Bạn đang xem bài viết Giúp Ngư Dân Nâng Giá Trị Cá Ngừ được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giá cá ngừ Việt Nam tăng khá tốt: cùng kỳ năm ngoái, Canada mua chỉ 4,13 USD/kg, nay mua giá cao nhất là 7,82 USD; Nhật Bản mua 7,81 USD/kg và Mỹ mua 6,78 USD/kg.
Lãng phí đến 60%
Với giá xuất khẩu tăng, các doanh nghiệp cũng thu mua cá của ngư dân với giá cao, khoảng 130.000 – 140.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do tàu khai thác cá ngừ của ngư dân các tỉnh trang bị không đúng mức, cá sau khi đánh bắt chỉ được bảo quản bằng cách ướp nước đá xay nên cá không giữ 100% tươi nguyên lúc đưa vào bờ. Theo bà Trịnh Thị Ngọc Sâm, giám đốc công ty TNHH xuất nhập khẩu Vinh Sâm, chỉ khoảng 40 – 50% cá ngừ tươi do ngư dân đánh bắt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, tàu nào bảo quản tốt lắm cũng chỉ đạt 70%. Ngư dân không chỉ mất thu nhập vì khâu bảo quản cá kém, thời gian một chuyến biển ngắn do phải lo đưa cá vào bờ sớm dẫn đến chi phí cao trên mỗi chuyến đi.
Năm nay, ngư dân được mùa cá ngừ, chỉ riêng Phú Yên đánh bắt trong năm tháng đầu năm đã đạt 5.200 tấn, gần bằng sản lượng cả năm 2010. Tuy nhiên, theo hiệp hội Cá ngừ Phú Yên, chi phí mỗi chuyến biển tăng 30% do các loại chi phí đều tăng cao, nhất là nhiên liệu, nên dù giá bán cá cao hơn vẫn có nhiều chuyến biển ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương bị lỗ.
Cần đầu tư cho ngư dân
Hiệp hội Cá ngừ Phú Yên cho rằng đã đến lúc quảng bá thương hiệu “cá ngừ Việt Nam” để phát triển thị trường. Song song đó, không thể kéo dài tình trạng ngư dân tự lo bám biển, trang bị thủ công như hiện nay.
Một nỗi niềm khác của ngư dân là không biết khi nào Việt Nam mới có thể chính thức là thành viên WCPFC (uỷ ban Nghề cá di cư xa Trung và Tây Thái Bình Dương) để có thể mở rộng ngư trường khai thác cá ngừ. Ông Chu Tiến Vĩnh, phó tổng cục trưởng tổng cục Thuỷ sản cho biết, WCPFC có hai quy chế đối với các nước có hoạt động đánh bắt cá di cư xa (cá ngừ, cá kiếm) trong khu vực Trung và Tây Thái Bình Dương, gồm: quy chế cho thành viên chính thức và quy chế cho nước chưa là thành viên chính thức nhưng có sự hợp tác. Để các tàu câu cá ngừ của một nước được ra khu vực này thì bắt buộc phải là thành viên. Còn nước chưa là thành viên chính thức nhưng có sự hợp tác chỉ được khai thác ở vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia mình. Để được là thành viên chính thức của WCPFC phải đạt các yêu cầu tiêu chuẩn về tàu thuyền đánh bắt ở đại dương và phải được sự đồng thuận của tất cả thành viên trong WCPFC. Theo ông Vĩnh, trong hai, ba năm tới Việt Nam có thể vẫn theo quy chế chưa là thành viên chính thức nhưng có sự hợp tác vì khó nhận được sự đồng thuận của vài nước lân cận.
Theo thống kê của tổng cục Hải quan, bốn tháng đầu năm 2011, Việt Nam xuất khẩu gần 18.000 tấn cá ngừ nguyên liệu, đạt kim ngạch trên 110 triệu USD, tăng gần 50% cả về khối lượng và giá trị so cùng kỳ năm 2010. Mỹ, EU, Nhật Bản là những thị trường lớn tiêu thụ cá ngừ Việt Nam.
