Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Dĩa Trong Hồ Cá Cảnh được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thường trong bầy cá, chúng ta tuyển chọn mỗi hồ có 5 đến 10 con cùng màu sắc, chủng loại. Mỗi loại cá dĩa chọn từ 20 đến 30 con (có lớn, có nhỏ lẩn lộn) nuôi trong hồ lớn. Nếu nuôi trong hồ nhỏ thì mật độ cá nuôi phải ít hơn. Chăm sóc và cho ăn đầy đủ bằng: trùn chỉ, lăng quăng, tim, thịt bò xay hoặc cắt hạt lựu.
Cá nuôi được 12 tháng (cỡ 10 đến 12 cm) chọn lại độ khoảng 15 đến 20 con. Cá sẽ có hiện tượng tự chọn cặp, biểu hiện như sau: mắt đỏ màu sắc đẹp. Từng cặp sẽ tách ra riêng góc, hay canh giữ giá thể, cặp cá sẽ tự mổ ổ, làm sạch mặt kiếng, giá thể gạch, bề mặt lá thủy sinh.
Dùng vợt vớt từng cặp ra riêng, cho vào hồ cá đẻ.
Cho giá thể vào hồ để cá làm tổ. Oxy trong nước phải đựơc cung cấp đầy đủ, thay nước hàng ngày, cho ăn thức ăn tinh, trùn chỉ.
Cách chăm sóc cá đẻ
Chuẩn bị cho cá đẻ, nước phải có độ ph từ 5,5 – 6,2, độ cứng 4 – 6 dh (nước mềm), nhiệt độ khoảng 26 – 280C.
Cá tiếp tục rùng mình, cặp ổ và khi điều kiện chín mùi sẽ đẻ trứng. Cá cái lướt trên mặt phẳng giá thể đẻ và trứng sẽ được dính vào mặt phẳng giá thể thẳng hàng. Cá đực đi theo phủ tinh lên trứng, tiếp tục đến khi cá cái không còn đẻ. trứng tốt sẽ tập trung thành cụm 2 x 4 cm.
Cá đực và cá cái dùng vây ngực quạt trứng và dùng miệng loại trứng trắng. Trứng thụ tinh sẽ đen dần và nở sau 2 ngày rưỡi.
Cá nuôi con tốt sẽ chuyển con sang vị trí khác, để tránh trứng hư bị phân hủy làm cá con thiếu oxy.
Sau 60 giờ, khoảng 2,5 đến 3 ngày cá sẽ bung ra bơi lội.
Cá mới nở bám mình mẹ và hút chất nhớt, dinh dưỡng từ bố me để sống đến ngày thứ 10. Sau khi nở cho ăn dặm bo bo non, trùng chỉ.
Tách cá con và nuôi riêng sau 12 – 18 ngày (tính từ ngày cá nở).
Cách chăm sóc cá con
Trước khi tách cá con ra, chúng ta phải chuẩn bị nước trước 2 -3 ngày. Cần chú ý: Nhiệt độ : bằng nhiệt độ cho cá đẻ hoặc cao hơn 1 – 20C. Tốt nhất là từ 28 – 300C. Ph : 6,5 – 7. Dh : 8 – 10. Muối ăn 1 gram/lít. Mực nước 30 cm.
Dùng vợt vớt cá cho vào thau, chuyển qua hồ nuôi cá con đã chuẩn bị như nêu trên.
Cho cá con vào hồ và sục khí vừa phải, trong ngày đầu tiên không cho ăn. Từ ngày thứ 2 cho ăn trùn chỉ, ngày 2 đến 3 lần. Cho cá ăn đến 18 giờ nếu trời ấm hoặc 14 giờ nếu trời lạnh, ngưng cho ăn trùn chỉ.
Thay nước, ta dùng xiphông rút 0,05 cm, châm vào 0,01 cm. Trong vòng 1 tuần, chúng ta sẽ nâng nước lên gần 40 cm. Cá con được 15 ngày ở hồ, ta bắt đấu cho chạy máy lọc từ 10 giờ sáng đến giờ thay nước chiều.
Vào tối khoảng 19 giờ sẽ dùng tiếp sưởi để điều chỉnh nhiệt độ khoảng 28 – 300C. Cá nuôi được 4 tuần sẽ đạt 1,5-2 cm. Mật độ nuôi từ 150-200 con trong vòng tháng thứ nhất.
Cá nuôi đạt 3 – 4 cm, chúng ta sẽ mang qua hồ khác, mật độ thả thưa hơn (thường sang qua hai hồ cùng kích cỡ). Tương tự, khi cá lên 6 – 8 cm, một hồ chỉ nuôi khoảng chừng 50 – 70 con.
Chế độ thay nước ngày 1 – 2 lần (sáng từ 8 – 9 giờ, chiều khoảng 16 – 17 giờ). Có thể thay từ 25% – 90% tùy chất lượng nguồn nước.
