Xu Hướng 3/2023 # Công Thức Mới Trong Thức Ăn Của Cá Rô Phi # Top 4 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Công Thức Mới Trong Thức Ăn Của Cá Rô Phi # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Công Thức Mới Trong Thức Ăn Của Cá Rô Phi được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Công thức mới trong thức ăn của cá rô phi

Đặc điểm kỹ thuật trong thức ăn của cá rô phi phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng trong từng điều kiện nuôi. Cũng giống như các loại cá khác, cá rô phi cũng cần 10 loại axit amin thiết yếu, chúng tiêu hóa cácbon hyđrát tốt hơn cá chép và cá trê phi. Việc cung cấp nhiều loại cácbon hyđrát và lipit có tác dụng tăng hiệu quả của protein trong chế độ ăn, với mức protein chiếm 18 – 22%. Rất khó xác định những vitamin và khoáng chất thích hợp trong chế độ dinh dưỡng của cá rô phi. Để giải quyết vấn đề này, một số nghiên cứu đã được tiến hành.

Thử nghiệm cho ăn

Thử nghiệm 1:

So sánh hiệu suất của 2 loại thức ăn cho cá rô phi (loại 20 và loại 25% protein thô), thử nghiệm này, cá rô phi lai đỏ thả nuôi trong 8 lồng 100m3, với mật độ 5000 con/lồng. Treo các lồng trong ao có diện tích 1 ha, 4 lồng đầu nuôi trong 144 ngày cho cá ăn adlimitum 4 lần/ngày. Độ mặn 15 – 18 ppt và ôxy hòa tan được duy trì ở mức 3,5ppm (tối thiểu). Nhiệt độ nước trong thời gian thử nghiệm 28 – 320C. Ao được trang bị 2 quạt nước để lưu thông nước.

Kết quả: Không có sự khác nhau nhiều trong các lồng về cân nặng trung bình và tỉ lệ trao đổi thức ăn. Chỉ có sự khác nhau đáng kể là tăng cân nặng trung bình/ngày của cá. Chi phí cho loại thức ăn chứa 20 và 25% protein tương ứng là 0,322 và 0,388 USD/kg (giá ở Thái Lan).

Với cùng tỷ lệ trao đổi thức ăn như nhau, cá ăn thức ăn chứa 20% protein có chi phí SX tương đối thấp.

Thử nghiệm 2:

Xác định ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến sự tăng trưởng của cá rô phi.

Cá rô phi lai đỏ có trọng lượng trung bình 320g được nuôi trong 12 lồng, thể tích mỗi lồng 100m3, mật độ 3800 con/lồng. Các lồng được treo trong ao rộng 1 ha và được ăn thức ăn chế biến sẵn trong các quá trình nuôi. Cá được cho ăn ad libitum hai, ba và bốn lần/ngày. Sử dụng thức ăn chứa 25% protein trong 60 ngày thử nghiệm.

Kết quả: Có sự khác nhau đáng kể trong quần thể về trọng lượng cá trung bình, tỷ lệ trao đổi thức ăn và khối lượng tăng trung bình hàng ngày. Cho ăn ad libitum ba và bốn lần/ngày thích hợp cho cá rô phi trong giai đoạn tăng trưởng. Cho ăn 2 lần/ngày dẫn đến tỷ lệ chuyển hóa thức ăn nhiều hơn.

Chế độ cho ăn: Đảm bảo đủ lượng thức ăn, có thể cho cá rô phi chưa trưởng thành (vài tuần tuổi) ăn với tỷ lệ cao bằng 3 – 4% trọng lượng cơ thể trong 1 ngày. Cá có trọng lượng 250 – 400g thì thức ăn hàng ngày tốt nhất là bằng 15% trọng lượng cơ thể. Đối với những loài nuôi trong nước biển thì hàng ngày nên cho ăn lượng thức ăn ít hơn 2% trọng lượng cơ thể.

Hình thức nuôi

Nuôi cá rô phi lồng: Nuôi lồng có vốn đầu tư và chi phí hoạt động thấp hơn nhiều so với nuôi ao và nuôi bể. Cụ thể là cá được nuôi với mật độ cao và được cho ăn toàn bộ. Mật độ nuôi phải tùy theo lượng ôxy có trong nước nuôi.

