Bạn đang xem bài viết Cổng Doanh Nghiệp &Amp; Sàn Tmđt Tỉnh Lâm Đồng được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giới thiệu
Trại cá tầm Đà Lạt đang nuôi và cung cấp cá tầm sỉ & lẻ
Mục đích của Trại là nuôi và đưa đúng sản phẩm CÁ TẦM ĐÀ LẠT đến tay người tiêu dùng. Để làm được điều này, chúng tôi đang cố gắng để tiếp cận trực tiếp với nhiều khách hàng hơn.
Hiện tại, chúng tôi đang hoàn thiện cơ sở nuôi tốt hơn để khách hàng yên tâm về chất lượng sản phẩm CÁ TẦM ĐÀ LẠT.
Quý khách có thể đến thăm cơ sở nuôi và trực tiếp chọn cho mình những sản phẩm yêu thích. Bên cạnh đó quý khách có thể trải nghiệm cảm giác hoàn toàn tự nhiên với khí hậu trong lành, mát mẻ và tham gia câu cá giải trí tại Trại.
Rất mong được đồng hành cùng khách hàng.
Kính chúc quý khách hàng có nhiều sức khỏe và luôn có những lựa chọn sáng suốt trong nhiều loại sản phẩm nói chung và cá Tầm nói riêng.
Lựa Chọn Mô Hình Thương Hiệu Phù Hợp Cho Doanh Nghiệp
Phân loại và lựa chọn chính là cách để doanh nghiệp quản lý tốt hơn các thương hiệu mà mình đang có.
1. Mô hình thương hiệu gia đình
Nếu doanh nghiệp của bạn chỉ kinh doanh 1 sản phẩm, cũng chỉ có 1 thương hiệu duy nhất, trong tương lai bạn vẫn chỉ muốn tập trung vào sản phẩm đó, thương hiệu đó thì việc lựa chọn mô hình thương hiệu có lẽ là không cần thiết. Nhưng nếu bạn là doanh nghiệp sở hữu nhiều thương hiệu, có thể 1 thương hiệu doanh nghiệp và 1 thương hiệu sản phẩm hoặc nhiều thương hiệu sản phẩm có mối quan hệ đan xen phức tạp thì bạn cần có một giải pháp để quản trị các mối quan hệ đó với nhau.Phân loại và lựa chọnchính là cách để doanh nghiệp quản lý tốt hơn các thương hiệu mà mình đang có.
Đây là mô hình thương hiệu truyền thống đã được áp dụng lâu đời trong quản trị thương hiệu, doanh nghiệp và được áp dụng bởi nhiều công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới. Về bản chất, mô hình thương hiệu gia đình có khi doanh nghiệp chỉ sở hữu 1 tên thương hiệu duy nhất, và thương hiệu ấy sẽ gắn bó với mọi sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Một số công ty nổi tiếng sở hữu mô hình thương hiệu gia đình như: Panasonic, Samsung… Còn các doanh nghiệp Việt Nam, có thể kể tới như: FPT, Vinaxconex, Bits… Ưu điểm của mô hình thương hiệu gia đình: Việc chỉ có 1 thương hiệu duy nhất sẽ dễ dàng để doanh nghiệp quản lý thương hiệu của mình. Điều này sẽ tiết kiệm chi phí quảng bá thương hiệu và tránh rủi ro với sản phẩm. Khi xây dựng thương hiệu với mô hình này, doanh nghiệp sẽ đạt được rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn như khi doanh nghiệp đưa ra một sản phẩm mới mang thương hiệu gia đình, khách hàng sẽ dễ tiếp nhận hơn vì đã quen thuộc với các sản phẩm trước của thương hiệu. Giày thể thao Bitis không phải là một sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường, nhưng do thương hiệu Bitis đã quá quen thuộc với thị trường giày dép tại Việt Nam, nên khi thương hiệu này ra mắt dòng giày Hunter kết hợp cùng nhiều hiệu ứng truyền thông khác, Bitis đã thật sự thành công trong chiến dịch này. Nhược điểm của mô hình thương hiệu gia đình: Nguy cơ rủi ro cao chính là nhược điểm lớn nhất của mô hình thương hiệu này. Chỉ cần một chủng loại của thương hiệu gặp vấn đề là cả thương hiệu đó có thể bị tẩy chay ngay lập tức. Ngoài ra, mô hình thương hiệu gia đình cũng không thích hợp nếu như doanh nghiệp muốn kinh doanh đa ngành nghề. Bởi một liên tưởng tích cực ở ngành này có thể gây trở ngại khi thương hiệu muốn dấn thân sang ngành khác. Ví dụ như Vinaconex, là thương hiệu của nhà thầu xây dựng nên khi thương hiệu này muốn sử dụng thương hiệu để hoạt đông trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh sản phẩm như bánh kẹo, nước giải khát thì sẽ khó mà thuyết phục được người tiêu dùng.
