Bạn đang xem bài viết Da Cá Tra “Chuyển Mình” Xuất Ngoại – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sản phẩm da cá tra được nhiều thị trường ưa chuộng Ảnh: ST
Da cá tra từng được xếp vào nhóm phụ phẩm của ngành chế biến fillet cá tra đông lạnh, chủ yếu được tận dụng sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, đây lại là một nguồn thực phẩm nhiều dinh dưỡng, giàu collagen và gelatin tốt cho sức khỏe, được nhận định có thể chế biến thành nhiều sản phẩm giá trị gia tăng để nâng cao giá trị con cá tra.
Theo khảo sát, 35 tấn fillet cá tra thì cần 100 tấn nguyên liệu đầu vào. Trung bình, một nhà máy chế biến sản phẩm cá tra thải ra khoảng 5 – 8 tấn da cá mỗi ngày. Giá bán phụ phẩm cá tra vào thời điểm năm 2008 dao động 3.500 – 4.000 đồng/kg, đến nay cũng chỉ vào khoảng 6.000 – 8.000 đồng/kg. Như vậy, nguồn nguyên liệu quý giá này vẫn còn bị lãng quên, giá trị chế biến chưa tương xứng với giá trị dinh dưỡng từ cá tra.
Ông Nguyễn Trường Giang, Phó Giám đốc DNTN Cỏ May trụ sở ở Đồng Tháp cho biết: “Cách đây 4 tháng, nhiều khách hàng Singapore và châu Âu đề nghị chúng tôi cung cấp da cá tra đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế với giá hấp dẫn. Sau quá trình khảo sát, đối tác Singapore đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty”. Theo ông Giang, so với giá bán phụ phẩm trước đây, việc cấp bán cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm đã giúp nâng giá lên 71,4% (giá nhập tại kho); nếu có thêm chi phí đóng gói, cấp đông… thì có thể tăng gấp 3 lần, khoảng 22.000 – 24.000 đồng/kg. Hơn thế, thay vì bán phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi, sản phẩm da cá tra sau khi xuất ngoại đã được chế biến thành snack da cá tra bán tại thị trường Singapore với giá 8 SGD (khoảng 136.000 đồng) cho gói nhỏ 230 g. Tuy nhiên, để xuất được, da cá tra phải đảm bảo các chứng nhận an toàn về vệ sinh thực phẩm quốc tế, không có dư lượng về thuốc bảo vệ thực vật, hóa học.
Hiện, mỗi tháng Cỏ May xuất sang thị trường Singapore khoảng 50 – 60 tấn da cá. Theo kế hoạch năm 2023, Cỏ May sẽ mở rộng nhà máy để nâng công suất lên cao hơn nhằm đáp ứng đủ nhu cầu. Cùng đó, nghiên cứu khẩu vị, cách tẩm ướp của các nước như Singapore, Malaysia, châu Âu, Việt Nam để chế biến ra sản phẩm phù hợp và xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm snack từ da cá tra đầu tiên tại Việt Nam.
Việc tận dụng tối đa từ chính phẩm tới cả phụ phẩm, chế phẩm (da cá, bao tử, bong bóng, mỡ, thịt vụn, getalin…), chú trọng công nghiệp chế biến đã trở thành hướng phát triển bền vững cho ngành hàng cá tra Việt Nam. Ngoài doanh nghiệp Cỏ May thu được giá trị cao từ da cá tra nhờ xuất khẩu, thì trong nước có Vĩnh Hoàn xây nhà máy sản xuất collagen và gelatin từ da cá tra với công suất 2.000 tấn/năm; IDI (sao Mai) với sản phẩm dầu cá cao cấp từ cá tra.
Cá Tra Xuất Khẩu Tăng Giá – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Thống kê của chuyên trang thủy hải sản Undercurrent News cho thấy, từ mức giá tốt 2,75 USD/kg hồi tháng 3/2023, cá tra xuất khẩu của Việt Nam liên tục rớt giá. Quý IV/2023, mức giá FOB chỉ đạt 2,15 – 2,25 USD/kg. Mặc dù có tăng trưởng lên mức 2,25 – 2,35 USD/kg trong tháng 1/2023, nhưng dưới tác động của đại dịch COVID-19, giá cá tra xuất khẩu tiếp tục giảm xuống dưới 2,2 USD/kg và duy trì mức này từ tháng 2 đến hết quý II/2023. Dấu hiệu khả quan được ghi nhận từ đầu quý III, nâng mức giá bình quân cuối tháng 10 đạt 2,65 – 2,7 USD/kg.
