Bạn đang xem bài viết Đặc Điểm Chung Và Bí Quyết Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Cá Bống Tượng được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đặc điểm chung
Nguồn gốc và phân loại
Cá Bống Tượng có tên khoa học là Oxyeleotris marmorata là một loài cá bống sống tại vùng nước ngọt phân bố tại lưu vực sông Mê Kông và sông Chao Praya cùng những con sông trong khu vực biên giới giữa các nước Malaysia, Singapore, Đông Dương, Philippines và Indonesia. Cá bống tượng là một loài cá có giá trị kinh tế cao.
Cá Bống được phân loại:
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Họ: Eleotridae
Bộ: Perciformes
Chi: Oxyeleotris
Loài: O. marmorata
Đặc điểm hình thái
Cá bống tượng có kích thước lớn nhất trong họ cá bống nước ngọt, có thân hình thoi tròn. Cá có hàm răng sắc nhọn của các loài cá ăn động vật. Mình cá có nhiều màu đen, điểm thêm ít vằn nâu, đầu to hơn so với thân. Và điểm đặc biệt khó có thể nhầm lẫn cá bống tượng là dưới đuôi có hình chữ V màu đen.
Khi lật ngửa vảy bụng và lưng đều, các vây nguyên, cá có nhiều nhớt, màu lưng hơi xám, da bóng, mang phùng thật to và các vây xoè ra hết cỡ, có trọng lượng trung bình khoảng 50 – 100g. Cá bống tượng giống với những loài cá bống khác, nhất là trong thời kỳ còn nhỏ nhưng lúc lớn chúng có trọng lượng lớn, có thể đạt đến vài kg. Cá bống tượng khoẻ, thịt dày, ngon, thịt cá khi chế biến có màu trắng tinh như thịt gà, có độ dai và có vị ngọt.
Tập tính sống của cá bống tượng
Cá Bống tượng có tập tính sống rải rác ở sông ngòi, đầm hồ, các hang hốc dưới đáy, thường rình mồi mà không đuổi bắt mồi, nên việc đánh bắt giống cá này ngoài tự nhiên gặp nhiều khó khăn.
Cá bống tượng thuộc loài cá dữ, ăn tạp, miệng cá có răng dài và sắc để bắt giữ mồi, cá ăn các loại động vật như cá nhỏ, tôm tép, cua, …
Cá sống thích hợp ở môi trường nước không bị nhiễm phèn, pH = 7, song chúng có thể chịu đựng ở môi trường có pH = 5. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cá phát triển từ 26 – 32°C, cá cũng có thể chịu đựng nhiệt độ nước ở khoảng 15 – 41,5°C.
Cá sống ở nước ngọt, song có thể chịu đựng ở độ muối 15‰. Cá cần có dưỡng khí trên 3mg/l, song cá cũng có thể chịu đựng ở môi trường dưỡng khí thấp vì có cơ quan hô hấp phụ.
Đặc điểm sinh sản và sinh trưởng
Cá bống tượng có buồng trứng nhỏ so với tổng trọng lượng cơ thể, hạt trứng nhỏ, sức sinh sản cao từ 76 – 220 trứng/g trọng lượng. Cá nuôi từ 9 – 12 tháng thì thành thục. Cá đẻ trứng dính liền, con cái đẻ trứng 3 – 4 lần trong một năm. Mùa sinh sản của cá bống tượng kéo dài từ tháng 3 đến tháng 11.
So với các loài cá khác, cá bống tượng có tốc độ tăng trưởng chậm ở giai đoạn trọng lượng dưới 100g, cá từ 100g trở lên thì tăng trưởng khá hơn. Ở giai đoạn từ cá bột đến cá hương, cá phải mất thời gian 2 – 3 tháng mới đạt chiều dài 3 – 4cm. Ở giai đoạn cá hương, cần nuôi thêm 4 – 5 tháng mới đạt kích cỡ cá giống 100g/con. Để có cá giống 100g, từ lúc đẻ phải mất thời gian nuôi 7 – 9 tháng. Trong tự nhiên, những con còn sống sót sau khi nở phải cần khoảng 1 năm để có thể đạt cỡ từ 100 – 300g/con. Để có cá thương phẩm 400g trở lên, cá giống có trọng lượng 100g, phải nuôi ở ao từ 5 – 8 tháng, nếu nuôi bè thì thời gian nuôi 5 – 6 tháng.
Kỹ thuật nuôi cá Bống Tượng
Chọn địa điểm nuôi
Nguồn nước sạch, chủ động cấp và thay nước.
Không bị ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt, hóa chất từ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
Đất không bị nhiễm phèn nặng.
Tiện chăm sóc và quản lý.
Diện tích nuôi thích hợp 200 – 500 m2.
Chuẩn bị ao nuôi
Ao được tát cạn, sên vét bùn đáy ao, lấp các lỗ mọi.
Ao được phơi khô và bón vôi với liều lượng 7 – 10kg/100m2.
Dùng bột đậu nành 1kg/100m2, DAP 1kg/100m2 nhằm gây màu nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.
Chọn giống
Kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh.
Kích cỡ con giống thả tốt nhất: 80-100g/con hoặc 160-200g/con.
Đuôi xoè rộng, các tia vây còn nguyên vẹn, nhiều nhớt, mang phùng to, không bị xây xát.
Hiện nay có thể mua giống từ hai nguồn: từ các cơ sở sản xuất giống và tự nhiên qua các điểm thu gom. Đặc tính của hai nguồn giống như sau:
Thả giống
Thả giống: vận chuyển giống vào lúc sáng sớm và trời mát, trước khi thả vào phải ngâm bao trong nước 15 phút để tránh sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ giữa bao đựng cá và môi trường nước ao nuôi. Trước khi thả cá được tắm bằng nước muối 3-5% trong 5-10 phút. Mật độ thả thích hợp 2con/m2.
Chăm sóc ao nuôi
Phân cỡ: cá thả nuôi tốt nhất phải đồng cỡ.
