Xu Hướng 3/2023 # Đặc Điểm Và Những Lợi Ích Từ Thịt Cá Nục Cho Sức Khỏe Con Người # Top 12 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Đặc Điểm Và Những Lợi Ích Từ Thịt Cá Nục Cho Sức Khỏe Con Người # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Đặc Điểm Và Những Lợi Ích Từ Thịt Cá Nục Cho Sức Khỏe Con Người được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguồn gốc của cá Nục

Cá nục là dòng cá sinh sống ở biển, chúng sinh sống thành bầy đàn. Dòng cá này có giá trị dinh dưỡng cao và có thể chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn. Cá nục có tên tiếng anh khoa học là Decapterus, thuộc dòng cá biển thuộc giới Animalia, ngành Chordata, lớp Actinopterygii, bộ Perciformes, họ Carangidae, chi Decapterus Bleeker, 1851.

Đặc điểm sinh học

Đặc điểm hình thái

Cá nục là loài cá nhỏ sinh sống ở biển. Thân hình của chúng thuôn dài, phần thân trên tròn và phần thân dưới hơi dẹt. Trung bình một chú cá nục khi trưởng thành có thể dài từ 15 – 25cm, có những trường hợp dài đến 40cm.

Phần đầu của cá nục nhỏ và hơi nhọn. Phần miệng mở rộng và nhọn. Đôi mắt của cá khá to, hơi lồi và có màu nâu đỏ.

Gần khu vực đầu, ngang mang có 2 vây lớn, lưng có vây lớn cứng, gần hậu môn có vây dài. Đuôi của cá nục được chia thùy ở giữa cân đối giống như hình lưỡi liềm.

Cá nục là loài cá có vảy nhỏ và khác cứng. Bao phủ lên cơ thể của cá nục toàn bộ màu ánh bạc.

Phần lưng của chúng có màu xanh đậm và màu bụng của chúng có màu trắng bạc. Ngăn cách giữa vùng bụng và lưng là một vệt màu kéo dài hơi ánh vàng.

Đặc điểm môi trường sống

Cá nục là dòng cá sinh sống và kiếm ăn theo bầy đàn. Cá nục là dòng cá nhỏ nên thức ăn của chúng chủ yếu là những dòng cá nhỏ hơn, tôm, mực và một vài động vật không xương sống sống trong môi trường nước biển.

Cá nục sinh sống trong môi trường nước mặn, ở độ sâu từ 2 – 400m. Chúng sống chủ yếu ở khu vực biển Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Tại nước ta, có nục thường được đánh bắt tại khu vực biển thuộc vịnh Bắc Bộ, duyên hải miền Trung và khu vực Tây Nam Bộ.

Đặc điểm sinh sản

Cá nục bắt đầu kỳ sinh sản vào khoảng tháng 2 cho đến tháng 5 hàng năm. Cá nục là dòng đẻ trứng, mỗi lần sinh sản chúng có thể đẻ được từ 25 – 150 nghìn trứng.

Phân loại cá Nục

Trong họ cá nục được tìm thấy có khoảng 12 loài cá nục đang sinh sống trên thế giới. Tuy nhiên, bài viết này của chúng tôi sẽ giới thiệu một số dòng cá nục phổ biến tại Việt Nam.

Cá Nục hoa

Cá nục hoa hay còn gọi là cá nục bông, cá nục chuối, cá nục thuôn. Cá nục hoa có tên tiếng anh là Layang scad, tên khoa học của cá nục hoa Decapterus lajang. Dòng cá này được tìm thấy vào năm 1851.

Cá nục hoa có thân hình thon dài và hơi dẹt về 2 bên. Mõm của cá khá dài và nhọn, đôi mắt to và lồi. Cá có vây lưng khá dài, thấp và khá cứng. Phần lưng của cá có màu xanh đen thẫm, phần bụng có màu xám bạc.

Phân chia phần bụng và lưng là 1 đường vảy cứng màu ánh bạc. Phần đuôi xẻ sâu và có màu ánh vàng. Cá nục thuôn được tìm thấy nhiều nhất ở vùng biển thuộc vịnh Bắc Bộ và duyên hải miền Trung.

Cá Nục gai

Cá nục gai hay còn gọi là cá nục sồ có tên tiếng anh là Round scad, chúng được tìm thấy vào năm 1842. Cá nục gai có thân hình dẹt hơn dòng cá nục bông. Phần đầu cá nục gai khá nhỏ, phần miệng nhọn và hàm dưới dài hơn phần hàm trên.

Sở dĩ dòng cá này được gọi là cá nục gai bở chúng có rất nhiều vây. Phần lưng có 2 vây, vây thứ nhất cứng, phần vây sau trải dài nhưng mềm hơn màu vàng nhạt.

Dọc cơ thể chúng có đường vảy màu vàng óng rất xứng. Đuôi của cá nục gai khá cứng và có màu vàng sáng.

Phần lưng của cá có màu xanh sáng, phần bụng màu ánh bạc. Cá nục gai phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ.

