Bạn đang xem bài viết Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Cá Bông Lau Trong Ao Đất được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cá bông lau là loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, trước nay thường được khai thác chủ yếu trong tự nhiên. Mô hình nuôi cá bông lau trong ao đất bằng giống nhân tạo được triển khai ở xã An Thạnh Ba huyện Cù Lao Dung đã mở ra hướng mới để khai thác giá trị kinh tế của loài thuỷ sản này.
Tại xã An Thạnh Ba, huyện Cù Lao Dung, Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá bông lau trong ao đất”, do Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Trường Cao đẳng kinh tế – kỹ thuật Cần Thơ thực hiện đã triển khai thí điểm tại 3 hộ dân, thả nuôi theo mật độ 2 con/m2 và 1 con/m2. Ao nuôi của hộ anh Lâm Thành Lâm ở ấp An Quới, xã An Thạnh Ba, một trong 3 điểm triển khai của dự án đã thả nuôi 4.000 con giống trong ao nuôi, với diện tích 2.000 m2. Ao nuôi có trang bị quạt nước tạo dòng chảy và đảm bảo lượng oxy.
Nguồn con giống nhân tạo được cung cấp từ Trung tâm quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt Nam bộ, huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang. Con giống được thả nuôi từ cuối tháng 1/2018, kích cỡ dài từ 8 -10cm, sau 11 tháng nuôi, kiểm tra thực tế tại ao, cá đã đạt trọng lượng phổ biến từ 1kg đến 1,2kg/con. Một số ít đạt trọng lượng 1,4 ký đến 1,5 kg/con.
Tại buổi hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình, các cán bộ dự án và bà con nông dân ở 2 xã An Thạnh Ba và An Thạnh Nam huyện Cù Lao Dung, đã trao đổi làm rõ tính hiệu quả của mô hình, chia sẻ kỹ thuật chăm sóc khi nuôi cá bông lau trong ao đất. Theo đó, kết quả nổi bật là cá nuôi có tỉ lệ hao hụt ít, dễ chăm sóc, tăng trọng nhanh, giá tiêu thụ trên thị trường đảm bảo hộ nuôi có lãi. Anh Lâm Thành Lâm, ấp An Quới, xã An Thạnh Ba, huyện Cù Lao Dung, cho biết: “Qua kết quả nuôi, tôi thấy loài này dễ chăm sóc, chí phí thức ăn và chi phí khác cho mỗi kg khoảng 60.000đ, giá bán trên thị trường giao động từ 80.000 đến 120.000 thì mỗi kg thu lời từ 20.000 đến 30.000 đồng/kg”.
Ao nuôi cá được trang bị quạt nước tạo dòng chảy và đảm bảo lượng oxy.
Điểm đáng chú ý là trong 7 tháng đầu thả nuôi, nước trong ao có độ mặn từ 2 đến 8 phần ngàn. Đây là điểm khác biệt về môi trường tự nhiên ở An Thanh Ba so với các vùng sinh thái khác, rất phù hợp với đặc tính sinh trưởng của cá bông lau. Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung, Giảng viên Trường cao đẳng kinh tế-kỹ thuật Cần Thơ, Chủ nhiệm dự án cho biết: “Chúng tôi cũng có triển khai mô hình tại huyện Kế Sách toàn nước ngọt thì thấy, tại An Thạnh ba, 2/3 thời gian nuôi là nước lợ thì cá bông lau sinh trưởng tốt, tăng trọng nhanh”.
So với các giống loài thủy sản khác đã từng nuôi ở xã An Thạnh Ba, cá bông lau nuôi trong ao đất được các hộ tham gia mô hình thí điểm đánh giá có triển vọng về hiệu quả kinh tế. Ông Trần Thanh Nhã, ấp An Quới, xã An Thạnh Ba, huyện Cù Lao Dung, hộ tham gia mô hình, nói: “Cá này nuôi 11 tháng thì vô kg, chi phí nuôi khoảng 70.000đ, giá thị trường tiêu thụ khoảng 100 ngàn thì thu lãi mỗi ký 30 ngàn, so cá tra, cá lóc thì nó khá hơn”.
Mô hình nuôi cá bông lau trong ao đất giúp đa dạng giống loài trong nuôi trồng thủy sản của huyện Cù Lao Dung.