Cho cá ăn thức ăn tươi sống như tôm, tép, cá nhỏ, trùng đất, … Thức ăn đảm bảo còn tươi sống, được cắt nhỏ, vừa miệng cá, bỏ ruột, vây, đầu và được rửa sạch.
Lượng thức ăn hằng ngày bằng 3 – 5% trọng lượng đàn cá. Cho ăn vào buổi chiều mát là chủ yếu. Nên bố trí sàn ăn để kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu, trung bình 2 sàn ăn cho 100 m2. Ngoài ra, sàn ăn còn dùng để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của cá.
Định kỳ thay nước 2 lần/tháng để đảm bảo chất lượng nước tốt , mỗi lần thay 20 – 30% lượng nước trong ao.
Trong quá trình nuôi có thể định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để làm sạch môi trường.
Thường xuyên theo dõi biến động của môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thu hoạch
Sau 9 – 10 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ 400 – 600g/con thì tiến hành thu hoạch toàn bộ. Cá thường có kích cỡ không đều vì vậy những con chưa đủ kích cỡ có thể nuôi tiếp cho đến khi cá đạt kích cỡ thương phẩm.
Cá bống tượng nuôi trong ao đất thường chui rúc vào đáy bùn có khi đến 1m, khó bắt. Cần tát cạn vào chiều mát, mò bắt sơ bộ, sau đó dùng chuối cây trang ao cho bằng, cho nước vào 5cm, nửa đêm và gần sáng cá bống tượng ngôi lên trên mặt bùn dùng đèn soi bắt. Có nơi còn dùng dòng nước chảy bắt cá vào đêm.
Một số bệnh thường gặp ở cá Bống Tượng
Bệnh đốm đỏ hay bệnh lở loét
Nguyên nhân: Do cơ thể bị xây xát tổn thương, các loại vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào những vết thương gây bệnh lở loét.
Triệu chứng: Trên thân có những đốm đỏ hay vết loét. Cá bỏ ăn, bơi lội lờ đờ, chậm chạp, khi bệnh nặng hậu môn của cá bị viêm loét, xuất huyết vây bụng, bụng tích nước trương phồng lên.
Phòng bệnh: Tắm cá bằng Formol (25ml/m3), giữ môi trường nước ao nuôi cá trong sạch và thay nước thường xuyên.
Trị bệnh: Dùng Osamet Fish (10 – 20g trộn vào 1 kg thức ăn) cho cá ăn liên tục 7 ngày. Cũng có thể tắm cho cá bằng nước muối với nồng độ 2-3% trong thời gian 3 – 5 phút, có thổi khí.
Bệnh tuột nhớt
Nguyên nhân: Bệnh chưa rõ nguyên nhân, có thể là do cá bị xây xát, từ đó vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng xâm nhập gây nên bệnh này.
Triệu chứng: Khi mới phát bệnh, đuôi cá có vệt màu trắng, sau đó lan dần khắp cơ thể, toàn thân có màu trắng do vẩy và da bị trốc ra. Khi bệnh nặng cá cắm đầu xuống dưới sau thời gian thì chết.
Phòng bệnh: Quản lý tốt các yếu tố môi trường, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học 15-20 ngày/lần.
Trị bệnh: Tắm cho cá bằng Iodine (2g/m3), dùng Osamet Fish (10 – 20g trộn vào 1 kg thức ăn) cho cá ăn liên tục 7 ngày.
Bệnh ký sinh trùng
Bệnh ký sinh trùng bao gồm có nội ký sinh và ngoại ký sinh, bệnh hầu như xuất hiện quanh năm. Bệnh do ký sinh trùng thường gặp trên cá nuôi bao gồm:
1. Bệnh trùng mỏ neo
Tác nhân gây bệnh: Trùng gây bệnh có tên Lernaea, có dạng giống mỏ neo, cơ thể có chiều dài 8-16mm, giống như cái que, đầu có mấu giống mỏ neo cắm sâu vào cơ thể cá.
Triệu chứng: Cá nhiễm bệnh giảm ăn, gầy yếu, chung quanh các chỗ trùng bám viêm và xuất huyết. Nơi trùng mỏ neo bám là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Tác hại và phân bố bệnh: Bệnh gây tác hại lớn cho cá giống và cá hương. Trùn mỏ neo thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt, … trên các loài cá như: cá chình, cá lóc bông, cá bống tượng, cá chép, cá mè, cá tai tượng…
Phòng bệnh: Kiểm tra cá trước khi thả nuôi, nếu phát hiện có trùng mỏ neo ký sinh dùng thuốc tím 10-25gr/m3 tắm trong một Giờ.
Trị bệnh:
Dùng lá xoan (cây sầu đâu tây) liều lượng 0,3 – 0,5kg/m3 nước.
Hoặc sử dụng Hadaclean A trộn vào thức ăn theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất để điều trị.
2. Bệnh rận cá
Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng thường tập trung vào mùa mưa. Giai đoạn còn nhỏ, chỉ cần 1-2 con rận ký sinh là có thể làm cá chết. Cá chình có tập quán sống chui rúc nên rất dễ bị rận cá tấn công.
Phòng và trị rận: bằng cách vệ sinh môi trường trước khi nuôi cá bằng vôi bột. Khi thấy có rận bám vào cá, cần tắm cho cá bằng thuốc tím trong một giờ, hoặc phun thuốc trực tiếp vào ao nuôi với liều lượng 20-25 g/m3 nước, cần kiểm tra độ pH của nước, tạo môi trường kiềm sẽ hạn chế rận cá.
3. Bệnh nấm thủy mi
Tác nhận gây bệnh: Do 2 giống nấm là Saprolegnia và Achlya.
Dấu hiệu bệnh lý: Trên da cá xuất hiện những vùng trắng xám, có những sợi nấm nhỏ nhìn trong nước giống như sợi bông trên thân cá.
