Bạn đang xem bài viết Đôi Nét Về Cá Xiêm được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cá xiêm còn có một vài tên gọi khác là cá lia thia, cá đá, hay cá chọi. Loài cá này lần đầu tiên được tìm thấy tại các vùng nước nông ở Thái Lan. Cá xiêm có hình dáng khá dễ thương, với màu sắc rực rõ, đặc biệt là với chiếc đuôi xòe rộng trông thật ấn tượng. Đặc tính của cá xiêm là khi trưởng thành chúng thường hay đá nhau, vì thế mà trẻ em và người lớn đều thích nuôi để làm thú tiêu khiển.
Giới thiệu về loài cá xiêm
Tên khoa học: Betta Splendens
Họ: Belontiidae
Nguồn gốc: Thái Lan.
Kích cỡ khi trưởng thành: 7cm
Tuổi thọ: 2 – 3 năm
Tầng nước: thích sống ở tầng nước trên
Kích cỡ bể nuôi: tối thiểu là 15 lít nước
Chế độ ăn: thích nhất là mồi sống, có thể ăn thức ăn đông lạnh hay viên nhỏ
Đặc điểm sinh sản: là loài đẻ trứng, làm tổ bằng bọt khí
Độ PH: 6.8 – 7.4
Nhiệt độ nước: 24 – 30°C
Cá xiêm được tìm thấy ở các nước Thái Lan, Việt Nam, Mã Lai, Campuchia, Indonesia và một số vùng ở Trung Quốc. Ngoài môi trường hoang dã, cá xiêm thích sống trên các cánh đồng lúa, các ao nước nông, thậm chí tại các dòng suối có dòng nước chảy chậm. Những nơi này nước thường có màu đục vì có nhiều bùn nên không phải là môi trường sống lý tưởng cho cá xiêm, nhưng cũng nhờ vậy mà cá xiêm có tính chịu đựng được môi trường sống khắc nghiệt rất cao.
Cá xiêm có hình dáng và màu sắc đa dạng. Bộ phận nổi bật nhất của cá xiêm là vây đuôi. Vây đuôi cũng có nhiều loại với màu sắc và độ xòe rộng khác nhau. Phong trào nuôi cá đá đã xuất hiện từ rất lâu.
Đây là thú vui tiêu khiển mà chỉ có ở loài cá xiêm.
Đặc điểm nổi bậc của cá xiêm
Nhiều người nuôi cá xiêm không những chỉ để chiêm ngưỡng mà còn để đem thi đấu. Xét ở góc độ nuôi làm cảnh thì cá xiêm không thể so sánh với các loại cá quí tộc như cá dĩa, cá rồng, cá vàng. Nhưng, cá xiêm là loài cá đá có một không hai, chúng được nhiều người biết đến tại các hội chợ thi đấu cá diễn ra trên thế giới, nhất là ở Singapore. Tại hội chợ cá cảnh AQUARAMA 2005, số lượng cá xiêm từ các quốc gia mang về đây để tham dự đã bỏ xa các loài cá khác.
Một đặc điểm nữa của loài cá xiêm là chúng có một cơ quan hô hấp rất đặc biệt gọi là labyrinth mà hầu hết các loài cá khác không có. Nhờ cơ quan này mà cá xiêm có thể hít không khí trực tiếp từ mặt nước. Cũng nhờ vậy mà cá xiêm có thể tồn tại trong môi trường sống chật hẹp, có lượng ô xy thấp như trong các hũ keo nhỏ.
Cá xiêm có tính khí rất hung dữ, ngoài môi trường thiên nhiên chúng thường hay đánh đuỗi đồng loại đi nơi khác. Nếu nuôi hai con cá xiêm trong hai hũ keo để gần nhau, chúng sẽ xòe vây đuôi để hăm dọa nhau. Cá xiêm trống thường lớn, có màu sắc rực rỡ hơn cá mái, đồng thời tính khí hung hăng hơn cá mái.