Công dụng của cá Nục đối với sức khỏe con người

Thịt cá là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Mỗi một loại cá sẽ có hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau. 1 chú cá nục có thể cung cấp 111Kcal cho cơ thể con người

Hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Thịt của cá nục là một trong số những dòng cá có chứa nhiều kali. Kali là chất rất tốt và cần thiết giúp duy trì, ổn định huyết áp và các nguy cơ biến chứng của tình trạng cao huyết áp.

Các bác sỹ khuyến cáo những bệnh nhân đang bị cao huyết áp nên sử dụng cá nục trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp điều chỉnh huyết áp rất tốt

Tốt cho não bộ

Cá là một loại thức ăn chứa nhiều omega 3, DHA một trong những chất giúp cải thiện chức năng của não bộ, kích thích phát triển dây thần kinh não.

Những hợp chất này còn sử dụng để chế tạo thuốc chống trầm cảm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong thịt cá nục cũng có chứa Docosahexaenoic Acid. Thành phần giúp ngăn chặn và phòng ngừa bệnh mất trí nhớ và rối loạn hành vi ở người cao tuổi

Làm giảm nguy cơ tiểu đường

Các món ngon chế biến từ cá Nục

Cá Nục kho cà chua

Nguyên liệu: 

Cá nục: 700g

Đường trắng: 5 muỗng cà phê

Nước dừa: 1/2 lít

Hành tím: 1 củ

Tỏi: 1 củ

Muối: 2 muỗng cà phê

Nước mắm: 2 muỗng canh

Cà chua: 3 trái

Cà chua cô đặc: 1 hũ

Hành lá, ớt trái, tiêu

Cách chế biến: 

Cá nục làm sạch và cắt khúc vừa ăn. Rửa sạch cà chua rồi thái hạt lựu. Đập dập phần đầu hành lá.

Nên chuẩn bị thêm nồi áp suất để nấu sẽ đỡ tốn nhiều thời gian hơn, cá nhanh mềm và rục xương như cá hộp, ăn sẽ ngon hơn.

Bắc chảo lên bếp, cho vào một ít dầu ăn. Làm nóng dầu ăn trên chảo, cho cá nục đã thấm khô nước vào chiên sơ khoảng 10 phút cho thịt cá săn lại là được. Không nên chiên giòn vì mục đích của món này là làm cho thịt cá mềm và rục xương.

Cá sau khi được chiên sơ thì cho ra một cái nồi lớn vừa đủ để kho. Tiếp tục cho thêm 0.5 lít nước dừa tươi vào nồi, đổ xâm xấp mặt cá và kho trong khoảng 30 phút cho cá chín mềm.

Tiếp tục làm nóng dầu ăn trong chảo, cho cà chua đã thái hạt lựu vào xào khoảng 5 phút (lưu ý chỉ cho lượng dầu vừa đủ để xào cà chua). Sau đó thêm 100ml nước lọc vào và tiếp tục nấu.

Khi cà chua đã nục hẳn thì cho thêm 1 hũ cà chua cô đặc vào rồi nấu thêm 10 phút nữa. Nêm vừa ăn các gia vị: 2 muỗng cà phê muối, 5 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, một ít hành tím băm, ớt.

Để tiết kiệm thời gian, bạn nên thực hiện sốt cà chua cùng lúc kho cá với nước dừa. Có thể không sử dụng cà chua cô đặc cũng được, nguyên liệu này không bắt buộc. Tuy nhiên nếu cho vào thì món ăn sẽ ngon hơn.

Sau khi kho cá nục với nước dừa được hơn 30 phút. Cho phần sốt cà chua đã làm xong vào chung rồi tiếp tục kho thêm 30 – 45 phút, khi nước rút bớt lại còn khoảng 1 nửa lượng nước dừa ban đầu, nước sốt sệt sệt vừa là được.

Cuối cùng trang trí thêm ít ớt trái, đầu hành, tiêu cho vào nồi cá kho làm cho món ăn thêm đẹp mắt và thơm ngon hơn.

Cá Nục chua ngọt

Nguyên liệu:

0,5 kg cá nục

1 vắt me chua

1 quả cà chua

Nước mắm, muối, đường

Hành khô, hành lá

1 thìa canh bột năng

Cách chế biến: 

Làm sạch cá, bỏ ruột, rửa sạch rồi khứa nhẹ vài đường trên thân cá. Thêm 1 thìa muối nhỏ, dùng tay thoa đều lên cá, để khoảng chừng 15 phút hoặc lâu hơn cho thấm. Cà chua rửa sạch, thái nhỏ. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Đầu hành trắng đập dập.

Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, đun nóng dầu ăn trong chảo, cho cá vào rán vàng đều hai mặt rồi vớt ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu.

Cho me vào một cái bát, cho thêm một ít nước sôi, dầm tan rồi lọc bỏ hạt, giữ lại nước cốt.

Đun nóng hai thìa dầu ăn trong chảo, phi hành khô và đầu hành cho thơm rồi đổ cà chua, nước cốt me, 2 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh đường và hành lá vào đun sôi đến khi cà chua chín nhừ và hỗn hợp hơi sánh đặc. Bạn cần châm thêm một ít nước lọc nếu cạn nước.

