Bạn đang xem bài viết Hiểm Họa Từ Cá Tầm Nhập Lậu được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo anh Phong, giá CTTQ rẻ hơn hẳn cá tầm trong nước, ngoài vấn đề chủ động về giống và thức ăn, còn là do thời gian nuôi CTTQ ngắn hơn hẳn. Cụ thể, cá tầm Việt Nam một năm chỉ nuôi được một lứa. Trong khi đó, CTTQ lớn nhanh hơn, chỉ 3 tháng là xuất trại. Có thể thức ăn mà người nuôi cá Trung Quốc sử dụng không phải loại thông thường dành cho cá tầm, có thêm chất tăng trưởng kích thích nào khác.
Cá “ngoại” hại cá “nội”
Được bán với mức giá khoảng 160.000-180.000 đồng/kg, cá tầm Trung Quốc (CTTQ) luôn được các tiểu thương gán cho cái mác cá Việt Nam để thu hút khách hàng. Chủ cửa hàng Kim Dung bán hàng hải sản trên phố Thể Giao (phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: Cá Tầm được chị nhập từ SaPa hoặc Tam Đảo và bán ra với giá 180.000 đồng/kg.
Cũng khẳng định cá mình đang bán hoàn toàn là cá tầm nuôi trong nước, chị Phương, một tiểu thương tại chợ Nghĩa Tân cho hay, vài ngày gần đây giá cá tầm có tăng hơn khoảng 30.000-40.000 đồng so với trước, lên mức 180.000-190.000 đồng/kg. Đó là do thời điểm này phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về cá tầm nhập lậu, các đơn vị Quản lý thị trường làm mạnh tay nên hàng về ít. “Chỉ được vài ngày đầu như vậy thôi, tới khoảng tuần sau là đâu lại vào đấy, giá cá sẽ hạ xuống thấp hơn”, chị Phương nói.
Mặc dù các tiểu thương luôn luôn khẳng định là đang buôn bán cá tầm Việt Nam, đảm bảo chất lượng, nhưng anh Phong, chủ trang trại nuôi cá tầm tại bản Khoang, cách trung tâm thị trấn Sapa (Lào Cai) khoảng 30km cho biết: Tới 90% cá tầm được bày bán tại chợ và kể cả trong các nhà hàng đều là CTTQ. Bởi, giá bán ra của thương lái còn thấp hơn cả giá xuất tại trại của chủ nuôi. Anh Phong cho biết, trung bình giá cá tầm gia đình anh bán tại trại đã là 220.000 đồng/kg.
Trong khi đó, CTTQ nhập lậu tại biên giới chỉ có giá khoảng 70.000-80.000 đồng/kg. Nếu như cá Việt Nam thon, dài, thịt cá săn chắc thì CTTQ lại có vẻ mập, ngắn và nhão hơn. Anh Phong chia sẻ, thời gian qua, việc cá CTTQ ồ ạt nhập lậu vào Việt Nam đã gây những khó khăn nhất định cho người nuôi cá trong nước như gia đình anh. Đó là lượng cá bán chậm hơn, sụt giảm và có phần bị cạnh tranh về giá.
Ông Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cá tầm Việt Nam – Bắc Giang cho biết: Tham gia vào lĩnh vực nuôi cá tầm từ nhiều năm nay nhưng Công ty ông vẫn chưa thể phát triển mô hình rộng ra được vì gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh bởi cá tầm nhập lậu giá rẻ. Theo đó, cá tầm hiện được công ty ông Khải và một số công ty trong nước bán ra với giá bán buôn là 210.000-220.000 đồng/kg, bán lẻ là 250.000-300.000 đồng/kg. So sánh với giá cá tầm Trung Quốc, giá bán tại các chợ là 160.000-180.000 đồng/kg thì dễ hiểu, vì sao cá tầm trong nước rất khó phát triển.
