Bạn đang xem bài viết Câu Cá Trắm Cỏ Cần Nắm Những Kỹ Thuật Nào? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Được coi là dòng cá có thịt ngon sau cá chép, thịt mềm thơm và ít xương răm hơn trôi chính vì vậy kỹ thuật làm mồi câu cá trắm cỏ cũng được anh em cần thủ khá quan tâm.
Nguồn gốc cá trắm cỏ. Những đặc tính cơ bản của cá trắm cỏ:Cá trắm cỏ được biết với tên gọi khoa học là Ctenopharyngodon thuộc họ cá chép chúng sống ở độ sâu từ 0 – 30m nước với nhiệt độ rơi vào từ 0-35 độ C. Trắm cỏ ưa nước sạch và có thể đạt tới chiều dài cơ thể là 1,5m cân nặng lên tới 45kg. Đây là loài cá được nuôi rất phổ biến ở các nước khu vực châu á đặc biệt là Trung Quốc. Khá nhiều cần thủ mới câu bị nhầm lẫn khi câu cá trôi và nghĩ đó là cá trắm cỏ.
Farmvina xin chỉ qua cách phân biệt cá trắm cỏ và cá trôi như sau: Nhìn cá trắm cỏ khá giống cá trôi nhưng ta có thể phân biệt qua một số cách như: vẩy của cá trắm cỏ lớn hơn cá trôi, vây lưng của cá trôi khá tô và xương hơn cá trắm cỏ. đầu cá trắm cỏ cũng to hơn đầu cá trôi và miệng lớn hơn khá nhiều so với cá trôi. Nhưng nhìn chung hình dáng của cá.
Kinh nghiệm câu cá giúp bạn sát cá liên tục
Cách săn mồi của cá trắm cỏ:Nghe tên cá trắm cỏ thôi gần như các cần thủ đã hiểu qua được cá trắm cỏ ăn gì và đặc tính như thế nào. Cá trắm cỏ ăn chủ yếu là cỏ, rong rêu, động vật phù du, tôm tép…Chúng khá lành và dễ thích nghi trong điều kiện nuôi nhốt nên có thể ăn một số loại cám tổng hợp.
Tính cách khi ăn mồi của cá trắm cỏ: Chúng có thói quen ăn các trồi non của rau cỏ, cũng chính đặc tính này nên trắm cỏ có cách ăn là cắn rỉa và lùa mồi khá dễ dàng vào miệng để nhấm nhá xem mồi có non không.
Chính đặc tính ăn rong tảo này nên các cần thủ có kinh nghiệm sẽ để lưỡi câu gần các khu vực rong tảo ( nhiều người còn đầu tư một mớ rau muống để làm mồi ) lưu ý: rong tảo mọc theo mùa mùa xuân khá phát triển nên thường mọc cao và rậm hơn chính mùa này cá thường ăn cao hơn các mùa khác.
Cách 1: Làm mồi câu cá trắm cỏ bằng lá sắn tươi ( hay còn gọi là lá củ mỳ )Lựa chọn những chiếc lá sắn bánh tẻ, vò nhàu cho đến khi thấy ra nước ở lá ( khi lá vào nước sẽ giúp khuếch tán mùi lá dẫn dụ cá trắm cỏ đến ) Sau khi thả lá ở điểm câu bạn để phao cách lưỡi khoảng 30 đến 40cm thường sau khoảng 10 phút bạn sẽ thấy dấu hiệu cá về nếu mồi thơm và chúng đang khát mồi.
Cách 2: Câu cá trắm cỏ bằng ngọn rau muốngChọn ngọn rau muống dài 7-10cm phơi cho tái ( việc này giúp ngọn rau không bị giòn để dễ luồn lưỡi câu vào cọng rau) Trước khi câu bạn nên đập hay vò một chút rau để giúp việc khuếch tán mùi trong nước được dễ dàng hơn. Sau khi thả mớ rau muống ra hồ ta dê lưỡi câu đã luồn rau muống ra gần mớ rau và đợi giật
Cách 3: Câu cá trắm cỏ bằng ngô hạtBạn có thể xử dụng những xâu ngô treo lửng kết hợp với các loại mồi trên.
Cách 4: Câu cá trắm cỏ bằng mồi boilie:Làm hỗn hợp tổng hợp gồm 25% bột đậu xanh, 35% bột ngô, 25% bột mỳ, 15% sen súng ( rong tảo…vớt ở hồ ta định câu, rửa sạch phơi khô rồi xay thật nát )
Sau khi có hỗn hợp ta cho ngâm cùng tinh dầu asa Foetida ( tinh dầu từ cỏ thủy sinh) hay hương liệu Sweetcorn và Fresh Herbs trong vài ngày trước khi câu.
Câu cá sông: Một số kinh nghiệm hay
Thời tiết và vị trí câu cá trắm cỏ:Cá trắm cỏ phát triển mạnh nhất vào mùa xuân cũng theo tốc độ phát triển cây cỏ trong mùa đó, chính mùa này trắm cỏ chịu đi ăn nhất và cũng dễ bắt nhất.
Kỹ thuật câu cá trắm cỏ:Nếu bạn xác định câu cá trắm cỏ lớn thì nên chọn lưỡi câu 8 đến 12 còn nếu câu nhỏ hơn thì dùng lưỡi nhỏ hơn, tương tự dây câu phù hợp để đánh cá lớn là 2,3 đến 3. Cần câu chỉ cần loại có độ bền cao là được.
Để câu được trắm cỏ ta phải hiểu cách ăn mồi của chúng. Khi vào mùa xuân cá sẽ ăn cao hơn do rong rêu cũng mọc cao nên hãy điều chỉnh cần với phao phù hợp để giật nhạy hơn.