Phân bố và lan truyền bệnh: Các giai đoạn phát triển của các loài cá nước ngọt, baba, ếch… đều có thể nhiễm nấm khi nuôi với mật độ dày. Nhiệt độ nước 18-25oC, thích hợp cho nấm phát triển.
Chẩn đoán bệnh: Nhìn bằng mắt thường có thể thấy các sợi nấm nhỏ như sợi bông, mềm, tua tủa.
Phòng bệnh: Áp dụng các giải pháp phòng bệnh tổng hợp.
– Trị bệnh:
Nếu cá có vết thương có thể bôi trực tiếp dung dịch iodine.
Muối: 25 – 30kg/m3/10 – 15 phút hoặc 10 – 15 kg/m3/20 phút, hoặc 2 – 3kg/m3 không giới hạn thời gian.
Dung dịch thuốc tím (KMnO4) với liều lượng 100gr/m3 thời gian kéo dài cho đến khi cá xuất hiện sốc.
4. Bệnh trùng bánh xe
Nguyên nhân: Do trùng bánh xe Trichodina ký sinh ở da và mang cá, bệnh thường phát triển vào những ngày trời không nắng, âm u hoặc mưa kéo dài.
Triệu chứng: Màu sắc cá nhợt nhạt, thân cá có nhiều nhớt màu trắng đục; đuôi, vây bị xơ mòn, bơi lội không định hướng, thân cọ vào cây cỏ như bị ngứa.
Trị bệnh:
Tắm cá: Dùng muối ăn (NaCl) nồng độ 2-3% tắm cho cá 5-10 phút
Phun thuốc trực tiếp xuống ao: dùng Formol : 15-25ml/ m3
5. Bệnh sán lá đơn chủ
Tác nhân gây bệnh: Do sán lá đơn chủ 16 móc (Dactylogyrus) hoặc 18 móc (Gyrodactylus) ký sinh vào da và mang cá.
Triệu chứng: Cá bệnh thường hô hấp kém do mang và da tiết ra nhiều dịch nhờn; tổ chức da và mang bị sán ký sinh sẽ viêm loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số vi sinh vật khác gây bệnh.
Trị bệnh: Sử dụng các hóa chất giống như điều trị trùng mỏ neo.
* Chú ý: Khi tắm thuốc cho cá cần phải sục khí trong khi tắm, nếu thấy cá có hiện tượng khác thường như đớp khí ở mặt nước, cá quậy hỗn loạn hay nhảy lên khỏi dụng cụ chứa thì phải vớt cá ra ngay.
Những món ăn giàu chất dinh dưỡng chế biến từ cá Bống Tượng
Cá Bống Tượng Hấp Nấm
Nguyên liệu:
Cá bống tượng: 1kg
Nấm hương hoặc nấm rơm tươi: 150g
Ớt sừng: 2 quả
Hạt tiêu, hạt nêm, dầu hào, dầu ăn.
Cách chế biến:
Làm sạch cá, khía vài đường lên 2 bên mình cá để cá ngấm gia vị dễ hơn. Ướp cá với 1 chút dầu hào, hạt tiêu và thêm chút dầu ăn để khi hấp chín miếng thịt cá mềm và bóng hơn. Chà đều gia vị và để khoảng 20p cho gia vị ngấm đều vào cá.
Nấm rửa sạch, cắt bớt phần chân nấm, thái đôi. Ớt thái lát chéo mỏng, cho ớt vào món ăn sẽ giúp khử bớt mùi tanh của cá và tăng thêm vị cay cho món ăn.
Cá đã ngấm gia vị, xếp cá vào khay hoặc đĩa sâu, xếp nấm xung quanh và rải ớt lên trên thân cá. Sau đó đặt khay vào nồi và hấp cách thủy, trong vòng 20p là cá vừa chín tới.
Món cá đã chín thịt có màu trắng tinh, mùi thơm của nấm cùng với vị cay cay, ngọt dai của thịt cá chắc chắn sẽ vô cùng hấp dẫn. Có thể pha thêm chút nước mắm tỏi ớt để chấm cá cũng sẽ làm tăng thêm hương vị cho món ăn.
Cá Bống Tượng kho dứa
Nguyên liệu:
Cá bống tượng: 1kg
1/2 quả dứa
Hành lá, ớt hiểm
Nước mắm, đường, tiêu, dầu ăn
Cách chế biến:
Cá bống làm sạch, khía vài đường lên hai bên thân cá để thịt cá ngấm gia vị hơn.
Ướp cá cùng với 1 chút nước mắm, 1/2 muỗng đường, 1 chút tiêu và chút dầu ăn để thịt cá được mềm hơn. Chà đều cho các loại gia vị ngấm khắp con cá, để chừng 15p cho gia vị thấm vào thịt.
Hành lá chẻ nhỏ, thái khúc dài; dứa thái lát tầm 1cm; ớt đập dập chừng 2-3 quả, không nên cho quá nhiều làm món ăn quá cay mất đi vị ngọt của thịt.
Bỏ cá cùng ớt vào chảo sâu, cho thêm chút nước đun ở lửa nhỏ chừng 10p cho thịt cá chín tới, sau đó bỏ dứa vào đun tới khi phần nước cô lại. Khi đun chú ý dùng thìa rưới đều nước lên thân cá để thịt cá được ngấm đều gia vị.
Món cá đã chín, bày ra đĩa, rải hành lá và đổ phần nước sốt lên phía trên.
Vậy là món cá bống tượng kho dứa hấp dẫn đã hoàn thành. Món ăn có vị chua chua ngọt ngọt của dứa rất lạ miệng, cùng với vị ngọt dai của thịt cá chắc chắn sẽ khó có thể quên được.