Ông Vĩnh cho rằng, điều quan trọng cần làm nhất hiện nay là giúp ngư dân cải tạo tàu thuyền để đánh bắt dài ngày, đạt chất lượng bảo quản, thu hoạch cá tốt 90 – 100%. Làm được vậy thì dù chỉ đánh bắt trong vùng biển thuộc chủ quyền nước mình, ngư dân lẫn doanh nghiệp vẫn có thể tăng doanh thu và lợi nhuận. Thế nhưng, việc khó vay vốn ngân hàng đang cản trở việc đầu tư của ngư dân, trong khi dịch vụ hậu cần nghề cá ngừ hầu như chưa có gì.
Hiện nay, đã có bốn công ty của Nhật Bản cùng liên doanh với hai công ty TNHH ở Phú Yên là Bá Hải và Vinh Sâm để thu mua, chế biến, xuất khẩu cá ngừ, xây dựng thương hiệu cá ngừ đại dương Phú Yên. Liên doanh này dự kiến vốn điều lệ là hai triệu USD, sẽ hoạt động vào cuối năm nay. Bà Ngọc Sâm cho biết, trước mắt phía các công ty Nhật sẽ đưa sang Việt Nam hai tàu đông lạnh với công suất trung bình 100 – 200 tấn để phục vụ sơ chế, bảo quản cá ngừ đánh bắt ngay trên biển, trữ cấp đông ngay ở điều kiện nhiệt độ âm 60 độ C, đảm bảo chất lượng cá ngừ tươi hơn so với cách trữ lạnh hiện nay của ngư dân. Đồng thời, các tàu dịch vụ hậu cần này sẽ cung cấp lương thực, xăng dầu, nhu yếu phẩm cần thiết cho ngư dân đánh bắt dài ngày trên biển. Nếu liên doanh thực hiện thành công cho gần 700 tàu đánh bắt xa bờ câu cá ngừ đại dương của Phú Yên, sẽ là sự mở đầu tốt giúp ngư dân.
Theo SGTT
Cá Ngừ Đại Dương Giảm Giá Mạnh, Ngư Dân Gặp Khó – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Sản lượng tăng, giá giảm mạnh
Tại cảng cá Hòn Rớ, TP. Nha Trang, hàng chục tàu đánh cá xa bờ của nhiều tỉnh, thành đang nằm chờ người mua cá. Nhiều chủ tàu phải tranh nhau bán cá cho các đầu nậu vì giá cá giảm liên tục. Ông Đỗ Trung Hiệp – Trưởng Ban quản lý cảng cá Hòn Rớ cho biết: Giá cá ngừ đại dương giảm mạnh, khiến ngư dân rất bức xúc. Nhiều người còn đòi đánh chủ nậu vì cho rằng bị ép giá. Ban quản lý cảng phải ra làm việc, khuyên giải, ngư dân mới không hành động quá đáng.
Theo ông Hiệp, ở nhiều tỉnh lân cận, giá cá ngừ cũng giảm mạnh nên các tàu Bình Định, Phú Yên cũng đổ về Khánh Hòa bán cá. Trong khi đó, ở cảng Hòn Rớ chỉ có 6 đầu nậu thu mua cá ngừ đại dương; nhưng việc kinh doanh khó khăn đã khiến các đầu nậu tạm ngừng mua cá. Chỉ có những tàu quen họ mới thu mua với giá 50 nghìn đồng/kg (trả tiền sau 2 tuần) và 55 nghìn đồng/kg (trả tiền sau 1 tháng).
Một số đầu nậu cho rằng, chất lượng cá ngừ đại dương câu bằng phương pháp ánh sáng kết hợp câu tay không đảm bảo nên họ không thể mua với giá cao. Trong khi đó, sản lượng cá tăng mạnh khiến các công ty không đủ vốn để thu mua hết cá cho ngư dân.