Thức ăn chủ yếu là trùn chỉ, tim bò xay, lăng quăng.
Cá nuôi phải linh hoạt, thấy bóng dáng người mà bơi ra đòi ăn là cá khỏe.
Nguồn chúng tôi
Hướng Dẫn Nuôi Cá Cảnh Trong Hồ Không Chết
Bể mini nuôi cá to: Nuôi cá cảnh có kích thước lớn trong môi trường sống quá bé khiến cá bị hạn chế bơi lội, thiếu không khi và không gian sống. Khi chọn mua cá cần chọn loại cá có kích thước phù hợp với bể cá.
Cho cá ăn nhiều: Khi mới nuôi, thấy cá đớp lia lịa tưởng đói nên đổ thêm thức ăn mà không biết rằng cá có tập tính cứ thấy mồi là đớp. Vì ăn nhiều quá nên cá bị đầy bụng mà chết.
Quên cho cá ăn: Sau một thời gian nuôi cá, hứng thú không còn như thời gian đầu, nhiều người bận công việc, đi công tác xa nhà nhiều ngày dẫn đến quên cho cá ăn.
Nguồn nước máy: Đối với nguồn nước sinh hoạt hàng ngày phải trả phí là loại nước đã qua khử trùng bằng Clo, nên dùng nước máy nuôi cá sẽ khiến cá chết.
Thay nước quá thường xuyên, thay cạn nước: Do chăm sóc cá chu đáo, việc thay nước quá thường xuyên và thay hết nước trong bể sẽ khiến cá bị sock do không thích nghi kịp.
Không thay nước: Việc bỏ bê bể cá, để lâu (Đối với bể cá mini hay các loại bể cá để bàn là hơn 5-7 ngày) không thay nước sẽ khiến nước bẩn, chất thải đọng trong bể không thoát ra ngoài khiến cá chết.
Để bể cá ngoài trời chịu nắng, mưa, gió trực tiếp: Đối với các loại bể cá cảnh thông thường (Đặc biệt bể cá mini, bể cá để bàn) được thiết kế là vật trang trí nội thất. Vì thế đặt bể cá ngoài trời chịu nắng, mưa, gió trực tiếp sẽ khiến cá cảnh chết.
Thiếu ánh sáng, phòng bí hơi, ẩm mốc: Nếu để bể cá trong bóng tối lâu ngày, phòng kín hơi, ẩm mốc lâu ngày sẽ khiến cá yếu, dễ bị bệnh.
Cá trong bể cắn, rỉa lẵn nhau: Nếu nuôi nhiều loại cá hung dữ, hay rỉa lẫn nhau sẽ khiến những con cá cảnh hiền lành còn lại trở thành nạn nhân.
Sock nhiệt: Khi nuôi trong các loại bể bé, lượng nước ít nên khó giữ nhiệt. Đặc biệt nuôi trong phòng điều hòa (nhiệt độ 18-23) mà lại di chuyển bể cá thường xuyên, thay nước chênh lệch nhiệt độ cũng khiến cá bị thay đổi nhiệt độ đột ngột mà chết.
Cho cá ăn: Phụ thuộc vào số lượng và kích thước cá cảnh nuôi trong bể để cho 1 lượng thức ăn phù hợp (1 con cá nhỏ nuôi trong bể cá mini chỉ nên ăn 3-5 viên thức ăn/lần ). Chỉ nên cho cá ăn 1 lần/ ngày vào giờ cố định. Nếu bận việc nên nhờ người cho ăn, không nên bỏ đói cá quá lâu (1 con cá nhỏ nuôi trong bể cá mini hay các loại bể cá để bàn có thể chịu đói 4-5 ngày).
Nguồn nước: Nếu nguồn nước trong nhà là nước máy (Trả phí sử dụng hàng tháng) là nước có Clo, cần để trong xô 2 ngày mới được dùng cho bể cá.
Thay nước: Không nên thay nước quá thường xuyên. Với bể to có máy lọc nước nên thay 2 tuần/lần. Chỉ được thay 3/4 nước trong bể để tránh cá bị sock. Đối với bể cá có kích thước nhỏ nên 2-3 ngày/lần. Không được để quá lâu mới thay nước sẽ khiến nước bẩn, không nên để quá 7-8 ngày.
Vị trí đặt bể: Đặt trong nhà, trên bàn làm việc, bàn phòng khách hoặc giá sách. Để nơi kín gió, thông thoáng không bị nắng, mưa trực tiếp. Thỉnh thoảng nên đem cá phơi năng 2 tuần/lần (chỉ để 1/2 bể có ánh nắng chiếu trực tiếp).
Chọn cá: Ngoài việc chọn cá theo sở thích, nên chọn những loại cá có thể sống chung với nhau. Những loại cá dữ như cá chọi ko nên nuôi chung với cá khác.
