Xu Hướng 10/2023 # Độc Đáo: Nuôi Cá Nheo Du Nhập Từ Mỹ, Nông Dân Lãi Cao Gấp 3 Lần – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam # Top 10 Xem Nhiều | Psc.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Độc Đáo: Nuôi Cá Nheo Du Nhập Từ Mỹ, Nông Dân Lãi Cao Gấp 3 Lần – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Độc Đáo: Nuôi Cá Nheo Du Nhập Từ Mỹ, Nông Dân Lãi Cao Gấp 3 Lần – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mô hình nuôi cá nheo Mỹ của gia đình ông Nguyễn Trung Tựu ở xã Nam Tân (Nam Sách, Hải Dương). Ảnh: NNVN  

Thu nhập cao gấp 3 lần

Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cá nheo Mỹ là loài cá bản địa của châu Mỹ, được du nhập vào miền Bắc nước ta từ năm 2010. Đây là loài cá có giá trị dinh dưỡng cao, thịt cá thơm ngon, bổ dưỡng, nhiều khoáng chất canxi, phốt pho, sắt, vitamin. Đặc biệt, cá nheo Mỹ có thể chủ động sản xuất giống và nuôi dưới nhiều hình thức như nuôi ghép, nuôi thâm canh, nuôi lồng hay nuôi ở hệ thống nước chảy…

Bên cạnh đó, loài cá này có khả năng thích nghi và chịu đựng ở môi trường khắc nghiệt. Là loài cá nước ngọt nhưng vẫn sống ở môi trường nước lợ, nơi có độ mặn thấp, cá bắt mồi, sinh trưởng và kháng bệnh tốt.

Trong năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã xây dựng mô hình “Nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm” tại xã Đông Hưng, TP.Thanh Hóa với quy mô 0,68ha, số lượng nuôi 6.800 con, mật độ thả 1 con/m2, với 4 hộ tham gia và thực hiện trong thời gian 8 tháng.

Khi tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ 100% giống cá nheo Mỹ khỏe mạnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đúng chủng loại, kích cỡ đồng đều, không dị tật, không mang mầm bệnh… và 30% thức ăn công nghiệp.

Các hộ cũng được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, hội thảo tổng kết, nhân rộng mô hình và thường xuyên trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho cá qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển.

Sau thời gian nuôi 8 tháng cho thấy, tỷ lệ cá sống đạt 82%, trọng lượng trung bình khi thu hoạch 1.200gr/con. Trong đó, hộ anh Đinh Việt Cường có cá nuôi đạt trọng lượng cao nhất 1.400gr/con; tổng sản lượng cá nuôi đạt trên 6.700kg, năng suất đạt 9,94 tấn/ha.

Sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình anh Cường lãi khoảng 140 – 145 triệu/ha, cao gấp 3 lần so với nuôi các đối tượng nuôi truyền thống khác.

Trung tâm Khuyến nông Thanh Hoá nhận định, mô hình nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm dùng thức ăn công nghiệp đã hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ao nuôi, giảm thiểu dịch bệnh, hạn chế việc sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, tạo sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Không những thế, khi tham gia mô hình, các hộ đã liên kết với nhau trong sản xuất, liên kết với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu vào (giống, thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh…) và tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân. Mô hình này có thể nhân rộng đến các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi có diện tích ao nuôi nhỏ, ao nước chảy…

Cá nheo Mỹ dễ nuôi, ít bị nhiễm dịch bệnh

Cá nheo Mỹ dễ nuôi, nhiều ưu điểm nên được người dân chuộng nuôi. Ảnh: I.T

Trước đó, từ tháng 7.2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh cũng đã triển khai mô hình “Thử nghiệm nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp”, tại 2 hộ dân ở xã Bình Dương (huyện Gia Bình) và xã Trung Kênh (huyện Lương Tài), với quy mô 9.000m2, thả 15.300 con giống. Trong đó, gia đình ông Đỗ Văn Nên ở thôn Cáp Trên, xã Trung Kênh, một trong hai hộ tham gia mô hình đã nuôi thử nghiệm 7.650 con cá nheo Mỹ thương phẩm.

