Xu Hướng 3/2023 # Đường Ống Cơ Bản Của Một Hồ Cá Koi # Top 6 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Đường Ống Cơ Bản Của Một Hồ Cá Koi # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Đường Ống Cơ Bản Của Một Hồ Cá Koi được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đầu tiên nói sơ lược để chuẩn bị cho việc xây dựng một hồ cá Koi, các bạn cần tìm hiểu trước các vấn đề:

– Nền đất khu vực làm hồ. Độ lún của đất, nói chung nên tìm hiểu về địa chất. Đa phần là xây hồ tại nhà mình, nên điều này chắc chắn ai cũng hiểu về địa chất khu vực mình ở. Nhắc lại điều này để bạn biết và có sự bàn bạc với bên thi công phần xây dựng để có phương án an toàn lâu dài, chống lún, nứt…gây hỏng hồ sau này.

– Thiết kế cảnh quan và phong thủy (nếu có). Cần tìm hiểu sơ qua về 2 vấn đề này. Amateur thì có thể tham quan vài vòng các hồ của anh emtrong hội, hoặc xem trên mạng thấy gu nào hợp thì triển khai. Có điều kiện tài chính hơn thì thuê các bên dịch vụ Landscape họ lên phối cảnh 3D, có tính phí – hoặc có khả năng hơn nữa về tài chính thì mời các nghệ nhân sân vườn phác thảo và trọn gói thực hiện cho mình từ a đến z…

– Xác định mong muốn một hồ Koi theo phong cách nào? Thể tích hồ chính, hồ lọc? Phân bố diện tích…Về cảnh quan, là hồ dạng chìm kè đá sân vườn, hay hồ nổi v.v…

– Xác định kiểu công nghệ sẽ sử dụng cho hệ lọc: lọc cổ điển đơn giản hai ngăn hay ba ngăn? Có dùng bakki hay không? Kaldnes….tất tần tật các thứ…..Hoặc có điều kiện thì nghĩ tới Drum Filter, Sieve….tự động thay nước, vận hành automatic.

Sau công đoạn này – bạn sẽ phác thảo được cho mình một ý tưởng vẽ tay cho hồ Koi của mình, bắt đầu có thể đem hỏi thêm các Koi Kichi nhiều kinh nghiệm hơn hoặc úp lên diễn đàn để tìm sự trợ giúp, nếu muốn tự mình thực hiện mà không thuê bên đơn vị thi công chuyên nghiệp.

Người ta sẽ dễ hỗ trợ bạn hơn khi ý tưởng và mục đích của bạn rõ ràng. Còn đăng ở diễn đàn một câu đại loại “Em tính làm một hồ Koi mong anh chị hướng dẫn em cách làm hồ làm lọc, em xin cám ơn” thì chẳng ai giúp bạn được, vì người ta không hiểu bạn đang có gì, cần gì, muốn gì. Hoặc một plan không rõ ràng, đem hỏi mọi người kiểu kêu thầy bói mù xem voi, mỗi thứ mỗi nơi một ý kiến, thì bạn sẽ bị mất phương hướng.

Bài viết này mình sẽ nói về việc xây 1 hồ Koi cơ bản nhất, lọc cổ điển và đơn giản nhất dành cho nhập môn Koi Kichi.

Túm lại, vào đề, hồ KOi sẽ gồm có những đường ống chính yếu sau đây:

Hút đáy (Bottom Drain): Đường ống hút đáy thực hiện liên kết hồ chính và hồ lọc với nhau trên nguyên tắc bình thông nhau. Thông thường một hồ có một hoặc nhiều ống hút đáy tùy thuộc diện tích và bố trí hình dạng hồ. Lỗ rốn của hút đáy bên hồ chính là chỗ lõm nhất của “chảo” đáy hồ, nôm na là như vậy. Các bạn có thể coi hình để hiểu. Riêng nói về “lòng chảo” và độ dốc mình sẽ có một bài viết khác cụ thể chi tiết hơn.

Hút mặt: Hút mặt là một đường ống dễ thực hiện nhất. Có thể đâm ống ngang thành giữa hồ chính hồ lọc hoặc đi âm dưới thành qua. Vị trí miệng của hút mặt là mức dâng mực nước cao nhất (Over Flow) mà bạn mong muốn khi bơm vận hành. Do đó, bạn cần tính toán kỹ về độ cao mực nước hồ với thành bể để đặt ống. Một hồ Koi có thể có 1 hay nhiều hút mặt tùy thuộc vào hình dáng hồ và tính cách thiết kế hồ của mỗi người, có nhiều trường phái cho vấn đề này.

