Xu Hướng 3/2023 # Cơ Hội Làm Giàu Từ Cá Chiên Thương Phẩm – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam # Top 8 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cơ Hội Làm Giàu Từ Cá Chiên Thương Phẩm – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Cơ Hội Làm Giàu Từ Cá Chiên Thương Phẩm – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguy cơ tuyệt chủng loài cá quý

Cùng với lăng chấm, anh vũ, rầm xanh, bỗng, cá chiên được liệt vào hàng đặc sản tiến vua. Thường sống ở tầng đáy, ưa những nơi có khe nước chảy, đáy là cát đá, cá chiên có thể biến đổi màu, ở môi trường nước trong cá có màu nâu đen, trong môi trường nước đục cá có màu vàng nâu. Theo Thạc sĩ Trần Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản miền Bắc, hiện nay, việc khai thác quá mức bằng những phương tiện hủy diệt đã làm nguồn lợi cá chiên suy giảm nghiêm trọng. Sản lượng cá tự nhiên đang ngày càng ít và được xếp ở mức độ nguy cấp bậc 2. Một số ngư dân cho biết, số lượng bãi cá của cá chiên còn rất ít, cá có trọng lượng trên 1 kg ngày càng giảm.

Cá chiên được coi là cá đặc sản của các vực nước nhiệt đới. Không những vậy, da cá chiên cỡ lớn có thể thuộc làm đồ dùng. Nuôi cá chiên thương phẩm không những mang lại thu nhập cao cho người dân mà còn góp phần bảo vệ một loài cá quý hiếm trước nguy cơ tuyệt chủng, góp phần bảo vệ nguồn lợi và phát triển đa dạng sinh học.

Cá chiên dễ nuôi, giá trị thương phẩm cao

Nguồn thủy sản tiềm năng

Cá chiên dễ nuôi, giá trị thương phẩm cao, ít bị dịch bệnh, tập tính sinh trưởng khá đơn giản, không tốn nhiều thức ăn. Hiện tại, Trung tâm Giống thủy sản miền Bắc tại Thạch Khôi – Hải Dương đã thành công trong việc nghiên cứu và sản xuất giống cá chiên, đảm bảo quy trình nuôi cho cá đạt giá trị thương phẩm cao.

Anh Nguyễn Đức Thống, cán bộ phụ trách sản xuất tại Trung tâm cho biết: Thực tế một số mô hình nuôi cho thấy, nếu người nuôi chọn mỗi lồng cá có từ 100 – 150 con, sau hơn một năm nuôi, trung bình mỗi con đạt từ 1,3 – 1,8 kg, tổng sản lượng đạt từ 190-250 kg/lồng. Giá cá chiên bán trên thị trường hiện nay dao động từ 250.000 – 300.000 đồng/kg, người nuôi cá chiên sẽ có lãi, thu nhập mỗi năm có thể trên 60 triệu đồng.

Việc nghiên cứu thành công quy trình công nghệ sản xuất giống cá chiên của Trung tâm sẽ giúp người nuôi chủ động sản xuất con giống, dần dần hạn chế và chấm dứt tình trạng đánh bắt cá chiên giống tự nhiên. Đồng thời, giúp mở rộng và phát triển nuôi đối tượng cá có giá trị kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Cá chiên thương phẩm hứa hẹn trở thành nguồn thủy sản tiềm năng phục vụ xuất khẩu.

Gần đây, đã có nhiều mô hình nuôi cá chiên trong lồng ở các sông lớn như sông Mã, sông Lô, Kinh Thầy. Tuy nhiên, vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, lợi nhuận chưa xứng với tiềm năng của cá chiên. Thiết nghĩ, ngành thủy sản cần xây dựng mô hình nuôi cá chiên hiệu quả, phù hợp, vừa mang lại thu nhập cao cho người nông dân, vừa đảm bảo môi trường, vừa tương xứng với nguồn cá quý thiên nhiên ban tặng.

Trần Phương

Làm Giàu Từ Cá Bống Mú – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Người đi đầu thực hiện mô hình này là Long Văn Nghĩa (ấp 15, xã Vĩnh Hậu A). Năm 2004, sau lần đầu thử nghiệm thành công mô hình nuôi cá bống mú thương phẩm trong ao, đến nay ông Nghĩa đã mở rộng quy mô diện tích lên đến 6 ha mặt nước, được chia thành 14 ao nuôi (trung bình 2.000 – 4.000 m2/ao). Ông Nghĩa luân phiên thả cá giống 1.000 – 1.500 con/ao.

