Bạn đang xem bài viết Hải Sản Sầm Sơn “Hút Khách” Mùa Du Lịch được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hải sản Sầm Sơn “hút khách” mùa du lịch
Sầm Sơn từ lâu không chỉ nổi tiếng bởi biển xanh, cát trắng nắng vàng mà nơi đây còn được biết đến bởi nguồn hải sản phong phú và tươi ngon.
Hè đến, lượng du khách đổ về Sầm Sơn tăng cao, đây cũng là dịp các cơ sở kinh doanh hải sản vào mùa đón khách.
Cách bãi biển chỉ vài chục mét, khu vực bán hải sản tại các phường Trung Sơn, Bắc Sơn luôn tấp nập du khách đến chọn mua hải sản.
Hàng hóa ở đây khá đa dạng như: Cá thu, cá chim, cua, ghẹ, ốc… và được đánh giá là tươi ngon, có chất lượng.
Gần một tháng nay, mặc dù lượng khách đông, hàng tiêu thụ tăng hơn trước nhưng các cơ sở kinh doanh vẫn giữ giá cả ở mức ổn định.
Cá thu dao động từ 160.000 – 300.000 đồng/kg.
Cua, ghẹ có giá từ 300.000 – 800.000 đồng/kg tùy loại to nhỏ khác nhau.
Nhiều người hào hứng khi mua được nhiều đặc sản tươi ngon về sử dụng và làm quà biếu người thân, bạn bè.
Anh Lê Văn Tiến, một du khách đến từ Bắc Giang, cho biết: “Cũng như những năm trước, sau kỳ nghỉ dưỡng tại TP Sầm Sơn, chúng tôi thường ghé qua các con phố bán hải sản để mua đồ về làm quà cho anh em, bạn bè. Hải sản ở đây rất tươi ngon, đảm bảo nên mọi người rất ưa chuộng”.
Cá thu, cua, mực là những mặt hàng bán “chạy” nhất.
Hải sản khô, nướng rất đa dạng và cũng được mọi người quan tâm như: Tôm nõn, mực khô, cá khô, mắm chua, nước mắm…
Anh Tình, chủ cơ sở kinh doanh hải sản Tình Luyến tại số 122 Bùi Thị Xuân, phường Trung Sơn, cho biết: Cơ sở của gia đình anh luôn đặt thu mua hải sản từ các tàu đánh bắt gần bờ về bảo quản trong bể. Hiện đang vào mùa du lịch, ngoài phục vụ nhu cầu lớn cho du khách mua hải sản đóng mang về làm quà biếu thì gia đình anh còn phục vụ cho các thực khách đặt ăn tại chỗ nên anh luôn chủ động dự trữ nguồn hải sản lớn nuôi giữ trong bể.
Ngoài các loại mặt hàng hải sản tươi sống thì các cơ sở kinh doanh còn bày bán nhiều sản phẩm chế biến đặc trưng của vùng biển như: Nước mắm, mắm tôm, mắm chua…
Sự tấp nập, nhộn nhịp tại các khu vực bán hải sản khiến cho hoạt động du lịch tại TP Sầm Sơn trở nên sôi động, hấp dẫn hơn.
Hoài Thu – Thu Hà
Giá Hải Sản Sầm Sơn 2022
Mã sản phẩm:
Thông tin sản phẩm
1. Giới thiệu khái quát biển Sầm Sơn Thanh Hóa
♥ Biển Sầm Sơn là một trong những điểm du lịch biển nổi tiếng và đẹp nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Với đường bờ biển dài bãi tắm đẹp, không khí trong lành mát mẻ. Biển Sầm Sơn đã và đang thu hút đông đảo quý du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Đặc biệt là vào mỗi dịp hè.
♥ Ngoài bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, phong cảnh trữ tình nên thơ. Biển Sầm Sơn còn có hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú. Với hàng trăm loại hải sản khác nhau đã đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho ngư dân biển Sầm Sơn.