Năm 2018, nông dân Cù Lao Dung đã tăng diện tích nuôi thủy sản lên 3.500 ha; trong đó nuôi tôm 2.750 ha, nuôi các loài thủy sản khác 750 ha. Việc đa dạng giống loài thủy sản phù hợp điều kiện sinh thái, cho hiệu quả kinh tế đang được huyện rất quan tâm. Ông Đồ Văn Thừa, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung, cho biết: “Việc thí điểm mô hình nuôi cá bông lau trong ao đất, giúp huyện có thêm lựa chọn về giống loài thủy sản cho nông dân phát triển sản xuất, phù hợp sinh thái vùng”.
Theo bà con nông dân, do là loại cá ngon nên thị trường tiêu thụ cá bông lau rất dễ dàng. Tuy nhiên, sức tiêu thụ chưa lớn, thương lái thu mua nhỏ lẻ, giá bán chưa ổn định, khả năng cho lãi nhưng chưa cao chính là những yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến mô hình nuôi cá bông lau trong ao đất ở Cù Lao Dung.
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Bông Lau Bằng Con Giống Nhân Tạo
STO – Nếu như trước đây, cá bông lau được khai thác chủ yếu trong tự nhiên thì vài năm trở lại, nhiều hộ dân ở Cù Lao Dung đã phát triển nghề nuôi cá bông lau bằng nguồn giống được khai thác tại chỗ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo đó, mô hình nuôi cá bông lau trong ao đất sử dụng nguồn giống nhân tạo được triển khai tại xã An Thạnh 3 (Cù Lao Dung) đã tạo điều kiện giúp người dân chủ động được nguồn cá giống cũng như góp phần phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ở địa phương. Với diện tích 2.000m 2, ông Lâm Thành Lâm ở ấp An Quới được hỗ trợ khoảng 4.000 con giống cá bông lau, thả nuôi với mật độ là 2 con/m 2. Ông Lâm cho biết: “Cuối tháng 1-2018, tôi được hỗ trợ cá giống để thả nuôi. Khi đó, cá giống chỉ đạt kích cỡ 8 – 10cm (cỡ 160 con/kg). Sau khoảng 11 tháng nuôi, cá đã đạt trọng lượng từ 1 – 1,2kg/con, ước năng suất sau khi thu hoạch đạt khoảng 15 – 17 tấn/ha, qua đó lợi nhuận cũng khá”.
Cũng theo ông Lâm, nuôi cá bông lau trong ao đất, khâu quan trọng nhất và quyết định thành công cho vụ nuôi là việc thả giống. Thời điểm thả giống tốt nhất là vào buổi sáng, do nước đóng bao cá giống là nước ngọt nên trước khi thả ra ngoài, tháo miệng bao cho nước vào từ từ để thuần độ mặn cho cá vài phút sau đó để cá tự bơi ra. Đồng thời, khâu chọn cá giống cũng phải đặc biệt chú ý nên chọn giống cùng kích cỡ, không bị xây xát và không nhiễm bệnh. Còn ông Lâm Vũ Linh cũng ở xã An Thạnh 3 góp lời: “Hiện nay, đàn cá bông lau của tôi đang phát triển rất tốt, trọng lượng trung bình đạt 1,2kg/con. Nuôi cá bông lau trong ao đất cũng như nuôi các loài thủy sản khác, trong quá trình nuôi thực hiện đúng quy trình kỹ thuật cũng như quản lý môi trường ao nuôi theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật là được”.
Với kinh nghiệm nuôi cá bông lau nhiều năm, ông Linh chia sẻ thêm: “Nuôi cá bông lau giống nhân tạo lớn nhanh hơn, kích cỡ cá nhân tạo ngắn so với giống cá tự nhiên. Đặc biệt, trong quá trình nuôi cần lưu ý: khi thời tiết thay đổi thất thường hay sau khi thay nước, cá có thể giảm ăn hoặc bỏ ăn. Hoặc là cá giảm ăn có thể do ký sinh trùng, nên khi cá nuôi có biểu hiện giảm ăn cần phải diệt bệnh ký sinh trùng trên cá, cá khỏi bệnh sau vài ngày là ăn bình thường trở lại”.
Cũng là hộ tham gia thực hiện mô hình, ông Trần Thanh Nhã ở ấp An Quới chân tình chia sẻ: “Điều kiện ở xã An Thạnh 3 rất thích hợp để nuôi cá bông lau. Sau 11 tháng nuôi, cá đã đạt trọng lượng trên 1kg/con và có thể thu hoạch bán được. Hiện thương lái đến thu mua giá 100.000 đồng/kg, tính ra nếu bán cá thương phẩm thì mỗi kg cá bông lau thu lãi được 30.000 đồng. Do chi phí nuôi cá đạt trọng lượng 1kg là hết 70.000 đồng”.
