiên lấy các đối tượng khác là chính có thể cá chép tới 20-30% nhưng vẫn phải tính toán sao cho mỗi con cá chép không ít hơn 20-30m2 đáy đầm hồ.

+ nuôi ghép cá chép ở ruộng trũng có thể thả với tỷ lệ 50-60% là cá chép nhưng cũng phải tính sao cho mỗi con cá chép có từ 10-15m2 ruộng.

Mùa vụ thả cá giống: Có 2 mùa vụ thả cá giộng nuôi thành cá thịt: vụ 1: từ tháng 2 đến tháng 3 (gọi là vụ xuân) và vụ 2: từ tháng 8 đến tháng 9 (gọi là vụ thu). Mùa vụ thả cá giống thích hợp nhất lá vụ 1, vì thả sớm vào vụ xuân sẽ tận dụng được nhiều thời gian sinh trưởng cảu các loài cá. Người ta thường thả cá giống lưu và thả đủ số lượng cá xuống ao trong khoảng 5-7 ngày đầu, không nên kéo dài thời gian thả cá giống trong cùng một ao.

Xử lý cá giống trước khi thả nuôi:

– Dùng cá thử nước: cắm giai hay rổ thưa xuống ao, thả vào trong đó 10-15 con cá giống. Theo dõi cá từ 20-30 phút thấy cá hoạt động bình thường là được, nếu thấy cá yếu hoặc chết… thì phải tạm ngưng việc thả cá để giải quyết lại nguồn nước đã lấy vào ao. Trước khi thả cá lại ao cũng phải dùng cá để thử nước.

– Tắm cho cá giống đề phòng bệnh: cá giống khi vận chuyển về, trước khi thả, nên tắn qua nước mưới ăn (nacl) nồng độ 3%. Cách tắm: dùng chậu chứa 10 lit nước sạch, hoà tan 300g muối ăn trong nước, dùng vợt bắt cá để tắm trong thời gian từ 10-15 phút.

– Tránh để cá bị “xốc” do chênh lệch nhiệt độ giữa nước ao và nước chứa cá: khi thả cá xuống ao nuôi, để đảm bảo an toàn cho cá, cần chú ý cân bằng nhiệt độ nước giữa 2 môi trường, nhất là cá giống vận chuyển đường xa trong mùa hè có nhiệt độ cao. Cách làm: ngâm túi cá xuống ao từ 5-10 phút trước khi thả. Thả cá: mở giây buộc túi,hai tay ấn dìm một nửa miệng túi xuống nước, cho nước ngoài ao từ từ vào túi, khi thấy cá khoẻ, bơi ngược dòng nước thì thả cá ra ao. Chú ý thả cá ở đầu gió cho cá phân tán nhanh ra ao.

Chất lượng và quy cỡ cá giống:

– Chất lượng cá giống: cá khoẻ mạnh, bơi lội hoạt bát theo đàn, phản xạ nhanh với tiếng động. Khi vớt lên cá quẫy lộn lung tung, toàn thân trơn bóng, không rách vây, không tróc vảy, không khô mình, không mất nhớt, không bệnh.

– Quy cỡ cá giống: tuỳ theo từng loài cá, điều kiện ao nuôi và thời gian nuôi. Đối với ao nhỏ, dể quản lý chăm sóc, thời gian nuôi dài thì thả giống nhỏ. Ao rộng khó chăm sóc quản lý hoặc nuôi trong thời gian ngắn thì thả cá giống lớn.

2. Kỹ thuật nuôi đơn cá chép trong ao

– Ao nuôi

Điều kiện ao và cách chuẩn bị ao nuôi đơn cá chép tương tự như ao nuôi ghép cá chép. Diện tích ao nuôi thích hợp là từ 1.000-2.000m2 tới 2-3ha.

– Mật độ thả

Tuỳ theo cỡ cá cần đạt lúc thu hoạch để định mật độ cá cho phù hợp. Muốn đạt khối lượng cá thịt lúc thu hoạch trong bình 0,3-0,4kg/con sau 6-8 tháng nuôi, thì có thể thả cá giống với mật độ 1 con/1,5-2m2 ao.Muốn đạt cỡ cá thịt lớn hơn, trung bình 0,7-0,8kg/con lúc thu hoạch thì nên thả mật độ 1 con/3-4m2 ao.Trong ao nuôi đơn cá chép, có thể thả ghép thêm trắm cỏ (mật độ 1 con/200m2) và cá mè trắng mật độ (1 con/100m2 ao); không thả thêm các loài cá khác.Chất lượng và quy cỡ cá giống thả trong ao nuôi đơn tương tự như ao nuôi ghép.

