Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Nuôi Koi Trong Bể Xi Măng Mau Lớn, Hạn Chế Bệnh được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mấy ai dám phủ nhận vẻ đẹp thanh tao, thu hút của hồ Koi cho khuôn viên biệt thự? Có lẽ chính vì vậy mà vài năm trở lại đây thú chơi Koi đã trở thành biểu tượng của sự “sành điệu” của những “tay chơi”! Để thỏa mãn thú “chơi” Koi của mình gia chủ phải có những chiếc bể xi măng hoặc bể trải bạt. Vậy khi nuôi Koi trong bể xi măng cần phải đáp ứng những yếu tố nào để Koi lớn nhanh mà không mắc bệnh?
Nuôi cá Koi trong bể xi măng cần đáp ứng các tiêu chí sau:
1.Quy cách thiết kế bể Koi xi măng
Nuôi cá Koi phải đòi hỏi nhiều công phu tỷ mỉ. Khác với việc thả Koi trong môi trường tự nhiên. Khi nuôi dưỡng cá Koi trong bể xi măng cần đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật khắt khe. Mới đảm bảo được vẻ đẹp “rực rỡ” của loài cá này.
Vẻ đẹp của Koi được định “giá” qua những hoa văn trên lưng chúng. Vì thế khi nhìn từ trên xuống ta sẽ cảm nhận được đâu là vẻ đẹp “yêu kiều”, đâu là vẻ đẹp thướt tha mĩ miều của chúng. Khác với nuôi Koi trong bể kính khi nuôi Koi trong bể xi măng. Bạn nên chú ý thiết kế bể Koi với những yếu tố kỹ thuật sau:
+ Độ sâu của bể Koi khoảng 80cm – 1,2m. Không nên quá sâu. Nếu sâu quá sẽ khó nhìn thấy Koi.
+ Thiết kế hệ lọc chuẩn khoảng 1/3 diện tích bể Koi
+ Thiết kế bể Koi nên xây ống van thu nước đáy,
+ Ống van đáy nên thiết kế cao hơn đáy hồ khoảng ( 5-15cm).
+ Ống van đáy nên nối thẳng ra bể lọc.
Nếu Koi lớn trên 50 cm thì nên lưu ý thiết kế bể Koi sâu hơn. So với Koi nhỏ.
+ Dung tích của bể Koi có thể 3 m3 đến vài chục m3. Tùy thuộc vào diện tích mặt bằng sẵn có của bạn.
+ Thành bờ nên xây cao hơn mặt nước khoảng 30-40 cm . Tránh Koi nhảy ra khỏi hồ hoặc chó mèo quấy nhiễu Koi. Và cũng đảm bảo cho trẻ nhỏ khi chơi gần khu vực bể Koi.
2.Xử lý bể Koi trước khi thả cá
Để có sức khỏe mạnh thì nguồn nước cũng phải đảm bảo “an toàn”. Để đảm bảo thì bạn nên chú ý các biện pháp kiểm tra nguồn nước trong bể xi măng như hướng dẫn sau:
+ Ngâm bẹ chuối để khử mùi xi măng, hóa chất trong hồ trước khi thả cá Koi
+ Ngâm muối để khử trùng.
+ Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, nhiệt độ, độ PH cho bể Koi. Độ Ph đạt từ 7-7,5 được coi là ổn để nuôi Koi.
+ Tránh những thay đổi độ PH đột ngột. Dễ làm Koi sock và ảnh hưởng đến sức khỏe của Koi.
+ Kiểm tra độ nitrite trong hồ. Nếu nồng độ quá cao. Hãy thay đổi từ từ, mỗi lần rút khoảng 1/3 thể tích hồ.
+ Chú ý đến sự phát triển của các loại rong tảo trong hồ. Nên kiểm soát chúng trước khi chúng ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn Koi của bạn.
Ngoài các yếu tố về kỹ thuật xây bể Koi, các thao tác kiểm tra môi trường nước cho Koi thì còn cần các yếu tố về nguồn giống Koi, thức ăn,…
Cách lựa chọn cá Koi
Để có một đàn Koi trong bể đẹp không bệnh. Thì trước tiên là yếu tố nguồn giống cần phải đảm bảo. Có thể bạn không có đủ chi phí mua Koi thuần chủng Nhật. Nhưng cần phải đảm bảo Koi phải có nguồn gốc rõ ràng, không bệnh. Để chọn bạn có thể lựa chọn như sau:
+ Chọn Koi có màu sắc tươi sáng, rõ ràng, sắc nét
+ Koi có body đẹp (Thon dài, tỷ lệ thân hình cá koi cân đối)
+ Trước khi thả Koi vào bể phải cách lý, dưỡng cá đảm bảo tiêu chuẩn.