Nhiệt độ ổn định: Đối với các loại bể bé (bể cá để bàn) cần phải hạn chế di chuyển vị trí đặt bể cá. Đặc biệt đối với phòng có máy điều hòa không khí với nhiệt độ lạnh (18-23*C), phòng mái tôn có nhiệt độ cao khi thay nước cần kiểm tra độ chênh lệch nhiệt đô giữa nước sạch và nước trong bể. Nếu chênh lệch cần đặt nước sạch cùng vị trí đặt bể cá 1 buổi để cân bằng nhiệt độ, sau đó mới tiến hành thay nước.
– Không rửa bể cá và các loại đá sỏi trang trí bể bằng xà phòng. – Khi thay nước nên để lại 1 ít nước cũ (tốt nhất là 1/4 nước) – Bể nhỏ không nên di chuyển nhiều. – Thỉnh thoảng nên cho cá ăn thêm tôm, tép. – Thay nước nên chứa trong xô qua 1 ngày hãy đổ vào bể để cá không bị sốc. Nếu dùng nước khoan phải chứa nước rồi đợi 2 – 3 ngày mới thay nước cá. – Đèn trong bể cá nên bật vào ban ngày, tắt lúc ban đêm. Mỗi ngày chỉ nên bật dưới 8 giờ. Nhiệt độ thích hợp của bể cá là từ 25 – 30°C. Khi trời lạnh thì bổ sung thêm sấy. Hồ Cá Đại DươngLà Công ty thi công hồ cá cảnh với uy tín hơn 20 năm trong lĩnh vực sinh vật cảnh tại Hồ Chí Minh. Chúng tôi là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực Hồ Hải Sản. Làm Hồ Cá Rồng công nghệ hút đáy toàn dãi và trang trí Hồ Cá Cảnh giá rẻ tại HCM.
Cách Nuôi Cá Dĩa Trong Hồ Thủy Sinh
Tại sao cá đĩa lại có vẻ đẹp kì diệu như vậy? Có lẽ bởi vì chúng là loài cá có tiếng khó nuôi và chỉ thích hợp với những người nuôi cá kinh nghiệm nhất hay vì dáng vẻ vương giả của chúng. Xét cho cùng, chúng thường được mô tả như “Vua các loài cá cảnh”. Bất cứ ai đã từng chiêm ngưỡng một cặp cá dĩa tuyệt đẹp sinh sản đều phải công nhận đấy là một kì quan không thể bỏ lỡ. Nếu bạn từng xem một số sách về cá đĩa, bạn sẽ nhận thấy rằng ít loài cá nào tạo ấn tượng mạnh như cá dĩa, và một bầy cá dĩa tung tăng trong bể kính tạo nên một cảnh tượng đẹp như thần thoại.
Nhưng nuôi cá dĩa trong bể thủy sinh có đơn giản như bỏ một thanh Hershey vào một lọ bơ đậu phộng Skippy không? Nếu bạn nói “Không hẳn”, thì bạn đúng đấy. Nhưng nó không khó như bạn tưởng đâu. Chúng tôi đã bảo dưỡng những hồ cá dĩa có trồng cây một cách thành công trong vòng 15 năm nay. Bài viết này dựa vào kinh nghiệm của chúng tôi, hi vọng sẽ trang bị kiến thức và sự tự tin cần thiết để bạn có thể sáng tạo một hồ thủy sinh phù hợp với cá dĩa ngoạn mục cho riêng mình.
Lợi và hại khi nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh
Có nhiều ưu điểm khi nuôi cá dĩa cùng cây thủy sinh. Điều hiển nhiên là vẻ đẹp tuyệt đối của sự kết hợp này. Cá dĩa có khuynh hướng di chuyển nhẹ nhàng duyên dáng và trông thật hoàn hảo giữa những khóm rong đu đưa theo dòng nước. Màu sắc của chúng, đặc biệt là lam kim biền thể (nguyên văn metallic turquoise variants), cực kì hợp với màu xanh và đỏ tự nhiên của cây. Và đặc biệt quan trọng với chúng tôi, những nhà thủy sinh thâm niên, cá dĩa lớn và dễ thấy từ ghế sofa hơn những con tetra (không biết con gì) trong bể trưng bày !
Thêm một lưu ý quan trọng, cây thủy sinh được biết như bộ lọc hóa học, loại bỏ chất độc trong nước. Điều này rất quan trọng cho bể cá dĩa. Cá dĩa rất nhạy cảm với chất lượng nước và chúng đòi hỏi người nuôi cá duy trì nước ở chất lượng cao. Một loạt cây khỏe mạnh sẽ tạo ra một môi trường hoàn toàn trong sạch, ngăn chặn những bệnh tật thông thường như “hole-in-the-head” (không biết bệnh gì).