Quản lý chăm sóc

– Thức ăn cho cá trong ao nuôi ghép: tuỳ theo cơ cấu thành phần đàn cá nuôi trong ao và năng suất đạt được, thức ăn bổ sung trong ngày bằng 2-3% khối lượng cá trong ao. Thức ăn bổ sung bao gồm:các chất bột ngũ cốc (cám gạo, bột ngô, bột đậu tương, bột sắn…) từ 70-80% và bột cá, bột tôm, cua, ốc, nhái, giun đất, phế thải lò mổ… từ 20-30%. Thức ăn bỗ sung tự chế được trộn đều các thành phần và nấu chín, đùn viên dạng sợi hoặc nắm rải ven ao cho cá ăn, ngày 2 lần sáng và chiều tối. Lượng thức ăn ối thiểu cần đầu tư tham khảo ở bảng 1.Bảng 1: thức ăn trong ao nuôi ghép cá chép.

Bột ngô, cám gạo: 70-80%

Đậu tương: 10-15%

Khô dầu, bã mắm: 5-10%

Bột cá nhạt: 3-5%

Tất cả nguyên liệu này được nghiền nhỏ trộn đều. Nếu có điều kiện làm thức ăn viên thì thay 10% cám gạo bằng chất kết dính như bột sắn, bột mì…

Nếu không có điều kiện làm thức ăn viên thì sau khi trộn đều, cho nước vào nhào nắm thành từng nắm nhỏ cho cá ăn ngay. Phải cho thức ăn vào các sàn ănđặt cách đáy ao 10-20cm.Lượng thức ăn hằng ngày được tính (gần đúng) như sau:

Trong tháng thứ 1-2 là 7-10% khối lượng cá trong ao.

Trong tháng thứ 3-4 là 5% khối lượng cá trong ao.

Trong các tháng sau là 2-5% khối lượng cá trong ao.

Tuy nhiên trước khi cho cá ăn cần kiểm tra sàn thức ăn để xem cá có sử dụng hết thức ăn hay không.

Cần định kỳ mỗi tháng kiểm tra sinh trưởng và bệnh cá một lần, cân khối lượng cá của 25-30 để tính khối lượng cá trong ao, qua đó ta điều chỉnhlượng thức ăn cho phù hợp.

* Nuôi kết hợp cá-lợn: là hình thức nuôi rất phổ biến.

– Nếu nuôi lợn quy mô nhỏ (1-2 lợn), chuồng nuôi lợn có thể làm trên bờ hoặc trên mặt ao.

– Nếu nuôi quy mô lớn: chuồng trại phải nuôi ở nơi riêng. Các chất thải của lợn cần phải được chứa vào nơi riêng, ủ trước khi đem sử dụng.

Lượng phân lợn 100kg lợn hơi/ 1 ngày = 5,1kg tương đương 0,34kg cá.

1 năm nuôi 2 vòng, trọng lượng xuất chuồng 100kg/con có thể thải ra một lượng phân 900kg tương đương 60kg cá các loại, bình quân 15kg phân lợn nguyên chất cho 1 kg cá.Ví dụ: nuôi 1 ha cá đạt năng suất 2 tấn/ha; số lợn cần nuôi là:2.000kg *15kg/900kg = 33 con lợn/ha tương đương là 0,3 lợn/100m2.

Các loại cá nuôi trong mô hình nuôi ghép cá-lợn: nuôi ghép cá với các loại cá trôi, rô phi, mè làm chính.

* Nuôi kết hợp cá – vịt: là hình thức kết hợp tốt, 2 loại có tác dụng tương hỗ lẫn nhau.

– Ao: cung cấp không gian hoạt động, thức ăn bổ sung cho vịt.

– Vịt: Bơi lội làm tăng oxy cho ao.Khuấy đảo chất màu, chất thải của vịt làm thức ăn cho cá.

Diệt những động vật ăn tranh thức ăn của cá làm tăng năng suất cá nuôi.

– Cách nuôi:

+ Nuôi quy mô nhỏ: chuồng vịt trên mặt ao, hoặc cạnh bờ ao.

+ Nuôi quy mô lớn: làm chuồng trại riêng trong đó có nơi cho vịt tắm, bơi lội, sàn cho ăn,bể chứa và xử lý chất thải. Dùng chất thải đã xử lý bón cho ao nuôi cá.

Lượng chất thải do 1kg vịt = 76-96gam/ngày.

27,3kg đến 34,5kg/năm = 3,6 đến 4,3kg cá thịt.