Theo ông Nghĩa, cá giống phải được khai thác trong thiên nhiên, vùng ven biển với kích cỡ 5 – 10cm; nuôi thuần dưỡng trong ao, dèo nhỏ khoảng 15 – 20 ngày, sau đó mới thả ra ao nuôi lớn. Nuôi cá bống mú không khó, quan trọng nhất là đảm bảo nguồn nước mặn. Người nuôi cần định kỳ thay nước thường xuyên để có nguồn nước sạch giúp cá lớn nhanh; đồng thời, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường, gây nhiễm bệnh cho cá. Thức ăn cho cá bống mú là cá tạp và tôm, cua nhỏ. Từ khi thả nuôi đến xuất bán 10 – 12 tháng, sản lượng mỗi ao 1 – 1,5 tấn cá thương phẩm, trọng lượng trung bình 0,8 – 1 kg/con.

Ông Nghĩa cho biết thêm, cá bống mú thương phẩm hiện được tiêu thụ rất mạnh, nhất là tại nội địa (do còn khan hiếm). Có nhiều thương lái mua xuất sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Họ đến tận ao thu mua cá với giá 200.000 – 250.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi thu lợi nhuận khá sau khi trừ chi phí. Với 14 ao nuôi thương phẩm, mỗi năm ông Nghĩa thu lãi khoảng 1,5 tỷ đồng.

Thu hoạch cá bống mú tại phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu

Cá bống mú dễ nuôi và mang lại giá trị kinh tế cao nên hiện nhiều hộ dân ở phường Nhà Mát, xã Hiệp Thành (TP Bạc Liêu) áp dụng, nhân rộng đến hàng chục héc ta. Có nhiều hộ nuôi tôm thất bát triền miên, nay chuyển dần sang nuôi cá bống mú theo hình thức thả thưa, cho lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng/vụ. Điển hình như hộ bà Nguyễn Kim Định (xã Hiệp Thành), với 1 ha nuôi tôm kém hiệu quả, bà Định cải tạo, chia thành 2 ao nuôi, thả khoảng 1.500 con cá giống/ao. Sau hơn 10 tháng, lợi nhuận thu được khoảng 100 triệu đồng. Tương tự, hộ ông Lê Văn Lợi (phường Nhà Mát) có gần 1,5 ha đất bỏ trống do nuôi tôm kém hiệu quả, ông cải tạo thành 4 ao rồi thả khoảng 4.000 con cá bống mú giống, mỗi vụ cho thu hoạch hàng trăm triệu đồng. Ông ước tính: Giá cá giống khai thác trong thiên nhiên 2.000 – 3.000 đồng/con, tiền thức ăn chiếm khoảng 45% tổng chi phí đầu tư; trong khi giá cá thương phẩm 250.000 đồng/kg, sau mỗi vụ, người nuôi cầm chắc lợi nhuận trên 50%. Hơn nữa, nuôi cá bống mú ít rủi ro, công chăm sóc ít, thị trường tiêu thụ ổn định.

Tiềm Năng Nuôi Cá Bỗng Thương Phẩm – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Đặc điểm sinh học

Cá bỗng (Spinibarbus denticulatus) có thân dài dẹp hai bên, lưng hơi cong, hình thoi. Bụng tròn, đỉnh đầu hơi lồi. Mõm tù hơi nhô về phía trước, ở một số tiêu bản mõm có kết hạt nhỏ trắng kéo dài đến dưới mũi. Da mõm dày, phủ lên rãnh mõm. Có hai đôi râu, râu hàm dài bằng 1,5 – 1,6 lần đường kính mắt. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm. Mắt tròn và tương đối lớn nằm ở phía trên và nửa dưới của đầu, khoảng cách hai mắt rộng phẳng hoặc hơi lồi. Môi rất dày, môi trên và môi dưới liền nhau ở mép miệng. Rãnh sau môi dưới nông, không liên tục mà ngắt quãng ở giữa. Hàm trên hơi nhỏ hơn hàm dưới. Màng mang liên kết với eo mang. Lược mang thưa ngắn. Răng hầu dẹp bên, đỉnh hơi cong.