Nuôi cá bông lau trong ao đất tại huyện Cù Lao Dung đã được người dân nuôi khoảng 3 năm nay, chủ yếu là giống được đánh bắt từ tự nhiên. Năm 2018, từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh, Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Cần Thơ đã triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá bông lau trong ao đất”. Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung – Chủ nhiệm dự án cho biết: “Thực hiện dự án, đơn vị đã triển khai 3 mô hình thí điểm nuôi cá bông lau trong ao đất tại xã An Thạnh 3, với mật độ thả nuôi là 2 con/m 2 và 1 con/m 2. Sử dụng nguồn giống nhân tạo được sản xuất bởi Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ (Cái Bè, Tiền Giang). Qua 11 tháng nuôi, cá sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với độ mặn dao động từ 3‰ – 7‰. Đây là đặc điểm sinh thái của vùng đất An Thạnh 3 nên rất phù hợp với đặc tính sinh trưởng cá bông lau”. Còn theo đánh giá của Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung Đồ Văn Thừa, cá bông lau là đối tượng nuôi mới, phù hợp với nguồn nước lợ, mặn tại Cù Lao Dung. Nguồn giống cá bông lau nhân tạo sẽ có nhiều ưu thế để nhân rộng và cũng dần thay thế được nguồn cá tự nhiên có nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức; đồng thời, góp phần bảo tồn nguồn lợi giống cá bông lau tự nhiên, đa dạng hóa các đối tượng nuôi và phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ở địa phương.
“Hiện nay, đầu ra cá bông lau chưa thật ổn định. Vì vậy, người nuôi cần phải tính toán kỹ trước khi ồ ạt mở rộng diện tích nuôi, tránh tình trạng cung vượt cầu, rồi dẫm vào “vết xe đổ” như con cá tra trong những năm trước đây” – đồng chí Đồ Văn Thừa khuyến cáo.
Tuyết Xuân
Hiệu Quả Kinh Tế Của Mô Hình Cá Mú Đìa
Tại Khánh Hòa, bên cạnh các đối tượng hải sản nuôi truyền thống như cá bóp, cá chim, ốc hương … ngư dân Nha Trang đang từng bước đưa vào nuôi các đối tượng hải sản mới có giá trị kinh tế ao như cá mú trong đó, mô hình nuôi cá tại đìa tự nhiên bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương.
Ông Lê Ngọc Quang hội viên nông dân phường Vĩnh Trường – một phường biển có nhiều mặt hàng thủy sản nổi tiếng tại Nha Trang, là người có kinh nghiệm nuôi thủy sản lâu năm cho biết: cách dây 7 năm, sau bao nhiêu năm đi bạn, nhận thấy tuổi đã lớn không còn đủ sức khỏe, sau khi tìm hiểu ông quyết định thuê 8 ha đìa tại Cam Lâm và ông thả nuôi 1.500 con giống cá mú, kích cỡ cá giống từ 6 – 8 cm. Mặc dù lần đầu tiên nuôi thử nghiệm, nhưng cá mú thích nghi tốt với điều kiện môi trường tự nhiên vùng ven biển của địa phương nên cá sinh trưởng và phát triển nhanh. Sau hơn 1 năm tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 75%, trọng lượng cá đạt từ 0,8 – 1 kg/con, sản lượng thu hoạch khoảng 1,4 tấn. Với giá bán từ 210.000 – 220.000 đồng/kg, ông thu được 310 triệu đồng, trừ các chi phí còn lãi 160 triệu đồng. So với các đối tượng nuôi truyền thống như cá bớp thì mô hình nuôi cá mú cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Ông …. cho biết thêm, sau khi thu hoạch hết vụ cá nuôi thử nghiệm đó, ông đã tiếp tục đầu tư nuôi cá mú số lượng nhiều hơn, bởi dù là đối tượng nuôi mới nhưng cá mú mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, đầu ra ổn định, thị trường tiêu thụ rộng.
Sau thành công của vụ nuôi thử nghiệm, ông … đã tích lũy thêm một số kinh nghiệm nuôi cá cá mú và cùng 1 số người bạn mở rộng thêm 10 ha để thả cá. Hội Nông dân thành phố đã nhận thấy mô hình có tiềm năng phát triển và hỗ trợ nguồn vốn 100 triệu đồng từ nguồn Quỹ HTND thành phố cho 04 hộ vay được nhân rộng mô hình từ ông. Sau khi nhận hỗ trợ từ Quỹ HTND thành phố , ông cùng những người bạn đã xúc tiến mua giống và thả vào 10 ha đìa mới mở rộng.