Cây thủy sinh cũng cho cá dĩa chỗ trú tự nhiên. cá dĩa có khuynh hướng nhút nhát và khó chịu với những tác động bên ngoài hồ. Cây thủy sinh được ưa thích để trang trí bể cá dĩa hơn vì cá dĩa dễ dàng bị thương vì những mảng gỗ hay đá sắc nhọn. Trang bị một môi trường thoải mái cũng làm cá dĩa của bạn khỏe hơn.
Cây lá rộng tạo chỗ đẻ tuyệt vời cho cá dĩa cặp. Trong khi hầu hết các nhà gây giống cá dĩa chọn giá thể hình nón hay đá phiến, cá dĩa của chúng tôi thường đẻ trên lá Anubis hay Echinodorus. Lá cây thủy sinh tạo chỗ đẻ tốt cho bể chung trong lúc những lá cây thủy sinh khác bảo vệ chỗ đẻ khỏi những hàng xóm tọc mạch hay những người nuôi cá ồn ào.
Có vài điều hại bạn nên xem xét khi bạn quyết tâm nuôi cá dĩa. Chúng là cá nhiệt đới nuôi trong nước có nhiệt độ hơn 26,67 độ C. Cụ thể chúng tôi nuôi chúng ở 27,78 độ C. Nhiệt độ cao sẽ giới hạn sự phát triển bình thường một số cây thủy sinh ở một chừng mực nào đó. Chúng tôi sẽ bàn chi tiết vấn đề này sau.
Tất cả sách về cá dĩa khuyên rằng nuôi cá dĩa thật tốt để đat kích cỡ tối đa là điều kiện tốt nhất để gây giống. Nhiều nhà gây giống cho cá ăn 4,5 lần mỗi ngày với thức ăn giàu protein như nỗn hợp tim bò. Cá dĩa mất một khoảng thời gian để ăn, sau đó thức ăn thừa được hút ra để bảo đảm chất lượng nước. Thay nước từng phần được thực hiện thường xuyên để giữ lượng nitrates thấp. Bất cứ ai trồng cây thủy sinh thấy rằng việc dọn dẹp thức ăn thừa và thay nước nhiều rất khó khăn.
Với hồ cá dĩa và cây thủy sinh, một sự sắp xếp phải phù hợp. Chúng tôi cho ăn thức ăn chất lượng mỗi ngày một lần, và thay nhiều nước cách tuần một lần. Điều này giữ nitrate khá thấp(ít hơn mg/l) nhưng không cho phép cá lớn hết mức có thể. Cá của chúng tôi có đường kính lớn từ 7 – 8 inches( 17,78 – 20,32 cm) thay vì 10 – 12 inches (25,4 – 30,48 cm)( chúa ơi, đây là cá mâm chứ cá dĩa gì) như chúng tôi thấy trong những hồ gây giống cá dĩa. Kích thước nhỏ hơn có vẻ cùng tỉ lệ với những hồ 100 gallon (380l) chúng tôi xài, thế nên chúng tôi không coi đó là vấn đề. Cũng vậy, ngay cả khi chúng tôi không định gây giống chúng, chúng sinh sản thường xuyên nên có vẻ sự giảm khẩu phần ăn không kìm hãm sự phát dục của chúng.
Sau chót, một hồ cá dĩa và cây thủy sinh nên được xếp đặt với những cây không đòi hỏi cắt tỉa thường xuyên. Vài loại cá dĩa rất nhút nhát và dễ hoảng sợ, nên bạn càng “đào bới” hồ ít, chúng trông càng đẹp. Ngay cả con cá dĩa bình thảng nhất đôi khi cũng “bốc đồng” và quẫy nước quanh hồ, có thể bị thương do gỗ trôi hay vậy dụng trong hồ.
Theo_Sinh Vật Cảnh
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Cá Chép Cảnh Trong Hồ Xi Măng
Nếu bạn là người yêu chuộng thú chơi cá cảnh thì thật sự không thể bỏ lỡ kỹ thuật nuôi cá chép cảnh mà Wiki Cách Làm sẽ giới thiệu ngay sau đây. Kỹ thuật này không quá phức tạp, chỉ cần bỏ chút ít thời gian mỗi ngày thì bạn có thể sở hữu một hồ cá chép cảnh tại gia khiến ai nhìn vào cũng phải trầm trồ rồi đấy!
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá chép cảnh trong hồ xi măng 1. Chuẩn bị hồ xi măng nuôi cáHồ xi măng làm nơi sống cho cá chép nên được xây bằng gạch và tráng láng bằng xi măng. Nếu nhà bạn có một khoảng đất, có thể xây bể theo kiểu nửa nổi nửa chìm để tiết kiệm diện tích.
Thời gian đầu, bạn chỉ nên xây hồ nước sâu khoảng 80 cm là vừa, không nên xây sâu hơn vì như thế rất khó để nhìn thấy cá. Bước qua giai đoạn cá lớn hơn, bạn mới xây hồ sâu hơn để đủ chỗ chứa chúng.