Đặc Điểm Sinh Học Cá Bống Tượng
Cá Bống Tượng (Oxyeleotris marmoratus (Bleeker)) là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ cá bống nước ngọt và là loài cá có giá trị kinh tế đặc trưng phân bố ở khu vực Đông Nam Á. Chúng có mặt ở nhiều nước như Indonexia, Malaixia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, … Cá bống tượng có giá trị xuất khẩu cao và đang được phát triển nuôi ở các tỉnh Đồng Bằng và Miền Đông Nam Bộ. Chúng có thể đựợc nuôi đơn hoặc nuôi ghép trong ao, đặc biệt là nuôi trong bè trên sông hoặc ao nước chảy.
– Cá có thân màu nâu, đỉnh đầu màu đen, bụng màu xám nhạt, lưng và bên thân có đốm đen, đầu cá to và dẹt, mồm bằng, miệng hướng lên phía trên.
– Cá có tập tính sống rải rác ở sông ngòi, đầm hồ, các hang hốc dưới đáy, thường rình mồi, không đuổi bắt mồi, nên việc đánh bắt giống cá này ngoài tự nhiên có khó khăn..
– Bống tượng thuộc loại cá dữ ăn tạp thiên về động vật, miệng cá có hàm răng dài và sắc để bắt giữ mồi, cá ăn các loại động vật như: cá nhỏ, tôm tép, cua, …
– Cá sống thích hợp ở môi trường nước không bị nhiễm phèn, pH = 7, song chúng có thể chịu đựng pH = 5.
– Nhiệt độ thích hợp nhất cho cá phát triển 26-320C, cá cũng có thể chịu đựng nhiệt độ nước 15-41,50C.
– Cá sống ở nước ngọt, song có thể chịu đựng đến độ muối 15‰.
– Cá cần có dưỡng khí trên 3mg/l, song cá có thể chịu đựng ở môi trường dưỡng khí thấp vì cá có cơ quan hô hấp phụ.
– Mùa sinh sản của cá bống tượng kéo dài từ tháng 3 đến tháng 11. Buồng trứng nhỏ so với tổng trọng lượng cơ thể, hạt trứng nhỏ, sức sinh sản cao từ 76 – 220 trứng/g trọng lượng. Cá nuôi từ 9 – 12 tháng thì thành thục. Cá đẻ trứng dính, cá cái đẻ trứng 3 – 4 lần trong một năm.
– So với các loài cá khác, cá bống tượng có tốc độ tăng trưởng chậm từ ở giai đoạn cá dưới 100g, cá từ 100g trở lên tăng trưởng khá hơn.
– Ở giai đoạn từ cá bột đến cá hương, cá phải mất thời gian 2 – 3 tháng mới đạt chiều dài 3 – 4cm. Từ cá hương cần phải nuôi 4 – 5 tháng cá đạt kích cỡ giống cá 100g/con. Để có cỡ 100g từ lúc đẻ phải mất thời gian nuôi 7 – 9 tháng. Trong tự nhiên, những cá còn sống sót sau khi nở phải cần khoảng 1 năm để có thể đạt cỡ từ 100 – 300g/con. Để có cá thương phẩm 400g trở lên, cá giống có trọng lượng 100g, phải nuôi ở ao từ 5 – 8 tháng, ở bè 5 – 6 tháng.
Kỹ thuật nuôi cá bống tượng, Nguồn: Chi cục Thủy sản Cần Thơ.
Nuôi Cá Bống Tượng Có Ưu Và Nhược Điểm Gì
Nuôi cá bống tượng có ưu và nhược điểm gì
Cá bóng tượng nuôi làm cảnh Ban đầu cá bống tượng chỉ ăn được cá bạc đầu con, khi ăn được cá bạc đầu bố mẹ thì cá bống tượng đạt trọng lượng khoảng 100g, giai đoạn này cá bống tượng đã qua giai đoạn khó nuôi và khó tìm mồi.
Quy trình nuôi cá bạc đầu làm mồi cho cá bống tượng thực hiện như sau: Trước khi thả nuôi cá bống tượng, thả cá bạc đầu xuống ao trước. Ao 100m2 có thể thả khoảng 1kg cá bạc đầu làm giống (Nếu muốn rút ngắn thời gian nuôi cá bống tượng có thể thả cá bạc đầu với số lượng lớn cho mau sinh sản), khi cá sinh sản dày đặc bắt đầu thả cá bống tượng vào nuôi.
1. Giới thiệu thông tin về cá bóng tượng
– Tên khoa học:Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852)
– Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Eleotridae (họ cá bống đen)
Tên đồng danh: Eleotris marmorata Bleeker, 1852; Oxyeleotris marmoratus (Bleeker, 1852); Callieleotris platycephalus Fowler, 1934
Nguồn gốc: Nguồn cá khai thác trong tự nhiên hoặc từ các trại sản xuất giống cá thịt. Lượng xuất khẩu trung bình 5 – 10 ngàn con/năm, cao điểm xuất 33.000 con trong năm 2004.
– Tên Tiếng Anh:Marble goby; Sand goby
– Tên Tiếng Việt:Bống tượng
– Nguồn cá:Tự nhiên bản địa
2. Đặc điểm sinh học cá bống tượng
– Phân bố:Một số nước Đông Nam Á …
– Chiều dài cá (cm):65
– Nhiệt độ nước (C):22 – 28
– Độ cứng nước (dH):10 – 15
– Tính ăn:Ăn tạp
– Hình thức sinh sản:Đẻ trứng
– Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Đông Nam Á: Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam
Tầng nước ở: Đáy.
Sinh sản: Cá đẻ trứng dính lên giá thể cứng. Cá đẻ tự nhiên trong ao hoặc sử dụng hormone kích thích cá đẻ.
3. Kỹ thuật nuôi cá bống tượng
– Thể tích bể nuôi (L):400 (L)
– Nuôi trong hồ rong:Không
– Loại thức ăn:Tôm tép, cá con, côn trùng, giáp xác và thức ăn viên
– Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 150 cm
Thiết kế bể: Cá thích hợp trong bể có ánh sáng yếu, nhiều hang hốc trú ẩn với nền đáy cát. Cá nuôi đơn lẻ hay nuôi chung với cá có kích thước bằng hoặc lớn hơn.