Cá Nục kho riềng

Nguyên liệu: 

Cá nục: 2 con

Thịt ba chỉ: 300g

Củ riềng: 2 củ

Hành tím: 3 củ

Đường trắng: 2 muỗng canh

Nước mắm: 1 muỗng canh

Tiêu: 1 muỗng cà phê

Hành lá: 1 nhánh

Trà túi lọc: 1 gói

Cách chế biến:

Rửa sạch thịt ba chỉ, cắt miếng dày. Cá làm sạch sau đó rút xương giữa. Hành tím bóc vỏ cắt mỏng, hành lá rửa sạch. Riềng gọt vỏ rửa sạch, cắt lát.

Pha trà với 1/4 cốc nước sôi. Bắc chảo lên bếp, đun nóng, cho 2 thìa đường vào chảo khuấy ddeuf tay cho đến khi đường chuyển màu vàng cánh gián thì thêm 1/2 cốc nước sôi vào để làm nước màu.

Đun nóng dầu trong chảo, cho cá vào chảo dầu rán chín hai mặt. Để ra đĩa. Sau đó phi thơm hành tím với 1 thìa cà phê dầu ăn.

Tiếp theo xếp một lớp thịt và riềng xen kẽ vào nồi, xếp nốt cá và thịt còn lại vào rồi cho nước màu ngập mặt thịt và cá. Nêm gia vị: nước mắm và tiêu cho vừa miệng.

Đun sôi cá khoảng 5 phút thì cho nước trà vào, ninh nhỏ lửa đến khi nước cạn gần hết và miếng cá, thịt rắn lại thì tắt bếp.

Cá Nục kho măng

Nguyên liệu: 

2 con cá nục tươi

2 – 3 nhánh măng

1 nhánh riềng nhỏ, hành lá, 2 trái ớt tươi

Gia vị: Nước màu, nước mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn

Cách chế biến:

Măng vàng cắt khúc, tước bỏ đoạn già, dùng tay xé cọng măng thành những khúc ngắn. Rửa sạch nhiều lần cho măng sạch. Luộc sơ măng với nước sôi để măng bớt mùi chua rồi vớt măng ra rổ để ráo.

Riềng rửa sạch, cắt lát, Ớt rửa sạch, bỏ hạt, thái lát, Hành lá rửa sạch, cắt khúc.

Mang cá chiên sơ rồi vớt cá ra giấy thấm dầu.

Xếp cá vào nồi. Bên trên là một lớp măng, tiếp theo là riềng và ớt tươi cắt lát. Bạn trút khoảng 3 muỗng canh nước màu lên cá, nêm thêm vào cá 1/2 muỗng canh nước mắm, 1/2 thìa cafe hạt nêm.

Đun cá trên lửa lớn cho tới khi cá sôi bùng lên thì hạ bớt lửa, thêm vào cá khoảng 200 ml nước sôi (chỉ cần gần mặt mặt cá). Đun cho đến khi thịt cá cứng lại, măng vàng thấm gia vị thì bạn cho hành lá vào và tắt bếp.

Cá Nục nướng ớt Hàn Quốc

Nguyên liệu:

2 con cá nục to

1-2 quả ớt

Chanh vàng, muối, ớt bột Hàn, rượu, bột ngọt

Cách chế biến:

Trước tiên làm sạch cá nục, để ráo nước và dùng khăn sạch thấm khô. Sau đó cho chút muối + rượu + bột ngọt vào ướp lẫn với cá chừng 30-40 phút cho cá ngấm gia vị.

Trải giấy bạc ra, cho ớt xanh vào tạo thành lớp lót, đặt cá nục lên trên và cuộn giấy bạc lại.

Cho cá vào lò nướng với mức nhiệt 250 độ C trong 20 phút, rồi cho cá ra và lật cá, nướng tiếp thêm 15 phút nữa.

Trong thời gian chờ cá chín, bạn vắt chanh vàng và lấy nước cốt. Sau khi cá chín, bạn lấy ra và rưới nước cốt chanh lên trên khắp thân cá. Vậy là món cá nục nướng ớt của chúng ta đã hoàn thành rồi.

Mẹo khử mùi tanh cá Nục đơn giản

Trong cá nục chay bất kỳ loại cá biển nào đều chứa nhiều chất đạm, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách khử mùi tanh thì cá sẽ rất khó ăn.

Dùng muối

Trước tiên, dùng lưỡi dao cạo thật sạch da cá để loại bỏ hết nhớt tanh và lớp phấn trắng hay bám ở phần bụng cá. Sau đó, móc thật sạch trong bụng, gỡ cho hết gân máu. Rửa 3 lần nước cho sạch, rồi ngâm nước muối 15 phút, vớt lên để ráo.

Dùng rượu

Một ít rượu tẩm ướp vào cá trước khi chiên, nướng hoặc trong khi hấp, luộc cho một chút rượu vào cá sẽ làm cá thơm ngon hơn và mất hẳn mùi tanh.

Dùng chè (trà)

Chè là một nguyên liệu khử tanh rất tốt cho cá biển. Ví dụ: khi kho cá thu, rắc dưới đáy nồi và trên cùng lớp cá một dúm chè khô rồi kho sẽ giúp cá vừa thơm vừa rắn thịt, rất ngon.