Nên chú ý lựa chọn đơn vị cung cấp cá Koi chuẩn và có nguồn gốc rõ ràng. Đây là yếu tố đầu tiên giúp Koi phát triển khỏe mạnh.
Lựa chọn thức ăn cho cá koi.
Để có đàn Koi khỏe mạnh thì đến 90% phụ thuộc vào cách chăm sóc của bạn. Trước tiên là lựa chọn các loại thức ăn cho Koi. Bạn có thể lựa chọn nguồn thức ăn có sẵn trên thị trường như (Aquamaster,…) hoặc tự bạn chế biến thức ăn cho Koi từ các nguyên liệu như : lúa gạo, bột đậu nành, rau và vitamin,…
Bạn nên bổ sung thêm các loại thức ăn khác giàu protein cho Koi như loăng quoăng, trùn chỉ, …Chú ý là không nên cho ăn quá nhiều thức ăn tươi sống. Tránh làm ảnh hưởng đến nguồn nước và nhiễm sán cho Koi.
ZIONSGROUP- NICE SPACE FOR LIFE
Facebook: https://www.facebook.com/Canhquanzions/
Youtube:https://www.youtube.com/CẢNHQUANZIONSCHANNEL
Email: hotro.zions@gmail.com VP Hà Nội : Số 10 lô C5, Khu C, Khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
VP TP.HCM: 363/21 Bình Lợi, Phường 13, Q Bình Thạnh, TP HCM
VP Quảng Ninh:Hồng Hải, Phường Phương Nam, Tp Uông Bí, Quảng Ninh
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Cá Trong Bể Xi Măng Theo Công Nghệ Mới
Với mỗi loại cá khác nhau, kỹ thuật nuôi cũng sẽ có những điểm khác biệt. Do đó, bài viết chỉ đề cập đến những phần phổ quát nhất. Khi áp dụng vào nuôi từng loại cá cụ thể, bà con cần nghiên cứu cách nuôi theo đặc thù của giống cá được chọn.
Chuẩn bị bể nuôi
Bể nuôi nên có dạng hình chữ nhật, kích thước tối ưu từ 15 m 2, sâu khoảng từ 1 – 1,5 m, có lưới vây xung quanh để đề phòng cá nhảy ra ngoài (với các loại cá hiếu động), có mái che chắn nếu thời tiết khắc nghiệt. Với diện tích này, cá có đủ không gian để hoạt động nên năng suất vẫn sẽ cao mà không bị ảnh hưởng.
Dưới đáy bể, bà con nên phủ một lớp cát, đóng vai trò làm lớp đệm để tránh cho cá tiếp xúc với đáy, đồng thời giúp lọc nước.
Bể cần được làm nghiêng về hướng xả nước.
Xử lý bể nuôi
Trước khi thả cá, bà con đặc biệt lưu ý phải xử lý bể. Tùy theo bể cũ hay mới để có cách làm sạch cho phù hợp:
-Với bể nuôi cũ, bà con nên lau dọn rồi ngâm bể trong vài ngày, sau đó rửa sạch trước khi bơm nước vào.
– Với bể nuôi là bể xi măng mới, bà con dùng phèn chua hòa vào nước rồi ngâm bể khoảng 1 tuần nhằm loại bỏ những vết xi măng mới còn đọng lại. Khi đã ngâm xong, bà con xả hết nước rồi dùng nước sạch để rửa lại bể thêm lần nữa, ngâm tiếp trong vòng vài ngày, sau đó tháo nước và rửa lại bể lần cuối trước khi bơm nước mới.
Ở cả hai loại bể, sau khi bơm nước vào, bà con có thể cho vôi vào để ổn định độ pH trong bể.
Thả cá giống
Dù lựa chọn nuôi loại cá nào, bà con cũng nên lưu ý chỉ mua giống ở những cơ sở có uy tín, chất lượng tốt, vì đây là yếu tố đảm bảo đầu ra thắng lợi.
Tùy loại cá định thả mà bà con chọn mật độ thả cho phù hợp. Ví dụ: với cá lóc, mật độ thả cá thích hợp tối thiểu là 60 con/m 2, tối đa là 100 con/m 2.