Câu Hỏi Thường Gặp
Kỹ Thuật Ương Cá Trắm Cỏ Giống
Sau thời gian ương hết giai đoạn 1; cá đã đạt tiêu chuẩn cá hương, ta tiến hành các công đoạn san cá ra các ao để ương nuôi tiếp giai đoạn từ cá hương lên cá giống; giai đoạn cá giống được phân thành nhiều giai đoạn lớn nhỏ khác nhau căn cứ vào kích thước chiều dài cá thể (tính bằng cm) để phân chia các giai đoạn như: giống cấp 1, giống cấp 2 và giống cấp 3; mỗi giai đoạn như thế có những biện pháp kỹ thuật nuôi cụ thể. Trong ương san cá giống giai đoạn ương từ cá hương lên cá giống gọi là giai đoạn 2. Các bước kỹ thuật tiến hành để thực hiện giai đoạn này như sau:
Chọn ao ương tốt nhất là hình chữ nhật, ao ương cá từ cá hương lên cá giống có diện tích từ 300-500m 2; nhưng diện tích ao ương cá giống thích hợp nhất từ 1.000-2.000m 2, mức nước trong ao từ 1,2-1,5m. Chất đáy ao là đất cát hoặc pha cát; độ dày bùn đáy từ 10-15cm, nhưng không có bùn đáy ao càng tốt vì ao nuôi cá trắm cỏ giống không yêu cầu phải gây màu nước như ương cá mè trắng. Ao ương gần nguồn nước, nguồn nước cấp cho ao ương phải đảm bảo là nguồn nước sạch, đảm bảo đạt các yếu tố về môi trường;
Trước khi san cá hương sang ao để nuôi lên giống khoảng từ 5-7 ngày tiến hành các bước như tháo cạn nước ao, tát gạn, bắt hết cá tạp, vét bớt lớp bùn đáy, đảm bảo lớp bùn đáy ao; nếu để lớp bùn đáy quá dày dẫn đến hiện tượng các chất dinh dưỡng trong ao ương dễ bị lớp bùn đáy hấp thụ do vậy những ao có lớp bùn đáy quá dày thường gây màu nước là thức ăn tự nhiên của cá rất khó; sau đó san đáy ao cho phẳng có độ dốc đáy ao thoải dần về phía cống thoát; dùng vôi (CaO; Ca(OH2…) tẩy ao với lượng 10-15 kg/100m 2 để tẩy độc cho ao và khử chua; mức độ sử dụng vôi cho từng ao phụ thuộc vào độ pH của ao, sau đó phơi đáy ao khoảng 3-5 ngày. Cấp nước vào ao ương trước khi thả cá hương, tuy nhiên đối với ao ương cá hương cấp nước vào ao trước 5-10 ngày vẫn có thể thả cá được, không phải tát gạn làm lại ao như giai đoạn ao ương từ bột lên hương; nhưng rất khoát phải quản lý tốt môi trường ao nuôi không để ếch, nhái sinh sản trong ao ương. Nước cấp vào ao phải qua lọc để tránh sinh vật có hại và các loại cá khác vào ao sẽ cạnh tranh thức. Ao ương cá giống trắm cỏ không phải bón các loại phân để gây màu nước; vì vậy có thể cấp đủ mức nước ao ngay từ đầu sau đó thả cá vào ao ương.
Sau khi ao ương có độ sâu mực nước đạt 0,8-1,0m thì thả cá hương, trong suốt quá trình ương nuôi duy trì mức nước 1,2-1,5m. Thời gian thả cá hương tốt nhất vào lúc trời mát trong ngày, buổi sáng từ 7-9 h và buổi chiều tối từ 18-20 h. Khi thả cá nên chọn vị trí như nơi đầu hướng gió, nơi cấp nước hoặc điểm nước sâu và đáy ao ít bùn nhất. Trước khi thả cá chú ý cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bao chứa cá để tránh hiện tượng cá bị sốc nhiệt dẫn đến cá yếu và chết bằng cách ngâm bao cá trong ao ương 10-15 phút sau đó mở bao túi cho nước từ từ váo túi, mở miệng túi dần dần, quan sát hoạt động của cá trong bao chứa trước khi thả cá ra ao ương.
Cá hương phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn về kích thước cá thể cũng như khối lượng; cỡ cá phải đồng đều, thân hình cân đối, không bị dị hình, dị dạng; cá có màu xanh sẫm, vây, vẩy hoàn chỉnh không bị sây sát và mất nhớt; cá bơi lội, hoạt động nhanh nhẹn, có phản xạ tốt với tiếng động; có thể cho một số cá ra thau quan sát thấy cá bơi thành đàn, vòng tròn quanh thau là đạt. Trước khi đưa cá về ao ương sử dụng muối ăn hoặc thuốc tím để tắm cho cá với liều lượng: nước muối 2-3%, thời gian 3-5 phút hoặc sử dụng thuốc tím (KMnO4) với liều lượng 1g thuốc hòa trong 50-100 lít nước, thời gian tắm 10-12 phút để cá chóng lành các vết thương, loại bỏ các loại ký sinh trùng bám trên cơ thể cá. Sau khi tắm xong cho cá, cho cá về ao ương nuôi phải thao tác nhẹ nhàng, nhanh chóng.
Sau 2-3 ngày nuôi chú ý đến mức độ sử dụng thức ăn của cá nhất là thức ăn xanh (bèo tấm) để cung cấp thức ăn hằng ngày cho phù hợp.
Đặc điểm dinh dưỡng của giai đoạn này là cá sử dụng thức ăn xanh (chủ yếu là bèo tấm); sau đó là các loại rong (thực vật thủy sinh thượng đẳng) hoặc các loại lá xanh trên cạn, các loại cỏ. Các loại thức ăn xanh này (ngoài bèo tấm) phải được thái nhỏ vừa cỡ mồi cá mới sử dụng được. Ở giai đoạn này cá trắm cỏ có hiện tượng sinh trưởng không đều, đặc biệt là trong môi trường ao nuôi thiếu thức ăn. Vì vậy khi cá đã sử dụng tốt thức ăn xanh thì cho cá ăn thỏa mãn trong ngày; theo dõi thức ăn xanh trong ao nuôi từ khi cho thức ăn xanh cho đến sáng hôm sau lượng thức ăn xanh trong ao hết hoặc còn một ít là đạt; tốt nhất cho thức ăn xanh vào khung chứa thức ăn.