Đôi Cá Xiêm Gỗ Trắc Việt
Gỗ Trắc
Cây gỗ Trắc hay còn có tên là Cẩm Lai Nam Bộ có tên khoa học là Dalbergia cochinchinensis. Gỗ Trắc thường lớn, cao 25m, đường kính có thể đạt tới 1m, Vỏ nhẵn, màu xám nâu, nhiều xơ, cây gỗ trắc phát triển tương đối chậm. Lúc nhỏ thì chịu bóng, lớn lên ưa sáng.
Cây gỗ trắc mọc rải rác trong rừng, thường xanh hoặc nửa rụng lá. Cây trắc mọc ở những nơi có độ cao tuyệt đối không quá 500m. Vào mùa khô, trắc rụng lá nhưng dễ nảy chồi mới.
Phân bố và ứng dụng của cây gỗ trắcCây gỗ trắc mọc rải rác trong rừng, thường xanh hoặc nửa rụng lá. Cây trắc mọc ở những nơi có độ cao tuyệt đối không quá 500m. Vào mùa khô, trắc rụng lá nhưng dễ nảy chồi mới. cây gỗ trắc thường được tìm thấy tại Lào, Campuchia,Việt Nam.
Ở Việt Nam cây gỗ Trắc thường được tìm thấy ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam trở vào Nam,…..
Giá trị: Gỗ trắc có 03 loại trắc đen, trắc đỏ và trắc vàng trong đó trắc đen có giá trị kinh tế cao nhất đến trắc đỏ rồi đến trắc vàng.
Gỗ trắc là loại gỗ quý, màu đỏ tươi, thớ mịn, dòn, dễ gia công, mặt cắt mịn sau khi khô không nẻ cũng ít biến dạng, không bị mối mọt, khó mục, mặt cắt dọc có hoa vân đẹp, rất cứng. Gỗ trắc rất có giá trị kinh tế, dùng đóng đồ đạc cao cấp giường tủ, bàn ghế nhất là salon và tủ, kệ, làm đồ tiện khác và đồ mỹ nghệ. Gỗ rễ màu vàng nghệ thẫm, đóng đồ dạc dùng lâu sẽ lên nước bóng như sừng.
Hiện nay, trên thị trường lưu hành phổ thông chủ yếu là ba loại trắc đen, trắc đỏ và trắc vàng trong đó trắc đen và trắc đỏ có giá trị kinh tế rất cao. Gỗ Trắc quý, màu đỏ tươi, thớ mịn, dòn, dễ dàng gia công, mặt cắt mịn sau khi khô không nẻ cũng ít biến dạng, không bị mối mọt, khó mục mặt cắt dọc có hoa vân đẹp, rất cứng. Gỗ trắc thường được dùng đóng đồ đạc dân dụng cao cấp như giường tủ, bàn ghế, sập, làm đồ tiện khác và đồ mỹ nghệ. vật phẩm phong thủy. Gỗ rễ màu vàng nghệ thẫm, đóng đồ dạc dùng lâu sẽ lên nước bóng như sừng. Sản phẩm làm từ gỗ trắc rất đẹp và tinh tế, dựa vào dáng của rễ cây gỗ Trắc mà người nghệ nhân mỹ nghệ sáng tạo ra những sản phẩm hết sức đẹp mắt và sản phẩm có một không hai trên thế giới.
Tổng Quan Về Cá Xiêm Rồng Đỏ
08:20:32 – 31/07/2014
1. Những thông tin cơ bản về cá xiêm rồng đỏ
Cá xiêm rồng đỏ có tên tiếng Anh là “Betta Dragon”.
Loài này còn được biết đến với cái tên phổ biến hơn là cá betta rồng đỏ do chúng nằm trong họ cá Betta.
– Lịch sử: Mốt nuôi cá xiêm rồng đỏ đã từng tạo nên cơn sốt vào những năm 2008 và đến nay, loài cá này vẫn được nhiều người yêu thích.