Ống xả tràn (nước mưa): Nó như một hút mặt thứ hai, nhưng mực nước dâng đủ để tràn sẽ cao hơn mực nước của hồ khi bơm vận hành một chút, thường là 0,5-1cm. Thông thường sẽ chừa cái nối, khi vận hành chúng ta cắt điều chỉnh là dễ nhất.

Ống thông vách ngăn hồ lọc: Đơn giản là các ông thông vách để nước chảy từ ngăn này qua ngăn kia của hồ lọc. Việc đặt ống này phải có tính toán để tốc độ nước luân chuyển phù hợp công suất bơm tránh “hụt” nước các ngăn lẫn nhau quá nhiều.

Ống thông đáy các ngăn xả vệ sinh hồ lọc: Các đường ống này cũng tương tự ống hút đáy hồ chính thông qua ngăn lắng hồ lọc, nó dựa trên nguyên tắc bình thông nhau. Thông thường là thông về ngăn lắng, hoặc nếu diện tích dư dả, người ta thường làm một ngăn “khô”, để xả hết về đây và từ đây đưa ra ngoài.

Ống cấp khí cho hồ chính hồ lọc: Thông thường ống cấp khí cho hồ chính và hồ lọc đi gom về một máy cấp khí. Tùy theo thiết kế của mối người, có thể có nhiều dạng bố trí vị trí trong hồ chính hoặc trong lọc. Đây là vấn đề phát sinh nhiều tranh cãi vì có nhiều trường phái khác nhau.

Ống xả của ngăn lắng (hoặc ngăn khô) để vệ sinh hồ: Đừng bao giờ quên đường ống này, nó được kết nối xả ra cống hoặc vườn nhà từ ngăn lắng hoặc ngăn khô. Có thể tự chảy hoặc dùng bơm. Nếu vườn nhà bạn rộng và có trồng cây, thì đây là nguồn nước xả dùng tưới cây rất tốt và một sự tiết kiệm mang ý nghĩa tích cực, ít bị vợ chửi vì…nuôi cá gì bơi qua bơi lại mà tốn kém quá…

Cuối cùng, để hiểu hơn bạn có thể xem Clip của Koi247 đã chuẩn bị sẵn.

[Tác giả: Phúc Toàn – CTV Koi247 Blog]

Bài viết thuộc bản quyền Koi247 Blog – Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức

Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Koi Cơ Bản

Cá Koi ( cá chép Nhật Bản) theo tiếng nhật là Nishikigoi, được người Nhật lai tạo giống hơn 200 năm trước và luôn là đề tài sôi nổi ở các diễn đàn cá cảnh trên khắp thế giới hiện này. Tùy theo màu sắc đặc tính mà người ta còn có nhiều tên gọi cho các con cá:

Con cá có màu nền trắng pha màu đỏ gọi là Kohaku. Cá màu nền trắng pha màu đỏ và thêm một chút màu đen gọi Showa sanke- Cá có màu xám bạc hai bên mang có màu đỏ pha trắng gọi là Asagi và Shusui. Ngoài ra còn có nhiều tên khác nữa như Kohaku, Sanke, Showa, Ogon, Kin- Showa, Kujaku, Hi-Utsuri, Shusui, Komonryu, Koromo, Showa Sanshoku.

Cá Koi là loài cá cảnh có thể sống tới cả trăm năm tuổi, nuôi trong hồ nhân tạo nó cũng thể sống tới 25 – 45 năm. Người Trung Hoa có truyền thuyết “cá chép hoá rồng” hay “cá vượt vũ môn”, tức là con cá chép khi sống trăm năm tuổi có thể lột xác biến thành Rồng để đạp mây vờn gió khỏi phải sống một số phận lặn hụp dưới nước.

Về thiết kế hồ nuôi cá Koi

Độ sâu của hồ: hồ không nên sâu quá 1,5m. Nên thiết kế hồ cá koi theo hình bậc thang, tạo nên khoảng sâu khác nhau. Chỗ cạn nhất không nên dưới 0,4m.