Chủ động thức ăn xanh bằng cách ương nuôi bèo tấm: Chủ động thức ăn xanh cho cá rất quan trọng; ngoài việc tìm kiếm nguồn thức ăn xanh có sẵn ngoài tự nhiên người nuôi cá phải tạo nguồn thức ăn bằng cách nuôi bèo tấm như: Chọn diện tích ao vừa phải 100-200m 2, mặt ao có độ che phủ tốt của bóng cây, ao không cần nguồn nước lưu thông (ao tù); thả một lượng bèo tấm làm giống khoảng 1/3-1/4 diện tích ao; bổ sung thức ăn cho bèo bằng đạm vô cơ hoặc Kali (thay bằng tro bếp). Khi bèo sinh sản phủ kín mặt ao thì thu hoạch dần cho cá ăn;
Bảng sử dụng thức ăn cho cá trắm cỏ: Tính cho 10.000 con
Hàng ngày phải kiểm tra tình hình sử dụng thức ăn xanh và thức ăn tinh của cá để điều chỉnh cho hợp lý. Khi cá sử dụng hết thức ăn thì ngày hôm sau phải tăng thêm. Cá sử dụng thức ăn này nhiều hơn thức ăn khác, ngày hôm sau phải thêm bớt cho phù hợp. Nếu các loại thức ăn đều không sử dụng hết thì số lượng quá nhiều hoặc cá có hiện tượng không bình thường phải kịp thời tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết. Giai đoạn này sinh vật phù du vẫn có vai trò trong khẩu phần ăn của cá nhưng đóng vai trò thứ yếu.
Quản lý ao ương: Yếu tố môi trường và địch hại là hai yếu tố quyết định đến tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng, phát triển của cá do đó người nuôi cá phải thường xuyên thăm ao nhất là buổi sáng sớm; nếu thấy cá nổi đầu buổi sáng từ 5-7 giờ khi mặt trời chưa mọc đó là hiện tượng tốt, nhưng khi cá nổi đầu quá lâu đến 9-10 giờ sáng không lặn điều đó chứng tỏ rằng trong môi trường nước ao không đủ hàm lượng ôxy cho cá hô hấp hoặc chất lượng nước không tốt phải kịp thời xử lý. Vì vậy phải định kỳ bổ sung cấp nước mới vào ao ương, khi cấp nước vào ao phải qua lọc để tránh địch hại và các loại cá khác vào ao và thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp.
Ghi chép đầy đủ các chỉ tiêu, theo dõi trong nhật ký quá trình ương nuôi cá như: Môi trường ao nuôi; tình trạng sức khỏe, hoạt động của cá; thức ăn; thuốc, chế phẩm sinh học sử dụng; thời gian bổ sung hoặc cấp nước mới vào ao ương; từ 5-10 ngày kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá một lần để biết được chất lượng, số lượng thức ăn, tình trạng sức khỏe của cá và điều kiện môi trường ao ương để điều chỉnh cho phù hợp;
Phân tích số liệu kỹ thuật dựa trên nhật ký nuôi cá để có các giải pháp xử lý kịp thời trong quá trình ương nuôi cũng như đúc rút kết kinh nghiệm cho vụ ương nuôi kế tiếp;
Tổng hợp kết quả tỷ lệ sống ao ương sau một đợt ương nuôi để đánh giá các định mức kỹ thuật, chi phí giá thành và hiệu quả kinh tế.
Sau thời gian ương nuôi 25-30 ngày, cá đạt kích cỡ 4-6cm thì thu hoạch; có thể bán hoặc san sang ao khác để đảm bảo đủ mật độ nuôi đến khi cá đạt kích thước 12-15cm/con.Trước khi thu hoạch, phải quấy dẻo, luyện ép cho cá trước 2-3 ngày; trước khi luyện ép không cho cá ăn thức xanh và cả thức ăn tinh; khi luyện ép cá dùng lưới mềm kéo dồn cá từ từ 2/3 ao; 1/2 ao và 1/3 ao; thời gian một lần luyện ép cá ngày đầu, lần đầu 30 phút và tăng dần thời gian luyện ép cá của những ngày sau. Khi thu hoạch cá giống dùng lưới sợi mềm để kéo cá; các thao tác làm phải nhanh nhưng nhẹ nhàng, khéo léo tránh làm xây xước cá.
Cá Trắm Cỏ Thích Ăn Gì Nhất? Kỹ Thuật Nuôi Cá Trắm Cỏ Đúng Cách
Cá trắm cỏ – một trong những loại cá nước ngọt mang lại giá trị kinh tế tốt cho nông dân Việt Nam. Loài cá này ngày một phổ biến hơn trên thị trường nước ta, đặc biệt đối với những khu vực thuộc đồng bằng phía Bắc. Nhờ đặc tính khác biệt cùng với những giá trị và cá trắm cỏ mang lại đã khiến cho loài cá này trở thành mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều nông dân Việt Nam hiện nay.
Để có thể thực hiện quá trình chăn nuôi cá trắm cỏ thì bạn cần phải nắm được những thông tin cơ bản và cần thiết về loại cá này. Khi đã nắm rõ được đặc tính của cá thì quá trình chăn nuôi sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Cá trắm cỏ là một loại cá nằm trong họ cá chép (Cyprinidae) – là loài duy nhất nằm trong chi Ctenopharyngodon. Một con cá trắm cỏ lớn có thể phát triển với chiều dài lên đến 1.5 mét và nặng gần 45kg. Tuổi thọ của chúng có thể kéo dài đến 21 năm và được phân loại cụ thể như sau:
Thuộc bộ cá Chép Cypriniformes
Thuộc họ cá Chép Cypriniformes
Thuộc phân họ cá trắm Leuciscinae
Thuộc giống cá trắm cỏ Ctenopharyngodon
Thuộc loài trắm cỏ Ctenopharyngodon Idellus
Như đã giới thiệu ở phía trên, cá trắm cỏ có kích thước tương đối lớn. Với những con có trọng lượng lớn nhất có thể lên đến 35 hoặc 40kg. Với trọng lượng thương phẩm trung bình là từ 3 đến 5kg. Khi đem so sánh với những loài cá khác ở cùng kích thước với điều kiện sinh trưởng tối ưu thì tốc độ sinh trưởng của cá trắm cỏ là nhanh hơn.