– Tuổi thọ trung bình của loài cá khoảng 2 -3 năm nhưng trong năm đầu tiên là cá cho màu sắc rực rỡ nhất.
– Đặc điểm: Cá xiêm rồng đỏ nổi bật với phần thân có các lớp sắc tố màu trắng đục phủ rất dày kín từ thân, nắp mang và lên đến đầu. Các vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn đều có màu đỏ với các màng chia đuôi màu trắng ánh kim. Một chú cá xiêm rồng đỏ được đánh giá là đẹp khi các vây của cá mang 1 màu đều như nhau và tách biệt rõ với màu thân cá.
2. Kĩ thuật nuôi cá xiêm rồng đỏ
– Thiết kế bể: Loại bể lí tưởng nhất cho cá xiêm rồng đỏ cần đạt kích thước tối thiểu là 12x17x20 cm, vừa đảm bảo tính thẫm mỹ, vừa tạo cảm giác thoải mái cho cá.
– Đồ trang trí cho bể: Bạn có thể làm đẹp cho bể bằng các cây thủy sinh tươi mát vừa giúp tạo oxy trong nước, vừa giữ sạch nước trong thời gian dài. Và cũng cần tránh đá lởm chởm hoặc đồ trang trí trong bể. vì chúng có thể làm rách vây, đuôi hay làm xước vảy cá.
– Số lượng nuôi: Vì cá xiêm rồng có tính chiếm hữu lãnh thổ khá mạnh nên bạn chỉ có thể nuôi 1 con trống. Nếu nuôi 2 con thì chúng sẽ đánh nhau. Còn với cá mái, bạn hoàn toàn được chọn từ 3 – 5 con hoặc nhiều hơn tuỳ theo kích thước của hồ. Nhưng không nên nuôi chung cá mái với cá trống vì chúng có thể cắn nhau.
– Điều kiện nhiệt độ: 24-27ºC. Vào mùa đông, bạn có thể thắp thêm đèn sưởi để môi trường sống của chúng không quá lạnh.
– Yêu cầu bộ lọc: Bộ lọc là thiết bị cần có để đảm bảo nguồn nước trong bể luôn sạch sẽ nhưng lưu ý không nên sử dụng bộ lọc có công suất lớn. Bạn cần ghi nhớ rằng các loại cá đuôi dài thì công suất bộ lọc càng thấp càng tốt.
– Nước nuôi cá cảnh: nếu dùng nước máy thì nước phải được phơi ngoài trời ít nhất là 24h trước khi sử dụng nhưng tốt nhất là sử dụng điều hòa nước, để loại bỏ Clo và kim loại nặng.
– Chế độ thay nước: bạn không nên có quan niệm cứng ngắt về chu kỳ thay nước của cá bởi chu kỳ này còn tùy thuộc vào tình trạng nước máy ban đầu, sức khỏe của cá và một số yếu tố ngoại cảnh như nơi đặt để cá có gần nơi ánh sáng mạnh hay yếu, có nhiều bụi bay vào hay không… Nếu bể cá không có vấn đề gì thì mỗi tuần bạn thay nước 1 lần là được.
– Thức ăn: đa dạng gồm thức ăn tươi sống như trùn chỉ, trùn huyết, loăng quăng, bobo, thức ăn tươi sống như trùn đông lạnh, tôm đông lạnh…thức ăn dạng viên tổng hợp loại dành riêng cho cá xiêm rồng đỏ.
– Chế độ cho ăn: mỗi ngày 2 lần, sáng và chiều, cho ăn mỗi lần 1 lượng thức ăn bằng hạt đậu xanh . Lưu ý không nên cho ăn nhiều hơn, cá sẽ khó tiêu hoá, dễ sình bụng hay gặp các bệnh đường ruột. Cũng không nên cho ăn quá ít, cá sẽ bị suy và không phát triển bình thường, cá sẽ không phát triển hết vẻ đẹp của nó.
– Khi chọn thức ăn tươi sống cho cá nên chọn địa chỉ uy tín vì nếu thức ăn chưa qua xử lý có thể mang mầm bệnh cho cá.