Theo ông Khải, CTTQ có giá rẻ là do Trung Quốc chủ động được nguồn giống trong khi Việt Nam phải NK từ Nga. Đặc biệt, giá thức ăn của cá Trung Quốc rẻ hơn nhiều lần. Bởi vậy, DN nuôi cá tầm trong nước khó cạnh tranh được về mặt giá thành. Ông Khải cho biết, đã từng gửi nhiều văn bản, đơn từ gửi các cơ quan chức năng nhưng vẫn chưa có biến chuyển gì. Nếu cơ quan chức năng không vào cuộc thì ngành nuôi cá tầm Việt Nam sẽ rất “khốn đốn”. “Chúng tôi cần sự cạnh tranh công bằng, cá phải được NK theo đường chính ngạch, vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa đảm bảo tiêu chí an toàn cho người tiêu dùng mà Nhà nước cũng không thất thu”, ông Khải đề xuất.
Người tiêu dùng khĩ phân biệt cá tầm Việt Nam (trái) và cá tầm Trung Quốc (phải). Ảnh: S.T
Lỗ hổng trong kiểm dịch
CTTQ bày bán tràn lan và mỗi ngày vẫn được tiêu thụ với số lượng không nhỏ. Tuy nhiên, điều đáng bàn là toàn bộ số cá tầm nhập lậu này đều không được kiểm dịch, ẩn họa nhiều nguy cơ bệnh dịch. Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, trên thực tế số lượng hàng nhập lậu còn lớn hơn nhiều so với số lượng đã bị cơ quan chức năng bắt giữ, xử lý.
Ông Tám khẳng định, Bộ NN&PTNT cũng rất bức xúc trước hiện tượng cá tầm nhập lậu ồ ạt và sẽ phối hợp tích cực với các bộ, ngành khác để giải quyết vấn đề này. Đồng thời, Bộ cũng sẽ kiến nghị Ban Chỉ đạo Chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Trung ương (Ban 127 Trung ương) giải quyết vấn đề CTTQ nhập lậu vào Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, còn quá nhiều kẽ hở trong việc kiểm soát cá tầm nhập lậu, đặc biệt là công tác kiểm dịch.
Thực tế là, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) vẫn có trạm kiểm dịch tại sân bay Nội Bài nhưng chỉ thực hiện kiểm soát hàng hóa XNK mà không kiểm soát hàng lưu thông trên các chuyến nội địa. Trong khi đó, CTTQ được nhập lậu vào nội địa qua đường bộ, rồi vận chuyển lậu từ Bắc vào Nam qua đường hàng không nội địa. Đề cập tới vấn đề này, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng: Do đã bố trí các trạm kiểm dịch ở đường bộ, cũng là trên đường đi và đến các sân bay nên không nhất thiết phải có các trạm tại cảng hàng không nội địa.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là, tại sao đã có các trạm kiểm dịch đường bộ mà cá tầm nhập lậu lại vẫn có thể lọt qua đường hàng không và lưu hành rộng rãi trong nội địa. Khi đưa ra vấn đề, có cần thành lập thêm trạm kiểm dịch nội địa tại cảng hàng không hay không, ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết: Cục sẽ nghiên cứu kỹ vấn đề này để triển khai, đáp ứng kịp thời tình hình thực tế.
Hiện chế tài xử phạt cho việc buôn lậu cá từ Trung Quốc rất thấp, chưa đủ sức răn đe. Trong khi đó, lợi nhuận từ những chuyến hàng này lại rất lớn. Do đó, các đối tượng buôn bán vẫn cố tình vi phạm. Trong khi chờ các cơ quan chức năng bàn thảo, tìm kiếm các phương án đối phó với tình trạng cá tầm nhập lậu ồ ạt, người tiêu dùng vẫn ngày ngày đối mặt với nhiều nguy cơ, hiểm họa từ cá nhập lậu bày bán tràn lan, còn các DN vẫn đang phải tìm mọi cách đối chọi để duy trì sự tồn tại.
Đức Quang
Lâm Đồng: Lao Đao Vì Cá Tầm Nhập Lậu
Khoảng 2 tháng nay, cá tầm Trung Quốc được thương lái đưa về với số lượng lớn. Chưa bàn tới chất lượng, giá cá nhập lậu chỉ khoảng 130-140.000 đồng/kg khiến người nuôi cá tầm tại tỉnh nhà thật sự bất an.