Theo VASEP, giá cá tra nguyên liệu tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL cũng bắt đầu tăng khoảng 5.000 – 6.000 đồng/kg so với hai tuần trước. Cụ thể, cá tra giống loại 30 – 35 con/kg tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận hiện có giá 20.000 – 22.000 đồng/kg, trong khi trước đây chỉ 15.000 – 17.000 đồng/kg. Đồng thời, giá cá tra loại 0,7 – 0,8 kg/con tại Đồng Tháp đạt mức 21.800 – 22.500 đồng/kg, tăng 500 – 700 đồng/kg so với tuần trước. Giá cá tra bột cỡ 28 – 35 con/kg và 50 – 60 con/kg cũng tăng lên mức 22.000 – 24.000 đồng/kg, tăng 1.000 – 1.500 đồng/kg so với giữa tháng 10.
Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến hết tháng 9, diện tích thả nuôi cá tra tại ĐBSCL đạt 4.968 ha, bằng 91% so cùng kỳ năm 2023, tổng sản lượng 9 tháng ước đạt trên 1 triệu tấn, bằng 93,6% cùng kỳ. Trong đó, diện tích nuôi và sản lượng thu hoạch tập trung ở 5 tỉnh trọng điểm là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre và Vĩnh Long.
Xuất Khẩu Cá Tra Sẽ Tăng Đột Biến – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Ách tắc và giảm giá
Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam (Công ty Miền Nam) ở TP Cần Thơ chuyên nuôi và chế biến xuất khẩu cá tra. Sản phẩm xuất khẩu khá đa dạng: Đông lạnh fillet, cắt khúc, nguyên con, nguyên con xẻ bướm; thị trường xuất khẩu của Công ty từ nhiều nước ở châu Mỹ đến châu Âu, châu Á và cả Trung Quốc. Ở thị trường Trung Quốc, Công ty Miền Nam xuất khẩu chủ yếu là cá tra nguyên con và cá tra xẻ bướm.
Giám đốc Trần Văn Quang cho biết, từ khi bùng phát dịch COVID-19 thì thị trường Trung Quốc ách tắc và Công ty không còn xuất khẩu cá tra nguyên con, cá tra xẻ bướm sang thị trường này nữa. Nhờ đã đa dạng thị trường nên sự sụt giảm thị trường Trung Quốc không là vấn đề lớn với Công ty. Tuy nhiên, ảnh hưởng thị trường lại có tính chất dây chuyền, khi ách tắc thị trường Trung Quốc thì nhiều doanh nghiệp chuyển hướng mở thị trường khác, đẩy tới tình trạng cạnh tranh bằng giảm giá; cùng đó, phía khách hàng ở nước ngoài thấy vậy cũng tìm mọi cách hạ giá và còn xuất hiện tâm lý chần chừ để chờ giá hạ hơn nữa; tất cả làm cho xuất khẩu cá tra gặp khó khăn. Từ khi thị trường Trung Quốc mở lại cửa khẩu chính ngạch vì đối phó với dịch COVID-19 có hiệu quả, hoạt động xuất khẩu cá tra cũng dần ổn định.
“Hiện nay, hoạt động xuất khẩu cá tra của chúng tôi đã phục hồi sản lượng nhưng giá vẫn bị giảm khoảng 10% so với cuối năm 2023. Hy vọng, rồi đây thị trường trở lại bình thường và tồn kho ở các thị trường vơi cạn thì nhu cầu tiêu dùng cũng như giá cá tra lại tăng mạnh”, ông Quang bày tỏ.
Tăng xu hướng tích trữ
Giám đốc Công ty TNHH Hải sản Biển Đông (Công ty Biển Đông) Ngô Quang Trường nhận định, trên thị trường tồn kho cũ bị cạn và đang có xu hướng tăng tích trữ do dịch COVID-19. Công ty Biển Đông ở TP Cần Thơ, mấy năm nay là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra của Việt Nam nhờ kiểm soát tốt chất lượng, đảm bảo độ tươi của nguyên liệu, bên cạnh cá tra còn xuất khẩu tôm. Về cá tra, Biển Đông đang được thị trường Mỹ áp thuế sơ bộ 0%, còn tôm chế biến xuất đi nhiều thị trường yêu cầu chất lượng cao như Mỹ, Nhật, Australia.