Thời điểm thả cá giống vào bể cũng rất quan trọng. Chẳng hạn, để thả cá lóc giống, người ta thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
Nguồn dinh dưỡng và thức ăn chính cho các loài cá khác nhau sẽ khác nhau. Nếu như cá lóc ăn chủ yếu là cá tạp (90%) thì cá rô lại ăn cua, ốc, tôm, tép và cá tạp. Do đó, bà con cần căn cứ đặc điểm sinh học, sinh trưởng của cá để cho ăn đúng loại thức ăn.
Mỗi lần cho cá ăn, bà con cần theo dõi sức ăn và độ trong của nước để có biện pháp xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra. Nhiệt độ, môi trường nước, chất lượng thức ăn hay tình trạng sức khỏe của cá sẽ quyết định việc cá ăn nhiều hay ăn ít.
Trong quá trình nuôi, bà con có thể bổ sung thêm một chút dinh dưỡng từ các loại thức ăn khác như khô dầu các loại, cám gạo đậu nành hoặc thức ăn trộn sẵn; bổ sung vitamin C, các hoạt chất có hỗ trợ men tiêu hóa vào thức ăn khi khí hậu thay đổi thất thường.
Khi cá còn nhỏ, sẽ tốt hơn nếu bà con trang bị dụng cụ cho ăn bằng vỉ tre. Cho thức ăn vào vỉ, thả xuống mặt nước không quá sâu, khoảng 5 – 10 cm để tiện quan sát. Đến khi cá lớn hơn, có thể thả thức ăn trực tiếp vào bể gần nơi thoát nước để khi xả thải những cặn bã của thức ăn có thể trôi đi theo.
Vấn đề môi trường nước cho cá là vấn đề cực kỳ quan trọng cần phải được lưu tâm. Thời gian cần thay nước cho cá cũng khác nhau giữa các loại cá khác nhau. Ví dụ: với cá lóc, trong vòng 20 – 25 ngày đầu, nên thay nước 2 – 3 ngày/lần. Đến khi cá được 1 tháng thì phải thay nước hàng ngày.
Trong những tháng gần với thời gian thu hoạch nên thay 2 lần/ngày. Một số hộ nông dân sáng tạo và có đủ điều kiện về diện tích đất đai còn áp dụng cách xây nhiều bể để nuôi nhiều loại cá khác nhau, lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước đến tận các hồ, nguồn nước thải từ các hồ nuôi cá lóc sẽ được đưa qua hồ nuôi cá trê, giúp tận dụng hết nguồn thức ăn còn thừa.
Phòng bệnh cho cá
Quan trọng hơn cả vẫn là đảm bảo vệ sinh môi trường nước nuôi cá, vệ sinh đúng ngày quy định.
Ngoài ra, bà con chú ý tẩy giun sán, cho cá uống kháng sinh (không được lạm dụng) nếu cần.
Thu hoạch
Đến kỳ thu hoạch (3 – 6 tháng với cá lóc, 3 tháng với cá trê, v.v.), bà con bố trí để bán cá, thu hồi vốn, chuẩn bị tái sản xuất.
Mong rằng, các thông tin chúng tôi vừa cung cấp hữu ích với bà con. Chúc bà con những vụ mùa bội thu.
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Cá Chép Cảnh Trong Hồ Xi Măng
Nếu bạn là người yêu chuộng thú chơi cá cảnh thì thật sự không thể bỏ lỡ kỹ thuật nuôi cá chép cảnh mà Wiki Cách Làm sẽ giới thiệu ngay sau đây. Kỹ thuật này không quá phức tạp, chỉ cần bỏ chút ít thời gian mỗi ngày thì bạn có thể sở hữu một hồ cá chép cảnh tại gia khiến ai nhìn vào cũng phải trầm trồ rồi đấy!
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá chép cảnh trong hồ xi măng
1. Chuẩn bị hồ xi măng nuôi cá
Hồ xi măng làm nơi sống cho cá chép nên được xây bằng gạch và tráng láng bằng xi măng. Nếu nhà bạn có một khoảng đất, có thể xây bể theo kiểu nửa nổi nửa chìm để tiết kiệm diện tích.
Thời gian đầu, bạn chỉ nên xây hồ nước sâu khoảng 80 cm là vừa, không nên xây sâu hơn vì như thế rất khó để nhìn thấy cá. Bước qua giai đoạn cá lớn hơn, bạn mới xây hồ sâu hơn để đủ chỗ chứa chúng.
Tiếp theo, bạn trang trí thêm hòn non bộ để làm đẹp và cũng là nơi chống nắng, ẩn náu cho cá chép sau này.
Bạn có thể dùng thêm vòi phun hút nước thả nước để giữ cho nước bể luôn mát và trong, giàu oxy. Ngoài ra, khi xây bể, bạn cần lưu ý xây luôn ống thoát nước cho thật tốt. Đem bèo và rong về thả bể cũng rất tốt cho cá chép.