Giá đột ngột hạ thấpLà thủ phủ nuôi cá tầm của 5 tỉnh Tây Nguyên (chiếm 60 – 70% sản lượng), Đà Lạt và vùng phụ cận như mọi năm đã bước vào cao điểm thu hoạch cá số lượng lớn nhất để phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán 2023. Tuy nhiên, trái với không khí vui tươi thu hoạch ngày cuối năm, các doanh nghiệp và hộ nuôi cá tầm nhỏ lẻ đang lao đao vì giá đầu ra loại cá này giảm đột ngột.
Ông Hoàng Văn Huy (45 tuổi, ngụ xã Lát, huyện Lạc Dương), hộ nuôi cá tầm nhỏ lẻ với sản lượng khoảng 10 tấn cá tầm/năm cho biết: Hiện tại, số cá sắp tới tuổi thu hoạch khoảng 2 kg/con chưa biết xuất đi đâu do các nơi tiêu thụ trước đây thông báo tạm thời ngừng tiêu thụ. Dò hỏi qua một số bạn hàng, tôi mới được biết hai tháng nay, cá tầm từ Trung Quốc vào Lâm Đồng và các tỉnh khác rất nhiều, giá bán ra chỉ khoảng 130.000 tới 140.000 đồng. Trong khi giá cá tầm trong nước nói chung và tại Lâm Đồng nói riêng nhiều năm nay luôn ở mức thấp nhất là 200.000 đồng/kg, nhiều thời điểm ở mức 230.000 – 240.000 đồng/kg bởi chất lượng thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng hơn. Nếu hạ giá bán thì người nuôi sẽ lỗ nặng nhưng tiếp tục nuôi thì vừa tốn thêm chi phí lại vừa không có vốn để xoay vòng cho lứa nuôi mới.
Ông Huy cho hay mấy hôm nay đã đi khắp nơi tìm nơi tiêu thụ nguồn cá mới nhưng vẫn chưa có ai nhận thu mua với giá cũ.
Tương tự, đại diện Công ty TNHH MTV Thủy hải sản Trường Toàn có trang trại nuôi cá tầm rộng 3 ha ở Đà Lạt cho biết, những năm trước, đến thời điểm này, cơ bản Công ty đã bán hết cá thương phẩm, nhưng năm nay vẫn còn tồn đọng gần 200 tấn cá do sức tiêu thụ chậm. Tình trạng này khiến công ty gặp không ít khó khăn do cá không bán được nhưng vẫn phải chăm sóc, riêng tiền thức ăn cho cá mỗi ngày đã mất 60 triệu đồng.
Theo những người nuôi cá tầm địa phương, do chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong thời gian qua, người nuôi cá tầm cùng với các ngành nghề khác gặp khó khăn hơn các năm trước. Tuy nhiên, việc cá tầm nhập từ Trung Quốc bán với giá rất rẻ tác động mạnh tới hoạt động nuôi cá của người dân.
Do phải cạnh tranh, nhiều người nuôi cá tầm trên địa bàn phải hạ giá bán xỉ xuống thấp hơn, còn khoảng 140.000- 150.000 đồng/kg nhưng sức tiêu thụ được ghi nhận vẫn chậm. Điều đáng lo ngại hơn, do chất lượng cá tầm nhập lậu không bằng cá nuôi trên địa bàn tỉnh nên một số thương lái trộn cá tầm nhập lậu và cá địa phương để bán để lừa người mua. Trong khi, việc nhận biết được cá tầm nhập lậu hay không đối với hầu hết người dân là chuyện không phải dễ dàng.
Kiến nghị Thủ tướng xem xétTrước thực trạng nêu trên, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Đình An cho biết: Ông vừa đại diện cộng đồng nuôi cá tầm Việt Nam có văn bản kiến nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an kiểm tra, rà soát, làm rõ có hay không việc quản lý lỏng lẻo, lợi dụng kẽ hở pháp luật để nhập lậu cá tầm từ Trung Quốc.