Ông Trường cho biết, thị trường thủy sản ở Mỹ đã gặp khó từ 3 tháng trước, khi Mỹ đánh thuế cao với hàng của Trung Quốc và nhiều nhà xuất khẩu chuyển từ thị trường Trung Quốc sang Mỹ khiến cho lượng cung thừa so với cầu. Dịch COVID-19 bùng phát từ Trung Quốc, nguồn cung ở thị trường Mỹ càng thừa, các đơn hàng của Công ty Biển Đông giảm đến 20% so với cuối năm 2023. Nay thị trường Mỹ đã trở lại bình thường, Công ty đạt 100% sản lượng như trước kia, một tháng có đơn hàng cho 200 container loại 20 tấn xuất khẩu.
“Tháng trước hàng tồn kho chúng tôi khá nhiều nhưng nay đã vơi, 7.000 công nhân ở các nhà máy của Biển Đông đang làm việc tích cực. Dự đoán của chúng tôi, thời gian tới, nhu cầu thủy sản trên thị trường sẽ tăng cao. Bởi vì, cùng với việc thị trường Trung Quốc mở cửa chính ngạch hoạt động bình thường trở lại thì thế giới cũng tăng nhu cầu tiêu dùng, vừa bù sự thiếu hụt từ Trung Quốc vừa do tâm lý dự phòng lo sợ dịch COVID-19 lan tràn. Một số khách hàng của chúng tôi chia sẻ là nhu cầu một ngày ăn 1 kg thì sẽ mua 30 kg để dự trữ phòng xa”, ông Trường phân tích.
Cần chuẩn bị tốt nguồn hàng
Phân tích tương tự ông Trường là Tổng Giám đốc Công ty CP Vĩnh Hoàn (Công ty Vĩnh Hoàn) Nguyễn Ngô Vi Tâm và đưa ra nhận định “đơn hàng cá tra có thể tăng đột biến”. Công ty CP Vĩnh Hoàn ở tỉnh Đồng Tháp, nổi tiếng với sản phẩm cá tra chế biến giá trị gia tăng được xuất khẩu sang hơn 30 nước. Trong đó, thị trường chính là châu Âu và Mỹ, có mặt cả ở Australia, Hồng Kông, Trung Quốc và ASEAN.
Theo bà Tâm, cá tra fillet đông lạnh là mặt hàng thực phẩm thiết yếu ở nhiều thị trường nên có nhu cầu lớn cả trong và sau dịch COVID-19. Vừa rồi, đơn hàng từ Trung Quốc giảm nhưng khả năng sẽ tăng đáng kể trong quý II và III/2023. Bà cho biết thêm, nhiều khách hàng của Vĩnh Hoàn ở châu Âu cũng nhận định, đơn hàng cá tra có thể tăng đột biến do các đơn hàng cá thịt trắng được gia công ở Trung Quốc như cá cod, cá pollock, haddock đang bị ách tắc.
“Hiện tại không chỉ duy trì sản xuất bình thường mà chúng tôi còn chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho quý II và III để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tránh việc giá cá tăng mạnh khi có đột biến về đơn hàng, gây bất ổn cho ngành hàng. Đặc biệt trong 2 quý cuối năm là giai đoạn dễ thiếu nguyên liệu chế biến cá tra”, bà Tâm nói.
Sáu Nghệ
Cá Tra Dầu – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Đặc điểm
Cá tra dầu có thể coi là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, thuộc họ cá tra, bộ cá da trơn. Kích thước của chúng lớn, chiều dài có thể lên đến 3 m và trọng lượng có thể đến 300 kg. Cá có đầu to và dẹp, miệng rộng với hai râu dài ở hàm trên, vây bụng dài đến vây đuôi, vây lưng nhỏ ở phía trước. Lưng cá có màu nâu thẫm, màu ở bụng và vây nhạt hơn. Mặc dù lớn nhưng cá tra dầu chỉ ăn thực vật thủy sinh. Cá có đôi mắt nằm thấp trên đầu và hướng xuống dưới, có màu trắng sang vàng ở phía dưới. Chúng được phân biệt với các loại cá da trơn khác bởi râu kém phát triển hơn và không có răng.