Ông Nên cho biết, cá nheo Mỹ dễ nuôi, ít bị nhiễm bệnh, tỷ lệ sống đạt từ 90% trở lên. Tuy nhiên, để cá lớn nhanh, khỏe mạnh thì người dân cần tìm hiểu và nắm được kỹ thuật nuôi. Trong đó, chú ý vấn đề chọn ao nuôi. Thông thường, ao nuôi phải có chất đất thịt, không bị rò rỉ nước và gần nguồn nước để giúp cho việc cấp, thoát nước dễ dàng. Chú ý, chọn con giống khỏe mạnh, không dị tật.

Thức ăn là một trong những yếu tố quyết định năng suất cá nuôi. Do vậy, phải chọn thức ăn có chất lượng ổn định để bảo đảm năng suất cũng như rút ngắn thời gian nuôi. Chế độ ăn và khẩu phần ăn phụ thuộc vào kích cỡ cá, lượng thức ăn công nghiệp có bổ sung thức ăn tinh dao động từ 2 đến 8%… Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần, buổi sáng từ 8 đến 9 giờ và buổi chiều từ 16 đến 17 giờ. Cần cho ăn đúng giờ để tạo phản xạ cho cá ăn.

Ngoài ra, người nuôi cần thường xuyên theo dõi mực nước trong ao để luôn duy trì mực nước phù hợp, kiểm tra màu nước, mùi nước ao, nhiệt độ, độ pH cũng như quan sát hoạt động bơi lội và khả năng bắt mồi của cá để nắm bắt tình hình sức khỏe của cá. Định kỳ hàng tháng kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý.

Sau 14 tháng nuôi, cá nheo Mỹ cho thu hoạch với trọng lượng trung bình 2,5kg/con. Với mức giá từ 75.000 – 80.000 đồng/kg, trừ chi phí, lứa cá đầu tiên hộ ông Nên đã thu về hơn 100 triệu đồng tiền lãi.

Độc Đáo Cá Ngựa Đảo Phú Quốc – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Bên cạnh việc được sử dụng như một vị thuốc quý điều trị các bệnh về xương khớp, sinh lý thì cá ngựa còn là một trong số ít những loài vật có một chu trình sinh sản vào loại đặc biệt nhất hành tinh, đó là việc giống đực chứ không phải giống cái mới là loài “mang nặng đẻ đau”, sinh con để duy trì nòi giống.

Khu chợ ngựa biển

Với nhiều người, cá ngựa đến nay vẫn được coi là một loài cá quý hiếm, khác với những con cá biển thông thường khác dù bản thân nó đơn thuần cũng chỉ là…cá. Vì thế, với những ngư dân ở huyện đảo Phú Quốc và một số địa phương ven biển phía Tây của nước ta trước kia, cá ngựa nhiều vô kể. Cứ khoảng tầm đầu tháng 1 cho tới tháng 4 hàng năm, hàng triệu con cá ngựa ở ngoài đại dương lại theo nhau tìm về những hang đá, rạn san hô chết…để giao phối, sinh sản như một quy luật sinh học của biển khơi ngàn đời vậy. Khác với các sinh vật khác, cá ngựa lại có cách duy trì nòi giống vô cùng đặc thù, đó là việc giống đực lại là loài sinh con. Cụ thể,  khi cá ngựa cái đến thời kỳ sản sinh trứng, chúng sẽ gặp con đực và phun trứng vào một chiếc túi ở bụng của con đực. Sau khi nhận được trứng từ con cái, con đực sẽ tiết tinh trùng trong cơ thể mình vào cái túi ở bụng này để trứng và tinh trùng thụ thai. Sau khi thụ thai chừng 2 đến 3 tuần,  cá ngựa con sẽ ra đời. Khi ra đời, chúng có thể lập tức sống trong môi trường nước biển ngay bởi túi mà cá ngựa bố mang là dạng túi hở, có thể giao lưu với môi trường sống bên ngoài. Hơn nữa, cá ngựa lại sống chủ yếu bằng việc ăn những sinh vật tảo, rêu biển, thủy sinh và tôm nhỏ bằng chiếc miệng dài nên chúng gần như không phải trải qua một quá trình dìu dắt của bố mẹ để tự mưu sinh như nhiều sinh vật khác. Ngoài tập tính sống theo đàn, cá ngựa cũng thường sống theo cặp đực, cái để thuận tiện cho việc duy trì nòi giống. 