♥ Và giá hải sản Sầm Sơn 2020 sẽ có sự chênh lệch nhất định theo từng mặt hàng. Tuy nhiên giá cả đều hợp lý và phù hợp với mọ đối tượng khách hàng.
♥ Hãy đến với biển Sầm Sơn để tận hưởng không gian nghỉ dưỡng lý tưởng. Khám phá những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Và thưởng thức những món ăn hải sản tươi ngon, bổ dưỡng.
2. Giá hải sản Sầm Sơn 2020
♥ Tuy theo từng mặt hàng từng loại hải sản khác nhau mà giá hải sản Sầm Sơn 2020 sẽ có sự biến động. Tuy nhiên mặt bằng chung giá cả đều ở mức trung bình. Phù hợp túi tiền của mọi gia đình.
+ Giá Cá Thu câu rơi vào khoảng 200.000 – 250.000vnđ/kg
+ Giá Tôm Sú khoảng 35.000 – 450.000vnđ/kg
+ Giá Tôm Bột khoảng 250.000 – 350.000vnđ/kg
+ Giá Mực Ống khoảng 300.000vnđ/kg
+ Giá Mực Trứng khoảng 250.000 – 350.000vnđ/kg
+ Giá Cua Thịt khoảng 350.000 – 400.000vnđ/kg
+ Giá Cua Trứng khoảng 450.000 – 550.000vnđ/kg
+ Giá Bề Bề khoảng 250.000 – 350.000/kg
♥ Lưu ý giá hải sản Sầm Sơn sẽ có sự thay đổi nhất định tùy vào thời điểm và mặt hàng hải sản mà quý du khách có nhu cầu mua.
3. Một số hình ảnh về hải sản Sầm Sơn
♥ Qúy khách có nhu cầu hải sản tươi và khô hoặc cần liên hệ tư vấn vui lòng gọi hoặc đến trực tiếp cửa hàng của chúng tôi tại:
♥ Địa Chỉ: Kiot số 3, Đại Lý Hải Sản Lý Phương, Chợ Hải Sản Làng Chài, Đường Nam Sông Mã
♥ Website: chúng tôi
♥ chúng tôi rất hân hạnh được phuc vụ và giao hàng tận tay đến quý khách hàng chỉ trong 5 – 10 phút.
Nuôi Cá Tầm Trên Sông Đà, Vừa Bán Được Cá Vừa Hút Khách Du Lịch
Mô hình nuôi cá tầm ở lòng hồ thủy điện Sơn La (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đặc biệt những năm gần đây, các hộ dân và hợp tác xã đã biết tận dụng lợi thế khi gắn việc nuôi cá lồng với phát triển du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện.
Lòng hồ thủy điện Sơn La thuộc địa phận huyện Mường La, là lòng hồ nhân tạo rộng mênh mông, sở hữu cảnh quan thiên nhiên vô cùng phong phú. Do đó, có lợi thế quan trọng để huyện Mường La phát triển du lịch sinh thái. Với tiềm năng lòng hồ rộng, sâu, nước trong xanh, khí hậu trong lành đã tạo điều kiện tốt để nơi đây vừa phát triển du lịch sinh thái, vừa phát triển mô hình nuôi cá tầm trên lòng hồ.
Những năm gần đây, huyện Mường La đã khuyến khích các hộ dân sinh sống trên vùng lòng hồ triển khai nuôi cá lồng, đặc biệt là cá tầm. Qua đó, để tăng nguồn thu nhập từ phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện cho người dân vươn lên làm giàu từ kinh tế thủy sản.
Ông Nguyễn Đức Thành, Bí thư huyện Mường La, tỉnh Sơn La cho biết: “Phát huy tiềm năng thế mạnh về du lịch trên lòng hồ thủy điện, những năm qua chúng tôi đã có nhiều chính sách, giải pháp thúc đẩy ngành du lịch lòng hồ sông Đà phát triển. Chúng tôi tập trung quảng bá cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp vùng sông nước, thu hút du khách thập phương đến tham quan trải nghiệm.