2. Mô hình thương hiệu cá biệt
Mặc dù sở hữu những ưu điểm không thể chối cãi nhưng mô hình thương hiệu gia đình vẫn không phù hợp với việc đa dạng hóa dòng sản phẩm và quản trị rủi ro. Do vậy có một mô hình thương hiệu khác được sử dụng đó là mô hình thương hiệu cá biệt. Với mô hình thương hiệu cá biệt, doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều thương hiệu cá thể phù hợp với từng chủng loại sản phẩm và từng nhóm đối tượng khác nhau. Các thương hiệu cá biệt này thường có liên hệ rất ít hoặc hoàn toàn không có liên hệ nào với thương hiệu doanh nghiệp. Trên thực tế, bạn có thể nhận thấy các thương hiệu cá biệt này thông qua các sản phẩm, hàng hóa không mang tên gọi của nhà sản xuất mà chúng có những thương hiệu riêng. Ví dụ như Tân Hiệp Phát sở hữu rất nhiều các nhãn hàng đồ uống như: Number 1, Trà xanh không độ, Dr Thanh, Soya… Nhưng đa số người tiêu dùng chỉ biết đến các thương hiệu Dr thanh hay trà xanh không độ mà không biết tới các tên đứng đằng sau đó chính là Tân Hiệp Phát. Ưu điểm của mô hình thương hiệu cá biệt: Nhược điểm của mô hình thương hiệu cá biệt: Đặc biệt là chi phí đầu tư cho thương hiệu sẽ rất lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhiều thương hiệu (Unilever sở hữu hàng trăm thương hiệu khác nhau, Coca – Cola có hơn 3000 nhãn hiệu). Bên cạnh đó, mô hình thương hiệu cá biệt còn gặp trở ngại vì những thương hiệu ra đời sau không tận dụng được hiệu ứng tích cực của các thương hiệu trước đã có từ trước đó của doanh nghiệp.
3. Mô hình đa thương hiệu
Đây là mô hình đa chiều nhất được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Mô hình này tận dụng được ưu điểm của cả 2 mô hình thương hiệu gia đình và mô hình thương hiệu cá biệt và hạn chế được những rủi ro thường gặp phải của 2 mô hình thương hiệu trên. Trong mô hình này, sự kết hợp giữa mô hình gia đình và mô hình cá biệt quyết đinh tới cách thức xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Có một số các kết hợp sau: Kết hợp đối xứng: Ở cách kết hợp đối xứng, vai trò của thương hiệu gia đình và thương hiệu cá biệt là như nhau, Cùng có vai trò trong việc cấu thành nên một thương hiệu mới. Ví dụ như thương hiệu Samsung Galaxy, vừa tận dụng được uy tín và những điểm nổi trội của thương hiệu doanh nghiệp Samsung, vừa làm nổi bật tính năng riêng biệt của thương hiệu sản phẩm Galaxy. Kết hợp bất đối xứng: Đó là khi mô hình thương hiệu gia đình và mô hình thương hiệu cá biệt có sự kết hợp bất đối xứng. Trong đó, một thương hiệu sẽ đóng vai trò chủ đạo còn thương hiệu kia sẽ đóng vai trò sự khác biệt và ngược lại. Ưu điểm của mô hình đa thương hiệu: Doanh nghiệp sẽ khai thác được hết những lợi thế của thương hiệu gia đình để hỗ trợ cho sự phát triển của thương hiệu cá biệt và khi có sự cố xảy ra đối với thương hiệu cá biệt đó thì cũng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến doanh nghiệp và thương hiệu gia đình.