Tuy nhiên, cách đây chừng mươi năm, cá ngựa tập trung nhiều ở vùng biển Phú Quốc thì lại chưa ai biết đến công dụng của nó, mặc dù trong Đông y, cá ngựa đã là một phương thuốc hữu hiệu trong việc chữa trị nhiều chứng bệnh như thấp khớp, đau nhức xương, chứng khó sinh ở phụ nữ… Khi y học phát triển, người ta mới tìm ra một công dụng khác của cá ngựa để biến loài cá có thân hình khá giống ngựa này trở nên nổi tiếng và khan hiếm, đó là khả năng tăng cường nhu cầu sinh lý của đàn ông. 

Kể về điều này, anh Nguyễn Văn Tuấn (42 tuổi) – ngư dân ngụ ở xã Hàm Ninh (Phú Quốc, Kiên Giang) cho biết, tôi sinh ra và lớn lên ở vùng Bãi Vong này lên từ bé đã chẳng lạ gì với những con cá ngựa cả. Cứ dịp đầu năm cho tới tận hè năm tới là chúng xuất hiện nhiều vô kể. Cá ngựa lúc ấy đi theo đàn, sống trong những khe đá, rạn san hồ để giao phối, sinh sản. Đây cũng chính là mùa ngư dân bắt được nhiều cá ngựa nhất. Nhưng thường thì ngày đó, không ai đi bắt cá ngựa mà chỉ vô tình bắt được chúng trong những mẻ lưới, lẫn vào các loại cá khác. Tuy nhiên, từ những năm 2000, khi mà ngành du lịch ở Phú Quốc phát triển, nhiều du khách tìm tới những bãi biển nơi đây để thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng, cũng là lúc loài cá ngựa bị săn bắt nhiều và ngày càng trở nên quý giá hơn. Theo đó, công dụng của cá ngựa chính là việc nó có thể tăng cường khả năng sinh lý của đàn ông, nên bất cứ ai đến Phú Quốc cũng cố tìm mua một vài ký cá ngựa về để thử công dụng của nó. Thế là, từ một loài vật có nhiều, ít ai để ý tới chúng dần trở nên khan hiếm do săn bắt nhiều. Giá của chúng liên tục bị đẩy lên cao hơn. Hiện nay do khách du lịch về Phú Quốc tăng đột biến cũng là thời điểm giá cá ngựa tăng cao. Theo đó, giá một ký cá ngựa tươi sống có khi lên đến 3 triệu đồng/kg loại 1, rồi giảm dần xuống loại 2, loại 3.  Riêng cá ngựa phơi khô cũng tăng lên khoảng 9 triệu đồng/kg. Bên cạnh việc bán cá ngựa thì thứ được nhiều người chọn mua là cá ngựa ngâm rượu, cá ngựa chiên giòn. 

Những bình rượu ngâm cá ngựa được bày bán

Ngoài ra, anh Tuấn còn cho rằng, năm nay là năm con ngựa nên loài ngựa biển ở đây cũng vì thế mà tăng giá cao hơn nữa. Có thể, giá cá ngựa biển còn tăng gấp rưỡi mặt bằng giá hiện nay bởi nhu cầu người mua đang không ngừng tăng lên, mà sản lượng khai thác được lại không tăng nếu không muốn nói là ngày một giảm đi.

Gian nan săn “báu vật đại dương”

Theo tìm hiểu của chúng tôi, mặc dù giá cá ngựa đang ở mức cao trong dịp đầu năm nhưng để săn được một con cá ngựa hiện nay cũng là vô cùng khó khăn. Theo anh Hải (36 tuổi) – ngư dân mưu sinh bằng nghề bắt cá ngựa thì do nhu cầu của khách hàng hiện nay cần cá ngựa tươi sống,  nên cách bắt duy nhất là lặn biển rồi dùng tay để bắt. Theo đó,  mỗi thợ lặn thường trang bị một ống thở, bộ đồ lặn để giữ thân nhiệt dưới nước cùng một số dụng cụ cá nhân khác. Mỗi lần lặn như vậy, các thợ săn thường đi theo cặp. Một người lặn xuống biển, lần mò qua những khe đá,  hang đá, rạn san hô để tìm cá ngựa, còn một người ở trên thuyền trông chừng, đề phòng những tai nạn để có thể kịp thời ứng cứu. Cũng theo anh Hải, do giá cá ngựa đang ở mức cao nên với nhiều ngư dân ở Phú Quốc, cá ngựa được coi như một “báu vật” mà đại dương đã ban tặng cho ngư dân vào mùa này. Anh bảo, dù cực nhọc nhưng mỗi ngày,  tôi và bạn lặn cũng có thể bắt được từ 50 đến 70 con cá ngựa, bán cho mấy chủ vựa trên Bãi Vong cũng được cả triệu đồng.  Với chúng tôi, đó là một thu nhập rất lớn, nhất là khi nghề đi biển đang ngày một khó khăn như hiện nay.