Theo ông An, trong thời gian qua, cá tầm Trung Quốc nhập chính ngạch và nhập lậu ồ ạt, bán với giá thấp khiến người nuôi cá tầm trong nước điêu đứng. Trên thực tế, phần lớn cá tầm nhập từ Trung Quốc chỉ qua đường tiểu ngạch. Bởi, tại Việt Nam, muốn nhập khẩu cá tầm phải có giấy phép của Tổng cục Thủy sản. Tuy nhiên, đơn vị này chưa cấp phép nhập khẩu trường hợp nào. Do đó, cá tầm Trung Quốc có mặt trên thị trường đều nhập lậu, không qua kiểm dịch đúng quy định và trà trộn trên thị trường còn gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Theo ông An, nhiều hiệp hội nuôi nước lạnh các tỉnh trong nước cũng đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan về việc đề nghị tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu cá tầm sống làm thực phẩm để tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản nước lạnh tại địa phương.
“Cá tầm Trung Quốc nhập lậu có chất lượng thấp và giá chỉ bằng 60 – 70% cá tầm nuôi tại Việt Nam. Đây là một thách thức lớn đối với người nuôi cá tầm trên địa bàn tỉnh. Nếu các bộ, ngành không khẩn trương siết chặt việc nhập lậu cá tầm vào Việt Nam thì ngành cá tầm trong nước và tỉnh Lâm Đồng sẽ lao đao trong thời gian tới” – ông An phân tích.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng cho biết, diện tích nuôi cá nước lạnh của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2023 vào khoảng 50 ha. Trong đó, diện tích ao, bể thực tế nuôi cá khoảng 95.000 m2, với 50 trang trại, doanh nghiệp và hộ, gia đình. Sản lượng cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng ước đạt từ 1.200 – 1.400 tấn/năm và chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh và tại thị trường TP Hồ Chí Minh.
Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng cho biết, đến cuối năm 2023, có khoảng 300 tấn cá tầm không xuất bán được do sự cạnh tranh giá từ cá tầm Trung Quốc giá rẻ.
Lâm Đồng: Đối Diện Với Cá Tầm Trung Quốc Nhập Lậu – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Gần 3 năm trở lại đây, hộ gia đình ông Phạm Văn Đa, một trong những hộ nuôi cá tầm đầu tiên ở Đà Lạt phải giảm dần sản lượng và giá thành trước sự cạnh tranh giá rẻ của cá tầm Trung Quốc nhập lậu. Cụ thể, trong năm 2011 và năm 2012, mỗi năm sản lượng cá tầm của ông Đa đã xuất bán sỉ và bán lẻ từ 2-3 tấn cho bạn hàng trong, ngoài tỉnh Lâm Đồng, giá bán trên dưới 300 ngàn đồng/kg. Nhưng trong gần 7 tháng đầu năm 2013, chỉ còn bán được từ 5-6 tạ với giá liên tục giảm xuống còn 250 ngàn đồng/kg và hiện nay đang dao động ở mức trên dưới 200 ngàn đồng/kg. Ông Đa kể rằng, ông và một “đồng nghiệp” nuôi cá tầm ở Lạc Dương đã đóng vai người nội trợ đến một cơ sở bán cá tại Đà Lạt, mua được 1 con cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc nặng gần 3 kg, giá mỗi ký 90 ngàn đồng, đưa về chế biến món ăn. Khi đặt cạnh bên với con cá tầm nuôi trong ao nhà của mình, ông Đa thấy con cá tầm Trung Quốc nhập lậu với bề ngoài mập tròn như muốn nứt da ra, chiếc miệng ngắn và nhọn hơn; từng miếng thịt nấu chín vừa đưa vào miệng ăn đã tan rã ra như nước lã, rất nhạt nhẽo…
Cá tầm Lâm Đồng đang đối diện với cá tầm Trung Quốc nhập lậu về bán phá giá
Chủ quầy bán cá tầm của Trung tâm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên tại chợ Đà Lạt, ông Ứng Văn Đạo cũng đã nhập vai vào người mua cá tầm Trung Quốc nhập lậu về Đà Lạt, nhưng người bán thản nhiên lừa gạt rằng đây là giống cá tầm nuôi ở Lâm Đồng, nay phải bán xuống giá vì sản lượng thu hoạch đang tăng nhanh đột biến (?!). Theo ông Đạo, do người tiêu dùng có tâm lý ham giá rẻ nên khi mua cá tầm Trung Quốc nhập lậu vẫn cứ nhầm tưởng được mua cá tầm nuôi ở Lâm Đồng. Hệ quả trong vòng 2 tháng vừa qua, quầy bán cá tầm Lâm Đồng của ông Đạo – do vẫn bán giá cao gần gấp 2 lần so với giá bán cá tầm Trung Quốc nhập lậu, nên đã giảm lượng bán ra trung bình 50 – 60 kg/ngày xuống còn 15 – 20kg/ngày.