Ông Mai Thành Phúc, đội trưởng một tổ đội gồm 4 tàu cá xa bờ ở Khánh Hòa cho biết: Hiện nay, tổ đội của ông đánh bắt với sản lượng rất lớn, mỗi chuyến trung bình thu về hơn 3 tấn cá ngừ đại dương. Tuy nhiên, giá cá lại giảm rất mạnh (năm 2012, giá khoảng 150 đến 170 nghìn đồng/kg), đầu tháng 3 năm nay chỉ còn 65 nghìn đồng/kg; còn thời điểm này, giá cá chỉ còn 50 – 55 nghìn đồng/kg. Một tàu cá xa bờ tổn phí một chuyến đi biển từ 120 đến 150 triệu đồng; với giá cá như hiện tại, ngư dân chỉ đủ tổn phí hoặc bị lỗ.
Đề nghị không dùng phương pháp mới
Về nguyên nhân giá cá giảm, ông Mai Thành Phúc – ngư dân có kinh nghiệm gần 40 năm trên biển thừa nhận: Đánh bắt cá ngừ theo phương pháp mới là dùng ánh sáng kết hợp câu tay. Tuy phương pháp này đem lại sản lượng cao nhưng chất lượng cá sụt giảm. Thịt cá bị chua hơn là cá câu bằng phương pháp truyền thống (câu vàng). Hiện nay, ở Phú Yên ngư dân đánh bắt bằng câu vàng truyền thống nên giá cá vẫn đảm bảo ở mức 110 – 120 nghìn đồng/kg. “Hiện nay, ở Khánh Hòa, toàn bộ ngư dân đều chuyển qua câu bằng phương pháp mới. Bản thân là ngư dân, tôi nhận thấy phương pháp này mang tính tận diệt, không đảm bảo chất lượng. Đề nghị Nhà nước có biện pháp quyết liệt, để đảm bảo quyền lợi của ngư dân” – ông Phúc nói.
Ông Vũ Đình Đáp – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tuy chưa có nghiên cứu chính thức về việc đánh bắt cá ngừ đại dương theo phương pháp mới ảnh hưởng đến chất lượng cá, nhưng có thể việc thắp đèn, rồi câu tay trực tiếp khiến cá ngừ bị sốc và tiết ra nhiều kháng chất. Do đó, chất lượng thịt cá không được tốt. Ngư dân không nên dùng phương pháp mới khi chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể từ cơ quan chức năng.
Cá ngừ đại dương…
Cùng ý kiến với ông Đáp, ông Võ Thiên Lăng – Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa cho rằng, phương pháp mới làm cá bị sốc, stress khi giằng co quyết liệt với người câu; còn phương pháp câu vàng truyền thống câu cá ở độ sâu khoảng 100m, cá ăn mồi sau 4 – 6 tiếng mới được ngư dân vớt lên, do đó tránh được hiện tượng sốc. Trước tình hình giá cá giảm, chất lượng không đảm bảo như hiện nay, Hội Nghề cá Việt Nam sẽ có văn bản báo cáo lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có sự đầu tư nghiên cứu về phương pháp mới cũng như có giải pháp để giúp ngư dân.
Ngư Dân Bắt Được Cá Ngừ Vây Xanh 350Kg Được Công Nhận Kỷ Lục Vn
Sau 1 năm đánh bắt được con cá ngừ vây xanh nặng tới 350 kg, chủ tàu cá tại Khánh Hòa đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “con cá ngừ vây xanh lớn nhất từng được đánh bắt ở biển Việt Nam.
Theo thông tin trên Tri thức trực tuyến, Dân Việt, chiều nay 18/5, ông Lê Trần Trường An – Tổng Giám đốc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) cho biết, đơn vị này vừa chính thức trao bằng kỷ lục Việt Nam cho ngư dân Huỳnh Phi Minh (50 tuổi, ngụ khu dân cư Hòn Rớ, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) với thành tích câu được con cá ngừ vây xanh nặng nhất Việt Nam (307kg) trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Trước đó chiều 20/5/2016, tàu cá của ông Minh cập cảng Hòn Rớ (TP Nha Trang) mang theo con cá ngừ vây xanh. Tại thời điểm đó, con cá trên được bán cho thương lái Nhật Bản. Sau khi dùng tới 4 cái cân để cân cùng lúc xác định cá nặng 307 kg.