Chăm sóc: Cá cần môi trường nước và nền đáy sạch. Cá sống ở nước ngọt đến lợ, chịu được độ mặn đến 15‰.
Thức ăn: Cá ăn tôm tép, cá con, côn trùng, giáp xác và thức ăn viên.
4. Thị trường mua bán, giá bán cá bống tượng
Mức độ phổ biến:Ít
Nguồn Gốc Và Đặc Điểm Chung Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Hồi Hiệu Quả
Nguồn gốc của cá Hồi
Cá hồi là dòng cá thương phẩm vô cùng phổ biến ở trên thế giới. Tại Việt Nam, việc nuôi cá hồi làm thực phẩm cũng đang dần phát triển.
Cá hồi là tên gọi chung của cá giống cá hồi khác nhau thuộc họ cá Salmonidae. Cá hồi có tên gọi tiếng anh là Salmon và Trout.
Đặc điểm sinh học của cá Hồi
Đặc điểm hình thái
Đây là dòng cá có kích thước lớn, chúng có thể sống được ở cả môi trường nước mặn và nước ngọt. Cân nặng của cá hồi phụ thuộc vào từng dòng, trung bình cân nặng của chúng dao động trong khoảng 10 – 70kg.
Chiều dài của cá dao động trong khoảng 50 – 150cm.
Cá hồi là dòng cá có tuổi thọ cao, chúng có thể sống được từ 3 đến 13 năm.
Cá hồi có thân hình thuôn dài và tròn ở phần thân trên
Phần đầu của cá nhỏ hơn so với tỷ lệ cơ thể của chúng.
Phần xương đầu của cá khá mềm, miệng cá rộng, mở rộng dài ra qua khu vực mắt.
Hàm trên của cá hồi dài hơn so với phần hàm dưới và hơi khoằm xuống.
Mắt cá tròn và được bố trí ngay trên khu vực khóe miệng.
Phần lưng của cá hơi cong.
Lưng của cá hồi có 2 vây, vây thứ nhất cao và khá mềm, vây thứ 2 ở gần đuôi và rất nhỏ.
Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn khá mềm.
Vây đuôi xòe vuông giống với hình chổi quét bông lau.
Cá hồi có lớp da khá bóng, trên da có những đốm nhỏ trải khắp cơ thể. Phần vây lưng và toàn bộ phần lưng có màu vàng xanh đậm, ở bụng có màu trắng hồng.
Đặc điểm môi trường sống
Cá hồi vượt thác: Ban đầu khi sinh ra, cá hồi sinh sống trong môi trường nước ngọt, khi lớn lên chúng di cư ra biển để phát triển. Khi đến độ tuổi sinh sản, chúng lại quay về vùng nước ngọt để sinh sản và duy trì giống nòi. Tuy nhiên, ở một vài dòng cá hồi, chúng sống cả đời ở những vùng nước ngọt.
Đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng
Dinh dưỡng: ở ngoài tự nhiên, khi còn nhỏ cá hồi vân ăn ấu trùng côn trùng, giáp xác nhỏ, động vật phù du. Khi trưởng thành chúng ăn giáp xác (ốc, trai…), côn trùng nước và cả cá con, nuôi trồng cá hồi vân thức ăn sử dụng chủ yếu là thức ăn công nghiệp.
Sinh trưởng: Tỷ lệ sống của cá hồi vân trong giai đoạn ương cá con đạt cao hơn so với các loài cá hồi khác. Theo một số tài liệu cho thấy, trong điều kiện nuôi, từ cỡ cá khi thả là 30g, cá có thể đạt khối lượng bình quân 250 – 300g/con sau 8 tháng nuôi, 600 – 1.000g sau 2 năm nuôi và 2.000g sau 3 năm nuôi. Tuy nhiên, kết quả nuôi thử nghiệm bước đầu tại Lâm Đồng cho thấy cá nuôi 1 năm có thể đạt trọng lượng 1.000 – 1.500gam/con,. Cá hồi vân thành thục sau 2 đến 3 năm tuổi. Cá hồi vân lại có khả năng thích nghi cao trong các môi trường nuôi khác nhau. Vì thế cá hồi vân Oncorhynchus mykiss được di nhập vào nhiều nước trên thế giới để nuôi ở trong ao, lồng bè trên sông, hồ.
Nguồn nước nuôi cá hồi: Có thể sử dụng các nguồn nước sau đây để nuôi cá hồi vân: Nước suối chảy từ núi cao hay từ mạch ngầm, hồ tự nhiên và hồ chứa. Các nguồn nước này phải sạch, đạt các chỉ tiêu về ôxy hoà tan, nhiệt độ, pH như trình bày trên. Đối với nguồn nước ngầm tự chảy thì cần phải làm giầu ôxy trước khi đưa vào hệ thống nuôi. Sinh sản và nuôi thương phẩm
Đặc điểm sinh sản
Cá hồi là dòng cá di cư khi đến chu kỳ sinh sản. Cá hồi sinh sản theo hình thức đẻ trứng và chúng sẽ chết sau vài ngày hoặc vài tuần sau khi đẻ trứng.
Cá hồi thường đẻ trứng ở những vùng nước sâu, những nơi có dòng chảy mạnh để có nhiều oxy, để kích thích việc phát triển của phôi thai.
Cá hồi thường đẻ trứng thành bọc, trứng cá hồi thường có màu cam hoặc đỏ. Trung bình một lần sinh sản, cá hồi có thể đẻ được khoảng 5.000 trứng.
Khi cá cái vừa đẻ trứng, một hoặc nhiều cá hồi đực sẽ phun tinh trùng lên để trứng được thụ tinh. Cá hồi bắt đầu bước vào chu kỳ sinh sản khi chúng đạt từ 1 – 3 năm tuổi (tùy thuộc vào từng dòng cá hồi).