Tiếp theo, bạn trang trí thêm hòn non bộ để làm đẹp và cũng là nơi chống nắng, ẩn náu cho cá chép sau này.
Bạn có thể dùng thêm vòi phun hút nước thả nước để giữ cho nước bể luôn mát và trong, giàu oxy. Ngoài ra, khi xây bể, bạn cần lưu ý xây luôn ống thoát nước cho thật tốt. Đem bèo và rong về thả bể cũng rất tốt cho cá chép.
2. Nguồn nước trong bể nuôi cá– Nguồn nước dùng để nuôi cá không chỉ sạch mà còn không được chứa chất độc hại, chất sát khuẩn. Thông thường người nuôi sẽ chọn nước máy để nuôi cá nhưng thật ra, loại nước này có chứa hàm lượng clo khá cao. Vì thế trước khi đổ nước vào hồ, bạn cần tiến hành một trong 2 cách khử clo như sau:
Cách thứ nhất: Bạn cứ việc đổ nước vào hồ thoải mái. Sau đó chờ thêm 24 tiếng nữa thì mới thả cá vào.
Cách thứ hai: Bạn dùng dung dịch có tác dụng khử clo được bán tại các cửa hàng cá kiểng để khử clo có trong hồ nuôi.
– Bạn cần gắn thêm hệ thống lọc nước như lọc ngoài, lọc tràn,… cùng các loại vật liệu lọc nước khác để giữ cho nước trong hồ luôn được trong veo, không vẩn đục.
– Bạn cần thay nước thường xuyên, mỗi lần thay nước, hãy dùng các dung dịch sát khuẩn như muối, xanh methynel,… để tiêu diệt mầm bệnh.
3. Nhiệt độ môi trường sống cho cá chép– Cá chép cảnh có thể sống trong nước ngọt, ngay cả nước có độ mặn khoảng 6%o thì chúng cũng có thể sống được luôn.
– Hàm lượng oxy tối thiểu trong bể nuôi cá chép cảnh là 2,5 mg/l.
– Nhiệt độ nguồn nước trong hồ: 20-17 độ C.
Nhìn chung với những yêu cầu về nhiệt độ cũng như nguồn nước như thế này cho thấy cá chép cảnh rất thích hợp để sinh trưởng và phát triển tốt tại Việt Nam.
4. Thả cá chép vào hồ– Để tránh trường hợp mầm bệnh lan rộng, các bạn không nên thả trực tiếp những con cá mới mua vào hồ, thay vào đó hãy thả chúng vào một bể cá nhỏ để theo dõi và tiêu diệt mầm bệnh nếu có.
– Quy trình thả cá chép vào hồ :
Bạn ngâm bịch cá vào trong hồ nước khoảng 15 phút để cá có thể làm quen với môi trường mới.
Sau đó, bạn múc một gáo nước trong hồ đổ vào túi cá.
Tiếp theo, bạn hạ thấp chiếc túi, rồi dùng một tay mở to một đầu của chiếc túi, tay còn lại nâng đáy túi để cá bơi từ từ ra hồ.
Tuyệt đối không được đổ thẳng túi cá xuống hồ vì như thế chúng sẽ bị sốc do không kịp thích nghi với môi trường mới. Nặng sẽ chết tức thì, còn nhẹ thì chúng sẽ yếu hẳn đi.
5. Thức ăn cho cá chépCá chép cảnh là một loài ăn tạp. Tùy theo từng giai đoạn mà yêu cầu về chế độ ăn uống của chúng sẽ có sự khác biệt rõ rệt như sau:
– Dưới 15 ngày tuổi: Bạn hãy cho chúng ăn bobo, các loài động vật phiêu sinh hoặc lòng đỏ trứng đã được luộc chín.
– Từ 15 ngày tuổi trở đi: Bạn cần cho cá chép ăn thêm nhiều loại thức ăn như: trùn chỉ, lăng quăng, động vật đáy,… Giai đoạn này bạn nhớ phải tăng cường dưỡng chất cho cá để không làm suy giảm số lượng của đàn cá.
– Từ 30 ngày tuổi trở đi: Bạn có thể cho cá chép ăn đa dạng các loại thức ăn hơn. Cụ thể là: giun, ốc, trai, ấu trùng của côn trùng,… Ngoài ra còn có phân xanh, cám, bã đậu, thóc lép và các loại thức ăn tổng hợp dạng viên, dạng sợi mà bạn có thể mua về dễ dàng từ các cửa hàng chuyên kinh doanh cá cảnh.
6. Kỹ thuật nuôi cá chép cảnh– Cá chép cảnh là một loài vật có thân hình to. Do đó, khi nuôi cá chép trong bể xi măng, bạn không nên nuôi với mật độ quá dày mà thay vào đó nên nuôi thưa thớt để cá có không gian sống và bơi lội rộng rãi.