Thông thường, cá được nuôi ở trong ao sau khoảng 1 năm sẽ đạt trong lượng 1kg. Với những năm sau đó thì đạt từ 2 đến 3kg với những điều kiện thời tiết ở vùng ôn đới. Trọng lượng có thể đạt từ 4 đến 5kg với những khu vực chăn nuôi ở cùng nhiệt đới.
Khi sống trong điều kiện môi trường tự nhiên thì cá sẽ sinh sản theo hình thức bán di cư. Loài cá này thuộc loài đẻ trứng. Mỗi năm, khi đến mùa sinh sản chúng sẽ di cư lên phía đầu nguồn của những con sông mà chúng sinh sống để đẻ trứng. Khu vực đầu nguồn thường là những khu vực có mật độ nước chảy mạnh và có sự thay đổi nhất định về điều kiện môi trường nước.
Với cá trắm cỏ thì đây là điều kiện vô cùng thích hợp để sinh sản. Trứng của những con cá trắm cỏ so với trọng lượng của nước thường nặng hơn. Đó cũng là lý do vì sao chúng thường bị trôi nổi ở môi trường tầng nước giữa. Trong trường hợp bạn nhìn thấy những quả trứng này chìm xuống dưới đáy sông thì điều này có nghĩa là những quả trứng này đã bị hỏng và không thể nở thành cá con.
Với điều kiện chăn nuôi thì cá trắm có thường sẽ không thể sinh sản một cách tự nhiên dù cho hệ sinh dục của chúng vẫn phát triển bình thường. Để có thể sinh sản được bắt buộc chúng cần được tiêm thêm hormone sinh dục, đồng thời con người cần phải tăng cường để tạo ra những áp lực và cả những chuyện động mạnh của dòng nước ở trong hồ nuôi.
Giai đoạn sinh sản của cá trắm cỏ thường là từ năm 4 đến 5 tuổi. Đây là giai đoạn trưởng thành đủ điều kiện để sinh sản của cá.
Như bạn đã thấy, để cho cá có thể sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt khá là khó khăn. Chính vì vậy để có thể chăn nuôi loài cá này và mang lại được những giá trị kinh tế cao thì người nông dân cần phải có kỹ thuật.
Bạn cần phải thường xuyên dọn vệ sinh khu vực hồ nuôi cá và nạo vét bùn nếu lượng bùn này vượt quá mức cho phép. Đồng thời, bạn cũng cần bón vôi ở khắp đáy ao để có thể diệt đi những loại cá tạp cùng với những mầm bệnh với phương pháp rải đều trung bình khoảng 7 đến 10 kg vôi bột cho 100m 2 diện tích đáy ao.
Sau thời gian tẩy vôi khoảng 3 ngày, bạn thực hiện bón lót với khoảng 20 đến 30 kg phân chuồng được rải đều khắp ao. Thêm vào đó bạn băm nhỏ 50kg lá xanh (nên lựa chọn những loại lá cây thân mềm để có thể làm phân xanh) và cũng mang đi rải đều khắp đáy ao. Bạn có thể vùi lá cây vào dưới lớp bùn hoặc sử dụng bó chúng thành những bó nhỏ với trọng lượng 5 đến 7 kilogam để dìm ở những góc ao.
Lưu ý: Khối lượng trên được tính cho 100m 2 diện tích đáy ao.
Kế đến ban cho nước vào ao ngập khoảng từ 0.3 cho đến 0.4m và ngâm từ 5 đến 7 ngày. Sau đó vớt hết những bã xác phân xanh và cho nước vào ao với độ sâu từ 1 đến 1.5m. Nhớ cần phải lọc nước ao bằng cách sử dụng đăng hoặc lưới để đề phòng các loại cá dữ hoặc cá tạp xâm nhập vào trong môi trường chăn nuôi.
Cá trắm đen giống thường được thả vào 2 thời kỳ nhất định:
Thời điểm vụ xuân từ khoảng tháng 2 đến tháng 3.
Thời điểm vụ thu: tháng 8 và tháng 9
Đây là hai thời điểm thích hợp để thả cá giống vào trong ao với điều kiện tốt nhất. Bạn nên lựa chọn những loại cá giống lớn, khỏe mạnh và không bị xây xát hay bệnh tật. Mật độ thả nên là 1 đến 2 con cho 1m 2. Kích thước cá phù hợp để thả là 8 đến 10 cm.
Trong suốt quá trình chăn nuôi bạn cần lưu ý:
Thường xuyên theo dõi và quản lý bờ ao, khu vực cống thoát nước và kiểm tra mực nước của ao cá vào mỗi buổi sáng.
Thời điểm sáng sớm cần lưu ý và kiểm tra xem cá có bị nổi đầu lên mặt nước vì bị ngạt thở hay không. Thời gian nổi đầu của cá có kéo dài hay không. Nếu có xuất hiện tình trạng trên thì bạn cần ngừng cho ăn và tăng thêm mực nước vào trong ao.
Khoảng từ 5 đến 6 tháng nuôi là đã có thể đánh tỉa một số lượng cá lớn để phục vụ cho việc ăn uống hoặc bán để kiếm thêm thu nhập. Sau đó bạn thả thêm một lượng cá giống tương đương để có thể tăng năng suất cho quá trình chăn nuôi. Bắt buộc phải ghi chép cẩn thận lại số lượng cá đã thu hoạch và số lượng cá đã thêm vào sau mỗi đợt đánh tỉa. (Nên ghi cả số lượng cá và khối lượng cá).