Ngoài ra chúng tôi cũng tập trung tuyên truyền cho các cá nhân, tập thể, nhà hàng, khách sạn, gia đình trên địa bàn khai thác các lợi thế du lịch sẵn có. Khai thác triệt để tiềm năng phát triển du lịch gắn với mô hình nuôi cá lồng, đặc biệt là nuôi cá tầm. Từ đó giúp sản phẩm thủy sản của địa phương đến tay người tiêu dùng nhiều hơn, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con”.
Điểm mới trong mô hình nuôi cá lồng ở lòng hồ thủy điện Mường La, đó là các hộ dân, công ty, HTX vừa nuôi cá lồng cung cấp sản phẩm ra thị trường gần xa vừa gắn với phát triển du lịch sinh thái. Để sự gắn kết này mang lại hiệu quả kinh tế, các hộ dân ở đây đã chủ động kết hợp vừa nuôi cá vừa làm các dịch vụ du lịch để phục vụ du khách, như: Dịch vụ đưa đón khách trên thuyền vào các điểm tham quan quần thể hồ lòng hồ, phục vụ nhu cầu ẩm thực ngay trên thuyền. Dich vụ đưa khách tham quan trang trại nuôi cá tầm của Công ty TNHH một thành viên cá tầm Việt Nam – Sơn La; khu nuôi cá lồng của các hộ dân, chế biến các món ăn từ sản phẩm cá nuôi lồng ngay trên nhà bè để khách thưởng thức… Nhờ những cách làm này, du khách có điều kiện tiếp cận các dịch vụ du lịch từ người dân ở khu vực nhà bè, sẵn sàng sử dụng dịch vụ và mua các sản phẩm từ người dân.
Ông Nguyễn Ngọc Lan, Quản đốc Công ty TNHH một thành viên cá tầm Việt Nam – Sơn La (huyện Mường La), cho biết: “Công ty chúng tôi nuôi cá tầm theo theo tiêu chuẩn VietGAP, tất cả công nghệ nuôi đều nhập từ Na Uy và Liên Bang Nga. Hiện chúng tôi có 153 lồng trên diện tích 3ha, trong lồng có hơn 140.000 con. Trong đó có hàng trăm con đang sinh sản, tốc độ sinh trưởng của cá tầm ở đây rất tốt. Bình quân 1 năm, chúng tôi bán cá ra thị trường dao động từ 150 tấn – 200 tấn/năm. Giá bán gần 200.000/kg, thị trường tiêu thị chủ yếu là các tỉnh phía Bắc”.
“Hiện tại cung không đủ cầu, Công ty chúng tôi luôn trong tình trạng cháy hàng, không có sản phẩm để bán. Ngoài nuôi cá tầm, trang trại nuôi cá tầm của Công ty chúng tôi cũng đón hàng nghìn lượt du khách đến tham quan mỗi năm. Có nhiều du khách còn tận tay mua cá tại lồng về làm quà biếu người thân và bạn bè. Qua đó sản phẩm cá tầm của chúng tôi đến với người tiêu dùng thuận lợi và dễ dàng hơn”, ông Nguyễn Ngọc Lan, Quản đốc Công ty TNHH một thành viên cá tầm Việt Nam – Sơn La chia sẻ.
Sau khi tham quan các địa điểm du lịch, du khách có thể dừng chân hòa mình với thiên nhiên non nước, tại các bến du lịch. Thưởng thức các món ăn đặc sắc của địa phương, như: Cá lăng ướp giềng nướng, cơm lam, xôi, cá lăng xào, cá rô phi nướng, canh cá nấu măng chua… Trước khi về, du khách có thể đặt mua tại các loại cá tươi như cá tầm, lăng đen, diêu hồng, chép….. Đồng thời, có thể mua sản phẩm cá sấy khô về nhà thưởng thức hoặc làm quà biếu người thân.