Ông Trần Văn Hào, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Việt Nam cho biết: Nghề nuôi cá tầm Nga ở Lâm Đồng đã phát triển gần 10 năm qua, đến nay đã có 17 đơn vị, cá nhân thả nuôi trên 46 ha diện tích mặt nước và 148 lồng bè, đạt sản lượng 400 tấn trong năm 2012 và phấn đấu tăng lên 410 tấn trong năm 2013. Cá tầm Lâm Đồng (chiếm từ 60-70% nguồn giống cá tầm Nga được ấp nở tại Lâm Đồng) được nuôi theo quy trình sạch từ môi trường ao hồ đến nguồn thức ăn, thời gian từ khi thả cá bột giống nuôi đến khi thu hoạch từ 12 tháng trở lên, đạt cân nặng từ 2-3kg/con. Trong khi cá tầm Trung Quốc nhập lậu chỉ nuôi từ 4 tháng trở lên với các chất thức ăn tăng trọng nhanh, nên cũng đạt cân nặng từ 2-3 kg/con, từ đó đã cấu thành giá bán rẻ hơn một nửa giá thành cá tầm nuôi ở Lâm Đồng.
Bên cạnh việc kiến nghị các cơ quan chức năng trong nước cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý kịp thời các nguồn cá tầm Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam qua những tuyến đường bộ, đường biển, đường hàng không, Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Việt Nam đã đề xuất những giải pháp trọng tâm, trọng điểm để chủ động tự bảo vệ sản xuất cá tầm trong nước nói chung, trong tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Đó là không ngừng hoàn chỉnh quy trình nuôi sạch, xây dựng cơ cấu giá thành bán ra hợp lý, tổ chức liên kết chặt chẽ với các hệ thống phân phối trên thị trường. Tính riêng ở Lâm Đồng, thông qua “chiếc cầu nối” của Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Việt Nam, từ tháng 6/2013, một doanh nghiệp đầu mối ở thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu thực hiện hợp đồng tiêu thụ 200 tấn cá tầm Lâm Đồng mỗi năm, giá tiêu thụ ổn định theo từng thời điểm thị trường cạnh tranh. Đây được xem một trong những tín hiệu mới khả quan để góp phần bảo vệ, giữ vững giá trị thương hiệu của cá tầm Lâm Đồng trong năm tới.
Hiểm Họa Chết Người Từ Lời Đồn Thổi Biệt Dược Đinh Vàng Chữa Gai Cột Sống ~ Trung Tâm Y Khoa Ngọc Đức
Từ một bài viết trên diễn đàn của thế giới ảo, cây Đinh Vàng chữa gai cột sống, cải lão hoàn đồng bỗng trở thành hàng hiếm, thậm chí được liệt vào các loại “biệt dược” có khả năng “cải lão hoàn đồng”.
Các bài viết, quảng bá, thông tin về công dụng, cách sử dụng nơi cung cấp, kinh doanh… loại “biệt dược” Đinh Vàng giăng đầy các trang mạng. Dư luận đổ xô, ồ ạt săn lùng loài cây khá xa lạ được cho là “thuốc tiên” có khả năng chữa được nhiều chứng bệnh nan y đặc biệt là gai cột sống… mặc dù công dụng, dược tính của nó vẫn mờ mịt, chưa được kiểm chứng bằng khoa học.
Biệt dược mang tên cải lão hoàn đồng
Thời gian qua, sau thông tin cây An Xoa có khả năng chữa bách bệnh tạm lắng, cư dân mạng lại nổi lên việc dùng cây Đinh Vàng chữa gai cột sống. Sức hút của loài cây xa lạ này lớn đến nỗi, chỉ trong thời gian ngắn, nhiều cá nhân, tổ chức đã tìm cách thu mua, gây dựng cả một hệ thống cung cấp cây Đinh Vàng từ Nam ra Bắc. Thông qua các trang mạng, những người ngày quảng bá thông tin Đinh Vàng như một loại “biệt dược” có khả năng kỳ diệu trong chữa trị rút mủ, trị mủ vàng, chữa sốt nóng, khát nước, đau khớp, rắn độc cắn… Đặc biệt là chữa bệnh gai cột sống.