Kinh nghiệm chọn cá nục tươi ngon

Quan sát mang cá nục biển

Mang cá là bộ phận để có thể nhận biết được độ tươi của cá. Điểm lưu ý đầu tiên để chọn cá nục biển tươi là phải quan sát mang cá, vì mang cá là cơ quan hô hấp, để nhận biết có hóa chất có hay không thì mang cá là nơi sẽ bị ảnh hưởng trước tiên.

Cá nục biển tươi thường có mang màu đỏ hồng tươi, nắp mang khép chặt với miệng mang, không nhớt, không có mùi hôi. Trong khi đó mang cá nục nhiễm độc không sáng trơn và có màu hồng thâm. Mang cá nục ươn thì màu xám, nắp mang không dính chặt với miệng mang, thường có mùi hôi và có nhớt.

Quan sát mắt cá nục biển

Khác với cá nục ươn hay cá nục đã bị nhiễm độc thì mắt cá nục biển còn tươi sẽ lồi và trong suốt, giác mạc đàn hồi. Còn đối với những con cá nục đã bị nhiễm độc hay cá nục được ướp bằng urê thì mắt không còn trong, thậm chí mắt còn lồi ra.

Quan sát vảy cá nục biển

Vảy của cá nục biển tươi có màu óng ánh, bám chặt với thân, không có mùi hôi và niêm dịch. Còn với vây cá nục ươn thì không sáng óng, vảy dễ dàng bị bong tróc, và có mùi hôi.

Quan sát thân cá nục biển

Thân mình cá nục biển còn tươi thường đàn hồi, rắn chắc, khi ấn vào không để lại vết lõm tay, thân mình cá vẫn còn nhớt. Nếu cá nục đầu to thân nhỏ, xuất hiện các đốm đen loang lổ, nhiều con bị đen toàn thân thì tức là đã bị nhiễm độc nặng.

Đặc biệt nhận biết rõ nhất khi các chị đã lỡ mua cá nục biển nhiễm hóa chất về là nấu lên, nếu xuất hiện bọt đen và hơi cá bốc mùi lạ thì đây chính xác là cá đã được ướp ure hoặc nhiễm hóa chất, tuyệt đối không được ăn, phải bỏ đi.

Bên cạnh đó nếu cá còn tươi mà cũng không thấy nhớt thì cũng không nên chọn vì có thể nó đã được ngâm tẩm khá lâu. Hoặc bạn có thể lưu ý đến mùi của cá, cá biển tươi sẽ có mùi tanh đặc trưng chứ không phải mùi khai như cá đã được ủ ure.

Quan sát miệng và bụng cá nục biển

Miệng cá nục biển tươi thường ngậm kín. Nếu cá hơi hé mở miệng tức là cá ươn, cá bị nhiễm độc. Với cá nục biển bị đông lạnh quá lâu ngày hoặc gặp vấn đề khi bảo quản thì răng cá thường bị rụng.

Quan sát phần hậu môn của cá, nếu có màu trắng nhạt ở sâu bên trong và bụng cá lép thì là cá nục tươi. Còn nếu hậu môn cá nục biển bị lòi ra ngoài, có màu hồng hay đỏ bầm, bụng cá phình to thì là cá ươn.

Mua cá Nục ở đâu? Giá bao nhiêu tiền 1Kg?

Cá nục là dòng cá có mức giá trung bình, phù hợp với mức thu nhập của hầu hết các gia đình hiện nay. Cá nục sinh sống ở khắp các vùng biển trải dài từ Bắc vào Nam. Cho nên các bạn có thể dễ dàng đặt mua cá nục tại các chợ hải sản hoặc các trang mạng chuyên bán hải sản.

Cá nục tươi sống: 40 – 60 nghìn đồng/kg (cá nục phi lê sẽ có mức giá cao gần gấp đôi so với nguyên con.

Cá nục phơi 1 nắng: 130 – 150 nghìn đồng/kg.

Cá nục sốt cà đóng hộp, đông lạnh: 20 nghìn đồng/ hộp 190 gram.

7 Lợi Ích Tuyệt Đỉnh Của Cá Hồi Đối Với Sức Khỏe Con Người

Cá hồi giàu protein và amino acid tốt cho hệ tiêu hóa

Các loại thịt động vật có màu đỏ như lợn, bò nếu ăn quá nhiều lại không tốt cho sức khỏe. Vì thực phẩm này gây ra chứng thừa đạm, tiểu đường, béo phì còn cá hồi thì lại khác. Protein trong cá hồi và amino acid rất dễ hấp thụ. Thành phần này không những tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch mà còn rất nhiều vitamin A, D, phốt pho, magiê, kẽm, và i-ốt góp phần giúp cho xương chắc khỏe, đàn hồi tốt.

Theo kết quả nghiên cứu của Trường Y tế cộng đồng thuộc Đại học Harvard – Mỹ, cá hồi sẽ giúp cải thiện rất hiệu quả đến lượng cholesterol trong máu vì lượng axit béo omega-3 dồi dào. Đồng thời, ăn cá hồi giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh về huyết áp, tim mạch.