– Để nuôi cá thịt đạt 2 tấn /ha cần:

2000kg/3,6kg = 560 vịt nuôi quanh năm

Vịt có thể ăn cá con do đó trong ao nuôi kết hợp cá- vịt cần phải thả cá giống lớn, nước ao sâu trên 60cm.

Công thức thả cá: cá chép nuôi ghép mè, trôi, rô phi làm chính.

* Nuôi kết hợp cá- gà: gà là loại gia cầm nuôi phổ biến, nuôi kết hợp gà-cá đang phát triển.

– Cá đối với gà: ao tạo không gian thoáng mát, giảm được công quản lý, chăm sóc.

– Gà đối với cá: gà cung cấp phân bón, thức ăn rơi vãi( 10-15%), giảm được cong vận chuyển, nơi chứa đựng thức ăn.

– Cách nuôi:+ Chuồng gà thường được làm trên bờ hoặc trên mặt ao, nuôi gà lấy trứng hoặc gà thịt.

+ Lượng phân thải ra của 100kg gà thịt = 6,6kg/ngày = 0,5 đến 0,6kg cá thịt.

– Để nuôi 1ha cá ao đạt 2 tấn/ha cần 1500 đến 2000 con gà.

100m2 cần 15-20 gà thịt hoặc gà trứng nuôi quanh năm.

– Các loại cá dùng trong nuôi kết hợp gà-cá: những loài cá có sức chịu đựng tốt, thường nuôi ghép: cá chép, trê lai, tra, rô phi, rô hu.

– Bổ sung nước mới vào ao nuôi cá: để ổn định mức nước trong ao nuôi cá, sau 3-4 ngày phải thêm nước mớivào ao khoảng 20-30cm. Những ao có điều kiện tưới tiêu chủ động mỗi tháng 1 lần, có thể rút 1/3 nước cũ ở đáy ao, trước khi thêm nước mới.

– Biện pháp quản lý ao nuôi cá: hàng ngày phải thăm ao 2 lần sáng sớm và chiều tối, để phát hiện các hiện tượng có ảnh hưởng đến ao cá như: hiện tượng cá nổi đầu, nước ao bạc màu, đăng cống hư hỏng, cá bị đánh trộm v.v… người quản lý ao phải nắm vững màu nước ao thay đổi, tình trạng hoạt động của cá trong ao: cá no, cá đói, sức lớn của cá, bệnh tật, nước ao thiếu oxy, nước ao cạn, theo dõi thời tiết,.. Để điều chỉnh kế hoạch chăm sóc và xử lý kịp thời các tình huống có ảnh hưởng xấu đến ao nuôi cá. Ví dụ:

+ Thấy trên sàn ăn còn thừa thức ăn là cá no, phải rút bớt khẩu phần ăn.

+ Thấy trên sàn ăn hết thức ăn, nước ao đục ngầu, là cá đói phải tăng thêm thức ăn.

+ Nước ao giàu dinh dưỡng, có màu xanh lá chuối non.

+ Cá nổi đầu bình thường: vào buổi sáng cá nổi thành từng đán, bơi lội thoải mái, phản ứng nhanh với tiếng động, cá lặn hết khi mặt trời mọc.

+ Cá nổi đầu do ao thiếu oxy hoặc bị bệnh: cá bơi lội dáng mệt mỏi, bơi lẻ tẻ mỗi con một hướng, không bơi theo đàn, ven bờ ao có tôm tép chết dạt… khi mặt trời mọc lâu, cá vẫn chưa lặn. Cần phải cấp cứu: ngừng hẳn bón phân,ngừng cho cá ăn, bơm ngay nước mới vào ao, vớt hết cỏ rác, xác lá dầm, rau bèo, … té nước trên mặt ao hoặc dùng lưới không có chì kéo dồn cá về khu vực có nước mới đang chảy vào ao.

– Giữ mức nước ao từ 1,5-2m để chống nóng và chống rét cho cá. Có thể thả bèo, rau muống rộng 1-2m, ngăn ô quanh bờ ao.

– Kiểm tra ao đột xuất khi có mưa to, gió lớn, bão giông..

– Chống các loại dịch hại bắt cá như: rái cá, rắn nước, chim bắt cá,…

– Phòng tránh các hình thức đánh trộm cá.

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Nuôi Cá Rồng Nhỏ

1. Chuẩn bị bể nuôi cá rồng nhỏ

Bể nuôi cá rồng nhỏ chính là môi trường để chúng sinh trường và phát triển. Một bể cá phù hợp cho những chú cá rồng nhỏ là bể cá chú trọng chiều rộng và dài bởi chúng thích bơi nổi trên mặt nước nên chiều cao không cần quá chú trọng. Với những chú cá rồng nhỏ khoảng 15cm thì kích thước 120x45x45 là hợp lý. Còn với kích thức 180x60x45 lại phù hợp với những chú cá rồng 30cm.