Kết hợp nuôi ao và nuôi lồng: Việc kết hợp này cho phép quản lý số lượng cá thể và thu hoạch cá. Cho cá ăn các thức ăn chế biến sẵn chứa 20 – 32% protein thô. Các cuộc thử nghiệm nhằm xác định hiệu suất nuôi cá rô phi lồng (100m3/lồng) trong điều kiện độ mặn 15 – 20ppt và nhiệt độ 28 – 320C, với năng suất 20,4; 20,9 và 21,2 tấn/ha/vụ, tương ứng với thời gian nuôi là 143; 154 và 167 ngày. Mật độ thả 16300; 16500; 15300 tương ứng với trọng lượng cá là 127g; 149g và 145g. Các ao nuôi được lắp đặt các guồng quạt nước.

Lời khuyên về chế độ cho ăn: Cá rô phi có thói quen ăn uống đa dạng, nên yêu cầu về chế độ ăn của chúng rất linh hoạt.

ĐOÀN GIANG, Theo tài liệu TT thông tin Khoa học và kinh tế Thủy sản, NNVN, 26/9/2003

 Nhấn vào đây để xem tất cả các thông tin kỹ thuật nuôi cá rô phi

Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Bà Lại Thị Thương, sinh năm 1950, ngụ tại xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá rô đầu vuông bằng thức ăn công nghiệp thành công.

Sau khi được Trạm Thủy sản huyện Tam Nông tận tình hướng dẫn kỹ thuật và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp huyện cho vay vốn, vào đầu tháng 6/2010, bà Thương đã mạnh dạn đầu tư vốn nuôi cá rô đầu vuông bằng thức ăn công nghiệp trong ao.

Bà Thương tiến hành cải tạo 5.000 m2 mặt nước của 3 cái ao cạnh nhà, lên bờ bao, vét đáy ao và làm vệ sinh sạch sẽ bằng 500 kg vôi bột rồi phơi đáy ao. Tiếp đó, bà bơm nước vào trong 3 ao sâu trên 1,2 m và tìm diệt các loại cá lóc, trê, ếch, rắn… rồi để khoảng 3 ngày cho nước có màu xanh của rong – tảo thì thả hơn 1 triệu con cá rô đầu vuông giống (bột) vào ương nuôi.

Bà cho biết: Ba mươi ngày đầu, cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp có nhiều độ đạm dạng bột hiệu AFIEX – An Giang trải đều trên mặt nước ao. Trong ngày, cách 2 giờ cho cá giống ăn 1 lần, có bổ sung thêm trứng nước và những sinh vật phù du sẵn trong môi trường ao ương.

Sau hơn 1 tháng ương và chăm sóc, cá rô đầu vuông giống đã lớn, tiếp tục sử dụng thức ăn viên công nghiệp có nhiều độ đạm hiệu AFIEX – An Giang và tăng lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của cá. Bà Thương nói: “Cứ đầu tư 1,3 kg thức ăn sẽ cho ra 1 kg cá rô đầu vuông thương phẩm! Việc phòng ngừa dịch bệnh cho cá cũng được tôi thực hiện kịp thời theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn của cán bộ thủy sản huyện”.

Bà Thương còn thường xuyên thay nước ao nuôi cá, chăm sóc đàn cá nuôi thật chu đáo và định kỳ một tháng một lần, bà trộn bổ sung vitamin C trong thức ăn nhằm tăng sức đề kháng và giúp cá tăng trọng nhanh. Sau gần 4 tháng nuôi cá đạt trọng lượng bình quân 6 con/kg, bà cho tát ao và thu hoạch được tổng sản lượng hơn 28 tấn cá thương phẩm, bán giá 31.000 đồng/kg, thu gần 900 triệu đồng.

Sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, công chăm sóc và thanh toán vốn – lãi cho Ngân hàng, còn lãi hơn 250 triệu đồng. Bà Lại Thị Thương bày tỏ: “Nuôi cá rô đầu vuông bằng thức ăn công nghiệp hiệu AFIEX – Angiang (loại 240 V và 230 V) tuy chi phí đầu tư cao, nhưng bù lại cá tăng trọng nhanh, ít bị bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, thời gian nuôi ngắn và phẩm chất thịt cá thơm – ngon, bán được giá cao…

Người nuôi chỉ cần có nguồn nước sạch, cho ăn đầy đủ, chăm sóc – phòng ngừa bệnh cho cá đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật”.

