Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Thả Cá Mới Vào Bể Để Cá Không Chết được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Last Updated on 28/12 by Askoi
Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp thả cá mới mua về trong bể mới chỉ một vài ngày là thấy cá có biểu hiện không bơi lội, trú vào một góc, khoảng 1 tuần sau cá bắt đầu chết dần. Khi đó, nước hồ bị ô nhiễm và chỉ một khoảng thời gian nữa lượng cá trong bể không còn đáng kể.
Tất nhiên nguyên nhân có khá nhiều nhưng tôi sẽ tóm lược lại vài cách xử lý đơn giản, khá hiệu quả với đa số trường hợp.
1. Khử lượng xi măng tồn dư nếu hồ xây bằng xi măng
Một trong những nguyên nhân khiến cá koi chết sau khi thả vào hồ đó chính là hồ tồn dư xi măng nhiều. Xử lý vấn đề này bằng cách sau:
Hồ xi măng mới tô xong bạn phải để cho thật khô ít nhất 5 ngày. Trong những ngày ngày này không mưa, phải nắng lớn. Bạn dùng máy hút bụi hút sạch vôi vữa còn rơi vãi, sau đó bạn mua chanh ( khoảng 1 hay 2 ký ) cắt lát ra chà đi chà lại hết lòng hồ, rồi xịt nước rửa. Tác dụng của chanh là tẩy rửa, sát trùng… Tiếp theo xả sạch nước chanh, dùng bàn chải cọ hồ. Hoặc bạn cũng có thể tiến hành đánh muối, tỷ lệ 3kg muối hạt /1m3 nước.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng phèn chua để ngâm bể khoảng 1 tuần. Cách này sẽ giúp làm sạch bể, làm sạch những vết xi măng còn sót lại. Sau thời gian ngâm bể, bạn tiến hành xả hết nước rồi dùng nước sạch rửa bể, ngâm tiếp trong vài ngày. Sau đó, bạn tháo nước, rửa lại một lần nữa trước khi chính thức bơm bước mới, bón vôi để ổn định pH. Cuối cùng vận hành hệ lọc khoảng 1 ngày là có thể thả cá vào hồ mới.
2. Kiểm tra pH nguồn nước trước khi thả cá
Mỗi cửa hàng, mỗi trang trại đều nuôi cá trong bể, hồ chứa với điều kiện nồng độ pH nhất định, giúp cá koi có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Khi mua cá nên hỏi và nên kiểm tra pH của hồ cá đang nuôi của các cửa hàng đó là bao nhiêu và mình đo lại pH của hồ cá nhà mình đang nuôi để có sự điều chỉnh phù hợp nhất. Tuyệt đối không nên thả cá khi nồng độ pH trong nước chưa được xử lý đảm bảo cân bằng.
Nếu nồng độ pH của hồ tại cửa hàng bán cá và pH của hồ nhà chênh cao quá 1.0 thì buộc phải hoà nước trong vòng 30 phút với các bước sau:
Đổ nước và cá ra thau lớn. Bạn lấy nước 1 thùng nước hồ nhà đổ vào thau cá (lưu ý thùng nước có dung tích bằng phần nước trong bao chứa cá khi mua về), 10 phút lấy thêm 1 thùng nữa, sau 10 phút lấy thêm 1 thùng nữa. Khi hoà được 3 thùng nước như vậy thì lúc đó con cá đã làm quen hoàn toàn với nước hồ của mình.
Việc lấy nước hồ cá nhà để hoà giúp cá có thể thích nghi với môi trường nước mới, không bị sốc pH. Trường hợp sốc pH nhẹ thì làm con cá khó chịu, mệt mỏi. Nặng thì làm con cá bị giảm đề kháng dẫn tới bị vi khuẩn tấn công.
3. Đánh thuốc cho cá
Trước khi thả cá bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ chứa đủ lượng cá để đánh thuốc ở trên bờ trước khi thả xuống hồ. Bạn có thể dùng xô, chậu hoặc thùng xốp. Lưu ý: bắt buộc khi đánh thuốc cho cá bạn cần có sủi khí oxi.
Nhưng, thuốc cho cá mua ở đâu? Câu hỏi khó đối với những người không chuyên. Một mẹo nhỏ tôi muốn mách bạn: bạn ra hiệu thuốc tây mua vài vỉ Tetracyclin về để dùng dần. Thuốc này khá hiệu quả cho việc trị bệnh cho cá.