Bạn nên đặt bể cá rồng nhỏ ở nơi ít người qua lại để tránh tiếng ồn ào gây náo động. Đặt bể cá ở những nơi nhiều ánh sáng là lựa chọn hợp lý hơn cả. Để chúng có thể tiếp thu ánh sáng tự nhiên vào buổi sáng hoặc chiều.

Bể nuôi cá rồng nhỏ cần được trang bị nắp đậy để tránh bụi bẩn và rác. Hơn nữa chúng là loài cá nhảy khá cao nên cần phải đậy nắp kẻo chúng sẽ xảy ra ngoài bể cá mà chúng ta không hay biết.

Bạn nên thay nước 1 hoặc 2 lần 1 tuần tùy theo số lượng cá nuôi trong bể, thể tích của nước và dung lượng của bể.

2. Nhiệt độ nước trong bể cá cần ổn định

Cách nuôi cá rồng nhỏ có chu đáo hay không cũng quan trọng ở nhiệt độ nước trong bể cá. Với nhiệt độ từ 28 – 32 độ sẽ là môi trường lý tưởng để chúng sinh trưởng và phát triển. Ở mức nhiệt độ này sẽ giúp diệt trừ vi khuẩn, nhiệt độ thấp sẽ là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển.

3. Thức ăn mà cá rồng nhỏ ưa thích

Các loại côn trùng là thức ăn ưa thích nhất của cá rồng nhỏ. Ngoài ra các loại sâu superworn, nhái ếch, tép tươi, tôm đông lạnh… cũng là những thức ăn giàu dinh dưỡng, giúp sự tăng trưởng kích thước của cá. Bạn cũng nên thường xuyên thay đổi khẩu vị cho cá rồng nhỏ bằng cách luân phiên các thức ăn cho chúng. Đây cũng một một trong những chi tiết quan trọng trong quá trình cách nuôi cá rồng nhỏ.

4. Cách thả cá rồng nhỏ khi mới mang về

Đầu tiên, bạn nên để lắng nước tối thiểu 48 giờ trước khi thả cá vào bể. Để cân bằng nhiệt độ, bạn bỏ bịch cá vào hồ ( chưa tháo ra) từ 15 – 20 phút. Tiếp đến, mở bịch rồi lấy 1 lý nước hồ đổ vào bịch, mỗi lần 5 phút lại đổ một lần cho đây bịch.

Sau đó, Đổ nửa phần nước trong bịch ra hồ, lặp lại mỗi 5 phút đổ 1 ly nước hồ vào bịch cho đến khi đầy bịch. 5 phút sau bạn nhúng cả bịch vào hồ và thả cá ra hồ.

Bạn không cho ăn trong ngày đầu hoặc 24 giờ sau đó. Lưu ý, bạn không nên bơm oxy nếu bể cá có vẻ khỏe mạnh vì nếu làm như thế sẽ đẩy độ pH lên cao, làm cho cá bị shock.

Với những Cách nuôi cá rồng nhỏ mà chúng tôi đã hướng dẫn ở trên đều là bước cơ bản cần tuân thủ nghiêm ngặt để cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Cá Vàng Khỏe Mạnh

Trước tiên là phải chuẩn bị bể nuôi. Thường thì cá vàng sẽ được nuôi trong các bể thủy sinh. Tùy theo số lượng cá muốn nuôi mà bạn lựa chọn loại bể và địa hình nuôi cho phù hợp. Chẳng hạn với số lượng cá dưới 10 con có thể nuôi trong các bể cá thủy sinh được thiết kế dưới dạng bể treo tường, bể dạng tủ…

Nếu bạn nuôi với số lượng đông thành đàn thì nên nuôi trong các hồ cá lớn. Có trang trí thêm cây và hòn non bộ đẹp mắt. Trường hợp chỉ nuôi 1-2 con có thể chọn các bình hoặc bể cá thủy tinh nhỏ để nuôi cũng rất đẹp.

Một chiếc bể tốt trước tiên phải có khả năng chịu đựng sức nặng và độ bền cơ học tốt. Trường hợp bể còn mùi keo thì bạn có thể xử lý bằng cách đập dập quả chuối xiêm vào cho vào bể cá chứa nước trong 2-3 ngày. Nếu hồ nuôi cá xây mới thì trước khi thả cá bạn phải đổ nước vào hồ. Xúc sạch hồ và để khoảng 1 tuần cho mùi xi măng bay hết.