– Vào những ngày nắng nóng, bạn nên làm giàn che bể để giảm bớt nhiệt độ cao, phòng tránh cá chết.
– Sau mỗi lần cho cá chép ăn, bạn nhớ kiểm tra chất lượng nước để thay kịp thời và vớt những thức ăn thừa để phòng trừ cá bị nhiễm bệnh.
– Bạn cần kiểm tra chất lượng nước nuôi trong hồ có đạt chuẩn hay không, về nhiệt độ, độ pH, NH3,.. Trong đó, nồng độ pH lý tưởng luôn phải từ 7 đến 7,5.
– Tăng cường theo dõi và chú ý rong tảo xem chúng có phát triển mạnh hay không. Nếu mạnh thì bạn hãy nhanh chóng giảm bớt vì rong tảo chính là nguồn tiêu thụ oxy đang có trong nước đáng kể dẫn đến cá bị nghẹt thở.
7. Phòng và trị bệnh cho cá chép cảnh– Muốn nuôi cá chép cảnh đúng cách, các bạn nhất định không thể xem nhẹ việc phòng và trị bệnh cho chúng. Vì chỉ cần trong hồ có một con đang mang mầm bệnh thôi cũng đủ khiến cho cả hồ bị lây nhiễm và nguy hiểm.
– Những căn bệnh thường gặp ở loại cá chép cảnh này là: Bệnh ngứa toàn thân; Bệnh biếng ăn; Bệnh lở da rụng vẩy; Bệnh đốm trắng; Bệnh lở môi;… Đối với các loại bệnh này, các bạn có thể mua các loại thuốc đặc trị đang có bán sẵn trên thị trường.
– Trong trường hợp đã dùng thuốc mà bệnh trạng của cá vẫn không chuyển biến tích cực lên được, bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ thú y. Tuyệt đối không được tự ý chữa trị bằng những nguyên liệu, các bài thuốc dân gian khi chưa rõ nguồn bệnh cũng như chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Dĩa Đúng Kỹ Thuật Và Hiệu Quả
Cá dĩa còn có tên khoa học là Discus được chia thành 2 dạng chính: cá dĩa hoang dã và cá dĩa thuần dưỡng. Giống cá này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1840 bởi một nhà sinh vật học người Áo, nơi sinh sống phổ biến nhất của cá dĩa là các vùng nước trũng tại các nhánh sông Amazon. Cá dĩa có ngoài hình khá bắt mắt và màu sắc tươi tắn nên được giới chơi cá cảnh ưa chuộng, tuy nhiên giống cá này được xếp vào loại khó nuôi nhất hiện nay. Nếu bạn đang có ý định sở hữu giống cá này thì nên tìm hiểu cách nuôi cá dĩa trước khi mang chúng về nhà.
Hướng dẫn cách nuôi cá dĩa
Cá dĩa khá nhạy cảm, đặc biệt là chúng rất nhạy cảm với tiếng ồn, các chấn động hay ánh sáng. Những thay đổi của môi trường như: nhiệt độ, nồng độ PH trong nước hay độ cứng của nước cũng gây tác động tiêu cực đến sự sinh tồn của chúng. Hầu hết những tác động từ môi trường xung quanh sẽ làm chúng rất dễ bị stress, qua đây có thể thấy được khả năng thích nghi với môi trường sống của cá dĩa là rất thấp.
Không chỉ dễ bị tác động mà cá dĩa còn đòi hỏi rất cao vào chất lượng của nước, có rất nhiều người có kinh nghiệm nuôi cá dĩa lâu năm chia sẽ rằng: Cá dĩa khó nuôi hơn những giống cá cảnh khác là vì chúng ta không thể cung cấp cho chúng môi trường phù hợp.
Môi trường sống phù hợp nhất cho cá dĩa
Nồng độ PH tốt nhất cho cá dĩa sinh sản là từ 5.5-6.2. Đối với môi trường sống cho cá con thì dao động từ 6.5-6.8 và cá trưởng thành là từ 6-6.8.
Chlorine hay Chloramine, đây là loại hóa chất được sử dụng rất phổ biến để khử trùng nước ( Có hầu hết trong nước máy). Đới với cá dĩa thì loại hóa chất này gần như là thuốc độc ảnh hưởng đến sự sinh tồn của chúng. Để loại bỏ tác hại của Chlorine trong nước các bạn cần sục oxi và phơi nước trong vòng 48 giờ để Chlorine bay hơi. Khi muốn biết trong nước có Cholrine hay không các bạn có thể sử dụng Orthotolidin 1%, nhỏ 1-2 giọt vào 10-20 lít nước, nếu nước chuyển thành màu vàng thì có chứa Chlorine và ngược lại.