Một chú cá ngựa tươi sống

Tuy nhiên, để bắt được cá ngựa lại rất gian nan, cần những người có kinh nghiệm lặn biển chứ không phải bất cứ ai cũng có thể bắt được loài vật bé nhỏ, dài như điếu thuốc và to chừng ngón tay cái này. Chúng có cái đuôi khá dài để có thể dễ dàng bơi vào trong những khe đá nếu nhận thấy nguy hiểm. Vì vậy, thợ lặn phải có kinh nghiệm và có thêm nhiều dụng cụ hỗ trợ khác mới mong có thể bắt được chúng. Ngoài ra, theo kinh nghiệm gần 10 năm lặn bắt cá ngựa, anh Hải cho biết, thông thường những lúc sáng sớm và chiều tối, bắt cá ngựa sẽ dễ dàng hơn. Lúc đó,  chúng thường đi theo cặp để thuận tiện cho việc giao phối,  sinh sản nên nếu bắt thì bắt được cả đôi. Tuy nhiên, thời gian này ánh sáng dưới biển ít, cần phải có đèn và nhiệt độ nước biển cũng xuống thấp, dễ dẫn đến tai nạn đáng tiếc cho thợ săn. 

Mặc dù vậy, dù còn nhiều khó khăn nhưng loài hải mã này cũng vẫn là một phần đặc trưng của hòn đảo xinh đẹp nổi tiếng ở phía Tây Tổ quốc. Nó như một loại đặc sản, một thứ mà bất cứ ai tới thăm mảnh đất này cũng đều nhớ tới, đều muốn sở hữu bằng được vài con coi như đã một lần đặt chân tới đây. Đó chính là nguyên nhân mà ngoài số lượng lớn hải mã nhân tạo, thứ mà ngày nay người ta đã bắt đầu tiến hành phối giống nhân tạo và nuôi dưỡng cá ngựa trong môi trường bể nước tự nhiên trên cạn cũng đang được chào bán,  thay thế những chú cá ngựa đặc trưng của thiên nhiên. Điều đáng ngạc nhiên mà nhiều người nhận thấy là công dụng của những chú cá ngựa nuôi nhân tạo lại tốt hơn cá ngựa sinh sống trong tự nhiên, mà chưa ai rõ nguyên nhân tại sao?

Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Hồng Mỹ – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Cá hồng mỹ nhanh chóng trở thành đối tượng nuôi mang lại giá trị kinh tế

Đặc điểm sinh học

Cá hồng mỹ (hay còn gọi là cá đù đỏ) có tên khoa học là Sciaenops ocellatus. Đây là loại cá có kích thước lớn, sinh trưởng nhanh, kích thước cơ thể lớn nhất bắt gặp ngoài tự nhiên là 155 cm, nặng 45 kg. Trong nuôi thương phẩm bằng lồng trên biển, sau 1 năm cá đạt trọng lượng 0,9 – 1,2 kg. Đây là loài cá rộng muối, rộng nhiệt, có thể sống được ở độ mặn 0 – 35 ppt, nhiệt độ 10 – 300C, phạm vi phân bố rộng, khi trưởng thành thường di cư đến vùng cửa sông và vùng biển nông để sinh sản. Cá có thể sống trong nước ngọt, lợ, mặn, nhưng thích hợp nhất vẫn là nước lợ và nước mặn. Cá hồng mỹ là loài cá dữ, ăn thịt, thức ăn ưa thích của chúng ngoài tự nhiên như cá nhỏ, mực và giáp xác. Trong điều kiện nuôi, thức ăn cho cá con là các sinh vật phù du và các loại thức ăn tổng hợp khi cá đạt 15 mm trở lên, giai đoạn thương phẩm có thể cho cá sử dụng các loại thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein cao 40 – 45% hoặc cá tạp.