Số lượng thuốc cần mua: Với bể chứa khoảng 100lit nước bạn đánh khoảng 15 viên là đủ.
Cách đánh thuốc: Bạn cho thuốc vào trong bồn dưỡng bật sủi hoạt động và bắt ra ngâm khoảng 1h. Trong quá trình ngâm bạn nên đứng trực ở đó vì rất có thể cá sẽ nhảy ra ngoài. Sau đó cá bạn bắt từng con thả xuống bể. Chú ý hạn chế cho nước ngâm thuốc xuống bể vì lâu dài nó sẽ làm mất màu nước.
Khi cá mới thả bể thường hay nhảy ra ngoài đặc biệt vào ban đêm, nên bạn cần lưu ý tắt hết đèn chiếu sáng xung quanh bể hoặc bạn có thể dùng lưới thoáng che mặt bể khoảng 1 tuần đầu tiên để cá quen hoàn toàn với môi trường sống.
Điều quan trọng nhất khi nuôi cá koi chính là phải đảm bảo nguồn nước luôn phải sạch. Vì nếu bộ lọc nước công suất quá nhỏ, không đủ để đáp ứng cho hồ thì sẽ làm giảm chất lượng nước mà điều này sẽ đe dọa đến sức khỏe của cá. Nếu bạn nuôi số lượng cá nhiều, cá có kích thước lớn thì cần chú ý chọn bộ lọc nước công suất phù hợp để tạo môi trường sinh trưởng tốt nhất, tránh khiến cá bị bệnh và chết.
Tìm hiểu ngay về các bộ lọc phù hợp cho bể cá Koi Tại đây.
5. Không thả cá với mật độ quá dày
Việc thả cá koi với mật độ quá dày sẽ mang một số nhược điểm lớn như: Cá khó thở do thiếu oxi, dễ bị bệnh, nguồn chất thải trong nước nhiều, cá không có nhiều không gian bơi lội. Đối với cá koi trưởng thành có chiều dài từ 30 cm thì cứ mỗi một mét khối nước bạn có thể thả một con cá. Đối với cá chép koi nhỏ hơn thì có thể thả cá với mật độ dày hơn.
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Cá Cảnh Trong Bể Cá Để Cá Không Chết
Từ nhiều năm nay, nuôi cá cảnh là sở thích quen thuộc của người Việt. Không chỉ để trang trí, thư giãn đầu óc mà còn mang ý nghĩa may mắn, tài lộc dồi dào trong phong thủy. Và điều quan trọng mà bất cứ ai nuôi cá cảnh cũng cần phải biết đó là tuyệt chiêu cách nuôi cá cảnh không chết.
Tại sao nuôi cá cảnh dễ chết?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cá cảnh không phát triển khỏe mạnh được mà thậm chí còn bị chết. Trong đó, các nguyên nhân chính bao gồm do môi trường, không khí, kích thước bể cá quá nhỏ hoặc nuôi quá nhiều cá.
Cá không thể tồn tại được nếu môi trường nước nhiễm phèn, chứa nhiều clo, bị ô nhiễm…. Hơn nữa, độ cứng, độ PH của nước không thích hợp với sự sinh trưởng của cá cũng là nguyên nhân làm cá chết. Vì vậy, người chơi cần chú ý đến biện pháp xử lý nước thích hợp.
Không khí bao gồm cả yếu tố ánh sáng và nhiệt độ. Phải cung cấp đủ ánh sáng thì cá mới đẹp, màu sắc rực rỡ được. Nếu không đủ ánh sáng, không khí quá u tối thì màu cá nhợt nhạt và cá sẽ chết dần. Nếu lượng ánh sáng quá lớn, chiếu thẳng vào bể cá làm nước nóng lên cũng khiến cá mệt mỏi, nhanh chết hơn. Hoặc vào mùa lạnh, ở các khu vực miền bắc, nhiệt độ giảm nhanh, nếu không kịp cân bằng nhiệt độ nước trong bể cá thì cá sẽ chết. Vì hầu hết các loại cá cảnh ở nước ta là cá nhiệt đới, không sống được trong nước lạnh.
Nếu bể có kích thước quá nhỏ mà nuôi cá có kích thước lớn hoặc nuôi quá nhiều cá thì dễ gây ra tình trạng cá không phát triển được, cá chết hoặc cắn lẫn nhau. Do đó, không nên nuôi quá nhiều cá trong bể, nuôi các loại cá ăn lẫn nhau, hoặc nuôi cá quá to trong bể quá nhỏ.
Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, cần phải chú ý chọn loại bể có kích thước đủ rộng, mật độ cá trong bể vừa phải để tạo sự thoáng đãng. Cá càng nhiều thì nước càng nhanh bẩn, mật độ oxy càng nhanh giảm.
Với các loại bể cá cảnh kích thước vừa và nhỏ thì chỉ nên nuôi loại cá nhỏ như cá vàng, các bống, cá betta…. Còn bể thủy tinh kích thước lớn thì có thể nuôi cá lớn hơn nhưng cần phải có máy sục để cung cấp đủ oxy.
Yếu tố quan trọng hàng đầu của cách nuôi cá cảnh không chết là trước khi thả cá, phải kiểm tra, xử lý nguồn nước kỹ càng. Cụ thể:
Nước máy: Chứa nhiều clo nên cần phải để nước vào các chậu, thau không có nắp đậy ít nhất 1 ngày để bốc hơi clo ra, bật thêm máy sục oxy, để ở nơi nhiều ánh nắng.
Đo nồng độ PH của nước
Nước giếng: Độ PH của nước giếng chỉ khoảng 4 – 5, hàm lượng oxy ít, đôi khi lại bị nhiễm phèn nặng nên rất khó nuôi cá nếu không xử lý. Dùng bể chứa kết hợp sục oxy mạnh để tăng PH và oxy cho nước giếng, có thể thêm san hô vụn hoặc than hoạt tính để khử phèn. Thường số lượng than sẽ bằng ⅓ thể tích bồn chứa nước.
Khi nuôi cá cảnh trong nhà, nên đặt ở các vị trí cung cấp đủ nhiệt độ, ánh sáng và oxy.
Nhiệt độ phù hợp cho cá cảnh là nằm trong khoảng từ 26 – 28 độ C, nếu chỉ chênh lệch có vài độ thì cá vẫn sống tốt.
Bể cá cảnh cần được đặt ở những nơi thoáng mát, không âm u hay quá tối tăm, lâu ngày làm cá phát bệnh, cũng đừng để ánh nắng chiếu trực tiếp vào làm tăng nhiệt độ của nước. Hạn chế tác động trực tiếp từ nắng mưa. Máy sục oxy cần phải bật 24/24, với bể kích thước trên 60cm thì cũng cần có thêm máy lọc nước nữa. Còn với một số bể cá nhỏ, loại cá không cần máy sục oxy thì chỉ cần chú ý thay nước thường xuyên. Càng nuôi lâu, kỹ thuật nuôi cá cảnh càng lên tay, lúc đó bạn sẽ biết được loại cá nào nên dùng biện pháp nào.
Địa chỉ bán bể cá đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn giúp cá không chết
Trên thị trường có rất nhiều nơi bán cá cảnh, bể cá cảnh nhưng không phải ở đâu cũng bán đúng bể cá đủ tiêu chuẩn để cá không chết. Vì vậy, Công Ty Thi Công Và Thiết Kế Tiểu Cảnh Non Bộ là nơi để khách hàng đặt niềm tin, chọn lựa loại bể cá cảnh chất lượng cao.
Công Ty Thi Công Và Thiết Kế Tiểu Cảnh Non Bộ chuyên cung cấp bể cá cảnh, bể cá thủy sinh, bể cá phong thủy và thi công hồ cá theo yêu cầu của gia chủ. Chúng tôi có một đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, sáng tạo, sẽ mang đến cho quý khách hàng những mẫu bể cá cảnh độc đáo có một không hai.
Khi đến địa chỉ Số 27 ngõ 76, ngách 32, An Dương , Q. Tây Hồ, Hà Nội, Quý khách hàng sẽ được tư vấn chi tiết về cách chọn lựa loại cá, bể cá, cách chăm sóc và nuôi sao cho cá cảnh không chết mà phát triển khỏe mạnh. Tin rằng dù là khách hàng khó tính nhất cũng sẽ cảm thấy hài lòng cả về chất lượng, giá cả sản phẩm và những dịch vụ chu đáo mà chúng tôi mang lại.
Cá Dĩa Mới Mua Về Có Thả Vào Bể Cá Liền Được Không?