2. Nguồn nước trong bể nuôi cá
– Nguồn nước dùng để nuôi cá không chỉ sạch mà còn không được chứa chất độc hại, chất sát khuẩn. Thông thường người nuôi sẽ chọn nước máy để nuôi cá nhưng thật ra, loại nước này có chứa hàm lượng clo khá cao. Vì thế trước khi đổ nước vào hồ, bạn cần tiến hành một trong 2 cách khử clo như sau:
Cách thứ nhất: Bạn cứ việc đổ nước vào hồ thoải mái. Sau đó chờ thêm 24 tiếng nữa thì mới thả cá vào.
Cách thứ hai: Bạn dùng dung dịch có tác dụng khử clo được bán tại các cửa hàng cá kiểng để khử clo có trong hồ nuôi.
– Bạn cần gắn thêm hệ thống lọc nước như lọc ngoài, lọc tràn,… cùng các loại vật liệu lọc nước khác để giữ cho nước trong hồ luôn được trong veo, không vẩn đục.
– Bạn cần thay nước thường xuyên, mỗi lần thay nước, hãy dùng các dung dịch sát khuẩn như muối, xanh methynel,… để tiêu diệt mầm bệnh.
3. Nhiệt độ môi trường sống cho cá chép
– Cá chép cảnh có thể sống trong nước ngọt, ngay cả nước có độ mặn khoảng 6%o thì chúng cũng có thể sống được luôn.
– Hàm lượng oxy tối thiểu trong bể nuôi cá chép cảnh là 2,5 mg/l.
– Nhiệt độ nguồn nước trong hồ: 20-17 độ C.
Nhìn chung với những yêu cầu về nhiệt độ cũng như nguồn nước như thế này cho thấy cá chép cảnh rất thích hợp để sinh trưởng và phát triển tốt tại Việt Nam.
4. Thả cá chép vào hồ
– Để tránh trường hợp mầm bệnh lan rộng, các bạn không nên thả trực tiếp những con cá mới mua vào hồ, thay vào đó hãy thả chúng vào một bể cá nhỏ để theo dõi và tiêu diệt mầm bệnh nếu có.
– Quy trình thả cá chép vào hồ :
Bạn ngâm bịch cá vào trong hồ nước khoảng 15 phút để cá có thể làm quen với môi trường mới.
Sau đó, bạn múc một gáo nước trong hồ đổ vào túi cá.
Tiếp theo, bạn hạ thấp chiếc túi, rồi dùng một tay mở to một đầu của chiếc túi, tay còn lại nâng đáy túi để cá bơi từ từ ra hồ.
Tuyệt đối không được đổ thẳng túi cá xuống hồ vì như thế chúng sẽ bị sốc do không kịp thích nghi với môi trường mới. Nặng sẽ chết tức thì, còn nhẹ thì chúng sẽ yếu hẳn đi.
5. Thức ăn cho cá chép
Cá chép cảnh là một loài ăn tạp. Tùy theo từng giai đoạn mà yêu cầu về chế độ ăn uống của chúng sẽ có sự khác biệt rõ rệt như sau:
– Dưới 15 ngày tuổi: Bạn hãy cho chúng ăn bobo, các loài động vật phiêu sinh hoặc lòng đỏ trứng đã được luộc chín.
– Từ 15 ngày tuổi trở đi: Bạn cần cho cá chép ăn thêm nhiều loại thức ăn như: trùn chỉ, lăng quăng, động vật đáy,… Giai đoạn này bạn nhớ phải tăng cường dưỡng chất cho cá để không làm suy giảm số lượng của đàn cá.
– Từ 30 ngày tuổi trở đi: Bạn có thể cho cá chép ăn đa dạng các loại thức ăn hơn. Cụ thể là: giun, ốc, trai, ấu trùng của côn trùng,… Ngoài ra còn có phân xanh, cám, bã đậu, thóc lép và các loại thức ăn tổng hợp dạng viên, dạng sợi mà bạn có thể mua về dễ dàng từ các cửa hàng chuyên kinh doanh cá cảnh.
6. Kỹ thuật nuôi cá chép cảnh
– Cá chép cảnh là một loài vật có thân hình to. Do đó, khi nuôi cá chép trong bể xi măng, bạn không nên nuôi với mật độ quá dày mà thay vào đó nên nuôi thưa thớt để cá có không gian sống và bơi lội rộng rãi.
– Vào những ngày nắng nóng, bạn nên làm giàn che bể để giảm bớt nhiệt độ cao, phòng tránh cá chết.