Đến thời điểm cuối năm bạn có thể thu hoạch toàn bộ số lượng cá đã chăn nuôi trước đó (trong lúc thu hoạch bạn có thể lựa chọn giữ lại những con cá nhỏ để làm giống phục vụ cho những vụ nuôi sau). Sau quá trình thu hoạch cần phải ghi chép cẩn thận lại sản lượng cá trắm cỏ đã thu hoạch được (bao gồm cả đợt đánh tỉa cá và đợt thu hoạch cá cuối năm).
Mục đích của việc ghi chép là để sơ bộ hạch toán trong suốt quá trình nuôi và lấy đó làm cơ sở cho những vụ nuôi được đầu tư tiếp theo sau đó.
Thông thường, cá trắm cỏ sẽ gặp phải một số những căn bệnh như: bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng bánh xe, bệnh sán lá đơn chủ hay bệnh trùng quả dưa. Mỗi một loại bệnh đều có một triệu chứng và những bệnh lý riêng khác biệt. Vậy nên, trong quá trình chăn nuôi bạn cần phải theo dõi thường xuyên mới có thể kịp thời pháp hiện ra những biểu hiện bất thường của cá để phòng và trị bệnh.
Để chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh cho cá trắm cỏ được chăn nuôi, trong quá trình này bạn cần tiến hành sử dụng vôi để có thể cải tạo được môi trường nuôi tốt hơn.
Đối với vôi: Nên đựng ở trong bao và treo ở đầu nguồn nước. Khoảng cách từ mặt nước đến bao vôi khoảng ½ độ sâu của mực nước ở trong lồng nuôi. Liều lượng trung bình sẽ là 3 đến 4kg vôi cho mỗi 10m3 nước có ở trong lồng nuôi.
Sunphat đồng (CuSO4) được sử dụng để phòng ngừa các ký sinh đơn bào. Liều lượng cần sử dụng là khoảng 50g/10m3 nước, sử dụng trung bình 2 lần mỗi tuần.
Lưu ý: Không được sử dụng những loại thuốc và hóa chất kháng sinh đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi thủy hải sản.
Trong quá trình chăn nuôi, việc hiểu và biết được cá trắm cỏ thích ăn gì cũng là cách để cá có thể phát triển được tốt nhất. Thực tế, so với những loài khác thì cá trắm cỏ có nguồn thức ăn tự nhiên tương đối phong phú.
Các loại thức ăn xanh: Cỏ, các loại rong, lá chuối hay lá sắn, … nên được sử dụng để cho cá ăn hàng ngày. Sau khi cá ăn xong, nông dân cần phải vớt bỏ những cọng thức ăn già còn sót lại mà cá không ăn được. Bổ sung thêm cám gạo hoặc cám ngô trong các bữa ăn hàng ngày. Trung bình cứ 100 con thì bạn cho ăn khoảng 2 đến 3kg rau xanh. Sau đó, tùy theo sự phát triển của cá để bổ sung thêm hàm lượng thức ăn.
Để tăng trọng được khoảng 1kg thịt cá thì cần từ 30 đến 40kg thức ăn xanh các loại.
Với thức ăn là cỏ tươi thì nên cho ăn từ 30 đến 40% so với trọng lượng của thân cá. Với các loại rong hoặc bèo thì khối lượng cho ăn là 70% thân cá.
Cách chế biến và sử dụng thức ăn cho cá trắm cỏ từ cỏ voi và phụ phẩm nông nghiệp
200kg cỏ voi, lục bình, rau xanh, cây ngô, rong tảo …
5 – 7 kg cám gạo
1 lít mật rỉ đường ( đường mật mía hoặc đường phên)
1 gói cám lên men EMZEO 200gr
Nước sạch 50 lít
Dùng máy băm nhỏ nguyên liệu cỏ voi, rau xanh … thành các khúc 3 – 5cm cho cá dễ ăn
Hòa tan men vi sinh cám lên men EMZEO với 50 lít nước sạch và 1 lít mật rỉ đường
Đảo trộn đều nguyên liệu với cám gạo và tưới ướt đều dung dịch men vi sinh
Đánh đống ủ hoặc cho vào tải để ủ 2 – 3 ngày là sử dụng được
Chú ý: Bà con có thể sử dụng EM tỏi bổ sung vào thức ăn cho cá trắm cỏ theo lượng: 1 lít EM tỏi trộn đều với 100kg thức ăn trước 30 phút khi cho cá ăn. Một tuần cho cá ăn kèm với EM tỏi 2 – 3 lần.
Tại thị trường Việt Nam, cá trắm cỏ đóng vai trò phát triển giá trị kinh tế khá cao cho bà con nông dân trong lĩnh vực chăn nuôi thủy hải sản. Việc nắm bắt được đặc tính cùng với sở thích thức ăn của cá sẽ góp phần quan trọng trong quá trình phát triển của cá. Với những thông tin đã được đề cập ở trên, các ngư dân sẽ có được những kiến thức cơ bản nhất để hỗ trợ trong suốt quá trình chăn nuôi của mình.
Lưu ý: nên tìm hiểu và đào sâu thêm những kiến thức về các hình thức chăn nuôi cá trắm cỏ khác.
About Đức Bình
Kỹ Thuật Nuôi Cá Tầm Bạn Cần Nắm
Có thể nói nhiệt độ là yếu tố môi trường quan trọng mang tính quyết định đến bố trí thủy vực nuôi trồng. Cá tầm là đối tượng dễ nuôi, có thể nuôi theo các hình thức như nuôi ao nước chảy và trong lồng hồ chứa, nuôi công nghiệp (nước chảy tuần hoàn).