Để cho các anh em trong nghề học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, ông không ngại ngần chia sẻ những kinh nghiệm mình đúc rút qua 7 năm nuôi cá mú: Chọn vị trí nuôi tại các đìa sát biển. Thức ăn cho cá chủ yếu là cá tạp tươi, rửa sạch ngâm trong nước ngọt trước khi cho ăn để hạn chế mầm bệnh. Thức ăn được rửa, cắt nhỏ phù hợp với miệng cá và cho ăn 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát. Định kỳ sử dụng vitamin C và men tiêu hóa trộn vào thức ăn để tăng khả năng bắt mồi và sức đề kháng cho cá. Thường xuyên vệ lặn theo dõi đáy đìa để xem lượng thức ăn còn sót lại nhiều hay ít để hôm sau tặng hoặc giảm lượng thức ăn cho phù hợp. Thả luân canh để dễ thu hoạch và có thu nhập đều. Thả thêm cá dìa và cá giò để vệ sinh đìa. Sau 7 năm nuôi ông hiện chưa bị thất bại mùa vụ nào do dịch bệnh của cá mú.
Hiện nay, tại Nha Trang có gần 10 hộ nuôi cá mú thuê đìa tại Cam Lâm. Mặc dù mô hình nuôi cá mú đã đạt được những thành công bước đầu và đầu ra sản phẩm ổn định, tuy nhiên hiện nay giống phải nhập từ Đài Loan và Trung Quốc về nên nguồn giống giá cao và khan hiếm. Mặc dù còn những khó khăn nhất định, nhưng thành công của mô hình nuôi cá mú đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, không chỉ góp phần đa dạng hóa sản phẩm và đối tượng hải sản nuôi, mà còn mở ra hướng đi mới đầy triển vọng trong việc phát triển bền vững nghề nuôi cá tại Nha Trang./.
Nguyễn Lê Ái Vũ
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Cá Rô Đầu Nhím
Cá rô đầu nhím thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và nguồn nước ở địa phương nên cá lớn nhanh, ít bệnh tật.
Anh Dương Thành Tuấn (ngụ ấp Trường Xuân, xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành) đang áp dụng mô hình nuôi cá rô đầu nhím trên diện tích ao 1.000m 2, đến nay mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Anh Tuấn cho biết, cá rô đầu nhím là con lai, thừa hưởng những ưu điểm giữa cá rô đồng và cá rô đầu vuông, có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá rô đồng và chất lượng thịt lại thơm, ngon hơn cá rô đầu vuông, nên rất được thị trường ưa chuộng. Thường, thương lái các tỉnh miền Tây thu mua cá rô đầu nhím với giá khá cao, khoảng 45.000 đồng/kg.
Cá rô đầu nhím rất dễ nuôi, nhưng người nuôi phải định kỳ bón vôi phòng bệnh trong ao nuôi cá, thường xuyên thay nước để bảo đảm tỷ lệ cá sống đạt từ 70%. Đồng thời, cá giống phải được chọn những con khỏe mạnh, đồng đều, không bị xây xát, dị tật, kích cỡ từ 150-200 con/kg.
Theo anh Tuấn, một năm có thể nuôi được 3- 4 vụ cá rô đầu nhím. Người nuôi chỉ mất hơn 2 tháng là có thể thu hoạch cá, trọng lượng cá khoảng 5-7con đạt 1kg, sản lượng đạt hơn 8 tấn cá/vụ. Cá rô đầu nhím luôn có mức giá ổn định, nên khi trừ hết chi phí, gia đình anh thu lợi nhuận gần 50 triệu đồng/vụ.
Tuy nhiên, chi phí đầu tư khá cao, khoảng 200 triệu đồng/vụ để mua con giống và chi phí thức ăn đến khi cá thu hoạch được.
Ông Nguyễn Hữu Tài – Chủ tịch Hội Nông dân xã Trường Hòa cho biết, cá rô đầu nhím thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và nguồn nước ở địa phương nên cá lớn nhanh, ít bệnh tật, kỹ thuật nuôi đơn giản. Đây là mô hình kinh tế mang lại lợi nhuận cao, giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn ở nông thôn và đa dạng hóa sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Cá Bông Lau Trong Ao Đất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!