– Với thức ăn dạng viên, bạn cũng cần kiểm tra các thành phần trong đó mà cần có: 1/3 thành phần thức ăn là protein. Các chuyên gia khuyên rằng protein trong thức ăn viên không nên ít hơn 40%.
– Bạn cũng không nên cho chúng ăn quá nhiều vì chúng sẽ không kìm hãm được. Ăn quá mức có thể gây ra đầy hơi, mặc dù điều này cũng không quá nghiêm trọng nhưng một số trường hợp cá có thể bị sình bụng. Sình bụng rất khó chữa và dễ dẫn tới tử vong.
– Không nên đặt một tấm gương cạnh hồ cá vì khi cá thấy hình ảnh của chúng phản chiếu trong gương, chúng sẽ tấn công vào thành hồ vì nghĩ có một đối thủ khác đang ở trong lãnh thổ của mình.
XEM THÊM :
Những Chuyện Chưa Biết Về Cá Sấu Xiêm Khổng Lồ
Thực ra, cá sấu Xiêm chẳng phải loài gì xa lạ. Chúng còn được gọi bằng nhiều cái tên khác, là cá sấu Campuchia, cá sấu Thái Lan, hay còn gọi phổ biến và giản đơn là cá sấu nước ngọt.
Chúng có ở một số nước vùng Đông Nam Á, trong đó từng xuất hiện nhiều ở Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam.
Mới đây, các nhà khoa học cả nước được dịp… buồn bã, những người yêu thiên nhiên được phen sững sờ, khi chú cá sấu khổng lồ, thường gọi là cá sấu Xiêm, chết nổi lềnh phềnh trên mặt hồ thủy điện Sông Ba, thuộc xã Ea Lâm (huyện Sông Hinh, Phú Yên).
Điều đáng căm phẫn, là chú cá sấu vô tội ấy bị những kẻ săn bắt đánh bẫy, dùng dây thép thít cổ. Bọn săn trộm còn “cẩu thả” đến nỗi chẳng thèm đi thăm bẫy, để mặc chú cá quẫy đạp, rứt cả cọc cùng bẫy, chết chìm nghỉm dưới hồ, rồi nổi lềnh bềnh lên mặt nước.
Chú cá sấu Xiêm hoang dã bị giết hại ở Phú Yên. Ảnh Internet
Người dân trong vùng còn khẳng định rằng, trước đó mấy hôm, một nhóm người lạ từ nơi khác đến, đã lần mò dưới hồ, bẫy được 2 con, xẻ thịt tại trận bán do dân, còn da mang đi mất hút.
Chuyện đám thợ săn về tận nơi đặt bẫy, rồi xẻ thịt cá sấu bắt được dưới hồ, thuộc loài động vật hoang dã quý hiếm, mức độ đe dọa bậc E, cực kỳ nguy cấp, cũng chẳng khiến chính quyền bận tâm quá nhiều. Chỉ đến khi con cá sấu khổng lồ, ước tính trăm tuổi, nặng tới 150kg chết nổi trên mặt hồ, báo chí vào cuộc, người ta mới tá hỏa tam tinh.
Vậy là, chú cá sấu Xiêm hoang dã cuối cùng còn được biết đến, được ghi nhận ở Việt Nam đã về với đất. Các nhà khoa học đau đớn ước tính rằng, cả thế giới này, chỉ còn vài chục con cá sấu Xiêm hoang dã mà thôi.
Người buồn bã không kém các nhà khoa học vì cái chết của con cá sấu Xiêm khá lớn, là anh Cao Văn Tuấn, còn gọi là Tuấn “Cá Sấu” ở Hải Phòng.
Anh Cao Văn Tuấn
Anh Tuấn được mệnh danh là “Vua cá sấu đất Bắc” từ nhiều năm nay, bởi anh là người thành công trong việc đưa cá sấu ra vùng nước lạnh nuôi dưỡng, nhân giống trên quy mô lớn.