Kết nối thiết bị lọc nước vào bể cá, lọc liên tục trong 3 ngày để diệt vi khuẩn trong hồ. Cách làm này áp dụng với cả hồ xây và bể cá nuôi.

Lưu ý trong quá trình chọn bể nuôi cá

Nếu sử dụng lại những hồ hay bể đã nuôi trước đó, để diệt vi khuẩn bạn đổ đầy nước vào hồ, bể nuôi rồi cho nhiều muối hạt vào. Ngâm như vậy trong 2 ngày rồi rửa lại bể bằng nước sạch và tiến hành lọc như với bể mới.

Một lưu ý quan trọng là bạn không dùng nước xà phòng hay bất kỳ chất tẩy rửa khác để làm sạch bể. Lý do vì nếu cá tiếp xúc với chất tẩy sẽ chết.

Đặc điểm dễ nhận thấy ở cá vàng là chúng rất nhạy cảm với âm thanh lớn. Do đó bạn nên đặt bể cá ở những nơi yên tĩnh, ít người qua lại và hạn chế gây tiếng ồn cạnh bể cá.

Một sai lầm mà nhiều người mắc phải là đặt bể cá ở cạnh ti vi, loa hay thiết bị âm thanh khác với mục đích trang trí. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, cá vàng rất nhạy cảm với âm thanh lớn nên việc đặt bể cá ở những nơi như vậy vô tình sẽ khiến cá vàng nhanh chết.

Kỹ thuật chọn cá khỏe mạnh

Có nhiều dấu hiệu để nhận biết và lựa chọn những con cá vàng khỏe mạnh. Cá vàng khỏe mạnh đầu tiên phải bơi nhanh nhẹn, phản xạ tốt, mang khỏe. Cùng với đó là vảy óng ánh dưới ánh sáng, đuôi xòe như cánh quạt, màu sắc bóng đẹp.

Cần tránh những con cá bơi yếu ớt, vây xù, chảy máu, bụng phình to.

Bên cạnh đó, cần quan sát thân cá. Nếu có những chấm nâu hình oval hơi đập thì khả năng cao là cá có rận, cần loại trừ những con cá như vậy.

Ngoài ra, nếu có rận, bạn sẽ thấy cá xuất hiện tình trạng nhảy dựng bất thường. Đó cũng là một dấu hiệu rất dễ nhận thấy.

Cá khỏe mạnh khi bơi phải nằm miệng đớp nước đều đặn, mang hô hấp tự nhiên. Cá bị bệnh hoặc cá yếu thì không được thế, chúng môi hay bị phù, không tự điều khiển được hướng bơi nên thường bị trôi theo dòng chảy. Hoặc bị hút dính vào thiết bị lọc nước, lao đao ngược xuôi trong bể.

Khi quan sát mắt cá, nếu cá khỏe mắt sẽ trong veo, tròn đều và đen nhánh. Di chuyển rất linh hoạt chứ không đờ đẫn như các con cá bị bệnh.

Cá vàng là một loài động vật ăn tạp, thức ăn của chúng không yêu cầu quá cầu kỳ, kỹ lưỡng. Chúng có thể chịu mặn tối đa là 10% và chịu được hàm lượng oxy trong nước rất thấp.

Cá rất háu ăn, tìm mồi liên tục và cũng thải nhiều phân ra môi trường nước, chính vì vậy khi nuôi bạn nên vệ sinh sạch sẽ nước để chúng không bị bệnh. Đặc biệt loài cá này rất thích nước cũ, vì thế bạn không nên thường xuyên thay nước mà khi thay nước hãy giữ lại một ít nước cũ để cá quen với môi trường sống của mình.

Những loại thức ăn mà bạn cẩn chuẩn bị để nuôi cá vàng:

Thực vật: Chúng ăn chủ yếu các loại rong rêu, rau cỏ, dễ cây hoặc bèo tấm, cá vàng cũng ăn được hoa quả như chuối, bí đỏ, đậu hà lan. Một số rau đặc biệt mà chúng thích thường có rau muống, cải

Động vật: là một nguồn thức ăn chính của loài này, phần lớn cá vàng sẽ ăn những loài động vật có sẵn trong môi trường sống của chúng như là bọ gậy, giun, tôm tép hoặc các loài giáp xác nhỏ.

Thức ăn tổng hợp: Vì là loài cá được thuần chủng bởi con người trong mục đích làm cảnh, cá vàng thường cũng hay ăn các loại thức ăn nhân là các loại cám…. giúp tăng trưởng về màu sắc, sức khỏe và trọng lượng cơ thể.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Chi Tiết Kỹ Thuật Nuôi Cá Hải Tượng trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!