Xây dựng đàn cá bố mẹ
Giới thiệu chung về cá tầm
Ở những nước có cá tầm tự nhiên phân bố, công nghệ sản xuất cá giống thường dựa vào nguốn cá bố mẹ tự nhiên. Người ta đánh bắt cá bố mẹ trên đường di cư đi đẻ tiến hành thụ tinh và ương ấp trong điều kiện nhân tạo. Công việc này được tiến hành thường xuyên ở những nước có nguồn cá tầm tự nhiên như Nga, Mỹ, Iran, Trung Quốc, v.v…
Công nghệ sản xuất giống tuỳ thuộc vào trình độ và điều kiện của mỗi nước mà sử dụng với mức độ khác nhau. Đơn giản nhất là bắt cá trên đường cá đi đẻ, cho thụ tinh nhân tạo, sau đó tiến hành ương nuôi đến giai đoạn cá giống rồi thả ra tự nhiên. Tuy nhiên hiệu quả công việc này không cao vì rất khó bắt được cá bố mẹ đúng thời điểm thành thục để tiến hành thụ tinh nhân tạo. Do bị hạn chế bởi số lượng cá bố mẹ đánh bắt được và mức độ thành thục của chúng không đều nên lượng cá giống thu được thường không được nhiều và chất lượng con giống không ổn định. Công nghệ này thường chỉ dùng trong điều kiện thí nghiệm hoặc với mục đích khôi phục nguồn lợi. Hiện nay ở Trung Quốc vẫn còn sử dụng phương pháp này để khôi phục nguồn lợi loài cá tầm bản địa.
Trên cơ sở công nghệ trên người ta tiến đến bắt cá bố mẹ nuôi tạm một thời gian cho đến khi thành thục hẳn mới tiến hành cho đẻ. Nhờ kết hợp với biện pháp tiêm kích thích tố nên số lượng cá bố mẹ nhiều hơn, thời gian cho đẻ chủ động và kết quả ổn định hơn nhiều so với phương pháp trên.
Biện pháp này được áp dụng ở sông Volga thời kỳ nhà nước Liên xô. Hàng năm một lượng lớn cá bố mẹ cá tầm ngược dòng vào sông Volga đi đẻ. Số cá này bị giữ lại dưới chân đập thuỷ điện chắn ngang sông tạo nên một ngư trường lớn cá bố mẹ ở đây. Một số nhà máy sản xuất cá giống lớn được xây dựng tại chỗ. Những cá thể thành thục bắt được có thể cho đẻ ngay. Cá thể chưa thành thục thì tiêm kích thích tố rồi thả nuôi tạm, sau một thời gian ngắn sẽ cho đẻ. Công nghệ này cho phép giảm một lượng lớn kinh phí để nuôi cá bố mẹ đồng thời sản xuất ra một lượng cá giống lớn đủ để vừa thả ra tự nhiên vừa để nuôi làm cá thịt. Tuy nhiên ta không áp dụng được công nghệ này vì ta không thể có cá bố mẹ tự nhiên như vậy.
Ở một số nước nhập cá tầm về nuôi muốn chủ động nguồn cá giống đều phải dựa vào nguốn cá bố mẹ chọn ra từ đàn cá nuôi thương phẩm. Do cá tầm có tuổi thành thục muộn (4 – 6 năm hoặc hơn nữa) nên việc nuôi cá bố mẹ rất tốn kém và phải chờ đợi lâu cho đến khi cá thành thục nên một số nước ở châu Âu thường chọn giải phải pháp mua trứng cá đã thụ tinh hoặc mua cá giống từ các nước Nga, Iran hay Ukraina. Theo Michail Chebanov (2001) thì hàng năm Nga bán 6 triệu trứng cá tầm đã thụ tinh cho các nước Đức, Ba lan, Italy, Hungary, Tây ban Nha, Trung Quốc cho đến tận Ecuador. Ở Mỹ và Canada nguồn cá tầm bố mẹ trong tự nhiên hầu như cạn kiệt nên việc sản xuất giống đều phải dựa vào đàn cá nuôi.
Cần nói thêm rằng muốn cá bố mẹ sau khi qua đông thành thục tốt lại phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi vỗ. Cá bố mẹ được chọn ra từ đàn cá nuôi thương phẩm phải được nuôi trong điều kiện nước chảy với thức ăn không quá nhiều chất béo. Cá nuôi trong điều kiện nước tĩnh, cho ăn nhiều chất béo làm cho tuyến sinh dục phủ đầy mỡ không chuyển hoá thành trứng và sẹ được. Theo kinh nghiệm của Nga để kích thích cá chóng thành thục cần cho cá hoạt động trong môi trường nước chảy và cho ăn thêm thức ăn tươi sống như cá tươi xay trộn với thức ăn viên. Theo Panomarov (2008) thì khẩu phần ăn cho cá bố mẹ chỉ cần dưới 2%, trong đó hàm lượng protein là 40 – 50 % nhưng hàm lượng mỡ không quá 15% tốt nhất là 10 – 12%.
Cá tầm hiện nay được cho ăn bằng thức ăn viên chuyên dùng cho cá hồi nhập từ Phần lan là không đạt yêu cầu vì các lý do sau đây:
Thức ăn dùng cho cá hồi có hàm lượng prôtêin cao so với nhu cầu của cá tầm nên giá thành cao lãng phí không cần thiết.
Thức ăn được sản xuất để nuôi cá hồi ở vùng nước lạnh đòi hỏi hàm lượng mỡ cao. Lượng mỡ này trở nên quá dư thừa đối với cá tầm nên hạn chế khả năng phát dục của cá tầm.
Thức ăn nhập khẩu với giá thành cao nhưng lại phải nhập nhiều cùng một lúc. Việc thức ăn có hàm lượng mỡ cao lại để lâu ngày trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ cao ở Việt nam nên chóng bị phân huỷ nên cá ăn vào dễ bị ngộ độc, sinh bệnh.