Cá tra dầu có tập tính di cư sinh sản, chúng thường di chuyển từ tháng 10 đến tháng 12, từ hồ Tonle Sap ở Campuchia vào sông Cửu Long, từ đó nó tiến ngược dòng vào phía Đông Bắc Campuchia, Lào và Thái Lan để đẻ trứng. Chúng sử dụng các thực vật phát triển trong nước làm thức ăn. Đây là loài đặc hữu đối với lưu vực sông Mê kông chảy qua Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. Cá tra dầu chủ yếu được tìm thấy ở hồ Tonle Sap và sông Mê Kông.
Hiện trạng
Cá tra dầu đã từng phân bố rộng rãi dọc lưu vực, từ Myanmar cho tới tây nam Trung Quốc. Cho đến đầu những năm 1990, quần thể loài này vẫn còn tương đối dồi dào. Từ đó tới nay, số lượng loài này đã bị giảm mạnh, và chỉ được tìm thấy tại sông Mê Kông và các nhánh của nó tại Lào, Campuchia và Thái Lan. Tính riêng trong thế kỷ qua, sản lượng cá tra dầu trên sông Mê Kông giảm đến 95%, và đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Chúng được phân loại là rất nguy cấp trong Danh sách đỏ IUCN 2004, được liệt kê trong Phụ lục I của Công ước về Bảo tồn di cư loài động vật hoang dã và Phụ lục I của Công ước CITES. Theo nghiên cứu Dự án bảo tồn cá Mê Kông hợp tác với Bộ Thủy sản Campuchia tiến hành nghiên cứu vào năm 2001, đã cung cấp bằng chứng việc nạo vét, xây dựng đập đã phá hủy các bãi đẻ của cá tra dầu, đồng thời cản trở sự di chuyển và không gian sống của chúng.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến quần thể cá tra dầu sông Mê Kông đã bị suy giảm mạnh do việc đánh bắt quá mức. Hiện, để bảo vệ loài cá tra dầu, ở một số nước như Thái Lan, Lào và Campuchia đã ban hành luật cấm khai thác loài cá này. Nhưng, tại nhiều ngôi làng hẻo lánh, dọc theo sông Mê Kông, người dân vẫn không thực thi điều luật này.
Giới khoa học chỉ biết đến loài cá này từ năm 1930 khi nó được “khám phá” tại một chợ cá ở Phnôm Pênh (Campuchia) và cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về loài cá này. Vào năm 2005, một cơ quan thủy sản Thái Lan đã bắt và nuôi giữ được một con cá tra dầu, có chiều dài 3 m và nặng 200 kg để nuôi giữ, và tiến hành sinh sản nhân tạo. Nhưng, cá đã chết trong khi nuôi nhốt và được bán làm thực phẩm cho người dân địa phương.
Cá tra dầu không thể nuôi nhốt mà chỉ đánh bắt được ngoài môi trường tự nhiên. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong cá tra dầu có lượng Omega 3 dồi dào nên rất bổ dưỡng cho não.
Việt Nam Đủ Điều Kiện Xuất Khẩu Cá Tra, Basa Sang Mỹ – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Việt Nam được phép xuất khẩu cá da trơn sang thị trường Mỹ
Thông báo của FSIS sẽ được công bố trên Công báo liên bang chính thức vào ngày 19/9 với thời gian nhận phản hồi trong vòng 30 ngày.
Sau khi duyệt hồ sơ kế hoạch của Việt Nam, FSIS đã lên kế hoạch kiểm tra thực địa vào tháng 5/2023. Kiểm tra thực địa đã xác nhận rằng kế hoạch mà Việt Nam đưa ra luôn bám sát thực tế và FSIS chỉ phát hiện một điểm khác biệt rất nhỏ so với hồ sơ gửi đi nhưng lỗi này không ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Một trong số những lỗi này là vi phạm HACCP nhưng không đáng kể.
Khi những lỗi trên được khắc phục, FSIS đã quyết định Việt Nam và các nước khác có hệ thống giám sát cá da trơn tương đương với hệ thống của Mỹ. Do đó, Việt Nam sẽ tiếp tục xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường Mỹ mà không vướng bất cứ rào cản phi thuế quan nào. FSIS cho biết, kết quả kiểm tra thực địa hệ thống giám sát cá da trơn của Việt Nam không phát hiện bất cứ lỗi nào đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.