Cá hồng mỹ phân bố nhiều ở vịnh Mexico và vùng duyên hải Tây Nam nước Mỹ thuộc vùng biển Đại Tây Dương, hay ở vùng biển ôn đới và nhiệt đới. Những năm gần đây, cá hồng mỹ được di nhập vào nuôi ở một số nước châu Á như Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam… và nhanh chóng trở thành đối tượng nuôi quan trọng.

Hiệu quả kinh tế

Cá hồng mỹ có tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao nên đã trở thành đối tượng nuôi hấp dẫn ở nhiều nước thuộc châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, cá hồng mỹ còn được coi như một đối tượng nuôi phù hợp trong các ao nuôi tôm bị dịch bệnh phải bỏ trống. Hơn nữa, cá hồng mỹ trong quá trình nuôi ít bị hao hụt nên năng suất rất cao. Sau một thời gian di nhập giống, Việt Nam đã cho sinh sản thành công đối tượng này và đáp ứng được nhu cầu con giống phục vụ nuôi thương phẩm. Theo đó, chúng được nuôi phổ biến bằng lồng bè ở vùng biển các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An.

Từ những lợi ích mà nó mang lại, trên cơ sở kế thừa những thành tựu về kỹ thuật sản xuất giống cá hồng Mỹ tại các tỉnh phía Bắc, Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang đã thử nghiệm cho sinh sản và sản xuất giống cá hồng mỹ thành công trong điều kiện khí hậu, thời tiết tại Khánh Hòa. Qua kết quả nuôi thử nghiệm tại Vũng Ngán (thành phố Nha Trang) cho thấy, cá sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao. Sau 10 tháng nuôi bằng thức ăn công nghiệp cá đạt trọng lượng 1,3 – 2,2 kg/con, tỷ lệ sống gần 72%. Giá bán cá thương phẩm trên thị trường 100.000 – 120.000 đồng/kg, người nuôi có mức lãi khá và nhân rộng con giống ra nhiều tỉnh khác như Bình Định, Phú Yên, Sóc Trăng, Bà Rịa – Vũng Tàu . Hiện, với hình thức nuôi thâm canh trong ao sau một năm, cá có thể đạt 1 – 1,3 kg/con, năng suất 9 – 24 tấn/ha. Với nuôi thương phẩm bằng lồng trên biển, lợi nhuận bình quân 1 tấn cá thương phẩm khoảng 25 – 30 triệu đồng.

Ương Cá Bớp Giống Lãi Cao – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

“Nông dân tự phát nuôi vì thấy hiệu quả, trong khi chi phí đầu tư ban đầu thấp, kỹ thuật nuôi ương đơn giản, thời gian ngắn, lại có đầu ra ổn định”, ông Khánh chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Tân Đảo, xã Ninh Ích cho biết, sở dĩ ông chuyển sang nuôi ương cá bớp giống vì nuôi tôm liên tục thất bại; đặc biệt 3 năm trở lại đây do biến đổi khí hậu, nắng hạn kéo dài cộng với dịch bệnh trên tôm thường xuyên xảy ra. Đầu năm 2023, ông tham quan mô hình, học kỹ thuật nuôi ương cá bớp. Sau đó ông chuyển ao nuôi tôm sang ương cá bớp.

Đầu tiên ông cải tạo ao bằng cách bơm sạch nước rồi cày ải, xử lý vôi, sau đó mua 1 kg trứng cá bớp với giá 7 triệu đồng về cho ấp nở. Sau đó thả nuôi trong 2 ao, mỗi ao có diện tích 3.500 m2. Sau 1,5 tháng thả nuôi ông xuất gần 10.000 con cá bớp giống với kích thước từ 10 – 11 cm, bán với giá 20 ngàn đồng/con; sau khi trừ chi phí ông lãi hơn 100 triệu đồng.

Nuôi ương cá bớp giống mang lại hiệu quả  

“So với nuôi tôm tôi thấy nuôi ương cá bớp giống chi phí đầu tư ít, kỹ thuật nuôi đơn giản hơn, lãi khá. Sắp tới lứa cá bớp giống của gia đình tôi đang ương chuẩn bị cho thu hoạch, hứa hẹn bội thu”, ông Dũng phấn khởi.