Ngoài ra, hiện tượng máu bị vón cục dẫn tới tắc nghẽn mạch máu cũng được cải thiện đáng kể khi bạn ăn cá hồi thường xuyên. Vì omega-3 giúp giảm nồng độ triglyceride, ăn cá hồi mỗi tuần sẽ giảm được khoảng 12% nguy cơ của bệnh so với những người không ăn.

Ăn cá hồi giúp cải thiện da và tóc

Một lợi ích của cá hồi cũng rất quan trọng đó là cải thiện kết cấu làn da mịn màng, trắng sáng; còn tóc trở nên bóng mượt và ngăn gãy rụng. Vì cá hồi giàu protein, cùng các axít béo omega-3, vitamin D giúp tăng cường dưỡng chất cho da và tóc hiệu quả.

Phát triển cơ bắp

Cá hồi có hàm lượng protein và axit béo omega-3 cao nên có tác dụng làm giảm nguy cơ phân hủy protein cho cơ bắp. Sau khi luyện tập, ăn cá hồi sẽ giúp cải thiện phục hồi các cơ. Vì thế, thường xuyên ăn cá hồi sẽ giúp cơ bắp của bạn săn chắc, thúc đẩy sự trao đổi chất mạnh mẽ.

Thịt cá hồi rất tốt cho não bộ

DHA có trong axit béo không no của cá hồi đối với con người có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh giúp cải thiện trí nhớ và sự thông minh. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, DHA là một dưỡng chất vô cùng quan trọng và cần thiết để phát triển tế bào não, đặc biệt là trình phát triển não bộ của thai nhi. Vì vậy, tăng cường ăn cá hồi khi mang thai là vô cùng cần thiết và nên làm.

Tăng cường sức khỏe cho đôi mắt nhờ thịt cá hồi

Cá hồi có hàm lượng omega-3 và axit amin cao nên giúp cải thiện sức khỏe của đôi mắt, giúp ngăn ngừa bệnh AMD hay giúp mắt không bị khô, giảm mệt mỏi. Người trên 50 tuổi tích cực ăn cá hồi giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng và có lợi cho sức khỏe của mắt.

Cung cấp vitamin

Cá hồi cung cấp vitamin thiết yếu, trong miếng phi lê nướng 85g cung cấp hơn 40% lượng vitamin B11, hơn 25% vitamin B6, vitamin D thúc đẩy phát triển xương và răng khỏe mạnh, hạn chế bệnh ung thư.

Khoáng chất

Một khẩu phần cá hồi nướng 85g cung cấp khoảng 50% lượng selen. Điều này hỗ trợ triệu chứng suy giảm tinh thần, phòng bệnh tim, ung thư, bệnh tuyến giáp, theo Viện Y tế Quốc gia cá hồi cũng cung cấp 20% lượng phốt pho cho cơ thể.

Mua cá hồi ở đâu? Bằng phương thức nào?

Với những lợi ích từ việc ăn cá hồi kể trên, hội chị em nội trợ cần cân nhắc địa chỉ mua cá hồi an toàn. Hiện nay, tại siêu thị VinMart trên toàn quốc được bày bán các loại cá hồi như cá hồi fillet, lườn cá hồi, đầu cá hồi rất an toàn và bổ dưỡng. Các loại cá hồi đều được kiểm định nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhất, với mong muốn mang đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng đặt lên hàng đầu.

Hơn nữa, để tiết kiệm thời gian và công sức mua sắm cho chị em nội trợ, nhất là các bà mẹ công sở, tháng 5 vừa qua, Tập đoàn Vingroup đã triển khai 60 Virtual Store – siêu thị ảo VinMart 4.0 tại các tòa nhà văn phòng, bến xe bus, khu tập thể… Với phương thức mua sắm mới ra đời bằng cách quét mã QR sản phẩm, bạn chỉ cần ngồi nhà vẫn có thể lựa chọn được các sản phẩm có trong siêu thị VinMart, vừa tiện lợi lại nhanh chóng, độ an toàn cao chỉ với ứng dụng VinID trên điện thoại di động.

Bước 1: Tải App VinID về thiết bị di động tại App Store – dành cho hệ điều hành iOS hoặc Google Play – dành cho hệ điều hành Android

Bước 2: Mở App VinID và lựa chọn trải nghiệm tính năng Scan & Go.

Bước 3: Hoàn tất giao dịch, thực hiện thanh toán và lựa chọn hình thức nhận hàng phù hợp.

Hiện tại bạn có thể mua hàng qua tính năng Scan & Go tại:

Hệ thống siêu thị VinMart trên toàn quốc.

Siêu thị ảo VinMart là các tấm áp phích in hình sản phẩm đi kèm mã QR, được đặt tại nơi công cộng như cổng trường học, bến xe buýt, sảnh chung cư, thang máy,…

Cẩm nang mua sắm VinMart Scan & Go bản giấy phát trực tiếp tại siêu thị hoặc bản điện tử tại chúng tôi .

Một số sản phẩm cá hồi mà bạn có thể mua ngay tại cẩm nang mua sắm VinMart Scan & Go như:

Cá hồi fillet 0.3 kg: 167.970 đồng

Đầu cá hồi 400 gram: 27.960 đồng

Những Lợi Ích Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe Của Cá Tầm Không Phải Ai Cũng Biết?