Với kết quả nêu trên, bà Lại Thị Thương đang tiếp tục ương nuôi hơn 1,2 triệu con cá rô đầu vuông giống trong 10 cái ao cạnh nhà. Nhiều bà con đang tìm đến học cách làm này. Ông Nguyễn Sỹ Khánh – Trưởng trạm Thủy sản huyện Tam Nông cho biết: “Nuôi cá rô đầu vuông ở huyện Tam Nông bước đầu đã cho lợi nhuận khá hấp dẫn. Tuy nhiên, điều băn khoăn nhất hiện nay là giá thức ăn công nghiệp cho cá tăng cao, thị trường tiêu thụ chưa ổn định”.

Hướng Dẫn Công Thức Nấu Cá Rô Phi Kho Tương Bần Ngon Nhất

Bước 1: Chế biến cá cùng nguyên vật liệu

Rô phi chúng mình đem làm sạch sẽ, vứt ruột, lưu ý sử dụng toàn bộ mật cá ra cho không đắng đấy nhe.

Khế rửa sạch, gọt cạnh rồi cắt miếng mỏng vừa phải.

Hành bóc vỏ ngoài, đập cho dập và bằm bé.

Lá nghệ tươi rửa sạch, thái chỉ nhỏ.

Cho cá rô phi vô nồi, thêm các gia vị: muối, dầu, tiêu xay, mật mía, ớt bột và hành khô bằm.

Xóc thật nhẹ để cho các gia vị bám hết với cá. Đặt nguyên như vậy độ 20p để cho rô phi thấm nghen.

Đặt mấy miếng khế chua ở dưới nồi sau đó cho cá lên bên trên. Xen lượt khế lớp cá cho đến khi hết.

Cho lửa nấu để cho xoong cá sôi khoảng 2 cho đến 3 phút, sau đó cho nghệ bột, cho nước ngập cứ thế đun cho sôi với lửa bé.

Lúc nước kho ở trong nồi chỉ còn sệt, thì bạn thêm tương, cùng với lá nghệ xắt chỉ vô. Đun tiếp tục 10 phút là xong nha.

Khi tìm mua cá, các bạn nhớ lựa chọn các con rô phi tự nhiên, không nên cá rô phi được nuôi nhe. Như vậy cá mới có phần thịt vừa thơm vừa ngon với dai, không nhão, có mùi tanh. Các con cá rô phi đấy thường không to quá.

Còn tương chúng mình chọn mua loại tương Bần để cá kho thơm ngon nhất nha.

Tương Bần cùng với những gia vị còn lại chúng mình hãy tự điều chỉnh để bỏ vô kho cá sao cho phù hợp với khẩu vị của gia đình.

Nếu như không dùng bột nghệ khô, chúng mình vẫn có thể kho cá rô phi như bình thường. Nghệ bột chỉ có tác dụng khiến cho món cá roophi kho được màu vàng đẹp mắt thôi nha.

Khi kho cá, người ta thường thêm lá nghệ tươi vô kho cùng để được hương thơm lôi cuốn.

Cá rô phi kho tương ngon đó là lúc thịt cá được mềm, mùi thơm, đậm đà, vừa có vị hơi chua chua của khế, vừa phải có vị ngọt của mật mía, mùi đặc trưng của tương.

Dùng cá rô phi kho tương lúc vẫn nóng là vừa thơm vừa ngon nhất ha. Bởi vậy, nếu như ăn cá kho còn dư, đến bữa khác các bạn có thể vặn bếp nấu lại để cho nóng nhá.

Nguyên Liệu Của Thức Ăn Thủy Sản

Tìm hiểu về thành phần, tính chất của từng loại nguyên liệu sử dụng trong phối chế thức ăn là rất cần thiết để lựa chọn nguyên liệu thức ăn phù hợp cho nuôi trồng thủy sản.Thành phần nguyên liệu chính bao gồm: Nhóm cung cấp năng lượng; Nhóm cung cấp protein và các chất phụ gia.