Còn anh Nguyễn Thái Điệp, thôn Lập Định, xã Cam Hòa (huyện Cam Lâm) ra xã Ninh Ích thuê ao ở thôn Tân Đảo và Phú Hữu nuôi ương cá bớp giống 3 năm nay đều trúng đậm. Anh Điệp cho biết, hiện anh thuê 5 ao, mỗi ao 4.000 m2 với giá 10 triệu đồng/ao/năm.

Do nuôi ương theo hình thức cuốn chiếu nên mỗi năm xuất 7 đợt giống, tương đương 70.000 con với kích thước từ 10 – 11 cm cho người nuôi cá thương phẩm, bán với giá từ 15 – 20 ngàn đồng/con, trừ chi phí anh lãi khoảng nửa tỷ đồng/năm.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi ương cá, anh Điệp cho biết, trứng sau khi mua từ các lồng nuôi cá bố mẹ đẻ với giá 7 – 10 triệu đồng/kg sẽ cho vào ô bạt (4 m2) ấp ở nhiệt độ 28 – 30 độ C. Sau 24 – 28 giờ, trứng sẽ nở thành cá bột có chiều dài 4 – 4,2 mm.

Ở ngày tuổi thứ 3, thức ăn cho cá bắt đầu ăn sinh vật phù du cỡ nhỏ như luân trùng, ấu trùng hầu hà, sau đó 3 – 4 ngày, cá đạt kích cỡ 1 – 1,5 cm bắt đầu thả nuôi trong ao đất và luyện cho chúng ăn thức ăn như cám đỏ và thức ăn dành cho cá chẽm.

Khi cá đạt kích thước từ 3 – 4cm người nuôi sẽ lùa cá vào lồng lưới mùng có kích thước từ 3 x 4m để “thúc” nuôi đến khi cá đạt kích cỡ 10 -11cm sẽ xuất bán. Như vậy thời gian nuôi từ khi cho trứng cá nở đến khi thu hoạch trong vòng 1,5 tháng. Ngoài ra, yêu cầu độ mặn nuôi ương cá bớp giống từ 18 – 25‰. 1kg trứng có khoảng 500.000 trứng, tỷ lệ ấp nở đạt khoảng 90%.

Nói về hiệu quả SX và nuôi ương cá bớp giống thành công phải kể đến doanh nghiệp tư nhân Phượng Hải (TP Nha Trang). Phượng Hải hiện có đàn cá bớp bố mẹ (trọng lượng từ 15 – 25 kg/con) được tuyển chọn từ đàn cá nhập khẩu từ Đài Loan năm 2003 và 22 ha ao nuôi ương cá bớp giống tại xã Ninh Ích và Ninh Lộc, cung cấp cho người nuôi từ 300 – 500 ngàn con/năm; doanh thu đạt 7 – 8 tỷ đồng/năm.

Lãi Cao Nhờ Nuôi Cá Rô Đồng Thương Phẩm – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm được Trạm Khuyến nông huyện Bình Sơn thực hiện trên diện tích ao 1.000m2 ở thôn Phú Lễ 2, xã Bình Trung với 2 hộ tham gia từ tháng 6/2010.

Ở Bình Trung, cá rô đồng hiện có giá khoảng 30.000đồng/kg               Ảnh: Thanh Nhã