Hồ cá hình vuông, tròn, chữ nhật, bán nguyệt, uốn cong, bầu dục… là những kiểu hình dáng thông dụng mà bạn có thể lựa chọn.

Hồ cá koinên được thiết kế lửng hoặc ở dạng âm xuống đất. Mức nước trong hồ nên ngang bằng mặt đất, như thế bạn sẽ dễ dàng thưởng thức, chơi đùa với Koi.

Thành của hồ cá nên có màu sẫm hoặc tối.

Khi xây xong hồ nên ngâm nước và xả khoảng 2-3 lần, sau đó mới thả cá.

Nên dùng WUNMID liều 100 g/ 200m3 nước để sát trùng trước khi thả cá. Sau 24 giờ có sục khí, bạn tiến hành cấy vi sinh vật có lợi. Sau đó một ngày, bạn có thể thả cá vào bể.

Về môi trường nước trong hồ nuôi cá koi

Để cá phát triển tốt, môi trường nước phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Độ pH: 7-7.5.

– Ngưỡng pH: 4-9.

– Nhiệt độ 20-27 độ C.

– Hàm lượng O2 tối thiểu: 2,5mg/l.

Về việc chọn giống để nuôi cá koi

– Bạn sẽ thành công 50% khi bạn chọn con giống khỏe mạnh, màu rõ nét, dáng bơi thẳng, sức khỏe tốt.

– Về hình dáng của Koi giống: cân đối, không xây xát, không dị hình, màu tươi sáng, rõ nét, khỏe mạnh, bơi lội, phản ứng nhanh, dễ thích nghi với môi trường nước mới.

– Vận chuyển cá giống về thả cần phải nhẹ nhàng, không làm cá bị trầy xước. Không nên vận chuyển cá với mật độ dày để cá được khỏe mạnh và hạn chế nhiễm bệnh sau khi thả. Nên thả cá vào buổi sáng hoặc chiều mát, tránh lúc trưa nắng gắt.

– Trước khi cho cá vào môi trường nước mới, nên để bao chứa cá ở hồ khoảng 15-20 phút để thuần nhiệt độ, sau đó mới mở miệng bao thả cá. Điều này sẽ giúp cá không bị sốc khi tiếp xúc với môi trường mới.

Incoming search terms:

cach nuoi ca koi

nuoi ca koi

kỹ thuật nuôi cá koi

cách nuôi cá chép koi

hồ cá chép Koi

ca coi

hướng dẫn nuôi cá koi

nuôi cá chép koi

Cá Koi Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu

Cá Koi cơ bản cho người mới bắt đầu

Giới thiệu căn bản về thú chơi cá Koi cho các bạn mới bắt đầu đam mê loại cá này !

https://thuyte.com/hinh/tin/to/1516804338.jpg

ca Koi, can ban ca Koi, tap choi ca koi,ca Koi can ban ca Koi tap choi ca koi

Giới thiệu căn bản về thú chơi cá Koi cho các bạn mới bắt đầu đam mê loại cá này !

Tại Niigata ,Nhật Bản . Khi vào mùa Đông với lượng tuyết rơi khổng lồ mọi thứ trong vùng bị phủ kín bởi một màu trắng , các hoạt động nông nghiệp bị đình trệ, trong

một khoảng thời gian. Bởi vậy trong suốt mùa Đông người dân trong vùng phải tìm một lượng thức ăn dự trữ mà khó nhất đó là thịt, cá . Nên họ giữ cá chép (Magoi)

trong các con kênh , rạch tránh xa vùng trồng lúa , sau đó vào mùa Thu người ta bắt lên và muối chúng . và để lại 1 vài con vào mùa Xuân để duy trì.

Cá chép cũng rất lời cho lúa. Vì nước nuôi cá được tưới trực tiếp cho ruộng . chất thải trong nước nuôi cá làm phân bón rất tốt.

Một số cá Chép Magoi họ để duy trì có màu đỏ . Và đầu thế kỉ 19 một số nông dân Nhật trong thời gian rãnh rỗi họ bắt đầu lai tạo cá Chép để tạo ra những chú cá với đa dạng màu sắc hơn.

Trải qua rất nhiều năm thì thú chơi cá Koi dần lan rộng khắp đất nước Nhật. Những con cá koi được vận chuyển trong thùng gỗ đến nơi cần, và không có những vật cần thiết như máy sục oxi nên tỉ lệ sống trung bình không cao lắm.