Nguồn gốc, môi trường sinh trưởng và đặc điểm nhận dạng cá tầm

Nói về nguồn gốc, cá Tầm thuộc vào một chi cá có tên khoa học là Acipenser, nằm trong số chi cá cổ nhất vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Cá tầm được tìm thấy lần đầu ở các vùng nước thuộc châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ, vì thế các nơi này được cho là “cái nôi” của cá tầm.

Cá tầm có thân suông dài, di chuyển nhiều và thường hay thay đổi vùng sinh thái. Cá tầm có thể cân nặng đến hơn 1 tấn và dài trên 4m. Cá tầm có thể đã xuất hiện trên trái đất khoảng hơn 100 triệu năm trước, và hiện chia làm 4 chủng loại khác nhau gồm 25 loài, bao gồm cá tầm trắng, cá tầm mũi ngắn, cá tầm sao, beluga và sterlet.

Cá tầm là một trong những mặt hàng hải sản hot nhất Hải sản Hoàng Gia

Cá tầm có bản tính ưa lạnh, nên nơi sinh sống lý tưởng cho nó phải có nhiệt độ trong khoảng từ 18 – 27 độ C và nguồn nước phải sạch tự nhiên, có lượng oxy hòa tan cao. Tại Việt Nam, chỉ có Sapa và Lâm Đồng mới đủ điều kiện để nuôi loại cá này. Trong đó đặc biệt là Sapa được cho là mảnh đất vàng để nuôi cá tầm tại Việt Nam nhờ vào điều kiện thiên nhiên hội tụ đủ các yếu tố cần thiết như không khí lạnh, nước sạch, hệ thống sông ngòi tự nhiên có nguồn thức ăn dồi dào…

Chu kỳ sinh sống của cá tầm hơi khác so với các loài cá khác khi phần lớn cá tầm sống ở biển và khi đến chu kỳ sinh sản, chúng sẽ quay ngược lại các con sông, kênh rạch để đẻ trứng, nuôi con. Bên cạnh đó vẫn có một số loài cá Tầm sống tại vùng nước ngọt nhưng số lượng không đáng kể.

Cá tầm trưởng thành có thể đạt độ dài từ 2,5m đến 3,5m, nhưng vẫn có những con cá tầm lớn hơn thế nữa. Về cơ bản thì họ hàng nhà cá tầm sẽ có một điểm chung là chiếc mõm hình nêm cong vút nhằm tìm kiếm thức ăn trong lớp đáy bùn. Chúng không có vảy mà thay vào đó là bộ da trơn nhẵn, dày dặn và phủ một lớp nhớt.

Cá Tầm – “Đóa sen” trong lòng biển khơi

Như chúng ta đã biết, mọi bộ phận của một đóa sen đều sẽ được chế biến thành những sản phẩm rất có ích cho sức khỏe người dùng. Gọi cá tầm là “đóa sen trong lòng biển khơi” bởi vì cá tầm không chỉ quý giá vì trứng, mà cả thịt hay sụn cá đều rất bổ dưỡng.

Cá tầm tươi sống có thịt dai, rắn chắc hơn các loại cá khác, hương thơm, vị béo vừa phải, cùng vị ngọt không lẫn với loài cá nào khác được. Thịt cá tầm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, phốt-pho, selen và vitamin B6, B12 đặc biệt là omega 3 và omega 6. Cá tầm là nguồn cung cấp DHA cho các mẹ bầu mang thai và trẻ em vì hàm lượng DHA trong 100gr thịt cá là khoảng 0,54gr. Cá tầm còn cung cấp hàm lượng đáng kể Protein, Niacin và Vitamin 12, những dưỡng chất có lợi cho hoạt động của cơ thể và bộ não của con người.

Cá tầm là loài cá “không xương”, thay vào đó xương chúng hoàn toàn được cấu tạo từ sụn. Sụn cá tầm rất giàu canxi nên đã được các công ty dược phẩm lấy làm thuốc có lợi cho xương khớp, bổ trợ sự phát triển chiều cao ở trẻ em và phục hồi các khớp xương của người già.

Cá tầm chế biến món nào cũng hết xảy, không những sở hữu hương vị ngon nhất nhì trong giới hải sản mà còn cực kì bổ dưỡng

Trứng cá tầm được mọi người gọi là “thức ăn của tình yêu” do trong đó có chứa các chất arginine và histidine và nhiều loại axit amin như omega-3, lysine, isoleucine, và methionine. Các chất này có thể giúp làm giảm nguy cơ trầm cảm, ngăn ngừa các bệnh về tim, tăng lưu thông máu. Trứng cá tầm cao cấp chứa đến 30% protein và hơn 20% chất béo có thể dễ dàng hấp thụ bởi con người. Bên cạnh đó trứng cá tầm còn là nguồn là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng với các thành phần như canxi, photpho, protein, selen, sắt, magiê và các loại vitamin B12, B6, B2, B44, C, A, và D.

Cách làm sạch nhớt cá tầm

Không giống các loại cá khác, cá tầm không có xương mà chỉ toàn là sụn. Đặc biệt, bên ngoài da cá tầm có một lớp nhớt. Muốn loại bỏ lớp nhớt này, bạn cần chuẩn bị một nồi nước sôi, cho nguyên con cá tầm vào chần sơ qua cho chín lớp nhớt này sau đó dùng bàn chải hoặc khăn lau sạch phần nhớt.