Phân loại cá Hồi
Cá hồi Đại Tây Dương
Đây là dòng cá hồi nổi tiếng và phổ biến nhất trên thế giới. Dòng cá hồi này thường có hình dấu X ở đường bên của cá, hàm trên của cá khá rộng, trên mang của cá có rất nhiều những chấm đen.
Cá hồi Chinook
Dòng cá này có những đốm đen ở trên đuôi, toàn bộ phần lưng trên của chúng có đốm đen và có màu xanh đậm.
Phần miệng rộng và có màu xám. Phần lưng cá có màu xanh lá pha cùng với xanh dương. Phần thân giữa có màu xám bạc, phần bụng có màu trắng sáng.
Cá hồi Coho
Đây là dòng có thân hình thon dài, cá hồi coho đực thường có 1 cái bướu nhỏ và kéo dài tận đến phần mắt.
Vây đuôi của dòng cá này lớn hơn so với những dòng cá hồi khác. Cá hồi coho thường có màu đỏ nâu, phần lưng có màu đậm hơn so với phần bụng.
Cá hồi vân
Dòng cá hồi có giá trị thương phẩm cao và được nuôi rất nhiều để làm kinh tế. Dòng cá này có thân hình thuôn dài, trên thân hình của chúng có rất nhiều những đốm màu đen hình cánh sao.
Khi trưởng thành, trên thân của cá thường xuất hiện những vân màu hồng (xuất hiện nhiều nhất là ở cá hồi vân đực khi đến mùa sinh sản).
Cá hồi hồng
Dòng cá này có thể thay đổi màu theo môi trường nước. Khi chúng sống ở đại dương thường có màu sáng bạc.
Khi quay trở về vùng nước ngọt, cá hồi chuyển thành màu xám nhạt ở bụng dưới, bụng giữa hơi có màu hồng và vàng.
Phần lưng của chúng có màu vàng xanh đậm, trên đó có rất nhiều đốm đen nhỏ. Phần đuôi có màu vàng xanh và cũng có đốm đen giống như phần lưng.
Con đực của cá hồi hồng khi đến kỳ sinh sản còn phát triển thêm phần bướu ở trên lưng. Chính vì vậy dòng cá hồi này còn có tên gọi là cá hồi gù.
Kỹ thuật nuôi cá Hồi Vân nước lạnh
Điều kiện môi trường sống của cá Hồi
Cá hồi vân được nuôi ở các thủy vực tự nhiên và trong các hệ thống nước chảy với pH thích hợp từ 6,7 – 8,6.
Chuẩn bị ao nuôi
Ao nuôi cá diện tích 100m2/hồ, sâu 1,5-2m được lót bạt xanh bên dưới ao, phía trên được che nắng, mưa, sương muối…
Chăm sóc và quản lý
Đối với cá hồi vốn đầu tư để nuôi rất lớn, do đó trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc phải tuân thủ đúng quy trình nuôi một cách khoa học.
Trại không chủ động được điện lưới, phải sử dụng điện máy phát nên điện áp thay đổi làm ảnh hưởng tới quá trình sục khí nhất là vào thời gian mùa hè, nhiệt độ nước cao trên 18oC (ôxy bão hoà chỉ đạt 7,4 – 7,7%. Khi nhiệt độ nước là 11-13% thì mức ôxy bão hoà đạt 9,8-10,3% mg/l).
Cá hồi được ương nuôi theo công nghệ của Phần Lan, thức ăn cho cá sử dụng bằng thức ăn công nghiệp được mua từ Phần Lan. Cá Hồi là loại cá đặc thù và được nuôi ở đầu nguồn nước chảy, sử dụng thức ăn viên khô (35-65% đạm) và được trộn thêm vitamin C, vitamin B1.
Tỷ lệ cho cá ăn từ 3,5% – 5% khối lượng cá trong ao nuôi, tùy thuộc vào nhiệt độ nước và mức ôxy hoà tan trong ao mà cho cá ăn tỷ lệ phù hợp. Hệ số thức ăn tiêu thụ và mức tăng trọng lượng của cá hồi là 1/1, 1kg thức ăn tiêu thụ thì đạt được 1kg cá thịt.
Cá được nuôi trong môi trường nước chảy, đảm bảo độ sạch, nếu nước đục, bẩn, cá sẽ kém ăn và phát triển chậm, do đó phải thường xuyên kiểm tra ao nuôi để đảm bảo nguồn nước luôn sạch, khi phát hiện nguồn nước bị đục thì phải xử lý kịp thời bằng cách cung cấp định kỳ muối cho ao nuôi để bổ sung thêm các ion kim loại cần thiết sẽ giúp cho ao nuôi luôn trong sạch.
Khi nuôi cá hồi vân cần lưu ý thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, oxy hòa tan phải luôn duy trì trên 6mg/l. Tiến hành xi phông đáy ao bể hàng ngày tránh hiện tượng nước bị ô nhiễm do lượng thức ăn nhiều, chất thải… vì hàm lượng đạm, mỡ trong thức ăn cá hồi rất cao.
Nếu nuôi lồng định kỳ làm sạch lồng với chu kỳ 3 ngày/lần và cứ 1 tháng tiến hành thay lưới mới nhằm tránh hiện tượng lưới ngâm lâu ngày dễ phát sinh bệnh tật.
Nuôi cá hồi cần thực hiện chế độ ghi chép nhật ký và giám sát thường xuyên. Giám sát và ghi chép hàng ngày về chế độ nước, cho ăn, dùng thuốc, hiện trạng bắt mồi của cá.
Phòng ngừa dịch bệnh
Công tác vệ sinh bể nuôi, bể cấp nước luôn được coi trọng, dụng cụ cho ăn được phơi nắng, hạn chế người lạ vào khu vực sản xuất.
Khi nuôi cá hồi bệnh thường gặp nhiều nhất là do nấm và ký sinh trùng… vì vậy cần có chế độ chăm sóc cẩn thận như tắm muối định kỳ 2 tuần/lần, nồng độ 2% trong khoảng 20 – 30 phút.