Các bài viết, thông tin về công dụng của loài cây này từ các “nhà cung cấp” đều khẳng định, Đinh Vàng thực sự có khả năng “cải lão hoàn đồng”, là khắc tinh và chữa khỏi hoàn toàn bệnh gai cột sống. Theo những tài khoản đăng bán trên internet, bệnh gai cột sống, thoái hóa cột sống thường xuất hiện ở ngưòi có tuổi, người lao động nặng khiến lưng đau đớn, sinh hoạt khó khăn, trở thành nỗi sợ của mọi người.
Do đó, cây Đinh Vàng được cho là giải pháp tối ưu. Đăng tin rao bán cây Đinh Vàng trên trang “muabanyduoc…”, chị N.T.H. (ngụ quận Long Biên, TP. Hà Nội) thông tin: “… Đặc biệt là chữa bệnh gai cột sống, gai gót chân… rất hiệu quả. Bệnh nhân khỏi bệnh trong thời gian rất ngắn, nhất là những người mới mắc bệnh. Đa phần bệnh nhân dùng sản phẩm sau khoảng 2-3 tuần thấy hết đau, đi chụp phim lại thấy hết cả gai”.
Cùng thông tin trên, người tự xưng tên Thành (ngụ tỉnh Đồng Nai) cũng rao bán loại cây trên với những tính năng tương tự. Thông qua mạng internet, người này cung cấp số điện thoại cá nhân và thông tin buôn bán cây Đinh Vàng với lời khẳng định: “Rất nhièu trường hợp bị đau nhiều năm dùng đã khỏi bệnh nhanh và bê vác vật nặng không hề hấn gì”. Nhiều người còn khẳng định, cây Đinh Vàng còn có tác dụng kiện toàn gân cốt, xương khớp.
Ngoài tác dụng chữa khỏi hẳn bệnh gai cột sống, Đinh Vàng còn có chức năng bồi bổ xương cốt, giúp ngưòi già linh hoạt hơn, người bị xương khớp thoát khỏi cảm giác đau đớn… Một trong những tác dụng khác của loài cây được nhiều người gọi là “biệt dược” có khả năng “cải lão hoàn đồng” trên là trị rắn cắn. Đây được xem là khắc tinh của độc rắn, rút ra từ các bài thuốc của dân gian.
Lần theo số điện thoại của “cò” có tên “Leooilaleo…”, chúng tôi được biết: “Tôi nhận cung cấp cây Đinh Vàng giá rẻ trên thị trường. Thân, lá Đinh Vàng 100% khô, không lẫn bất cứ một loại nào khác… Được chặt trực tiếp từ trên rừng về, sau đó phơi khô. Giá loại này hiện tại là 190 ngàn đồng/kg khô, còn cây tươi làm giống thì tùy theo độ tuổi từ 50-400 ngàn đồng/cây. Tôi có hệ thống cửa hàng cung cấp uy tín tại chúng tôi Đà Lạt và Hà Nội”.
Tuy nhiên, khi được hỏi về công đụng, dược tính cũng như kết luận khoa học trong việc dùng cây Đinh Vàng để chữa gai cột sống, xương khớp, các “nhà cung cấp” đều không thể đưa ra những bằng chứng thiết thực.
Nguy cơ trúng kịch độc
Liên hệ thực tế, chúng tôi ghi nhận, loại cây có tên Đinh Vàng thục chất là cây Bỏng Nổ (tên khoa học Flueggeavirosa) là loại cây bụi, cao 2-3mét mọc rải rác ở ven rừng. Ở nước ta, cây Bỏng Nổ có mặt tại các vùng rừng núi trên khắp cả nước.
Trực tiếp liên hệ, tìm hiểu về khả năng chữa bệnh gai cột sống của loại cây trên từ các số điện thoại cung cấp, rao bán Đinh Vàng, nguời viết cũng không tìm thấy các bài thuốc, phác đồ điều trị cụ thể.