Sau khi bạn đã làm sạch lớp nhớt của cá tầm, bạn lọc bỏ các đường vân sụn ở 2 bên bụng bằng dao rồi đến phần vây, sụn trên lưng.

Sau đó, cắt một phần đuôi cá để dễ dàng hơn cho việc phi lê. Rạch đường ở phần đầu của cá để có thể dễ tách thịt hơn. Tiến hành phi lê cá bằng cách rạch các phần thịt ở bên sống lưng. Như vậy là bạn đã tách được phần thịt ra khỏi xương sụn.

Tiếp theo, bạn cắt thịt cá thành nhiều khúc. Cuối cùng lọc thịt cá và da cá ra riêng.

Vậy là chúng ta đã có những phần cá tầm phi lê sẵn sàng để đem đi chế biến thành những món ăn thơm ngon, hấp dẫn rồi.

Cá tầm ngon nhất vẫn là khi đem nướng muối ớt – món này hiện đang có tại Hải sản Hoàng Gia

Cá tầm tươi sống không chỉ dành cho giới thượng lưu

Khi nhắc đến cá tầm, người ta sẽ nghĩ đến sự đắt đỏ của nó và cho rằng nó chỉ dành cho giới thượng lưu. Nhưng thực khách đừng lo, vì giờ đây đã có Hải sản Hoàng Gia, thực khách sẽ không còn phải lo về giá mà cá vẫn tươi ngon.

Để đáp ứng nhu cầu của thực khách về chất lượng của sản phẩm, Hải sản Hoàng Gia – nơi được mệnh danh là “Thủy Cung giữa lòng Sài Gòn” đảm bảo mang đến tận tay khách hàng những sản phẩm 100% tươi sống.

Hải sản Hoàng Gia là chuỗi siêu thị hải sản đầu tiên tại Việt Nam cam kết đổi trả tận nhà khách hàng trong vòng 24h. Tự chọn hải sản tại chuỗi siêu thị Hải sản Hoàng Gia:

Tại Thành phố Hồ Chí Minh:🏠 Quận 1: 180 Trần Hưng Đạo, P.Nguyễn Cư Trinh (góc giao Cống Quỳnh)🏠 Quận 7: 103A Nguyễn Thị Thập, P.Tân Phú (góc giao Nguyễn Văn Linh)🏠 Quận 10: 337 Tô Hiến Thành, P.13 (góc giao Đồng Nai)🏠 Quận 10: 235-241 Nguyễn Tri Phương, P.5 (ngay ngã 6)🏠 Quận 11: 94 Hòa Bình, P.5 (góc giao Khuông Việt)🏠 Quận Gò Vấp: 12C – 12D Nguyên Hồng, P.1 (góc Nguyên Hồng – Lê Quang Định)🏠 Quận Tân Phú: 367 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành🏠 Quận Gò Vấp: 1031 Phan Văn Trị, P.10 (Góc giao với Nguyễn Oanh)Tại Hà Nội:🏠 124 Ngõ 75, Đường Hồng Hà, P.Phúc Xá, Quận Ba ĐìnhTại Đà Nẵng:🏠 70 Nguyễn Văn Thoại, Phường Mỹ An, Huyện Ngũ Hành SơnHoặc gọi đến hotline: 090 6789 543 để đặt hàng nhanh nhất. HẢI SẢN HOÀNG GIA: ĂN CHẤT LƯỢNG – SỐNG THỊNH VƯỢNG

7 Lợi Ích Tuyệt Vời Của Cá Ngừ Đại Dương Cho Sức Khỏe

Cá ngừ đại dương hay còn được biết đến với tên gọi khác là cá bò gù, là một loài cá lớn thuộc họ Cá bạc má (Scombridae), được tìm thấy nhiều tại các vùng biển ấm.

Ở Việt Nam, cá ngừ là loài hải sản đặc biệt thơm ngon, được rất nhiều người ưa chuộng. Loài cá này chứa những chất cần thiết cho , vì thế nó được chế biến thành nhiều loại món ăn và tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao.

Lợi ích của cá ngừ đại dương đối với sức khỏe con người

1. Giảm cân

Được coi là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể con người, cá ngừ thực sự là một trợ thủ đắc lực trong việc giảm cân. Sinh trưởng trong môi trường đại dương, loài cá này đặc biệt sạch, giàu protein và các chất dinh dưỡng như: DHA, Omega-3, EPA, taurin, …

Tuy nhiên, loại thực phẩm này lại chứa rất ít chất béo và calo, chính vì thế ăn cá ngừ không chỉ giúp duy trì vóc dáng mà còn cung cấp, cân bằng các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cá ngừ là sự lựa chọn vô cùng hợp lý cho những ai muốn có một thân hình thon gọn.

2. Bổ mắt

Theo một cuộc khảo sát tại Mỹ, có gần 10 triệu người mắc hội chứng khô mắt – căn bệnh xuất hiện khi lượng nước mắt quá ít. Những người này chủ yếu là phụ nữ trên 40 tuổi. Tiến sĩ Miljanovic và các cộng sự ở bệnh viện Brigham đã công nhận rằng việc tiêu thụ nhiều Omega-3 có tác dụng bảo vệ, phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh đến 20%.