Amonia ( N-NH3), Nitrite (NO2), Nitrate ( NO3-), các chất này đều có tác hại đối với cá dĩa, các chất này xuất hiện do quá trình phân hủy của các chất hữu cơ có trong nước ( Thức ăn dư thừa hay phân cá). Để hạn chế ảnh hưởng của các chất này đối với cá dĩa chúng ta cần tăng cường nồng độ Oxy hòa tan vào trong nước, việc này sẽ thúc đẩy quá trình phân hủy của các chất hữu cơ. Ngoài ra việc thổi khí Oxy cũng giúp giải phóng khí độc ra khỏi môi trường nước.
Hệ thống máy móc sử dụng để nuôi cá dĩa
Lọc sinh học và lọc vi sinh: Đây là những thiết cực kỳ quan trọng khi các bạn muốn nuôi cá dĩa, chúng đóng vai trò quyết định đối với môi trường nước. Trong quá trình nuôi cá, các vi khuẩn sống bám vào các giá thể trong bể nuôi tạo ra quá trình sinh học làm thay đổi thành phần hóa học của nước. Chính vì thế mà quá trình lọc sinh học mang ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa sự hình thành và chuyển hóa các chất độc hại giúp nước trong và sạch hơn.
Lọc hóa học: Phần lớn người nuôi cá sẽ sử dụng than hoạt tính để hấp thu các chất độc hại còn lại có trong nước. Đây là khâu cuối cùng trong hệ thống thiết bị lọc nước.
Lọc cơ học: Nói nôm na thì đây là phương pháp giúp nước trong hơn, để thực hiện việc này chúng ta cần chuẩn bị một số vật liệu sau: vải lọc, sỏi, cát,..
Cách nuôi cá dĩa đúng kỹ thuậtĐầu tiên chúng ta cần quyết định nuôi cá dĩa trong bể kính hay hồ xi măng, sau đó thì phải chọn được vị trí thích hợp để đặt bể cá. Vị trí tốt nhất để đặt bể cá là ở nơi yên tĩnh, ánh sáng vừa, không có gió lùa vào và nhiệt độ môi trường luôn ổn định.
Hướng dẫn chuẩn bị nước nuôi cá dĩa
Nếu sử dụng nước máy cần cấp nước vào bể chứa, nếu nước quá đục cần phải lọc. Sục khí Ozone 0,25 – 1mg/10 lít nước/giờ. Kiểm tra độ PH trước khi cấp nước vào bể nuôi, độ PH nên điều chỉnh ở mức 6-7 ( Nước máy thường có độ PH là 7).
Khi sử dụng nước giếng cần kiểm tra chất lượng của nước, tùy theo chất lượng nước chúng ta sẽ có giải pháp xử lý phù hợp nhất. Trường hợp nước giếng đã phù hợp với tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt thì bạn cần thực hiện theo các bước sau: Cho nước qua bồn lọc cơ học, hóa học ( Than hoạt tính), sau đó cho nước này vào bồn chứa có san hô hoặc võ sò để cải thiện nồng độ PH ( Khi PH<5). Trước khi cho nước vào trong bể cá nên kiểm tra nồng độ PH một lần nữa, nồng độ phù hợp nhất là từ 6.5-6.8.
Cách nuôi cá dĩa sinh sản
Cá bắt cặp, mắt đỏ, rùng mình, tách đàn bơi riêng, dọn ổ,.. là một số dấu hiệu để nhận biết cá đang vào trong thời kỳ sinh sản.
Chuyển cá bố, mẹ sang một hồ riêng biệt và nhớ điều chỉnh môi trường sống phù hợp ( Sử dụng 70 % lượng nước cũ và 30% nước mới). Mỗi cặp cá nên nuôi trong 1 hồ, lượng nước phù hợp từ 40-100l. Môi trường nước nên để độ PH từ 5.5-6.2, độ cứng 4-6 odH, nhiệt độ từ 26-28 độ C. Ngoài ra các bạn cũng cần bố trí thêm một số giá thể ( gạch nung được làm sạch). Giữ chế độ sục khí và thay nước thường xuyên, sau vài ngày khi cá đã đẻ trứng lên các giá thể trứng sẽ bắt đầu nở ra ( 2-3 ngày trứng sẽ nở) và cần từ 2-3 ngày tiếp theo cá con mới có khả năng bám mình vào cá bố mẹ. Giai đoạn đầu khi sinh trưởng cá con cần sống nhờ vào các chất tiết ra từ cơ thể cá bố mẹ.
Khi cá được 12 ngày tuổi chúng ta cần vớt chúng ra một bể biệt ( Bể cá cần phải chuẩn bị trước đó từ 2-3 ngày). Lưu ý: Môi trương sống của cá con tốt nhất có nhiệt độ dao động từ 26-29 độ C, nồng độ PH từ 6.5 – 7 và độ cứng của nước từ 8-10 odH.