Liên hệ qua số điện thoại 0908399…, người có tên Thành tự xưng chuyên cung cấp cây Đinh Vàng cho biết: “Hiện nay đã hết hàng. Bây giờ hiếm lắm, phải làm việc vói kiểm lâm mới tìm được. Tôi biết đến cây này và khả năng chữa bệnh gai cột sống của nó cũng từ các anh kiểm lâm giói thiệu. Tôi ở trong rừng nhiều năm, biết tôi có thú vui sưu tầm, tìm hiểu các loài cây thuốc Nam, nên hễ có cây gì hay là người ta giới thiệu. Sự thật về việc nó có chữa hết không thì chỉ nghe theo kinh nghiệm dân gian thôi”.
Cùng câu hỏi trên, chị N.T.H. cũng chia sẻ: “Hiện tại chỉ còn lá mà thôi, đem về đun lên, lấy nước để uống. Việc dùng cây chữa bệnh gai cột sống thì quả thực tôi chưa nghe bác sĩ nào nói cả nhưng mà thấy nhiều ngưòi uống khỏi”. Việc sử dụng như thế nào, với liều lượng bao nhiêu, phác đồ điều trị bằng Đinh Vàng ra sao… những nguời cung cấp đều không thể trả lời. Nguy hiểm hơn, theo tìm hiểu của chúng tôi, Đinh Vàng là một loài cây có độc. Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh viết: Cành, lá có tác dụng thu liễm, vỏ chát, có độc cũng có tác dụng thu liễm, vỏ thân và vỏ rễ được dùng làm thuốc trừ sâu và duốc cá”.
Khẳng định độc tính của loại biệt dược trên, Phó giáo sư – Tiến sĩ khoa học Trần Công Khánh, người từng có nhiều năm giảng dạy nghiên cứu về thực vật học tại Việt Nam cho biết: “Cây này được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước châu Phi. Cành lá dùng chữa các bệnh viêm da, mụn nhọt, vết thương, các bệnh đường tiêu hóa, tiết niệu.
Ở Ấn Độ, người ta dùng nước hãm của thân cây chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Rễ chữa sốt, sốt rét. Ngày uống 642g dưới dạng nước sắc. Tuy nhiên, khi sử dụng làm thuốc cũng cần phải hết sức cẩn trọng vì cây có độc tố cao. Thử trên chuột cho thấy liều độc cấp tính của alkaloid toàn phần LD50 =592mg/kg thể trọng. Liều độc của securinin LD50 = 237mg/kg thể trọng. Securinin kích thích thần kinh trung ương trên súc vật thí nghiệm. Nước ngâm vỏ thân và vỏ rễ cây này được dùng làm thuốc trừ sâu”.
Các chuyên gia y tế, bác sĩ Đông y cũng khuyến cáo rằng, không nên sử dụng bất cứ một loại cây, cỏ, phương thuốc nào chưa có chứng nhận khoa học, chưa được nghiên cứu vào việc chữa bệnh. Do đó, thông tin cây Đinh Vàng có thể chữa khỏi bệnh gai cột sống, xương khớp là rất thiếu cơ sở, người dân không nên cả tin vào thông tin trên để mang họa vào thân.
Là loại cây rất độc
Trong tài liệu “Nghiên cứu tính an toàn và hiệu lực của thuốc cổ truyền phương Đông”, bác sĩ Phó Đức Thuần, một chuyên gia trong lĩnh vực Đông y tại Việt Nam ghi nhận: “Cây Bỏng Nổ là một loại cây rất độc. Cả trong lá, thân, rễ đều chứa các chất độc như Alcaloit, Securinin… với hàm luợng cao. Như vậy, cây Bỏng Nổ rất độc so vói những cây độc khác mà chúng tôi đã khảo sát. Liều độc và liều an toàn của chúng gần nhau nên sẽ gặp khó khăn, không thể tùy tiện khi chọn liều lượng sử dụng, cần thận trọng khỉ uống nếu không rất có thể đẫn đến tử vong”.
Hà Ngọc/ Theo Đời sống & Pháp luật
Cập nhật thông tin chi tiết về Hiểm Họa Từ Cá Tầm Nhập Lậu trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!