Koi được giữ trong nước Nhật cho đến đầu năm 1960 , túi polypropylene và được vận chuyển trên máy bay nhanh chóng lan rộng trên khắp lục địa thế giới .

Koi là một thành viên thuộc họ cá Chép .

Các ao hồ nuôi sâu tối thiểu nửa mét , Hồ dài tối thiểu trên 2 m

Nhiệt độ 15-25 độ C

Ngoài các yếu tố trên thì còn một số điều quan trọng trong môi trường nuôi cá Koi:

– Bóng Mát: Nên phủ bóng ít nhất 50% diện tích hồ của bạn bằng cây , mái che vv.. Cá Koi cần có những yếu tố như ánh sang mặt trời và cả bóng mát.

– Oxy: Cá Koi là một loài cá cần rất nhiều Oxy để phát triển tốt nên bạn cần lắp đặt các máy lọc để lọc hồ cũng như luân chuyển dòng nước tạo nguồn Oxy cho hố

– Thực vật: Thực vật dưới nước như rong rêu , rất tốt cho Koi , tạo môi trường tự nhiên, chỗ núp , và tạo ra oxi trong quá trình quang hợp, cũng là một lượng “rau” bổ sung cho cá khi cá đói.

Loại thức ăn chính cho cá Koi ở Việt Nam thường là cám viên : rất phổ biến và dễ tìm

Ngày cho ăn 2 lần mỗi lần cho ăn vừa phải , tùy vào mật độ cá tránh tình trạng dư thức ăn hoặc cá ăn quá nhiều nên cho ra lượng phân khổng lồ làm , ô nhiễm nguồn nước từ hồ, ao cá của bạn

Mật độ :

Cá Koi bơi theo đàn đông nhìn rất đẹp và bắt mắt nhưng với mật độ quá đông trong một không gian hồ , ao nuôi chật hẹp thì sẽ dẫn đến tình trạng quá tải cho hồ

Lượng oxy không đủ cung cấp cho cá làm cá yếu đi

Lượng phân thải ra cũng nhiều gấp bội

2 nguyên chính này sẽ làm cho cá của các bạn yếu đi dễ dẫn đến phát bệnh cho đàn cá

Cứ 1 khối nước (1000 lít )sẽ là điều kiện lí tưởng cho 1 chú cá Koi size trung bình phát triển tốt

Cá Koi là một loài cá có tuổi thọ cao bật nhất lên đến trên 100 tuổi nên càng to càng già lại càng giá trị , tạo thành một trào lưu tiêu khiển thú vị và rất lâu dài .

6 Loại Lọc Cơ Bản Cho Hồ Cá Thủy Sinh

Loại lọc này được gắn cố định bên trong hồ, người ta thường ngăn 1 ngăn bên hông hoặc sau lưng hồ làm ngăn lọc. Nước sẽ tràn vào lược của hợp lọc (nơi chứa các phụ kiện lọc), sau đó sẽ chảy qua phần ngăn có máy bơm và máy bơm sẽ bơm nước chảy ngược lại vào hồ. Do lọc thiết kế nằm gọn bên trong hồ cá, vì thế rất phù hợp cho hồ thủy sinh có kiềng và thủy che lại. Ngoài ra lọc tràn trong hồ còn có ưu điểm là lọc mặt rất tốt. Ngày nay kỹ thuật người làm hồ kiếng ngày càng cao, vì vậy phần lỗ thông lọc bụi đáy cũng được thêm vào.

Lọc này tốt cho hồ nuôi cá, giá thành thấp, dể sử dụng. Nhưng không thích hơp cho việc trồng cây thủy sinh. Vì nguyên lý hoạt động là Air Lift, hút nước qua lớp nền(chất lọc). Như vậy sẽ làm cho phân nền phát tán, bay ra ngoài.

Là loại lọc tự chế được đặt ở dưới hồ. Với ưu điểm có thể tự làm theo kích thước và thiết kế theo mình muốn và có thể chứa nhiều phụ kiện lọc. Nguyên lý hoạt động của lọc dưới hồ khác với lọc ngoài ở chỗ nước sẻ tiếp xúc được với không khí. 1 câu hỏi đặt ra, nếu lọc không kín nước trong hồ lọc không tràn (chảy) ra ngòai ngập nhà!