Tuy nhiên, nếu tính cả ruột và mang cá đã bị móc bỏ, vây đuôi đã bị chặt, con cá nặng gần 350kg. Bà Nguyễn Thị Thu Thanh – Giám đốc Cty TNHH Hải sản Bền Vững cho biết, các chuyên gia thu mua cá ngừ đại dương của Nhật đã xác nhận, đây đúng là một con cá ngừ vây xanh.
“Con cá này được đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa. Các thuyền viên đã mất tới 8 tiếng đồng hồ, cùng với máy kéo mới đưa cá lên được boong tàu. Thời điểm đó, do đánh bắt thủ công, bảo quản không đúng cách nên chỉ bán được 2/3 so với mức giá 670.000 đồng/kg”, ông Minh cho biết.
Theo các chuyên gia, cá ngừ vây xanh là loại quý hiếm, nếu muốn bán được giá cao, sau khi câu được phải dùng một con dao nhọn để chọc thẳng vào não cá, sau đó mổ lấy nội tạng, ngâm nước đá khoảng 30 phút rồi bảo quản trong hầm đá dưới 10 ngày trước khi đem bán cho thương lái. Cá tốt, giá mua tại cảng có thể tới 670.000đ/kg (30 USD/kg)
Cá ngừ vây xanh được tìm thấy chủ yếu ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cân nặng trung bình khoảng 150 kg, có thể sống đến 40 năm và lặn ở độ sâu hơn 1.200 m. Cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương to nhất có thể nặng 450 kg.
Hồi năm 2012, một con cá ngừ vây xanh nặng 222 kg đã được mua với giá 154,4 triệu Yên (khoảng 1,3 triệu USD).
Tại Nhật Bản, cá ngừ vây xanh là loài cá quý để chế biến món sushi và sashimi. Khoảng 80% lượng cá ngư vây xanh trên thế giới được người Nhật tiêu thụ.
Theo Chân Ngư Dân Săn Cá Vồ Đém
Phát hiện luồng cá vồ đém, các ngư dân “bố trận” vây lưới khoanh tròn một vùng. Phần lưới còn lại, họ giăng “đan cày” xẻ nhỏ chi chít dọc ngang để cá dính lưới và gọi vui đó là thuật “phong ấn cá”…
Cá vồ đém hay còn gọi cá tra bần có thịt đặc biệt thơm ngon. “Một loài cá thông minh đáo để” – ngư dân Võ Văn Tần (tức Tư Tần, ngụ ấp 3, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, Hậu Giang) cười hào sảng…
Cá vồ đém tên khoa học là Pangasius Larnaudii, tên tiếng Anh là Black Spotted Catfish, thuộc loài da trơn, có thân dài như cá tra, răng nhỏ, mịn, râu ngắn, đặc biệt hai bên vây ngực phía trên có một đốm đen khá to (có lẽ vì thế mà dân gian xưa nay vẫn quen gọi là vồ đém). Loài cá nầy thích sống ở những vùng nước sâu hoặc dòng chảy mạnh.
Xưa kia cá vồ đém xuất hiện nhiều trên sông Tiền và sông Hậu nhưng ngày nay đã trở nên rất hiếm, muốn tìm một con ngoài thiên nhiên thật không dễ dàng. Cá càng to thịt càng ngon. Hiện nay một số nhà hàng đã khai thác loài cá quý hiếm nầy để phục vụ cho khách hàng, tuy nhiên đa phần là cá nuôi trong ao hồ, chỉ một số ít đánh bắt được ngoài thiên nhiên.
“Rốn cá” của dân nghèo
Từ dải uốn lượn đến nhiều doi, vụng nông sâu, sông Cái Lớn, sông Ngang Dừa và sông Nước Trong (ba con sông chảy qua ba tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang) được thiên nhiên hào phóng ban tặng cho dân nghèo nơi đây một “rốn cá” khổng lồ.
Bám sông mưu sinh gần cả đời người, ông Tư Tần khẳng định Hậu Giang có các vùng đất trầm thủy như Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ… Nhánh sông Cái Lớn và Nước Trong chảy qua địa phận Vị Thủy và Long Mỹ được xem là cửa sông “giáp nước” dài hàng chục kilômet đổ ra Biển Tây. Các bãi chà mé và giề lục bình vừa ấm vừa êm ven sông khiến cá trê, cá lóc, mè vinh, cá cóc, cá thát lát, cá vồ, đặc biệt là cá vồ đém theo dòng Mekong về đây quần tụ rất nhiều.