Mật độ cá con trong mỗi bể không quá 200 con, ngày đầu tiên không nên cho chúng ăn. Từ ngày thứ 2 trở đi chúng ta bắt đầu cho chúng ăn trùng chỉ và nên cho ăn từ 2-3 lần một ngày.
Hồ nuôi cá dĩa con cần thay nước hằng ngày, có thể dùng ống xiphong hút ra 0.5cm rồi châm vào 1cm.
Khi đến ngày thứ 15 ( Kể từ ngày đầu tiên chuyển san hồ mới) có thể sử dụng máy lọc nước trong bể, chỉ nên bật máy lọc từ 5-6 giờ/ngày.
Khi về đêm các bạn nên bật cây sưởi để nhiệt độ trong nước luôn ở mức 28-30 độ C.
Sau khi cá được 4 tuần tuổi thì chúng sẽ bắt đầu qua giai đoạn cá hương ( 3-4cm), lúc này các bạn tiếp tục chuyển chúng sang bể khác. Từ lúc chuyển sang giai đoạn cá hương các bạn đã có thể chăm sóc chúng như cá trưởng thành.
*****
Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Cảnh Trong Chậu Thủy Tinh Nhỏ
Trước khi bắt tay vào nuôi cá cảnh, bạn cần phải xác định mình thích loại cá gì và liệu chúng có thích hợp nuôi trong các chậu thủy tinh nhỏ không? Do vấn đề về kích thước cũng như bể cá mini không thể cung cấp các loại bình oxy gắn ngoài. Nên sẽ chỉ có một số loài cá thích hợp để nuôi kiểu này mà thôi.
Nhiều người mới chơi cá cảnh lầm tưởng chúng giống như các sinh vật cảnh ta nuôi hàng ngày khác như ngày sẽ cho ăn 2 lần, không để chúng đói… Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào loại cá cảnh bạn nuôi, nhưng thường đối với các loại cá cảnh được nuôi trong chậu thủy tinh nhỏ sẽ không cần cho ăn quá nhiều. Bạn chỉ nên cho cá ăn khoảng 2 đến 3 ngày 1 lần. Và lượng thức ăn cũng vừa phải, tránh trường hợp cá ăn no quá bị chết hoặc lượng thức ăn dư thừa sẽ làm bẩn lượng nước trong bể.
Các loại thức ăn cho cá thường là thức ăn tổng hợp. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng quá. Thi thoảng vẫn cần bổ sung cho cá các loại thức ăn tươi như: loăng quăng, trùng huyết…vv
Có rất nhiều người hiểu lầm rằng nước trong bể cá càng sạch thì cá càng khỏe mạnh. Do vậy họ rất chăm thay nước thường xuyên cho bể. Nhưng điều này chỉ đúng một phần, thay nước cho bể cá cần phải làm định kỳ để tạo thói quen cho cá. Và cũng không nên thay hoàn toàn lượng nước trong bể (nên để khoảng 20-30% lượng nước còn lại). Do nước mới sẽ dễ khiến cá bị sốc môi trường và việc thay nước trong bể cũng đi đôi với việc giết chết các loại vi sinh vật tốt đấy.
Có một mẹo nhỏ ở đây là: Nếu bạn sử dụng nước máy thì nên xả nước vào chậu đợi qua 24h cho nước bay hết khí flo đi. Sau đó mới tiến hành thay nước cho bể.
Như tôi đã nói ở trên, ta nên lựa chọn các loại cá không cần bổ sung Oxy ngoài chứ hoàn toàn không nên sử dụng các loại máy thổi Oxy. Việc máy Oxy hoạt động trong môi trường nước diện tích nhỏ như vậy sẽ khiến nước dao động, làm cá mệt, đuối sức hoặc thậm chí làm nước văng tung tóe ra bên ngoài.
Có nên sử dụng lọc cho bể cá không? Các loại cá nào có thể nuôi trong chậu thủy tinh nhỏ?Chọn những loài cá có kích thước nhỏ và đặc biệt chịu được môi trường nghèo oxy như: cá betta, cá vàng, cá ngựa vằn… Còn cá bảy màu có 1 số dòng đòi hỏi oxi nhiều, tuy nhiên 1 số loại bảy màu chợ nếu không có máy oxi vẫn sống được, nuôi từ 2 – 4 con thôi. Nếu được thì nên mua lại của các thành viên, của những người nuôi hồ xây mà không sử dụng máy oxi đó, những con nuôi trong môi trường như thế đã có sức khỏe mạnh.
Cá đuôi kiếm, các loại cá mún, hòa lan… cũng khá khỏe mạnh, nuôi 1 đến 2 cặp
Cá vàng thì 1 cặp nhỏ tí xíu kết hợp với vòi oxi nhẹ trên mặt nước
Cá ngựa vằn cũng khá khỏe.
Những đặc điểm của nhà cái w88 số 1 mà bạn nên chọn khi chơi cá độ trực tuyến
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Dĩa Trong Hồ Cá Cảnh trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!