Trao đổi với PV báo NTNN/Dân Việt/Trang Trại Việt, anh Lường Văn Bình, bản Phiêng Xe (xã Hua Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La), cho hay: “Tôi nuôi 12 lồng cá vừa bán sản phẩm ra thị trường, vừa thu hút khách du lịch đến tham quan. Nếu khách du lịch có nhu cầu tham quan lồng cá, đặt cơm tại bè và trên thuyền, gia đình tôi sẵn sàng nhận và phục vụ tận tình, chu đáo với phương châm “vừa lòng khách đến, vui lòng khách đi”. Mỗi 1 ngày, gia đình tôi đón từ 3 đoàn, có ngày đông nhất là 7 đoàn. Tính tổng thu nhập từ nuôi cá và làm du lịch, môi năm tôi đút túi gần 300 triệu đồng”.
Nhờ tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế thủy sản gắn với phát triển du lịch sinh thái, nhiều nông hộ và các HTX hoạt động trên lĩnh vực nuôi cá lồng đã ăn nên làm ra và có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, huyện Mường La đã lên kế hoạch xây dựng 1 số cửa hàng giới thiệu sản phẩm thủy sản. Từng bước xây dựng thương hiệu “cá lăng lòng hồ sông Đà”, “cá hồi Ngọc Chiến”, “cá tầm sông Đà”, “cá chiên sông Đà”… kết hợp phục vụ khách tham quan nhà máy thủy điện Sơn La và cảnh quan tại lòng hồ sông Đà.
Hiện tại, huyện Mường La đang khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết với các hộ nuôi cá lồng về việc tổ chức thu mua, tiêu thụ, phân phối sản phẩm thủy sản trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Đồng thời huyện cũng xây dựng nhiều cơ chế thoáng, để thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch trên lòng hồ thủy điện sông Đà.
Tổng Hợp Kinh Nghiệm Du Lịch Lý Sơn Tự Túc
Nắm rõ đường đi và các địa điểm du lịch trên bản đồ du lịch rất cần thiết cho các chuyến du lịch tự túc. Khi bạn nắm cơ bản về địa lý của Lý Sơn bạn sẽ dễ dàng hơn cho quá trình lên lịch trình du lịch. Những bố trí di chuyển, khám phá phù hợp. Từ bản đồ du lịch Lý Sơn du khách sẽ dễ dàng xác định đâu là vị trí thuận lợi để có thể thuê nơi lưu trú của mình.
Lên lịch trình du lịch Lý Sơn.
Để lên lịch trình đầu tiên du khách cần xác định rõ chuyến du lịch Lý Sơn của mình mấy ngày mấy đêm. Sau đó bạn có thể tham khảo một số lịch trình được review lại của các du khách khác.
Tham khảo một số lịch trình.
Lịch trình du lịch Lý Sơn 2 ngày 1 đêm Lịch trình du lịch Lý Sơn – Hội An 3 ngày 2 đêm
Ngoài ra, nếu cần bạn cũng có thể tham khảo lịch trình của các tour du lịch Lý Sơn. Ở các tour sẽ có một vài điểm không phù hợp với khách lẻ, khách đoàn tự túc bạn có thể điều chỉnh lại lịch trình.
Tìm phương tiện di chuyển.
Để đến được Lý Sơn du khách cần phải di chuyển đến Cảng Sa Kỳ.
Đối với hành khách đi máy bay bạn có thể lựa chọn đến sân bay Chu Lai. Tại sân bay bạn có thể thuê xe Chu Lai đi Sa Kỳ với khoảng cách khoảng chừng 52km. Nếu như bạn không tìm thấy được chuyến bay thích hợp đến với sân bay Chu Lai thì có thể lựa chọn sân bay Đà Nẵng. Từ sân bay Đà Nẵng đi Sa Kỳ khoảng cách lên đến 150km. Nhưng nếu bạn có thể kết hợp du lịch Lý Sơn với du lịch Đà Nẵng thì chuyến đi sẽ hấp dẫn hơn nhiều.