Anh cũng là người yêu cá sấu đến rồ dại. Đến nỗi, anh lập cả ngôi đền để thờ… cá sấu. Chuyện một anh chàng nông dân, đang nuôi hàng vạn con cá sấu, bỗng dưng lập đền thờ cá sấu, rồi cứ ngày rằm, ngày lễ hoa quả, hương khói khấn vái cá sấu, quả là lạ lùng, không thể hiểu nổi. Có lẽ, chỉ có người điên nhất quả đất này mới nghĩ ra và làm được việc đó.
Đứng trước ngôi đền, anh Tuấn “Cá Sấu” bảo: “Cá sấu trong tự nhiên sắp tuyệt chủng đến nơi rồi Dương à. Anh có thể thu gom cùng lúc vài trăm ngàn con cá sấu, kể cả cá sấu hoa cà, lẫn cá sấu Xiêm, cung cấp cho bạn hàng khắp thế giới, nhưng bao năm nay, anh không thể tìm nổi một chú cá sấu hoang dã nữa”.
Trang trại cá sấu của anh Tuấn có hàng ngàn cá sấu Xiêm
Lúc anh Tuấn thắp hương, xì xụp khấn vái và nói điều như tâm sự tận đáy lòng ấy, tôi mới hiểu vì sao anh lập đền thờ cá sấu. Cá sấu ngoài tự nhiên tuyệt chủng đến nơi rồi, cũng có thể là tuyệt chủng thực sự rồi, thì chả lập đền mà thờ cá sấu chứ còn gì nữa.
Theo anh Tuấn, chẳng phải cá sấu Xiêm hoang dã mới là loài vô cùng quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng rất cao, mà ngay cả cá sấu hoa cà, là loài cá sấu còn tồn tại vô số hiện nay trong các trang trại, cũng là loài sắp tuyệt chủng đến nơi. Bao lâu nay, người ta chỉ tóm được những con cá sấu hoa cà, những con cá sấu Xiêm ở ao hồ, sông suối, khi chúng… sổng chuồng từ các trang trại mà thôi.
Cá sấu nặng 1 tấn ở Philippines. Ảnh Internet
Thực ra, cá sấu Xiêm chẳng phải loài gì xa lạ. Chúng còn được gọi bằng nhiều cái tên khác, là cá sấu Campuchia, cá sấu Thái Lan, hay còn gọi phổ biến và giản đơn là cá sấu nước ngọt. Chúng có ở một số nước vùng Đông Nam Á, trong đó từng xuất hiện nhiều ở Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam.
Loài cá sấu này chỉ sống ở nước ngọt và cũng không phải loài quá lớn. Chúng có chiều dài cực đại từ 3-4m, nặng quá lắm là 200kg.
Trong con mắt của con người, cá sấu là loài cực kỳ hung dữ, xơi tái cả con người, nhưng theo anh Tuấn, cá sấu Xiêm là loài nhát như thỏ đế, chả dám tấn công người bao giờ cả. Nó chỉ dám ăn cá, tôm, cua, cùng lắm là bò lên bờ tóm con chuột, con thỏ.
Thi thoảng người ta chỉ thấy chúng nhô một xíu đầu lên khỏi mặt nước, sau đám bèo, dòm đôi mắt sáng như sao xa trong đêm để quan sát động tĩnh, con mồi. Hễ thấy bóng con người, là hắn từ từ lặn xuống, nằm im dưới nước, hoặc chuồn mất dạng.
Cá sấu Xiêm khổng lồ. Ảnh Internet
Vì cực kỳ nhát người, nên săn chúng vừa dễ, vừa khó. Nếu chèo thuyền trên mặt nước mà tìm thì khó mà tóm được. Thấy chúng bò trên bờ, vác lao xông đến, chúng ba chân bốn cẳng lao xuống hồ lặn mất tăm.