– Sau mỗi lần cho cá chép ăn, bạn nhớ kiểm tra chất lượng nước để thay kịp thời và vớt những thức ăn thừa để phòng trừ cá bị nhiễm bệnh.
– Bạn cần kiểm tra chất lượng nước nuôi trong hồ có đạt chuẩn hay không, về nhiệt độ, độ pH, NH3,.. Trong đó, nồng độ pH lý tưởng luôn phải từ 7 đến 7,5.
– Tăng cường theo dõi và chú ý rong tảo xem chúng có phát triển mạnh hay không. Nếu mạnh thì bạn hãy nhanh chóng giảm bớt vì rong tảo chính là nguồn tiêu thụ oxy đang có trong nước đáng kể dẫn đến cá bị nghẹt thở.
7. Phòng và trị bệnh cho cá chép cảnh
– Muốn nuôi cá chép cảnh đúng cách, các bạn nhất định không thể xem nhẹ việc phòng và trị bệnh cho chúng. Vì chỉ cần trong hồ có một con đang mang mầm bệnh thôi cũng đủ khiến cho cả hồ bị lây nhiễm và nguy hiểm.
– Những căn bệnh thường gặp ở loại cá chép cảnh này là: Bệnh ngứa toàn thân; Bệnh biếng ăn; Bệnh lở da rụng vẩy; Bệnh đốm trắng; Bệnh lở môi;… Đối với các loại bệnh này, các bạn có thể mua các loại thuốc đặc trị đang có bán sẵn trên thị trường.
– Trong trường hợp đã dùng thuốc mà bệnh trạng của cá vẫn không chuyển biến tích cực lên được, bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ thú y. Tuyệt đối không được tự ý chữa trị bằng những nguyên liệu, các bài thuốc dân gian khi chưa rõ nguồn bệnh cũng như chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Nuôi Cá Bảy Màu Trong Hồ Xi Măng Nhanh Lớn, Khoẻ Mạnh
Ngoài nuôi cá bảy màu trong bể kính, nuôi trong thùng xốp, nuôi cá bảy màu trong hồ xi măng cũng được nhiều rất nhiều những người chơi cá ưa chuộng. Nuôi cá bảy màu trong hồ xi măng khá dễ dàng và không đòi hỏi nhiều thời gian chăm sóc. Môi trường trong hồ xi măng khá ổn định, tạo điều kiện tốt để các chú cá guppy của các bạn sinh trưởng và phát triển.
Môi trường nuôi trong hồ xi măng ổn định hơn nhiều so với bể kính hay các bể có kích thước nhỏ khác. Nhiệt độ trong hồ xi măng khá ổn định giao động từ 24 – 28*C. Đây là điều kiện lý tưởng để cá phát triển và không phát sinh mầm bệnh trong hồ.
Hồ xi măng khá rộng, có thể tích lớn nên việc lọc nước cho hồ cũng khá đơn giản. Đối với các loại cá nhỏ như cá bảy màu, cá mún, cá kiếm thì các bạn nên chọn lọc vi sinh chạy kèm với máy sủi oxi là đủ. Lọc vi sinh được đặt trong bể, hoạt động thông qua máy sủi khí rất tiện lợi. Lọc vi sinh làm ổn định nguồn nước, chi phí cũng rất rẻ. Nếu bạn nuôi cá loại cá to hơn 1 chút như cá chép hay cá vàng thì có thể chọn mua máy lọc tràn, lọc thác…
Việc xây một hồ xi măng ngoài chi phí thì không gian cũng là thứ bạn nên quan tâm. Bạn có thể tìm mua thùng xốp mới hoặc các thùng xốp đã qua sử dụng với chi phí rất rẻ. Thùng xốp có thể mua được ở các cửa hàng bán hoa quả sau đó tráng lại bằng xi măng để làm một hồ xi măng nuôi cá cho riêng mình. Thùng xốp cách nhiệt tốt, dễ dàng trong việc di chuyển và sắp xếp, chi phí lại rất rẻ. Nếu bạn khéo tay 1 chút có thể thiết kế lại 1 mặt kính ở thùng xốp để quan sát những chú cá của mình dễ dàng hơn.
Do nhiều ưu điểm nên rất nhiều người đã chọn thùng xốp thay thế cho việc xây dựng 1 hồ xi măng để nuôi cá trong nhà.
Thông tin: GUPPY CITY – Shop Cá bảy màu Hà Nội
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Nuôi Koi Trong Bể Xi Măng Mau Lớn, Hạn Chế Bệnh trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!