Đối với các hành khách đi xe và tàu hỏa bạn sẽ đến ngay thành phố Quảng Ngãi. Tại Thành Phố bạn bắt xe Quảng Ngãi đi Sa Kỳ với khoảng cách tầm 23km.
Sau khi du khách di chuyến đến bến tàu Cảng Sa Kỳ. Bạn sẽ mua vé tàu đi Lý Sơn. Vé tàu hiện nay du khách nên đi 4 tàu lớn nhất với giá ra 178k/vé: TÀU SUPER BIỂN ĐÔNG, TÀU SUPER BIỂN ĐÔNG 2, TÀU AN VĨNH EXPRESS, TÀU CHÍNH NGHĨA EXPRESS. Vè tàu sẽ có chuyến sớm nhất là 7h30 và trễ nhất là 15h30.
Cuối cùng khi du khách di chuyển đến Cảng Lý Sơn. Bạn có nhiều phương án để lựa chọn thuê xe tại Lý Sơn. Du khách có thể lựa chọn thuê xe điện, thuê xe tuktuk, thuê xe ô tô và thuê xe máy tại Lý Sơn. Nếu được bạn có thể lựa chọn thuê xe máy để có chuyến đi du lịch Lý Sơn thú vị.
Các du khách du lịch tự túc thường gặp khó khăn trong vấn đề di chuyển. Để bổ sung điều này bạn nên nhờ một bên chuyên cho thuê xe bên du lịch Lý Sơn để tư vấn.
Nơi lưu trú tại Lý Sơn khi du lịch tự túc.
Lý Sơn có đa dạng các loại hình lưu trú: Từ cắm trại tại Đảo Bé, ở homestay tại Lý Sơn cho đến nhà nghỉ, khách sạn. Với việc Lý Sơn xây dựng phát triển du lịch cộng động. Du khách nên lựa chọn ở các homestay, cắm trại để cảm nhận hết được sự giản dị, bình yên và gần gũi với thiên nhiên.
Tùy vào lịch trình mà bạn có thể lựa chọn ở Đảo Lớn hay Đảo Bé. Ở Lý Sơn theo mình đánh giá chỗ ở không có tiện nghi tốt như các nơi khác. Nhưng chính sự nhiệt tình và thân thiện của người dân biển đảo làm nên sự ấm cúng cần thiết cho nhiều du khách.
Đối với các du khách tự túc bạn có thể lựa chọn đi khám phá tại các địa điểm đẹp trên Đảo Lớn: Cổng Tò Vò, Hang Câu, Chùa Đục, Núi Thới Lới, Nhà Trưng Bày Hải Đội Hoàng Sa Kiêm Bắc Hải, Chùa Hang, Hòn Mù Cu. Để trải nghiệm hết các địa điểm trên du khách sẽ hết 1 ngày khám phá. Sau khi chinh phục xong Đảo Lớn bạn có thể đi ca nô ra Đảo Bé. Thường thì ca nô ra Đảo Bé đi chuyến sáng và về từ lúc trưa. Nếu du khách đi đông có thể thuê nguyên chiếc ca nô để có thể chủ động về thời gian di chuyển.
Đến Đảo Bé du khách sẽ bị choáng ngợp bởi sự lạ lẫm nơi đây. Không chỉ nổi tiếng với nước biển trong xanh như ngọc, tại Đảo Bé cảnh vật vô cùng hấp dẫn và nên thơ.