Ngày đăng: 07-07-2019 10:45:11
Theo Discus House! Chúng ta không nên thả cá mới vào bể cá đã có cá Dĩa sẵn vì các lý do sau:
Nhưng khi, sau 2 ngày vấn đề sẽ bắt đầu xảy ra; cá Dĩa ở 2 nguồn khác nhau, khi thả chung sẽ xảy ra tình trạng “lây nhiễm chéo”. Chắc chắn cá trong bể hiện tại đang nuôi hoặc cá mới mua về sẽ bệnh. Để khắc phục tình trang trên, chúng ta cần thực hiện các bước thuần dưỡng ban đầu như sau:
Khi bạn mua những chú cá Dĩa đẹp từ cửa hàng hoặc tại các trại cá dĩa Việt Nam, bạn nên cách ly riêng những chú cá Dĩa mới mua không cho tiếp xúc với bể cá hiện tại dù chỉ mộ giọt nước, các dụng cụ như vợt, oxy, nguồn nước… cũng không nên tiếp cận để trách tình trạng “lây nhiễm chéo”.
– Khuyến khích các bạn dùng nước máy sục khí 24h là có thể sử dụng được.
– Sử dụng nước giếng, cần sục khí 24h và mua dụng cụ tăng PH tại Discus House.
– Cá mới về, sẽ cho vào bể dưỡng kích thước phù hợp (8-10 lít nước một cá thể cá Dĩa), sau đó kiểm tra nhiệt độ trong nước từ 28 độ – 32 độ C (nhiệt độ thấp có thể dùng sưởi)
– Muối hột 200g muối cho 100 lít nước
– Thuốc kháng sinh (tăng sức để kháng cho cá khỏe) vì chúng ta đã thay đổi môi trường sống của những chú cá làm cho cá dễ bị vi khuẩn tấn công làm lây nhiễm bệnh. Cefalixin hoặc ciprolixin (500mg/viên cho 50l nước)
Thường “cá lạ” sẽ có các bệnh sau: Bệnh nấm ngoài da, bệnh sốc nước hoặc tuột nhớt. Rất nguy hiểm. Cách thức trị bệnh đạt 70-80%, nhưng khi cá chết thì các bạn nên xem lại nơi mình mua cá Dĩa. Khi các bạn mua cá Dĩa tại Discus House, các bạn áp dụng các bước từ A đến C, chắc chắn 99% quý khách sẽ hài lòng với cá Dĩa tại Discus House. Vì Cá chúng tôi đã sàng lọc kỹ và có chọn lọc nên bước D sẽ không đến với quí vị!
Có nhiều quan điểm và phương pháp khác nhau dường như đều hiệu quả với người nuôi cá dĩa khác nhau. Với nguồn cá chất lượng hiện hữu, các bộ lọc…
Kinh nghiệm hơn 10 năm của Discus House, nếu bạn là người kiên nhẫn, trầm tính bạn muốn có một bể cá thật đẹp… Hãy chọn cá Dĩa
Theo Discus House, khi bạn mới chơi cá Dĩa, Bạn không nên nuôi cá nhỏ vì lý do sau: Cá Dĩa sống theo đàn và chúng tìm an toàn từ việc là một phần thuộc bầy…
Cách Nuôi Cá Cảnh Để Không Bị Chết ?
Bạn muốn có một bể cá cảnh với những chú cá rực rỡ nhiều màu sắc thì bạn phải biết cách nuôi và chăm sóc chúng.
Nuôi cá cảnh không chỉ là trang trí, phong thủy mà đa số người chơi là vì đam mê. Nhu cầu giải trí với thú vui tao nhả không lỗi thời này lại càng tăng. Với những người mới chơi cá thì đây sẽ là cách hướng dẫn những kỹ thuật cơ bản nuôi cá cảnh để có thể hạn chế được việc con cá yêu của bạn bị chết.
Nuôi cá cảnh dùng để trang trí và làm phong thủy trong nhà
Vấn đề nguồn nước để nuôi cá chính là yếu tố quan trọng hàng đầu bạn cần lưu ý.
Nuôi cá bằng nước máy: Hầu hết nước cho bể cá hiện nay đều là nước máy. Do vậy, bạn cần xử lý chất Clo rồi mới dùng để nuôi cá. Bạn để nước máy trong các thau, chậu, bồn không có nắp đậy trên 24h, để cho nước máy tự bốc hơi clo. Để hiệu quả cao và nhanh chóng hơn thì có thể đặt các dụng cụ chứa nước này ở nơi thoáng có nhiều ánh nắng và bật thêm máy xủi oxy.