Vây lưng có tia gai cứng, phần nhọn mềm và phía sau có răng cưa, viền sau lõm, vây ngực chưa tới vây bụng, vây bụng chưa tới vây hậu môn. Vẩy tương đối lớn, sắp xếp đều. Gốc vây bụng có vảy nách, dài bằng 2/5 chiều dài vây bụng. Lưng cá màu xám, nhạt dần về phía bụng. Bụng hơi vàng. Các vây màu xám. Hai má hơi hồng.

Cá bỗng phân bố ở các tỉnh phía Nam tỉnh Vân Nam và đảo Hải Nam, Trung Quốc. Ở Việt Nam, cá sống ở trung và thượng lưu các sông lớn ở các tỉnh phía Bắc dọc theo sông Hồng (Yên Bái trở lên), sông Lam (Con Cuông, Cửa Rào), sông Thu Bồn, sông Trà Khúc (Nam Trung bộ), cá thích hợp với những nơi nước chảy.

Triển vọng nuôi

Mô hình nuôi cá bỗng được phát triển trong những năm gần đây ở một số tỉnh miền núi như: Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, nơi có nguồn nước mát, sạch. Ưu điểm lớn nhất của nuôi thương phẩm cá bỗng là sức đề kháng với bệnh tốt, chi phí đầu vào thấp, kỹ thuật chăm sóc đơn giản, nuôi được với mật độ cao, có đầu ra tương đối ổn định. Do đó đem lại hiệu quả kinh tế cao, đã giúp nhiều hộ dân một số tỉnh miền núi thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Có thể nuôi thương phẩm với nhiều hình thức khác nhau như trong ao, hồ, lồng, bè. Phổ thức ăn của cá bỗng rộng, là loài ăn tạp và ăn rất nhiều, nguồn thức ăn chủ yếu gồm giun, cá vụn nước ngọt và đồ phế thải của chăn nuôi, có thể tận dụng bèo, thân chuối băm nhỏ, rau nên chi phí thức ăn nuôi thương phẩm khá thấp. Ngoài ra có thể sử dụng thức ăn tự chế với hàm lượng đạm từ 30 – 35%. Mật độ nuôi trong lồng có thể 60 – 70 con/m3 và giảm dần theo từng giai đoạn phát triển của cá, mật độ nuôi ao từ 5 – 7 con/m2 là tốt nhất. Để tận dụng diện tích mặt nước, có thể nuôi ghép cá bỗng với một số loài cá khác trong lồng như cá trắm đen, cá chiên, cá ngạnh.

Cá bỗng giàu giá trị dinh dưỡng, chất lượng thịt thơm ngon, được rất nhiều người ưa thích. Cá có tốc độ tăng trưởng tương đối cho đến giai đoạn 3 kg, từ cỡ 3 kg trở đi cá phát triển chậm, trong điều kiện nuôi lồng, từ cỡ cá giống 6 con/kg, sau 1 năm cá đạt trọng lượng trung bình 1,2 – 1,5 kg, sau 2 năm cá đạt trọng lượng 2,2 – 2,5 kg. Hiện nay giá bán trên thị trường khoảng 150.000 – 200.000 đồng/kg, tùy từng thời điểm.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong phát triển nghề nuôi cá bỗng là khó khăn trong sản xuất con giống, do cá bỗng thành thục muộn, nuôi khoảng 10 năm mới bắt đầu sinh đẻ. Hơn nữa khi ương cá bỗng có tỷ lệ sống thấp, khoảng 30 – 40%. Vì vậy, mặc dù có nhiều đơn vị đã sản xuất thành công nhân tạo giống cá bỗng nhưng vẫn chưa đủ để cung cấp ra thị trường. Nguồn cung cấp giống cá bỗng ở một số địa phương còn phụ thuộc vào tự nhiên.

Quy Trình Nuôi Thương Phẩm Cá Xác (Pangasius Macronema) – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Chuẩn bị hệ thống nuôi

Đối với bè nuôi

Bè nuôi cá xác thường là các bè nuôi cá điêu hồng, basa chuyển qua, có kích thước rộng 4 m, dài 6 m và cao 3 m. Bè được làm kiên cố bằng khung gỗ hoặc sắt, xung quanh và dưới đáy có đóng lưới mịn để không cho cá ra ngoài, phía trên bè có thể làm nhà bằng tôn để chứa thức ăn.

Đối với nuôi trong ao

Ao nuôi thường được thiết kế hình chữ nhật, diện tích từ 1.000 – 5.000 m2 tùy vào quy mô của trại, chiều sâu ao khoảng 1,2 – 1,5 m. Ao nên được chọn gần sông lớn, tốt nhất là có thể cho nước ra vào theo thủy triều để tiết kiệm tiền bơm nước.