Công nghệ qua đông nhân tạo
Vì thế cho nên cần nhanh chóng sản xuất thức ăn thích hợp tại Việt nam. Như vậy, vừa giảm được giá thành cá nuôi vừa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cá một cách tốt nhất.
Cá bố mẹ đến tuổi thành thục đòi hỏi phải trải qua thời gian mùa đông nhất định thì buồng trứng mới chuyển sang giai đoạn IV và cho đẻ được. Ở một số nước châu Âu điều kiện mùa đông gần giống với nước Nga nên cá bố mẹ đến tuổi thành thục sau mùa đông có thể cho đẻ được và cá thành thục muộn như ở Nga.
Tuy nhiên trong điều kiện nhiệt đới ở nước ta không thể có mùa đông như tính di truyền của loài yêu cầu. Để có cá bố mẹ đủ tiêu chuẩn sinh sản nhân tạo (và cho trứng làm caviar) các nhà khoa học Nga đã thành công trong việc cho cá trú đông nhân tạo đối với cá nuôi ở miền Nam nước này. Biện pháp cụ thể là đem cá đã đủ tuổi thành thục vào nuôi trong bể nước tuần hoàn và hạ nhiệt độ đến nhiệt độ trú đông của loài trong thời gian 15 – 20 ngày. Sau đó nâng dần nhiệt độ nước lên nhiệt độ thích hợp cho cá đi đẻ và tiến hành tiêm kích thích tố và thụ tinh nhân tạo.
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo
Vì vậy nếu chúng ta muốn cá tầm thành thục có trứng để sản xuất caviar cũng như sản xuất cá giống tất nhiên phải xây dựng một khu vực dành riêng để cho cá bố mẹ qua đông. Công việc này được thực hiện trong điều kiện nuôi nước tuần hoàn qui mô nhỏ. Hệ thống nuôi này không quá phức tạp vì thời gian cá qua đông không cần phải cho ăn nên yêu cầu bộ lọc sinh học không lớn. Vấn đề cần giải quyết là khu nuôi phải có thiết bị cách nhiệt tốt, thiết bị làm lạnh nước phải đạt hiệu quả cao đồng thời tiết kiệm năng lượng đến mức tối đa. Đây là khâu then chốt quyết định hiệu quả kinh tế của việc di nhập và nuôi cá tầm ở nước ta.
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tầm không khác lắm đối sinh sản cá chép. Điều quan trọng quyết định kết quả của kỹ thuật sinh sản nhân tạo là xác định đúng thời điểm tiêm kích thích tố và thời điểm rụng trứng để tiến hành thụ tinh nhân tạo. Kỹ thuật này đối với các kỹ thuật viên của ta đều có thể thực hiện một cách thành thạo (xem phần 4.2 và 4.3). Điểm mới trong kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tầm là biện pháp rạch một đường nhỏ ở bụng để lấy trứng sau đó khâu lại mà vẫn đảm bảo cá còn sống và cho trứng vào năm sau.
Quá trình thao tác để lấy trứng và sẹ nên sử dụng thuốc gây mê để tránh tổn thương cá và thuận lợi trong thao tác. Đây là công việc mà cán bộ kỹ thuật của ta chưa quen nhưng khi tiếp xúc với cá bố mẹ cá tầm nặng hàng vài chục kg thì việc sử dụng thuốc gây mê là không thể tránh và đòi hỏi phải quen dần với kỹ thuật này. Việc gây mê cá có thể bơm dung dịch gây mê trực tiếp vào mang cá như vậy cá sẽ nhanh bị mê và rút ngắn thời gian thao tác.
Câu Hỏi Thường GặpKỹ Thuật Nuôi Thâm Canh Cá Trắm Cỏ Trong Ao
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc sẽ hướng dẫn bà con một số kỹ thuật nuôi thâm canh cá trắm cỏ trong ao như sau:
Kỹ thuật nuôi thâm canh cá trắm cỏ trong ao 1. Chuẩn bị ao nuôia. Xác định vị trí ao nuôi thâm canh
– Gần nguồn cấp nước và thoát nước dễ dàng.
– Hạn chế cây xanh che bóng mát.
– Dễ quản lý, phòng chống địch hại và trộm cắp.
– Gần đường giao thông giúp cho việc vận chuyển vật tư,… thức ăn và tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng.
b. Hoạt động chuẩn bị ao nuôi
Đây là bước rất quan trọng trong quá trình nuôi. Các bước chuẩn bị gồm:
– Dọn dẹp tất cả các cây cỏ thủy sinh ở bên trong cũng như xung quanh ao nuôi.
– Tát cạn nước ao nuôi.
– Diệt hết địch hại (Rắn, cá dử…)
– Bón vôi: tỷ lệ 7-10 kg/100 m 2 hoặc 10-15 kg/100 m 2.
– Phơi khô ao 5-7 ngày.
– Lấy nước: Nước lấy vào ao phải được lọc qua lưới chắn. Lượng nước lấy vào khoảng 50 – 60cm. Giữ mức nước này khoảng 3- 5 ngày rồi sau đó tiếp tục lấy thêm nước vào cho đúng độ sâu theo yêu cầu kỹ thuật.
2. Thả giốnga. Yêu cầu con giống
– Nguồn gốc: Giống cá thả nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng và được cung cấp bởi những cơ sở có uy tín.
– Chất lượng: Cá giống phải khoẻ mạnh, không dị hình, bơi lội hoạt bát, màu sắc cơ thể sáng tươi, không bị sây xát.
– Kích cỡ: 8 – 10cm/con; Cá giống thả nuôi phải đồng đều, cỡ giống thả càng lớn càng nâng cao được năng suất cá nuôi.
b. Mật độ loài cá thả nuôi
Mật độ cá thả nuôi trong hệ thống nuôi thâm canh trong ao đất 1-2,5 con/m 2. Điểm cần lưu ý trong quá trình nuôi, khi mật độ cá thả nuôi cao, hàm lượng DO (ppm) giảm thấp.
c. Thả giống
+ Thời điểm thả giống tốt nhất là khoảng từ tháng 3 – 4, khi thời tiết nắng ấm. Nên thả vào sáng sớm hoặc chiều mát.