Nhóm thức ăn thủy sản cung cấp protein

Nhu cầu protein của động vật thủy sản khoảng 25 – 55%, cao hơn nhiều so với gia súc và gia cầm. Do đó, trong chế biến thức ăn thủy sản, nguồn nguyên liệu cung cấp protein luôn là yếu tố được quan tâm đầu tiên. Nguyên liệu cung cấp protein có hàm lượng protein lớn hơn 30%, được chia làm hai nhóm phụ thuộc vào nguồn gốc: protein động vật và protein thực vật.

Protein động vật

Nhóm này có hàm lượng protein từ 50% trở lên và thường được động vật thủy sản sử dụng hiệu quả hơn nguồn protein thực vật. Các nguồn protein động vật thường được sử dụng trong thức ăn thủy sản là: Bột cá, bột đầu tôm, bột huyết, bột mực, bột nhuyễn thể….; trong đó, bột cá được xem là nguồn protein thích hợp nhất cho tất cả các loài tôm cá nuôi.

Bột cá: Được sử dụng với tỷ lệ 25 – 35%, thay đổi tùy theo mức protein trong thức ăn (Ví dụ: Đạm thô cho tôm sú post larvae là 40% tổng lượng đạm thì tỷ lệ bột cá trong thức ăn là 35%, trong khi đạm thô cho tôm trưởng thành là 28 – 30% thì tỷ lệ bột cá là 25%). Khuynh hướng thay thế protein của bột cá bằng các protein của phụ phẩm động vật như: bột huyết, bột xương, bột phế phẩm gia cầm là điều tất yếu khi bột cá ngày càng khan hiếm và giá cao. Với lượng thức ăn tôm sản xuất hàng năm là 150.000 – 200.000 tấn thì lượng bột cá cần sử dụng là 40.000 – 45.000 tấn và nhu cầu nhập khẩu sẽ gia tăng.

Theo nghiên cứu, sản xuất bột cá trong giai đoạn 2014 – 2016 đạt trung bình 4,4 triệu tấn. Raboabank (Giám đốc liên kết, trưởng bộ phận tư vấn và nghiên cứu kinh doanh nông nghiệp, thực phẩm và protein động vật tại Rabobank) dự báo, nguồn cung bột cá từ nay đến năm 2019 sẽ tăng với tốc độ 500.000 tấn/năm. Hơn nữa, nếu các dự án sản xuất protein thay thế đi vào hoạt động trong vài năm tới, các nhà phân tích dự báo rằng sẽ có thêm 500.00 tấn protein chăn nuôi chất lượng cao gia nhập thị trường trong năm 2022, đẩy tổng nguồn cung protein lên mức 5,4 triệu tấn vào thời điểm đó.

Protein thực vật

Nguồn cung cấp protein thực vật quan trọng là những hạt có dầu như đậu nành, đậu phộng (lạc), hạt bông vải… Nhóm thức ăn thủy sản này được sử dụng nhiều trong thức ăn thủy sản với mục đích thay thế nguồn protein bột cá, nhằm giảm giá thành thức ăn. Tuy nhiên, khi sử dụng các nguồn protein thực vật sẽ gặp phải một số trở ngại như: độ tiêu hóa thấp, thường chứa các chất kháng dinh dưỡng và độc tố, không cân đối về acid amin, thường thiếu lysin và methionin.

Nhóm thức ăn thủy sản cung cấp năng lượng

Nhóm này gồm có nhóm cung cấp carbohyrat (chủ yếu là nhóm thực vật cung cấp tinh bột) và  nhóm dầu mỡ (dầu động vật và thực vật).

Tinh bột

Là thành phần chủ yếu trong mô của các loại khoai củ, ngũ cốc và phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, cám mì… Đặc điểm: Hàm lượng protein thấp (không quá 20%), acid amin không cân đối; Lipid thấp khoảng 2 – 5%. Tuy nhiên, cám gạo có hàm lượng lipid cao 10 -15%; Hàm lượng chất xơ cao, đặc biệt là cám gạo, hàm lượng xơ biến động từ 11 – 20% tùy theo chất lượng cám do đó ít được sử dụng làm thức ăn cho tôm; Hàm lượng khoáng trong nhóm này thấp và không thích hợp cho động vật thủy sản.