Trong cá ngừ rất giàu Omega-3, chính vì thế việc ăn chúng đặc biệt tốt cho những ai đang mang trong mình căn bệnh này. Ngoài ra, lượng Omega-3 có trong cá ngừ còn ngăn chặn mắt khỏi tình trạng thoái hóa điểm vàng, giảm nguy cơ rối loạn mắt.

3. Ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là hiện tượng thành động mạch bị xơ cứng, hẹp lại tắc cục bộ gây biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong các nguyên nhân gây ra các bệnh như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Xơ vữa động mạch là một căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại, nó không xuất hiện ngay lập tức mà tích tụ dần dần theo thời gian. Căn bệnh này thường không có triệu chứng nào và là mối đe dọa nghiêm trọng với người cao tuổi Việc ăn cá ngừ đem lại hiệu quả bất ngờ trong việc giảm mức độ lipid trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

4. Kích hoạt các tế bào não và thúc đẩy các hoạt động trong não

Trong cá ngừ có chứa rất nhiều DHA (Docosahexaenoic acid) – một acid béo rất quan trọng cho sự phát triển não, hệ thần kinh và võng mạc, thuộc nhóm các acid béo Omega-3. Do đó, ăn cá ngừ thúc đẩy sự tái sinh của các tế bào não, cải thiện và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ.

Theo nhiều cuộc nghiên cứu và khảo sát tại Mỹ, các nhà khoa học đã chỉ ra được lợi ích của cá ngừ đối với sức khỏe, theo đó với sự dồi dào về axit béo Omega-3, cá ngừ đại dương thật sự là thực phẩm vô cùng bổ ích hỗ trợ việc hoàn thiện và phát triển trí não của con người đặc biệt là thai nhi.

Phụ nữ mang thai vào 3 tháng giữa của thai kì nên bổ sung thêm cá ngừ cho thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để thai nhi có thể phát triển trí não một cách toàn diện nhất.

5. Ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt

Sắt là một nguyên tố không thể thiếu trong cơ thể con người, trong cá ngừ có chứa một lượng lớn sắt và B12 được cơ thể hấp thụ dễ dàng. Sử dụng cá ngừ làm nguyên liệu trong các món ăn hàng ngày sẽ bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

6. Bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan

Lượng DHA, EPA và taurine dồi dào có trong cá ngừ sẽ làm giảm lượng chất béo trong máu và thúc đẩy các tế bào gan phát triển. Hiện nay, chế độ dinh dưỡng không phù hợp cộng với áp lực công việc khiến con người dễ mắc các bệnh về gan, việc sử dụng cá ngừ không chỉ tăng cường chức năng gan mà còn bảo vệ nó tránh khỏi các tác nhân gây hại cho cơ thể.

7. Giảm mức độ Cholesterol “xấu”

Cholesterol là một dạng chất béo tồn tại trong các tế bào của cơ thể, loại chất béo này màu vàng, được tạo ra bởi gan và từ thức ăn khi ta ăn vào. Nồng độ cholesterol trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp, tiểu đường.

Để giảm thiểu lượng Cholesterol trong máu cần phải lựa chọn cho mình loại thực phẩm phù hợp và tốt cho sức khỏe, tiêu biểu là cá ngừ. Các món ăn chế biến từ cá ngừ không chỉ ngon mà còn vô cùng bổ dưỡng, góp phần làm giảm cholesterol “xấu” trong máu và tăng cholesterol “tốt”, duy trì sức đề kháng cho cơ thể.

Cá ngừ đại dương làm món gì ngon và giá cả cá ngừ đại dương bao nhiêu 1 kg?

Hiện nay, giá của cá ngừ đại dương khoảng 200.000 – 300.000 đồng/kg.

Cá ngừ đại dương cắt khối, trứng cá ngừ, bao tử cá ngừ,… chế biến thành nhiều món nướng, chiên, hấp, lẩu, ăn sống như sushi,…

Mắt cá ngừ đại dương tiềm thuốc bắc, lẩu mắt cá ngừ đại dương (hay còn gọi là lẩu đèn pha) cực bổ dưỡng và thơm ngon.

Một số lưu ý khi sử dụng, chế biến cá ngừ đại dương

Nếu là phụ nữ mang thai thì cần hạn chế sử dụng cá ngừ đóng hộp vì trong đó chứa hàm lượng thủy ngân cao không tốt cho sức khỏe của sản phụ và thai nhi.

Khi chế biến cá ngừ nên lọc hết phần da rồi để vào ngăn đá tủ lạnh trong khoảng 1 giờ trước khi chế biến để làm giảm hàm lượng thủy ngân.

Với đặc tính không ngấm gia vị như các loại các cá khác, bạn nên ướp gia vị trong khoảng 1 đến 2 giờ trước khi chế biến để đảm bảo hương vị tươi ngon, bổ dưỡng của loại thực phẩm này.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đặc Điểm Và Những Lợi Ích Từ Thịt Cá Nục Cho Sức Khỏe Con Người trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!