Vào những ngày nắng gắt, khi nhiệt độ nước đạt 19- 20oC hoặc sau mỗi đợt mưa nước bị đục thì bổ sung nước muối loãng.
Thu hoạch
Cá hồi nuôi khoảng 12 – 15 tháng có kích cỡ trung bình đạt 1,5 – 1,8kg là tiến hành thu hoạch. Khi thu hoạch thực hiện thao tác nhẹ nhàng vì thể trạng của cá rất yếu dễ bị chết làm giảm giá trị sản phẩm.
Sau 14 tháng nuôi tiến hành thu hoạch cá lớn bán dần cá nhỏ nuôi tiếp cho đến khi đạt kích cỡ thương phẩm thì xuất bán hàng loạt.
Lợi ích của cá Hồi đối với sức khỏe con người
Cá hồi giàu protein và amino acid tốt cho hệ tiêu hóa
Các loại thịt động vật có màu đỏ như lợn, bò nếu ăn quá nhiều lại không tốt cho sức khỏe. Vì thực phẩm này gây ra chứng thừa đạm, tiểu đường, béo phì còn cá hồi thì lại khác. Protein trong cá hồi và amino acid rất dễ hấp thụ. Thành phần này không những tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch mà còn rất nhiều vitamin A, D, phốt pho, magiê, kẽm, và i-ốt góp phần giúp cho xương chắc khỏe, đàn hồi tốt.
Ăn cá hồi giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim
Theo kết quả nghiên cứu của Trường Y tế cộng đồng thuộc Đại học Harvard – Mỹ, cá hồi sẽ giúp cải thiện rất hiệu quả đến lượng cholesterol trong máu vì lượng axit béo omega-3 dồi dào. Đồng thời, ăn cá hồi giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh về huyết áp, tim mạch.
Ngoài ra, hiện tượng máu bị vón cục dẫn tới tắc nghẽn mạch máu cũng được cải thiện đáng kể khi bạn ăn cá hồi thường xuyên. Vì omega-3 giúp giảm nồng độ triglyceride, ăn cá hồi mỗi tuần sẽ giảm được khoảng 12% nguy cơ của bệnh so với những người không ăn.
Ăn cá hồi giúp cải thiện da và tóc
Một lợi ích của cá hồi cũng rất quan trọng đó là cải thiện kết cấu làn da mịn màng, trắng sáng; còn tóc trở nên bóng mượt và ngăn gãy rụng. Vì cá hồi giàu protein, cùng các axít béo omega-3, vitamin D giúp tăng cường dưỡng chất cho da và tóc hiệu quả.
Phát triển cơ bắp
Cá hồi có hàm lượng protein và axit béo omega-3 cao nên có tác dụng làm giảm nguy cơ phân hủy protein cho cơ bắp. Sau khi luyện tập, ăn cá hồi sẽ giúp cải thiện phục hồi các cơ. Vì thế, thường xuyên ăn cá hồi sẽ giúp cơ bắp của bạn săn chắc, thúc đẩy sự trao đổi chất mạnh mẽ.
Thịt cá hồi rất tốt cho não bộ
DHA có trong axit béo không no của cá hồi đối với con người có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh giúp cải thiện trí nhớ và sự thông minh. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, DHA là một dưỡng chất vô cùng quan trọng và cần thiết để phát triển tế bào não, đặc biệt là trình phát triển não bộ của thai nhi. Vì vậy, tăng cường ăn cá hồi khi mang thai là vô cùng cần thiết và nên làm.
Tăng cường sức khỏe cho đôi mắt nhờ thịt cá hồi
Cá hồi có hàm lượng omega-3 và axit amin cao nên giúp cải thiện sức khỏe của đôi mắt, giúp ngăn ngừa bệnh AMD hay giúp mắt không bị khô, giảm mệt mỏi. Người trên 50 tuổi tích cực ăn cá hồi giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng và có lợi cho sức khỏe của mắt.
Cung cấp vitamin
Cá hồi cung cấp vitamin thiết yếu, trong miếng phi lê nướng 85g cung cấp hơn 40% lượng vitamin B11, hơn 25% vitamin B6, vitamin D thúc đẩy phát triển xương và răng khỏe mạnh, hạn chế bệnh ung thư.
Khoáng chất
Một khẩu phần cá hồi nướng 85g cung cấp khoảng 50% lượng selen. Điều này hỗ trợ triệu chứng suy giảm tinh thần, phòng bệnh tim, ung thư, bệnh tuyến giáp, theo Viện Y tế Quốc gia cá hồi cũng cung cấp 20% lượng phốt pho cho cơ thể.
Trứng cá Hồi đen hay đỏ sẽ tốt hơn
Đem lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho cuộc sống cũng như sức khỏe của con người, vì vậy, trứng cá hồi đang rất được yêu thích và trở thành món ăn “khoái khẩu” của nhiều người.
Về cơ bản, cả trứng cá hồi đỏ hay đen đều có công dụng giúp cải thiện hệ miễn dịch (đặc biệt là với trẻ nhỏ), cùng với đó là các công dụng khác như: Trẻ hóa làn da, giảm cân hiệu quả,…
Tuy nhiên, so với trứng cá hồi đỏ, trứng cá hồi đen còn được bổ sung một số công dụng vô cùng hữu ích khác như: Phục hồi cơ bắp, tăng cường sinh lý cho nam giới, sử dụng với người đang bị suy nhược cơ thể,…
Sở dĩ, trứng cá hồi đen có được thêm những công dụng thần kỳ này là nhờ việc được bổ sung các khoáng chất bao gồm: Canxi, Photpho, Magie,…. Cùng với đó là các loại vitamin như: B1, B12,…
Cá Hồi nấu gì ngon
Cá Hồi sốt cà chua
Nguyên liệu: Cá hồi, sốt cà chua, cà chua, hạt nêm, bột canh, hạt tiêu, tỏi, gừng, ớt, hành tây, rau mùi
Cách chế biến:
Cá hồi rửa sạch, để ráo.