Hộ ông Phạm Thanh Hà thả nuôi 18.000 con cá giống trên diện tích ao 600m2 và hộ bà Nguyễn Thị Thẩm thả nuôi 12.000 con cá giống trên diện tích ao 400m2. Nguồn cá giống được mua tận Nam bộ, có kích cỡ 3 – 4 cm/1 con, trọng lượng trung bình 300-310 con/1kg. Hai hộ nuôi đã được Trạm hướng dẫn chu đáo về kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc cá cùng với gần 30 hộ nông dân khác ở địa phương. Bà Nguyễn Thị Thẩm bộc bạch: Lúc đầu cũng có nhiều ý kiến bàn ra tán vào khiến gia đình cũng đắn đo mãi; nhưng tôi quyết định cứ thử làm xem sao. Trước lúc thả giống, tôi nạo vét bùn đất, làm vệ sinh sạch sẽ đáy ao, rắc 40kg vôi bột và phơi nắng hơn 3 ngày. Sau đó tôi lấy nguồn nước sạch cho vào ao sâu khoảng 1m; dùng phân NPK đánh tan đều nhằm cải tạo, gây màu nước theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Một tuần sau tôi thả 12.000 con cá giống, cứ 1m2 ao nuôi được 30 con. Qua hơn 4 tháng, kiểm tra, theo dõi thấy đàn cá phát triển mạnh, hầu như không có dịch bệnh xuất hiện, tỷ lệ hao hụt dao động ở mức 10%… Ông Phạm Thanh Hà cũng cho biết: Tỷ lệ cá hao hụt trong ao nuôi của gia đình tôi cũng tương tự như chị Thẩm. “Thằng” rô đồng này tạp ăn. Tháng đầu tiên tôi cho cá ăn thức ăn công nghiệp; từ tháng thứ hai trở đi cho ăn xen kẽ vừa thức ăn công nghiệp vừa thức ăn tự chế biến để giảm bớt chi phí. Thức ăn tự chế biến bao gồm cám gạo, cám bắp, cá tạp, bánh dầu, rau muống xắt nhỏ v.v.. trộn đều nấu chín, viên lại thành từng nắm và cho vào các sàn ăn đặt xung quanh ao. Cho ăn 2 lần/ngày với lượng thức ăn chiếm 5-7% trọng lượng dự kiến của đàn cá. Hai, ba giờ sau khi cho ăn, kiểm tra lại sàn nhằm điều chỉnh phù hợp lượng thức ăn cho cá, đảm bảo không ô nhiễm nguồn nước. Trong quá trình nuôi, định kỳ 10-15 ngày một lần rải thêm 12 kg vôi bột cho 600m2 ao nuôi. Cá lớn nhanh, không bị bệnh.

Sau hơn 4 tháng thực hiện mô hình nuôi cá rô đồng ở xã Bình Trung đã cho thu hoạch trên 1,3 tấn. Trọng lượng bình quân 20-22 con/kg. Với giá khoảng 30.000 đồng/1 kg như hiện tại, mô hình đã thu lại gần 40 triệu đồng, trừ các khoản chi phí, hộ ông Hà thực lãi trên 6 triệu đồng và hộ bà Thẩm thực lãi gần 3,5 triệu đồng. Anh Vũ Thế Sơn, Quyền Trưởng Trạm Khuyến nông huyện nhận định: Mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm đã đem lại thành công, mỗi ha ao trong 4-5 tháng nuôi có thể thu lãi từ 75-80 triệu đồng trở lên. Một năm có khả năng nuôi được 2 vụ cá rô đồng. Ngoài hiệu quả kinh tế, mô hình còn là bước khởi đầu thuận lợi mở ra một cách làm để xóa đói giảm nghèo ở địa phương.           

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) nhiệm kỳ 2010-2023 đặt mục tiêu phấn đấu đưa giá trị sản xuất bình quân trên 1ha canh tác lên 50 triệu đồng/1 năm. Hiệu hiệu quả của mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm vừa nêu ở trên cho thấy có thể nhân ra diện rộng. Tuy nhiên, cần tuyên truyền, phổ biến vận động và cách thức tổ chức thực hiện sao cho đồng bộ, phù hợp với thực tế của người nông dân, với nhu cầu thị trường, nhằm phát triển bền vững, ổn định.       

                                         

TUẤN KIỆT

Cá Trê Vàng Lai Cho Lãi Cao – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Lưu ý khi thả nuôi

Cá trê lai vàng sống trong môi trường nước hơi phèn và điều kiện nước hơi lợ (độ mặn <5‰). Cá phát triển tốt trong môi trường nước có độ pH khoảng từ 5,5-8. Do có cơ quan hô hấp phụ nên cá trê vàng lai sống được trong ao, đìa nước tù, hàm lượng oxy trong nước xuống thấp (1-2mg/l). Cá hoạt động, bơi lội, ăn mạnh vào buổi chiều tối hoặc đêm, lúc trời mờ sáng, vì vậy việc kéo lưới thu hoạch cá (giống và thịt) thực hiện vào thời gian trên sẽ đạt hiệu quả.