Cải tạo ao: Ao được dọn dẹp sạch sẽ, lấp hết các hang ếch, cua…, bón 10 kg vôi cho 100 m2 ao, cấp nước vào ao qua lưới lọc mịn, mực nước đạt 1,2 m thì bắt đầu gây màu nước.

Gây màu nước: Dùng thức ăn có thành phần 40% độ đạm loại bột (có thể dung thức ăn Panamo P40/bột) tạt trực tiếp xuống ao với liều lượng khoảng 10 kg cho 3.000 – 5.000 m2 ao. Sau 3 ngày kiểm tra thấy nước có màu xanh của tảo, kiểm tra các yếu tố môi trường, pH = 6.6 – 8.5, ôxy hòa tan trên 4 mg/l, thì có thể bắt đầu thả giống.

Chọn giống và thả giống

Hiện tại cá xác chưa sinh sản nhận tạo được nên nguồn giống chủ yếu là đánh bắt ngoài tự nhiên, chọn nơi cung ứng con giống uy tín, chất lượng. Chọn cá giống khẻo mạnh, màu sắc tươi sáng, không dị hình, hoạt động mạnh. Vận chuyển giống lúc trời mát, chở cá bằng ghe đục hoặc ghe bạt có sục khí liên tục trong quá trình vận chuyển.

Đối với nuôi bè cỡ giống thường chọn là 200 con/kg, thả mật độ 80 – 100 con/m3. Đối với nuôi ao có thể thả cỡ giống nhỏ hơn để giảm tiền mua giống, có thể thả cỡ 400 – 500 con/kg, mật độ 40 – 60 con/m2.

Sau 8 tháng nuôi, cá xác đạt size 20 con/kg và cho thu hoạch Ảnh: Gia Hiển

Chăm sóc quản lý

Cho ăn

Do cá giống mới đánh bắt ngoài tự nhiên về nên chưa thể ăn thức ăn công nghiệp được ngay mà chúng ta phải tập cho cá ăn dần dần; theo đó, trộn cá biển xay nhỏ với thức ăn công nghiệp, hai tháng đầu cho ăn thức ăn 40 đạm loại 0,8 mm với cá biển, tỷ lệ thức ăn công nghiệp 10% và cá biển 90%, sau đó tăng dần lượng thức ăn công nghiệp và giảm dần lượng cá biển. Sau khoảng 2 tháng cá đã có thể ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Lúc này cho ăn thức ăn 35 đạm khoảng từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6; các tháng còn lại cho ăn thức ăn 30 đạm cho đến khi thu hoạch. Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 3 – 5% trọng lượng thân, tùy thuộc và thời tiết và tình trạng sức khỏe của cá. Cho cá ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Mỗi tuần có thể trộn thêm Vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn khoảng 3 ngày liên tục.

Đối với bè

Định kỳ 2 lần/tuần cọ rửa xung quanh bè, để loại bẩn, rong rêu bám vào lưới, làm cho nước trong bè được thông thoáng.

Đối với ao

Cho nước ra vào ao theo thủy triều, chú ý nước vào phải qua lưới lọc mịn để hạn chế cá tạp vào ao. Định kỳ khoảng 7 ngày tiến hành diệt khuẩn 1 lần.

Thu hoạch

Sau thời gian nuôi khảng 8 tháng, cá đạt kích thước trung bình khoảng 20 con/kg là có thể thu hoạch. Tuy nhiên cá xác cỡ càng lớn giá càng cao nên người nuôi có thể tuy và tình hình giá thực tế mà có thể bán hoặc nuôi về cỡ lớn hơn, hiện tại cá cỡ 18 con/kg giá bán tại bè khoảng 80.000 đồng/kg.

Đối với quy trình nuôi bè, tỷ lệ sống có thể đạt khoảng 60%, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) khoảng 3 – 3,5 kg thức ăn cho 1 kg cá.

Đối với quy trình nuôi ao, tỷ lệ sống có thể đạt 50%, hệ số chuyển đổi thức ăn khoảng 3,5 – 4 kg thức ăn cho 1 kg cá.

Nguyễn Gia Hiển

Cập nhật thông tin chi tiết về Cơ Hội Làm Giàu Từ Cá Chiên Thương Phẩm – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!