Ướp cá hồi với hạt tiêu và chút bột canh.
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn, đặt da cá hồi áp xuống chảo, chiên cho cá vàng đều các mặt thì vớt cá ra.
Cắt nhỏ cà chua, thêm hạt nêm, đem đảo mềm cà chua, sau đó cho hành tây xắt nhỏ vào đảo cùng, tiếp theo đến cá hồi, thêm ít tỏi và gừng băm vào.
Om nồi cá đến khi nước sốt sền sệt thì tắt bếp.
Cá Hồi sốt tiêu chanh
Nguyên liệu: Cá hồi, chanh, gừng, hạt tiêu, xì dầu, dầu hào, hạt nêm, muối, đường, dầu ăn.
Cách chế biến:
Cá hồi rửa sạch, để ráo.
Ướp cá với hạt nêm, hạt tiêu, đường, dầu ăn.
Cho dầu vào chảo, chiên cá hồi vàng các mặt.
Chuẩn bị nước sốt gồm: Nước chanh + hạt tiêu + đường + hạt nêm + xì dầu + dầu hào, trộn đều các nguyên liệu cho tan vào nhau.
Chanh bào lấy vỏ, chỉ lấy vỏ đừng lấy phần cùi kẻo đắng.
Gừng xắt sợi nhỏ.
Bắc chảo lên bếp, xào gừng và vỏ chanh với nhau, sau đó cho nước sốt vào đảo cùng thành hỗn hợp sền sệt.
Cho cá hồi ra đĩa, rưới nước sốt lên trên và thưởng thức nóng.
Salad cá Hồi trộn rau củ
Nguyên liệu: Cá hồi, hạt tiêu, muối, bột chiên giòn, xoài, bơ, hành tây, ớt chuông, dưa leo, hành lá, nước cốt chanh, đường.
Cách chế biến:
Rau củ rửa sạch, xắt miếng vuông, ướp rau củ với muối, nước cốt chanh, đường.
Cá hồi rửa sạch, để ráo, ướp cá với hạt tiêu, bột canh, phủ bột chiên giòn rồi đem chiên cá vàng đều các mặt.
Cho cá hồi ra đĩa, sau đó cho rau củ vào cùng, ăn kèm.
Cá Hồi nướng mật ong
Nguyên liệu: Cá hồi, mật ong, muối, hạt tiêu, tỏi băm, nước cốt chanh, vỏ chanh, dầu ô liu, bột mì.
Cách chế biến:
Cá hồi rửa sạch, để ráo
Ướp cá với bột canh, hạt tiêu khoảng 30 phút
Chuẩn bị sốt mật ong: Đun chảy bơ, cho mật ong + muối + tiêu khuấy đều, vắt thêm ít nước cốt chanh cho thơm rồi tắt bếp
Cho bột mì ra đĩa, cho cá vào phủ đều bột, sau đó rũ sạch bột, đem chiên cá vàng đều, sau đó cho cá vào lò nướng, rưới nước sốt lên trên và nướng khoảng 7-8 phút ở 200 độ C.
Canh chua đầu cá Hồi
Nguyên liệu: đầu cá hồi, cà chua, dứa, đậu bắp, giá đỗ, các gia vị cần thiết
Cách chế biến:
Đầu cá rửa sạch, ướp với chút gia vị cho ngấm khoảng 30 phút.
Cà chua bổ múi cau, dọc mùng sơ chế và thái lát, dứa thái lát, đậu bắp thái lát, giá đỗ rửa sạch.
Cho đầu cá hồi rán sơ qua.
Bắc chảo lên bếp, cho cà chua vào đảo chín với hành tím băm, sau đó cho nước vào đun sôi, khi nước sôi thì thả đầu cá vào, lần sôi tiếp theo thì thả tất cả nguyên liệu còn lại vào nồi, nêm nếm cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Cá Hồi sashimi
Nguyên liệu: Cá hồi, củ cải trắng, tía tô, chanh tươi, Wasabi, nước tương Nhật.
Cách chế biến:
Trước tiên, bạn lựa chọn những miếng cá hồi thật tươi ngon, dùng dao sắc xẻ 1 đường giữa 2 thớ cá và cắt thành những lát mỏng từ 0,3 đến 0,5cm ( Lưu ý: Không ấn mạnh tay để tránh làm nát cá).
Củ cải rửa thật sạch, sau đó gọt vỏ và cắt thành lát mỏng.
Cuối cùng, bạn xếp cá lên đĩa cùng củ cải, tía tô đã rửa sạch và wasabi.
Mua cá Hồi ở đâu? Giá bao nhiêu 1Kg
Cá hồi ngày nay được nuôi khá nhiều ở Sapa, Mộc Châu và một số tỉnh thành ở phía Bắc của nước ta. Chính vì vậy, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua cá tại các chợ cá Hải Sản tại Hà Nội, Tp Hcm về để chế biến thành các món ăn hấp dẫn.
Để mua cá hồi tươi và cá hồi sống, các bạn có thể đến các siêu thị như bigc, vinmart có đầy đủ từ cá hồi Việt Nam cho tới Úc, Nauy và Canada với nhiều chủng loại.
Cá hồi tươi ở Hà Nội- Tp Hồ Chí Minh: 310.000 đồng/kg.
Cá hồi phi lê (cá hồi fillet) tươi: 550.000 đồng/kg.
Cá hồi fillet đông lạnh: 390.000 đồng/kg.
Cá hồi hun khói: 500.000 đồng/kg.
Dầu cá hồi omega 3: 550.000 – 650.000 đồng/hộp/180 viên.
Ruốc cá hồi aeon: 145.000 đồng/hộp/60 gram.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đặc Điểm Chung Và Bí Quyết Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Cá Bống Tượng trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!