Bạn đang xem bài viết Giá Cá Tra Tăng, Giá Cá Sặc Rằn Giảm Mạnh được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chia sẻ nội dung:
Thời điểm hiện tại, người nuôi cá tra trên địa bàn huyện Châu Thành phấn khởi vì giá cá thương phẩm tăng trở lại.Giá cá tra thương phẩm tăng trở lại
Theo nhiều nông dân nuôi cá tra tại huyện Châu Thành, hiện các doanh nghiệp ký kết hợp đồng thu mua cá tra thương phẩm của nông dân với giá khoảng 23.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với tháng trước. Tuy nhiên, nếu so với đầu năm, mức giá này giảm khoảng 2.000 đồng/kg.
Được biết, mỗi tháng nông dân trên địa bàn huyện Châu Thành xuất bán hơn 700 – 800 tấn cá tra thương phẩm cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong và ngoài tỉnh.
Trái ngược với người nuôi cá tra, hiện nhiều hộ nuôi cá sặc rằn tại huyện Tháp Mười đang gặp khó khăn do giá cá giảm thấp, khiến nhiều người nuôi lỗ vốn.
Vừa bán xong mẻ cá trong đợt này, anh Lê Hữu Phúc ngụ ấp 3, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười cho biết: “Hiện giá cá sặc rằn loại 6 – 8 con/kg từ 18.000 – 18.500 đồng/kg; loại 4 – 5 con/kg từ 35.000 – 36.000 đồng/kg, giảm khoảng 7.000 – 8.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm. Riêng loại cá có kích cỡ nhỏ từ 10 con/kg giá còn rẻ hơn, thậm chí không có người mua. Mặc dù giá giảm nhưng bù lại năng suất cá tăng hơn so với năm trước khoảng 20%”.
Theo nhiều nông dân nuôi cá sặc rằn tại xã Láng Biển, cá sặc rằn giảm giá mạnh do diện tích nuôi cá trên địa bàn huyện không ngừng tăng, lượng cá cung ứng ra thị trường nhiều khiến cung vượt cầu.
Một số ao cá đến thời điểm thu hoạch nhưng giá cá quá thấp, người nuôi phải cho ăn cầm chừng để chờ giá, nếu giá cá còn ở mức thấp thì thời gian tới người nuôi càng lỗ nặng hơn. Thị trường tiêu thụ chính của cá sặc rằn là các chợ đầu mối các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang và thông qua thương lái ở địa phương nên chưa ổn định.
Đbscl: Giá Cá Tra Bất Ngờ Giảm Mạnh
Hơn một năm trước, thời điểm giá cá da trơn xuất khẩu đạt đỉnh điểm 17-18 ngàn đồng/kg, không ai nghĩ sẽ có ngày những tỷ phú nuôi cá sẽ ôm cục nợ, vỡ tan giấc mộng làm giàu. Nghề nuôi cá cũng lắm thăng trầm, trải qua khá nhiều lần giá cả trồi sụt nhưng lần này biến động giá cả và hậu quả của nó sẽ khó lòng khắc phục trong một thời gian ngắn.Theo tính toán, nếu bán được giá trên 15 ngàn đồng/kg thì người nông dân sẽ huề vốn. Thế nhưng hiện nay giá cá tra tiếp tục tuột dốc không phanh cùng với giá thức ăn tăng 15%-20% thì đúng là người nông dân đang ngồi trên đống lửa.Trước tình hình không mấy sáng sủa, hiện doanh nghiệp chỉ thu mua 50%-70% tổng sản lượng cá. Không chỉ người nông dân điêu đứng mà các doanh nghiệp chế biến cũng khốn đốn. Giám đốc doanh nghiệp Cafatex (Hậu Giang) cho rằng việc các ngân hàng tăng lãi suất 1,3%-1,8%/tháng, thậm chí tới 2%/tháng tùy theo đối tượng cho vay khiến nhiều doanh nghiệp bị thiếu vốn trầm trọng và khó thực hiện được kế hoạch thu mua, chế biến xuất khẩu đã vạch ra.Ngoài khó khăn về vốn, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với tỷ suất đồng USD sụt giảm so với đồng VND. Số ngoại tệ từ xuất khẩu thu về vừa mất giá vừa bán ra không được, ngân hàng chỉ cho chuyển đổi USD nhỏ giọt nên doanh nghiệp muốn mua cũng không có tiền.Chưa hết, cơn bão giá gần đây đã đẩy hàng loạt chi phí nguyên liệu đầu vào lên cao khiến giá thành sản phẩm tăng cao. Đó là chưa kể tình hình dịch bệnh bùng phát khiến nhiều vùng nuôi cá chết hàng loạt.Bến Tre là một trong những tỉnh ảnh hưởng nặng nề bởi giá cá tra giảm. Trong năm 2007, Bến Tre xuất khẩu khoảng 90 ngàn tấn cá tra. Năm 2008, với việc mở rộng diện tích nuôi trồng, dự kiến Bến Tre sẽ xuất khoảng 150 ngàn tấn cá tra nguyên liệu. Phó Giám đốc Sở Thủy sản Bến Tre cho biết nếu tình hình này kéo dài, gần 1/3 sản lượng làm ra sẽ không biết tiêu thụ ở đâu vì các nhà máy chế biến đang làm ăn thua lỗ.Nhiều năm qua, người nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đã thu về nguồn thu ngoại tệ không phải nhỏ. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa vượt mức một tỷ USD. Nhưng năm nay, để đạt kim ngạch như vậy không phải dễ.Trước diễn biến tình hình trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn gửi Thủ tướng đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nông, ngư dân.Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị nhà nước nên ưu tiên mua ngoại tệ của các doanh nghiệp nông lâm thủy sản nhằm giảm thiệt hại do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có tiền VND để thu mua sản phẩm của nông, ngư dân.Ngoài ra, do chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, đề nghị ngân hàng tăng hạn mức cho vay để hỗ trợ cho doanh nghiệp có đủ vốn để thu mua sản phẩm của nông, ngư dân.
Nguồn: http://vinanet.vn
Giá Cá Sặc Rằn Giống
Đăng giá Thủy Sản
Sau khi nhận được thông tin trong vòng 12 giờ xác nhận, giá của bạn sẽ được đăng lên.
Cá Tra Xuất Khẩu Tăng Mạnh Tại Anh
Chế biến cá tra XK
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản (VASEP), tính đến hết tháng 8/2020, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 913,4 triệu USD, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang hầu hết các thị trường lớn đều giảm, ngoại trừ thị trường Anh tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Anh là thị trường nổi bật nhất trong bức tranh xuất khẩu cá tra của năm 2023. Trong khi tác động bởi dịch bệnh khiến giá trị xuất khẩu của nhiều thị trường giảm, nhưng XK sang Anh vẫn tăng trưởng khả quan. Hơn thế, giá xuất khẩu cá tra phile đông lạnh sang thị trường này trong 8 tháng. Riêng tháng 8/2020, giá trị xuất khẩu tăng 56,3% so với cùng kỳ năm trước.
Được xác định là thị trường XK cá tra lớn nhất, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông chỉ đạt 295,8 triệu USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông giảm, nhưng số lượng doanh nghiệp đang tham gia xuất vào thị trường này vẫn tương đối đông. Giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc – Hồng Kông vẫn lớn gần bằng tổng giá trị xuất khẩu sang ba thị trường lớn khác là Mỹ, ASEAN và EU, chiếm tới 32,4% tổng xuất khẩu sang gần 130 thị trường.
Động thái chủ động giảm NK thủy sản của Trung Quốc, trong đó có sản phẩm cá tra từ các tháng đầu năm nay đã khiến cho giá trị xuất khẩu sang thị trường này chưa thể tăng mạnh trở lại.
Đối với thị trường Mỹ- thị trường XK lớn thứ hai, trong hai tháng gần đây, giá trị xuất khẩu sang Mỹ bắt đầu có chiều hướng tăng trở lại.Tháng 7/2020, tăng 4,4% và tháng 8/2020 tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tín hiệu này có thể giúp tăng hi vọng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong quý cuối năm.
Tính đến hết tháng 8/2020, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 154,5 triệu USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trái với dự báo của VASEP về việc tăng trưởng xuất khẩu cá tra sang thị trường tiềm năng này trong năm 2023, đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn hoạt động xuất khẩu cá tra sang các thị trường ASEAN trong nhiều tháng. Do trước đó, giá trị xuất khẩu có nhiều tháng giảm sâu nên dự kiến tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này trong năm 2023 giảm trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 8 tháng quá, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang ASEAN đạt 91,3 triệu USD, giảm 30,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, hai thị trường xuất khẩu lớn là Thái Lan giảm 28,6%; Malaysia giảm gần 26%, còn xuất khẩu sang Singapore tương đương với cùng kỳ năm trước.
Lê Thu
Cập nhật thông tin chi tiết về Giá Cá Tra Tăng, Giá Cá Sặc Rằn Giảm Mạnh trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!