Để khắc phục và không cho nước tràn (chảy) ra ngoài, chúng ta phải dùng phương pháp overflow control để điều khiển lưu lượng nước ra-vào cho cân bằng. Có nghĩa là sẻ canh định mức của nước ngoài hồ phù hợp với lượng nước trong hồ tràn ra đến mức cho phép. Do ưu điểm thiết kế lớn và nhìu phụ kiện lọc nên rất phù hợp cho người nuôi cá rồng. Còn nếu dùng cho hồ thủy sinh thì ít nhất người dùng cũng phải biết điều khiển dòng chảy của nước, Oxygen và Co2 và am hiểu về hệ sinh thái trong hồ thủy sinh.

Là hệ thống lọc dùng vật liệu lọc bằng mút, thuộc lọai lọc trong hồ (vì phần lọc chính được đặt trong hồ). Lọc mút này dùng để lọc những hạt bụi bay lơ lững trong nước, chất thải của cá-tép. Mút cũng là nơi cư trú của vi khuẩn có lợi nhưng khi chúng ta làm vệ sinh thì vi khuẩn sẽ mất đi đáng kể vì tính chất bề mặt của mút rất trơn. Nếu chúng ta dùng lọc này thì phải siêng năng thay nước hồ thường xuyên. Vì diện tích bề mặt của mút không đủ đáp ứng để tạo ra vi khuẩn cho việc lọc sinh học như các lọai lọc có vật liệu lọc sinh học như ceramic ring hay nham thạch công nghiệp vv…(có khả năng kéo dài thời gian thay nước).

Lọc mút chia làm 2 loại: Hoạt động dựa trên nguyên lý nâng lên của khí (Air-Lift). Lọai này chúng ta thường thấy ở các tiệm bán cá. Từ máy sục khí, khí sẽ bị đẩy lên mặt nước và kéo theo nước chảy qua mút. Lọai lọc này thích hợp cho hồ không cần dòng chảy (lưu chuyển) mạnh ví dụ hồ dùng để ép cá. Vì vậy lọai lọc này có thêm 1 tên gọi nữa là Breeder Filter. Lọc mút phải sử dụng với máy sục khí và thích hợp cho việc nuôi cá.

– trang trí Khuyết điểm: Phải gắn bên trong hồ cá, vì vậy nếu xài lọc này thì sẻ làm phá vỡ cảnh vật thủy sinh. Thường người thích hồ cá thủy sinh sẽ không chơi lọc này .

Lọc thác treo này thích hợp cho những hồ cá không kiềng , có thể treo lên thành hồ thủy sinh rất nhỏ gọn và tiện lợi. Tuy nhiên, kích thước của chúng cũng khá nhỏ, vì vậy lọc thác treo chỉ phù hợp cho những hồ thủy sinh có kích thước khoảng 60 cm trở xuống.

Đây có lẻ là loại lọc được ưa chuộng với những chơi thủy sinh lâu năm. Hoạt động theo kiểu lọc kín, nước trong lọc không tiếp xúc với không khí bên ngoài. Ưu điểm của lọc này là đặt bên ngoài hồ , không chiếm diện tích hồ và có thêm các ngăn chứa những phụ kiện lọc. Phương thức hoạt động của lọc là có 2 đường nước. Nước từ hồ chảy vào ở vị trí đáy lọc và tràn lên qua các lớp vật liệu lọc, sau đó được bơm trở lại hồ.

Tuy nhiên ngoài thị trường có loại lọc Havoten , đây là lọc chế thùng , giá thành rẻ mà hiệu quả vẫn cao. Thứ tự sắp xếp các lớp vật liệu lọc của lọc ngoài theo ngược chiều nước chảy là :

Bông lọc này thông thường mỗi tháng nên thay mới.

Diện tích bề mặt của vật liệu lọc này càng nhiều càng tốt vì vi khuẩn có lợi (giúp hấp thu, phân hủy chất độc hai) sẽ sinh sống ở nơi đây. Vật liệu lọc sinh học được dùng phổ biến nhất là ceramic ring, bio ball hay là Nham thạch công nghiệp, sứ lọc. Và nó còn giúp cho nước chảy đều trong hộp lọc và cung cấp nước có oxygen cho vi khuẩn.

Đây là những chia sẽ về kinh nghiệm sử dụng và tác dụng của lọc hồ cá, từ Lâm Kim Chi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đường Ống Cơ Bản Của Một Hồ Cá Koi trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!