Dầu động, thực vật

Là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng trong thức ăn cho động vật thủy sản. Tuy nhiên, dầu động và thực vật được sử dụng trong thức ăn cho động vật thủy sản như là nguồn cung cấp các acid béo không no cần thiết cho động vật thủy sản. Đối với nhóm động vật thủy sản ăn thiên về động vật, khả năng sử dụng tinh bột kém thì lipid được sử dụng như là nguồn cung cấp năng lượng chính nhằm hạn chế việc sử dụng protein như là nguồn cung cấp năng lượng. Thường trong nguyên liệu chế biến thức ăn thủy sản có sẵn lipid nên trong công thức thức ăn chỉ bổ sung thêm khoảng từ 2 – 3% dầu. Tùy theo đối tượng nuôi mà nguồn dầu được bổ sung là dầu thực vật hay động vật, hoặc kết hợp cả hai.

Ngoài mục đích cung cấp năng lượng, acid béo, việc bổ sung dầu vào thức ăn cũng có tác dụng tạo mùi cho thức ăn. Mặt khác, lecithin (phospholipid) hay cholesterol cũng được bổ sung vào thức ăn thông qua nguồn dầu mực, dầu đậu nành hoặc trực tiếp sử dụng lecithin hay cholesterol tổng hợp.

Nhóm thức ăn thủy sản phụ gia

Bên cạnh nguồn nguyên liệu chính, một số nguồn nguyên liệu khác được bổ sung vào thức ăn với nhiều mục đích như: tăng giá trị dinh dưỡng, tăng tính ngon miệng, hạn chế sự biến chất thức ăn… Những chất này được gọi chung là chất phụ gia. Chất kết dính

Để gia tăng độ kết dính của thức ăn, ngoài tinh bột trong thức ăn, trong chế biến thức ăn cho thủy sản còn sử dụng một số chất kết dính. Giá trị của chất kết dính như: đóng góp dinh dưỡng cho thức ăn, giảm sự thất thoát các chất dinh dưỡng, tăng độ bền của thức ăn trong môi trường nước, giảm bụi trong quá trình chế biến thức ăn. Tuy nhiên, một số chất kết dính có thể làm ảnh hưởng đến độ tiêu hóa thức ăn; một vài loài cá không chấp nhận thức ăn quá cứng. Tinh bột được gelatine hóa là chất kết dính tự nhiên tốt nhất cho động vật thủy sản, tuy nhiên. để tăng độ kết dính của thức ăn phải bổ sung thêm chất kết dính.

Chất chống ôxy hóa

Chất chống ôxy hóa phải đảm bảo không độc và có giá thành rẻ. Các chất chống ôxy hóa thường được sử dụng là: BHT (Butylated hydroxy toluene): 200 ppm; BHA (Butylated hydroxy Anisole): 200 ppm; Ethoxyquin (1,2 dihydro–6 ethoxy–2,2,4 trymethyl quinoline): 150 ppm.

Chất kháng nấm

Chất kháng nấm thường được sử dụng là một hay hỗn hợp các loại acid hữu cơ. Trong thức ăn thủy sản một số chất chống mốc được sử dụng là acid propionic, acid sorbic, sodium diacetate, acid phosphoric. Việc sử dụng chất kháng nấm phải không làm ảnh hưởng đến độ ngon miệng của thức ăn đối với động vật thủy sản.

Chất tạo mùi

Chất tạo mùi đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả sử dụng thức ăn của động vật thủy sản, đặc biệt là tôm. Trong các nguồn nguyên liệu sử dụng làm thức ăn cho tôm có sẵn các chất dẫn dụ tự nhiên như: bột mực, bột nhuyễn thể, bột đầu tôm, gium nhiều tơ, nhộng tằm, dịch thủy phân cá, tôm. Hàm lượng chất dẫn dụ thay đổi tùy theo loài (1 – 5%).  Ngoài ra, dầu mực, dầu nhuyễn thể cũng được sử dụng như là chất tạo mùi trong thức ăn cho tôm. Ngoài các chất tạo mùi tự nhiên, các chất tạo mùi nhân tạo như các acid amin tự do (glycine, analine, glutamate) hay một số phân tử peptide  như betane cũng được tổng hợp để bổ sung vào thức ăn thủy sản.

Cập nhật thông tin chi tiết về Công Thức Mới Trong Thức Ăn Của Cá Rô Phi trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!