Mùa vụ thả nuôi thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10 âm lịch hàng năm. Khi chọn giống cần lưu ý, chọn cỡ cá đồng đều, khỏe mạnh, không bị xây xát, không bị bệnh, bơi lội nhanh nhẹn, đánh móng mạnh. Nếu ao không bị rò rỉ, có thể rút cạn nước và diệt tạp triệt để thì nên thả nuôi cỡ cá nhỏ 3-4cm hoặc 4-5cm để giảm chi phí về con giống. Nếu không thì phải thả cỡ 5-6cm hoặc 10-12cm, nhằm giảm được tỷ lệ hao hụt của cá nuôi.

Cá trê vàng lai ăn tạp, rất háu ăn. Cá bột mới nở không ăn, sống bằng noãn hoàn. Từ ngày thứ 3 trở đi, cho cá ăn các loài giáp xác nhỏ trong ao. Nếu ương trong bể xi măng hoặc bể bạt thì cá ăn trùng chỉ là chính. Từ cỡ 4-6cm trở đi cá có thể ăn được ruốc, tép, côn trùng, các phế phẩm và thức ăn tinh như cám, bắp, bột cá. Ngoài ra, để giúp cá tăng trưởng nhanh, ít bệnh, trong quá trình nuôi cần định kỳ bổ sung premix vitamin (loại dùng cho heo thịt) 1 lần/tuần với lượng 1-2% của tổng lượng thức ăn trong ngày. Nên cho ăn ở những vị trí cố định trong ao, thường xuyên theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Tránh trường hợp thức ăn dư thừa làm thối bẩn nước ao, tạo điều kiện cho bệnh cá phát triển.

Trong thời gian nuôi cần theo dõi hoạt động của cá, màu nước trong ao. Sau một tháng đầu, cá tương đối lớn, có thể định kỳ lấy nước vào trong ao, cứ 5-7 ngày một lần thay khoảng 30% nước trong ao. Sử dụng nhiều thức ăn tươi cần chú ý thay nước thường xuyên hơn.

Hiện, giá cá trê vàng lai thương phẩm có giá khoảng 40-45.000 đồng/kg

Hiệu quả kinh tế cao

Cá trê vàng lai rất mau lớn, trong điều kiện nuôi với mật độ thích hợp, thức ăn đầy đủ, sau 2,5-3 tháng nuôi cá sẽ đạt kích cỡ thương phẩm (150-250g/con). Lúc này, hình dáng bên ngoài của cá trê vàng lai sẽ rất giống cá trê vàng (chỉ khác ở chỗ u lồi xương chẩm).

Thu hoạch đợt 1 xong sẽ tiếp tục cho cá ăn tích cực, khoảng 10-15 ngày sau sẽ thu hoạch đợt 2. Thường ở đợt này, lượng cá thu hoạch sẽ được nhiều hơn và tương đối đồng đều về kích cỡ. Nếu trong ao vẫn còn cá chưa đạt quy cỡ thì sẽ tiếp tục nuôi vỗ 2 tuần nữa và thu hoạch toàn bộ. Nên thả cá giống ngay từ đầu vụ để đến thời điểm thu hoạch vào tháng 6, 7, 8 âm lịch cá thịt bán được giá cao, chi phí đầu tư con giống rẻ, dễ nuôi hơn lúc cuối vụ (do thời tiết lúc cuối vụ thường lạnh, cá dễ bị bệnh). Sau khi trừ chi phí cải tạo ao, con giống, thức ăn, công chăm sóc bảo vệ… người nuôi có thể lãi 40-45% so với vốn ban đầu. Thu hoạch cá vào những mùa đụng cá đồng (thả giữa và cuối vụ), tiền lãi thu được sẽ thấp hơn do giá con giống cao, giá thịt rẻ, thường chỉ lãi 20-25%. Hiện, giá cá trê vàng lai thương phẩm có giá khoảng 40-45.000 đồng/kg.

Nuôi cá trê vàng lai không cần phải có nhiều kinh nghiệm, không cần diện tích lớn, vốn đầu tư thấp, thời gian nuôi ngắn, rủi ro thấp, lợi nhuận ổn định nên một số hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư nuôi với quy mô lớn kiểu trang trại, bước đầu thu lại hiệu quả.

Hải Linh

Cập nhật thông tin chi tiết về Độc Đáo: Nuôi Cá Nheo Du Nhập Từ Mỹ, Nông Dân Lãi Cao Gấp 3 Lần – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!