Hồ Sơ Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp Cá Cảnh Tại Nghệ An
– Bản sao thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp.
– Bản dự thảo Điều lệ công ty
– Bản thống kê danh sách thành viên và các giấy tờ sau đây:
+ Đối với thành viên là cá nhân: Bản sao thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
+ Đối với thành viên là tổ chức: Bản sao quyết định thành lập, Giấy phép kinh doanh hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương của tổ chức. Ngoài ra đối với người đại diện theo pháp luật được ủy quyền thì cần thêm Giấy ủy quyền, bản sao thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người được ủy quyền.
– Bản dự thảo Điều lệ công ty
– Bản thống kê danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ sau đây:
+ Đối với cổ đông là cá nhân: Bản sao thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
+ Đối với cổ đông là tổ chức: Bản sao quyết định thành lập, Giấy phép kinh doanh hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương của tổ chức. Ngoài ra đối với người đại diện theo pháp luật được ủy quyền thì cần thêm Giấy ủy quyền, bản sao thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người được ủy quyền.
– Sử dụng chữ ký số công cộng:
+ Đăng ký tài khoản trên trang web: https://dangkykinhdoanh.gov.vn
+ Nộp hồ sơ qua tài khoản và sử dụng chữ ký số Công cộng để ký.
Bạn phải khai báo chính xác các trường thông tin theo mẫu trên trên trang đăng ký kinh doanh. Việc nhập thông tin, tải lên các tài liệu (định dạng PDF), thực hiện ký số vào hồ sơ và nộp lệ phí các bạn thực hiện theo đúng quy trình được hướng dẫn trên website.
– Sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh:
+ Trước tiên, bạn phải tiến hành đăng ký tài khoản trên website Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Sau đó gửi yêu cầu cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh trên website này.
+ Sau khi có tài khoản, bạn tiến hành nhập thông tin, tải lên các giấy tờ cần thiết (định dạng PDF) và xác thực việc nộp hồ sơ ĐKKD qua mạng điện tử theo hướng dẫn trên website Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Lo Lắng Khi Giá Cá Tra Tăng Nhanh
Giá cá tra tăng, người nuôi lãi lớn
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), trong tuần đầu tháng 4/2017, giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long đột nhiên tăng mạnh lên mức 25.500 – 27.000 đồng/kg, thậm chí có nhà máy phải mua cá từ 27.500 – 28.000 đồng/kg. Với những đơn hàng đã ký, nhiều DN nhỏ đang bị lỗ nặng hoặc không thể sản xuất tiếp. Với những đơn hàng tiếp theo, các DN rất khó để đàm phán nâng giá bán…
Hai tháng đầu năm 2017, xuất khẩu cá tra đạt 228,8 triệu USD, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, XK đi Mỹ giảm đến 34,7%; EU giảm 19,2%; ASEAN giảm 17,9%; Colombia giảm 26,7%; Ảrập Xêut giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2016. Sự sụt giảm XK cá tra sang thị trường Mỹ và đà tăng trưởng mạnh mẽ sang Trung Quốc – Hồng Kông khiến Trung Quốc – Hồng Kông vươn lên là thị trường XK hàng đầu của DN XK cá tra Việt Nam, chiếm 17,2% tổng giá trị cá tra XK.
Sự thiếu hụt con giống ngay từ đầu năm do bất lợi của thời tiết, cộng với sự sụt giảm diện tích nuôi, sản lượng thu hoạch từ năm trước và nhu cầu gia tăng NK tại thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đã đẩy giá cá tra tăng dần và lên ngưỡng cao nhất tại tuần đầu tháng 4/2017. Đây là mức giá cao nhất kể từ năm 2010 đến nay.
Theo nhận định của một số DN XK cá tra lớn, giá cá nguyên liệu có thể nhích lên cao hơn trong những tháng tới, tuy nhiên không quá cao và đột ngột. Thị trường NK khó có thể thích ứng hay chấp nhận nếu giá cá tăng quá nhanh và trong vài tháng tới lượng cá mới sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt này.
Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hùng Vương, một trong những đơn vị chế biến xuất khẩu cá tra lớn nhất cả nước, cho rằng, nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ của thị trường đang ở mức cao, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, trong khi nguồn cung cấp nguyên liệu hiện nay rất hạn chế. Cụ thể, giá cá tra nguyên liệu đã chạm ngưỡng 27.000 đồng/kg, mức giá cao kỷ lục trong hơn 10 năm qua và có thể duy trì thêm một thời gian nữa. Giá cá tăng cao trong khi nguồn cung hạn chế đã tăng áp lực không nhỏ lên nhà máy chế biến xuất khẩu.
Còn theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những vụ nuôi thua lỗ kéo dài trong năm 2016 đã khiến nhiều hộ nuôi cá tra phải treo ao, trong khi đó các doanh nghiệp lại tăng cường thu mua để phục vụ các đơn hàng xuất khẩu dẫn đến nguồn cung cá tra trở nên khan hiếm. Với mức giá cá cao như hiện nay, người nuôi có lãi từ 500 đến 2.000 đồng/kg.
Trước tình hình đó, nhiều người nuôi tiếp tục đầu tư trở lại khiến giá cá tra giống tăng khoảng 1,5 – 2 lần so với cùng thời điểm này năm ngoái. Sản lượng thu hoạch cá tra 3 tháng đầu năm 2017 ước đạt 247,6 nghìn tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Giá cá nguyên liệu tăng cũng khiến cho giá xuất khẩu cá tra không ngừng tăng. Theo thống kê của VASEP, giá cá tra bán ra tại thị trường châu Á trong tháng 2 đã ở mức trung bình là 2,7 USD/kg và dự báo tiếp tục tăng trong tháng 4, dự kiến dao động ở mức 2,8 – 3 USD/kg. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu cá tra của thị trường Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
Một số DN khác cho biết, một lý do khác, trong năm 2016, nhiều hộ nuôi ồ ạt bắt cá loại 700 – 750gr/con để bán cho các nhà máy chế biến cá tra xẻ bướm cho thị trường Trung Quốc khiến cho sản lượng cá bị hụt. Hiện nay, với những đơn hàng cá tra đã ký trước thời điểm giá cá tăng, nhiều DN không chủ động được vùng nuôi bị lỗ nặng. Với những đơn hàng sắp tới, các DN nhận định, khách hàng tại thị trường Trung Quốc – Hồng Kông và Mỹ có thể chấp nhận với mức giá bán cao hơn nhưng với những thị trường lớn khác như: EU, Mexico, Colombia hay ASEAN rất khó đạt được thỏa thuận.
Theo nhận định của các DN, nếu từ cuối tháng 8, đầu tháng 9/2017, XK cá tra sang Mỹ gặp thêm khó khăn từ chương trình thanh tra cá da trơn bên thuế chống bán phá cao thì XK cá tra nhiều khả năng giảm mạnh hơn nữa.
Hiện nay, giá cá tra trung bình tại một số thị trường lớn đã tăng từ 10 đến 15% so với trước. Dự báo có thể tăng lên mức từ 2,75 đến 3 USD/kg. Thị trường Trung Quốc vốn ưa chuộng sản phẩm cá chép và trắm cỏ nay đã chuyển sang cá tra Việt Nam không xương. Do đó, nhu cầu tiêu thụ sẽ vẫn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Một số DN XK cá tra lớn sang Trung Quốc cho rằng, đây là thị trường phản ứng rất nhanh về giá và khách hàng chấp nhận cả sản phẩm với giá cao hơn tuy nhiên có nhiều rủi ro trong thanh toán.
Với những DN đang tự chủ vùng nuôi, ảnh hưởng của việc tăng giá cá nguyên liệu lên mức đỉnh không nhiều nhưng với các DN đang phải thu mua phần lớn cá nguyên liệu bên ngoài đang gặp nhiều khó khăn. Giá cá XK tăng được cho là một tín hiệu tốt, tuy nhiên, trong bối cảnh như hiện nay khi một số thị trường không phản ứng kịp thì một số DN không còn cách nào khác ngoài việc ngừng sản xuất bởi việc chuyển hướng thị trường ngay trong giai đoạn này không dễ.
Theo Lê Thu / Báo hải quan
Cập nhật thông tin chi tiết về Cổng Doanh Nghiệp &Amp; Sàn Tmđt Tỉnh Lâm Đồng trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!