“Hồi đó, cá khu này nhiều dữ thần thiên địa. Một tay lưới, một mớ câu, tui đi thả, đi cắm chút xíu là dính đầy nhóc. Ăn ngả nào cho hết. Vợ tui mang ra chợ bán lấy tiền đong gạo. Lũ về, lên đồng bắt cá. Lũ rút xuống sông thì câu cá vồ. Cứ thế, tui mần nghề 40 năm rồi” – ông Tư Tần tâm sự.
Hiện ngư trường sông Cái Lớn, sông Ngang Dừa, đặc biệt là sông Nước Trong, người dân nếu chịu cất công đi bắt cá vẫn tạm mưu sinh được. Ông Tư Tần nhẩm tính: “Một ngày cũng kiếm nổi 100.000-150.000 đồng, mần thạo có thể hơn. Cần câu cơm tụi tui mà”. “Anh Tư Tần nói thiệt bụng đó. Cả xóm này ít ai có ruộng. Con cá giúp dân nghèo tạm sống khuây khuây” – ông Tổng ngồi kế bên góp chuyện.
Hằng năm, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, sông Cái Lớn, sông Nước Trong chuyển mình giảm hẳn màu đục phù sa. Ông Tư Tần và bà con trong xóm đi săn cá vồ, cá vồ đém. Từ tháng 5 đến tháng 8, họ lại bắt cá chốt, cá rô, thát lát, mè vinh… Trong đó để bắt cá vồ đém, họ phải sử dụng nhiều chiêu trò độc và biểu diễn kỹ thuật bủa lưới điệu nghệ y như nghệ sĩ xiếc trên sông.
“Phong ấn cá”
Hừng đông một ngày giữa tháng 11, tôi quay lại nhà ông Tư Tần. Mặt sông Cái Lớn lúc này nước lững lờ trôi. Hai chiếc vỏ lãi của ông Tư Tần và anh Khánh lướt phăng phăng. Gió bấc nhè nhẹ. Rẽ đầu doi sông Cái Lớn, ông Tư Tần chỉ: “Chỗ này cho đến sông Nước Trong mấy tay săn cá chạy vỏ lãi suốt. Người ta canh con nước đứng để bắt cá vui như ngày hội”.
Đến sông Nước Trong, nơi có nhiều cá vồ, cá vồ đém, ông Tư Tần, anh Khánh chạy vỏ lãi chậm lại. Vừa chạy họ vừa quan sát hai mé sông. “Cá vồ, cá vồ đém sống theo bầy. Hễ cá ục hay lên ngớp ở đâu trên sông là chúng bơi luẩn quẩn ở đó”, bằng kinh nghiệm gần 40 năm bắt cá, ông Tư Tần chia sẻ bí quyết quan trọng nhất để tìm luồng cá này…
“Thấy chỗ cá ục rồi. Nước chảy, mành lưới thẳng băng thì khó bắt chúng. Vì thế, tui và chú Tần lủi vô lùm cây hóng mát. Con nước quay đứng một cái, tụi tui quăng lưới liền là dính” – anh Khánh, tay săn cá vồ đém rất cừ trên sông, nói rổn rảng.
Hốt bầy cá vồ tinh ranh không dễ. Tuy nhiên, cũng không khó nếu anh Khánh và ông Tư Tần cũng như các ngư dân khác ở địa phương sử dụng chiến thuật “phong ấn cá”. Phát hiện luồng cá trên sông, lựa chọn thời điểm thích hợp, họ bố trận vây lưới khoanh tròn một vùng. Sau đó, phần lưới dư còn lại họ giăng “đan cày” xẻ nhỏ chi chít dọc ngang.
“Đâu giống loài cá khác. Bắt cá vồ đém cần phải đấu trí với nó. Mọi thao tác, từ bơi vỏ lãi đến thả lưới, tụi tui làm thật nhẹ nhàng, thật gọn, thật nhanh chỉ trong vòng 5 – 10 phút. Xong, dùng mái chèo đập mạnh trên mặt sông. Cá hoảng loạn bơi sa lưới” – ông Tư Tần nói chắc nịch.