FSIS đã hoàn tất việc rà soát hồ sơ, đánh giá thực địa và xác minh quá trình khắc phục lỗi và toàn bộ các vấn đề còn tồn tại cũng đã được giải quyết. FSIS kết luận rằng, hệ thống giám sát cá da trơn của Việt Nam tương đương với hệ thống của Mỹ. Theo số liệu của USDA, thị phần xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam luôn ổn định trong 5 năm qua tại Mỹ (khoảng 90 – 92%). Trong khoảng thời gian này, tỷ lệ tiêu thụ cá da trơn tại Mỹ (nội địa và nhập khẩu) từ Việt Nam dao động 45,5 – 46,8%, với mức trung bình 5 năm khoảng 45,7%.
FSIS cho biết, luật dự kiến có thể mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp cá da trơn bằng cách ổn định thị trường và tiếp tục mở cơ hội giao thương giữa Mỹ và Việt Nam. Người tiêu dùng tại Mỹ có nhiều sự lựa chọn khi mua cá da trơn, đặc biệt là họ cá tra, basa – loài cá bản địa của Việt Nam, Trung Quốc và một số quốc gia châu Á. Cá tra, basa có hương vị, màu sắc và thớ thịt khác biệt hơn các loài cá da trơn tại Mỹ. Giao dịch cá tra, basa giữa Mỹ và Việt Nam được duy trì sẽ mang lại sự lựa chọn phong phú cho người tiêu dùng tại Mỹ.
Trong khoảng thời gian nhận phản hồi 30 ngày, FSIS sẽ cân nhắc các ý kiến đóng góp rồi mới đưa ra quy định cuối cùng. Mặc dù Chương trình giám sát cá da trơn của USDA sẽ khiến ngành cá da trơn nội địa và hãng nhập khẩu phải gánh thêm chi phí, nhưng dường như giờ đây mọi tham vọng lật đổ cá tra, basa nhập khẩu từ phía các nhà sản xuất cá da trơn nội địa tại Mỹ đã bị sụp đổ hoàn toàn.
Cá Tra Xuất Khẩu Sang Trung Quốc Gặp Vướng Mắc – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Lô hàng cá tra của Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc gặp vướng mắc
Ngày 21/6/2023, Nafiqad đã có văn bản gửi các cơ sở chế biến, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và các Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng về việc xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc gặp vướng mắc. Văn bản cho biết, Nafiqad nhận được thông tin các lô hàng cá tra của Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc gặp vướng mắc khi thông quan do ghi nhãn sai tên thương mại bằng tiếng Trung của cá tra là cá basa, không đúng với tên khoa học Pangasius hypophthalmus trên bao bì xuất khẩu. Doanh nghiệp lại sử dụng thông tin này để khai báo nhập khẩu với cơ quan Hải quan Trung Quốc. “Thông tin này không đúng với bản chất lô hàng và thông tin trên chứng thư do cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp”, Nafiqad khẳng định.
Do đó, Nafiqad yêu cầu các cơ sở chế biến, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc phải rà soát kỹ các thông tin ghi trên nhãn/bao bì sản phẩm, bảo đảm ghi đúng tên thương mại tiếng Trung của cá tra và tương ứng với tên khoa học (Pangasius hypophthalmus), phù hợp với các thông tin đã đăng ký, kiểm tra và được Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng chứng nhận trong chứng thư. Đồng thời, Nafiqad đề nghị các đối tác khi làm thủ tục khai báo nhập khẩu lô hàng cá tra với Hải quan Trung Quốc cũng cần khai rõ, chính xác tên thương mại tiếng Trung, tên khoa học của cá tra.
Cá tra và cá basa cùng thuộc họ cá tra, có hình thể khá giống nhau và khó phân biệt. Do đó, các nhà thương mại thường gọi hai mặt hàng trên là cá basa do mặt hàng này được thương mại hóa trước và được thị trường ưa chuộng, nhưng điều này là không minh bạch, các nước nhập khẩu không cho phép. Cá basa hiện trên thị trường không có nhiều do giá thành sản xuất cao, không cạnh tranh nổi với cá tra.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đang nổi lên là thị trường tiềm năng cho cá tra Việt Nam. Hồi cuối tháng 5, Trung Quốc quyết định miễn thuế cho 33 mặt hàng thủy sản của Việt Nam, trong đó có cá tra. Đây là động lực lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam khi sang thị trường này. Hiện, có hơn 150 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc, trong đó có khoảng 45 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra.
Theo VASEP, 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt khoảng 690 triệu USD, giảm nhẹ so cùng kỳ. Trong đó, Trung Quốc, Mỹ và EU chiếm 53% tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam.
Cập nhật thông tin chi tiết về Da Cá Tra “Chuyển Mình” Xuất Ngoại – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!