Nước giếng nuôi cá: Nước giếng thường có PH thấp cỡ 4,5, cũng như hàm lượng oxi ít, thậm chí 1 số vùng có nước giếng bị nhiễm phèn nặng thì cần phải xử lý kỹ hơn. Để xử lý nước giếng nuôi cá, bạn chứa nước giếng trong các bể chứa, kết hợp xủi oxy thật mạnh để tăng hàm lượng oxi và tăng pH. Có thể cho thêm san hô vụn vào hộp lọc để tăng độ pH. Đối với nước giếng bị nhiễm phèn bạn cần bỏ than hoạt tính vào bồn chứa nước. Trung bình số lượng than chiếm 1/3 thể tích bồn chứa nước.
Cần phải xử lý nguồn nước trước khi thả cá vào bể
Nuôi cá cảnh bằng nước mưa: Nước mưa mát sẽ kích thích cá bơi lội trong mùa hè, tuy nhiên nước mưa có độ pH thấp nên cần xử lý như nước giếng và thêm các yếu tố khác. Tuy nhiên vì nước mưa làm cho hồ cá nhanh có tảo rêu nên bạn hạn chế sử dụng.
Cần phải lưu ý cho ăn với liều lượng vừa đủ, tránh dư thừa thức ăn sẽ làm đục nước cũng như phát sinh mầm bệnh. Cá có tập tính thấy mồi là đớp, nên nhiều người tưởng cá còn đói nên cho ăn nhiều sẽ làm cá bị đầy bụng mà chết. Vì thế cho ăn 2 lần/ngày vào sáng và chiều. Ngoài thức ăn khô, tùy loại cá mà ta nên bổ sung thêm thức ăn tươi như cá con, cá trâm, cá chép mồi…
Nhiệt độ thích hợp cho cá cảnh từ 26 – 28 độ C. Nếu chênh lệch vài độ thì cá sống vẫn tốt.
Ánh sáng cho hồ cá: cần đặt hồ cá nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp vì nếu để hồ cá nơi tối tăm, không thoáng khí lâu ngày dễ làm cá phát bệnh. Nếu bể cá đặt ngoài trời cần tạo bóng mát, hạn chế tác động từ nắng, mưa…
Cần bật oxi cho hồ cá thường xuyên 24/24h, bể trên 60cm thì nên sắm thêm máy lọc nước, nuôi thời gian lâu có kinh nghiêm thì áp dụng các biện pháp máy lọc tiên tiến hơn như là chế lọc ván, lọc tràn….
Cần phải đủ rộng và thoáng, mật độ cá thả vừa phải. Nếu mật độ cá đông sẽ làm hồ cá thiếu oxi, nước nhanh đục và bẫn
Các loài cá có tập tính cắn rỉa vây cá khác ở mức nghiêm trọng thì cần có chế độ tách nuôi riêng cho phù hợp
Nuôi cá trong bể thủy tinh, chậu thủy tinh sẽ làm cá thiếu oxi, nước nhanh bẩn, nên cá chết. Vì vậy các chậu thủy tinh chỉ nuôi vài con loài cá nhỏ như cá bống, cá betta…
Bạn không nên hút nước cũ 100% và thay nước bằng nước mới, ta nên hút nước cũ từ 30 – 50% và chêm nước mới vào từ từ nhẹ nhàng để cá có thể thích nghi, hạn chế tình trạng cá bị sock nước do chênh lệch pH và nhiệt độ.
Hạn chế duy chuyển cá từ bể này sang bể khác, nếu muốn duy chuyển thì nên cân bằng pH và nhiệt độ cho phù hợp để cá không bị sock cũng như stress do thay đổi môi trường sống.
Thường xuyên thay rửa bể cá
Dùng ống nhựa xiphong hoặc ống bơm nước nhựa bằng tay có bán ở các cửa tiệm cá cảnh để hút thức ăn dư thừa, cặn bã dưới đáy hồ, sau đó cho nước mới vào.
Nếu bể cộng đồng nuôi chung các loài cá thì cần chú ý lựa chọn các loài cá hiền lành có thể nuôi chung với nhau. Tránh các loài cá có tập tính cắn rỉa vây cá khác. Một số loài cá khá hiền như: cá sặc gấm, cá mã giáp, cá đuôi kiếm…
Nên chọn những loại cá hiền lành để tahr vào cùng bể
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Thả Cá Mới Vào Bể Để Cá Không Chết trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!