“Cá vồ đém rất khôn. Bắt chúng hôm nay, mai quay lại bắt hổng dính nữa. Động nước, chúng vọt một phát vào tận mé lục bình. Cả ngày lênh đênh trên sông, chỉ giăng lưới một lần. Tụi tui phải thay đổi địa điểm săn cá liên tục. Bữa nay ở sông Cái Lớn, mai lại qua sông Ngang Dừa để tránh làm cá nhát, trốn biệt trong mé lục bình luôn” – anh Khánh chia sẻ.
Nhờ chiến thuật bủa lưới độc đáo và lối săn cá vồ đém theo kiểu “đánh du kích”, ngư dân xã Vĩnh Thuận Tây hiếm khi thất bại. Giờ không còn nhiều như xưa, nhưng họ đi thường có cá mang về. Có khi được cả vài con cá vồ đém nặng cỡ vài chục ký. Mỗi lần dính cá, anh Khánh, ông Tư Tần và bất kỳ ngư dân nào ở địa phương cũng xé lưới. Họ muốn giữ cá sống để kịp mang về chợ cá vồ đém (xã Vĩnh Thuận Tây) bán được giá cao.
“Ở đâu ra có cái tên chợ cá vồ đém?” – chúng tôi thắc mắc. Anh Khánh lý giải hàng chục năm qua cứ tới mùa này thì buổi sáng đàn ông chạy vỏ lãi bủa lưới, giăng câu kiếm cá. Chiều thì đàn bà trong xóm lỉnh kỉnh thau, cân ra ngồi bán cá ở chợ xã. “Bán riết người ta quen mặt. Ai tới họ cũng hỏi mua cá vồ đém. Lẽ đó mà chết danh chợ cá vồ” – anh Khánh kể.
Thịt cá vồ đém ở sông thơm ngon, người ta săn đón mua nhiều. Có bao nhiêu cá cũng bán hết. “Nhờ con cá đó mà tụi tui có cơm ăn. Có hộ nuôi con ăn học thành tài. Nhưng bắt cá cũng phải có lựa chọn. Tụi tui chỉ bắt cá vồ lớn. Mắt lưới 3 màn tụi tui thiết kế chỉ dính cá cỡ nửa ký đổ lên. Nhờ đó mà có cá lâu dài” – anh Khánh tâm sự.
Nói chuyện nghề cá truyền đời ở địa phương, phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận Tây Bùi Thanh Lạc chia sẻ: “Nghề săn cá vồ đém ở địa phương có từ lâu đời. Hằng năm, chúng tôi vẫn tuyên truyền người dân không dùng những phương tiện đánh bắt cá tận diệt như xung điện, mắt lưới nhỏ để gìn giữ rốn cá tự nhiên của địa phương”.
“Tuy nhiên, khai thác cần đi đôi với bảo tồn, không nên đánh bắt cá vào mùa sinh sản. Mọi người nên khai thác theo kiểu truyền thống, dùng lưới có mắt không nhỏ hơn quy định và câu giăng, câu phao” – bà Lam cho biết…
Thú vui săn cá vồ đém đêm
Ngoài “ma trận” giăng lưới, nhiều người còn sử dụng hình thức câu phao hoặc câu giăng để bắt cá vồ đém. Ông Tư Tần chia sẻ: “Mỗi cách bắt cá có ưu điểm riêng. Nước sông trong hay đục người ta vẫn có thể thả câu được, chỉ cần lựa chỗ êm có cá ở. Mồi câu thì có chuối chín, bình bát chín, ốc, cơm vắt. Cuối tuần, khúc sông Cái Lớn rất nhộn nhịp. Dân miệt Cần Thơ, Kiên Giang về đây câu cá vồ đém rất sôi động. Một đêm, ít gì họ cũng dính một vài ký, vừa có cá ăn vừa giải trí”.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giúp Ngư Dân Nâng Giá Trị Cá Ngừ trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!