Đám thợ săn đã nghĩ ra trò thâm độc, có thể tóm sấu Xiêm dễ dàng, đó là dùng bẫy. Họ dùng các loại bẫy thú, mồi nhử là thỏ, hay con chuột, rồi đặt ngay bờ hồ. Sấu ta không thấy bóng người, lại thấy con mồi quanh quẩn bờ ao, thì lén lút bò lên ăn mồi và… dính bẫy.
Cho đến bây giờ, khi đã có được chú cá sấu Xiêm khổng lồ trong ao nhà mình, anh Cao Văn Tuấn mới dám thổ lộ một sự thật. Ấy là, bao năm qua, anh đã đi khắp cả nước những mong tìm được một chú cá sấu Xiêm thuần chủng hoang dã khổng lồ, để rước về… thờ sống. Nhưng dù có bỏ ra cả đống tiền, anh vẫn thất bại.
Đền thờ cá sấu do anh Tuấn xây dựng
Rốt cục, anh cũng mua được một chú cá sấu Xiêm, nhưng là chú cá mà người ta đã nuôi trong hồ mấy chục năm nay rồi. Ở cả Việt Nam này, khó kiếm được con cá sấu Xiêm nào to hơn thế. Hiện nó nặng đến 350kg, hơn gấp đôi chú cá sấu khổng lồ mắc bẫy chết ở Phú Yên. Anh kính cẩn gọi là “Cá Sấu Chúa”. Anh coi nó là chúa tể của loài cá sấu.
Không chỉ dựng đền thờ cá sấu, nuôi chú cá sấu khổng lồ để bảo tồn nguồn gen quý, anh Tuấn còn nhờ các nhà sử học sưu tầm cả huyền thoại về cá sấu.
Huyền thoại cá sấu được anh tạc vào tảng đá xanh bày trước bàn thờ, rằng: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, vua Trần Nhân Tông biết Nguyên Mông đang chuẩn bị tiến đánh nước ta, nên nhà vua động viên binh sĩ tập luyện. Nhà Trần vốn xuất thân từ dân đánh cá ven biển Nam Hải nên rất giỏi thủy chiến. Quân ta đã xăm mình giả Ngạc Ngư (tên gọi xưa của cá sấu) đánh chìm nhiều tàu chiến địch.
Sấu Chúa khổng lồ trong trang trại của anh Tuấn
Sau ba lần đại thắng Nguyên Mông, vua Trần Nhân Tông đã đi chân đất vào thăm và gả Huyền Trân công chúa cho vua Chế Mân. Vua Chiêm Thành rất đỗi cảm phục đã tặng vua Trần đôi kiến khổng lồ, đôi voi trắng và một đôi cá sấu chúa. Đức vua Trần rất yêu quý và nuôi cặp cá sấu chúa trong vườn Thượng Uyển. Cá sấu chính là biểu tượng cho sức mạnh và sự trường tồn của nước Đại Việt.
Tấm bia đá xanh nơi đền thờ cá sấu ấy còn khắc cả “Văn tế cá sấu” của Hàn Thuyên.
Ngay phía sau ngôi đền ấy, là lãnh địa của Cá Sấu Chúa. Bên chiếc hồ nhỏ, sâu hoắm, là một “khu rừng”, với hươu, nai đi lại, gà lợn chạy tung tăng. Tôi đã chầu chực cả ngày để được chiêm ngưỡng hình ảnh con sấu Xiêm khổng lồ, có thể táp cả trâu lôi xuống hồ ấy, hùng dũng bước chân vào “khu rừng” săn mồi, nhưng thất bại. Chú cá sấu khổng lồ lặn sâu dưới đáy nước, thi thoảng mới thò cá mũi lên thở, hoặc nhẹ nhàng trồi 2 mắt lên khỏi mặt nước nhìn ngó lung tung, rồi lại lặn mất tăm.
Với anh Tuấn, cá sấu Xiêm là biểu tượng của sức mạnh vô song và sự phồn thịnh. Nhưng đáng buồn thay, chúng đã bị loài người diệt chủng khỏi thiên nhiên.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đôi Nét Về Cá Xiêm trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!