Ở Lý Sơn bạn sẽ có những trải nghiệm mà không phải nơi đâu cũng có được. Có thể cùng người dân đi đánh bắt cá, câu cá, câu mực, bắt cua dẹt, lặn san hộ tại Lý Sơn, tắm biển ở Bãi Sau, Cắm trại ở Đảo Bé, nướng BBQ tại Hang Câu…
Điều tuyệt vời nhất dành cho các du khách chính là việc được thưởng thức hải sản tại Lý Sơn. Hải sản được bán đầy ở các quán ăn, quán nhậu, chợ đêm. Hải sản ở Lý Sơn vừa tươi lại vừa ngon. Du khách có thể thưởng thức các loại cá mú, cá dìa, cá bò giấy, ốc cừ, cua huỳnh đế, cua dẹt, nhum…
Ngoài hải sản Lý Sơn còn có các món ăn đặc trưng khác như: Bún chả cá Lý Sơn, ram chả cá Lý Sơn, Gỏi Tỏi, Gỏi Sứa, Gỏi Rong Biển, bánh ít lá gai, chè rau câu chân vịt. Nếu cần ăn với giá rẻ mà ngon du khách có thể đặt tại các homestay, nhà nghỉ nấu ăn với các suất ăn hải sản tầm giá 120k/người.
Ngắm bình minh và hoàng hôn tại Lý Sơn.
Sáng sớm nếu du khách có thể lên đỉnh Núi Thới Lới ngắm nhìn bình minh lên là khoảng khắc đáng nhớ trong đời. Cả Lý Sơn đang ngủ yên giấc, bạn mới cảm nhận hết được sự bình yên lúc bình minh tại Lý Sơn. Du khách có thể dậy sớm lúc 4h30, nếu đi xe máy bạn cần phải chú ý vì đương quanh co hơi khó đi. Sau khi ngắm bình minh ở Núi Thới Lới du khách có thể xuống Hồ Thới Lới chơi. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn ngắm bình minh ở Hang Câu và Hòn Mù Cu.
Bình minh và hoàng hôn ở Đảo Bé cũng đẹp không kém gì Đảo Lớn. Nếu bạn cắm trại ở Đảo Bé có thể chiều đến tắm biển ngắm hoàng hôn, tối đến đốt lửa trại và sáng sớm ngắm bình minh.
Những lưu ý dành cho du khách du lịch Lý Sơn tự túc.
Nên xem thời tiết trước khi du lịch Lý Sơn. Bạn nên lựa chọn đi từ tháng 2 cho đến tháng 9 dương lịch. Đây là thời điểm thời tiết nắng đẹp ít khi có mưa và hầu như không có bão. Để có thể chắc chắn hơn bạn nên tìm hiểu về thời tiết trước khi đi du lịch tự túc tại Lý Sơn.
Cần chuẩn bị đầy đủ vé tàu đi Lý Sơn, thuê xe đi Lý Sơn, nơi lưu trú tại Lý Sơn. Nếu bạn có lịch cụ thể chuyến đi nên đặt vé máy bay trước để có giá rẻ. Cần cảnh giác với các dịch vụ xe trước Cảng Sa Kỳ, báo giá rồi tới lúc thanh toán tiền thêm các khoản phí vào sân bay, phí vào Cảng, phí cầu đường.
Ở Lý Sơn không có tên đường, nếu du khách thuê nhà nghỉ, homestay, khách sạn ở nơi xa Cảng. Bạn nên nhờ chủ nơi lưu trú ra đón bạn vào.
Ăn uống ở Lý Sơn cũng khá rẻ nhưng cũng nên hỏi giá trước khi gọi món.
Đối với các khách đi tàu ra Lý Sơn nên chọn tàu siêu tốc loại lớn để giảm say tàu.
Nếu bạn đang lên lịch trình cho chuyến du lịch Lý Sơn tự túc. Bạn cần tư vấn điều gì hãy gọi ngay cho chúng tôi 0906.49.68.60 để biết thêm chi tiết.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hải Sản Sầm Sơn “Hút Khách” Mùa Du Lịch trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!