+ Cá trước khi thả được tắm qua nước muối ăn (NaCl) nồng độ 3% để phòng bệnh và giúp các vết thương mau lành.
3. Biện pháp quản lý và chăm sóc ao nuôia. Thức ăn cung cấp cho cá trong ao nuôi
+ Thức ăn xanh: cỏ, cỏ voi, lúa,lá ngô … chiếm 20 – 30% khẩu phần ăn hàng ngày
+ Thức ăn viên (Pellet feed) hay thức ăn công nghiệp: đảm bảo chất lượng rất tốt, chiếm 70 – 80% khẩu phần ăn hàng ngày
b. Khẩu phần ăn cá nuôi trong ao nuôi
Khẩu phần cho ăn: Vào thời điểm thả giống khẩu phần ăn của cá có thể dao động từ 8 – 10% khối lượng cá trong ao. Sau 01 tháng nuôi có thể giảm khẩu phần ăn xuống còn 5 – 7%. Khi cá được khoảng 200g đến khi thu hoạch giảm khẩu phần ăn của cá xuống 2 – 4% (tùy điều kiện cụ thể).
c. Tần suất cho ăn
– Tùy theo loài cá nuôi.
– Giai đoạn phát triển của cá nuôi
Thông thường dao động từ 2-4 lần/ngày/tổng lượng thức ăn cung cấp cho cá nuôi.
d. Quản lý ao nuôi
– Hằng ngày, kiểm tra hệ thống bờ ao, cống cấp và thoát nước để khắc phục kịp thời các sự cố như: Rò rỉ thất thoát nước, sạt lở bờ ao và cống, xử lý địch hại,…
– Thường xuyên quan sát trạng thái hoạt động của cá trong ao vào sáng sớm và chiều mát để đánh giá được khả năng bắt mồi của cá và xử lý kịp thời các hiện tượng như: cá nổi đầu, bệnh cá,…
– Duy trì mực nước trong ao nuôi luôn ổn định.
– Để nắm được tình hình sinh trưởng và bệnh cá cần kéo kiểm tra cá 1 – 2 lần/tháng, mỗi lần kiểm tra tối thiểu 30 con.
– Khi có hiện tượng bất thường xảy ra như: Cá nổi đầu, bỏ ăn,.. ngừng cho cá ăn và kiểm tra nguyên nhân để xử lý kịp thời.
e. Quản lý chất lượng nước ao nuôi
– Độ pH: pH = 6,5 – 8 thích hợp cho sự phát triển của cá. Nếu pH càng thấp hoặc càng cao thì đều ảnh hưởng xấu đến cá.
– Nhiệt độ nước: Nhiệt độ thích hợp: 25 – 32 o C. Ngoài phạm vi trên nhiệt độ sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống của cá. nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều có thể làm cho cá bị chết.
Do đó ở các ao hồ nuôi cá, để hạn chế ảnh hưởng xấu của nhiệt độ nước đến cá người ta thường sử dụng ao đảm bảo độ sâu mực nước đạt từ 1,2 – 2m để nuôi cá.
Hàm lượng oxy ở trong ao nuôi do 2 nguồn cung cấp:
+ Thứ nhất: do hoạt động quang hợp của thực vật thủy sinh tạo ra. Đây là nguồn cung cấp oxy chính cho ao nuôi .
+ Thứ hai: do sóng, gió và tác động cơ học khác làm cho oxy trong không khí hòa tan vào nước trong ao
– Hàm lượng khí cacbonic (CO 2)
Khí CO 2 có hại cho sự hô hấp của cá. Hàm lượng CO 2 trong nước cao sẽ làm cho cá ngạt thở.
Nguồn CO 2 được tạo ra trong nước ao nuôi là do sự hoà tan CO 2 từ trong không khí vào nước, do quá trình hô hấp của sinh vật ở trong nước tạo ra. Ngoài ra CO 2 còn do quá trình phân giải chất hữu cơ trong nước tạo ra.
– Hàm lượng khí Sunfuahydro (H 2 S)
Khí H 2 S là một khí rất độc cho cá.
Khí H 2 S được tạo ra bởi quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh lắng đọng dưới đáy ao hồ.
Do vậy để hạn chế ảnh hưởng của khí H 2 S đối với cá, những ao nuôi lâu ngày có lớp bùn đen dày thì cần phải nạo vét hoặc phơi đáy, cải tạo kỹ càng. Đồng thời trong quá trình nuôi cần phải quản lý kỹ lượng thức ăn cho cá ăn tránh để dư thừa thức ăn.
– Hàm lượng khí Amoniac
Amoniac là chất độc hại được tích lũy trong quá trình nuôi.Amoniac trong nước tồn tại ở một trong hai dạng là amoniac (NH 3) hoặc các ion amoni (NH 4+).
Các nguồn phát sinh ammoniac:
– Nguồn phát sinh amoniac trong ao là do vật nuôi bài tiết.
– Một nguồn khác làm phát sinh amoniac là sự khuếch tán từ các lớp bùn lắng, sự phân hủy các chất hữu cơ này sinh ra amoniac và khuếch tán vào nước…
Nếu có điều kiện định kỳ kiểm tra 1 lần/tuần, để kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp khi điều kiện môi trường thay đổi theo hướng bất lợi cho cá nuôi.
4. Thu hoạch hệ thống nuôi
Khẳng định một lần thu toàn bộ ao nuôi khi cá đạt kích thước cá thương phẩm.
Trước khi thu hoạch 1 ngày phải ngừng cho cá ăn. Thời điểm thu hoạch nên vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu thu toàn bộ cá thì trước khi thu nên tháo bớt nước còn 0,5 – 0,6m, sau đã kéo 2 – 3 mẻ thu gần hết cá rồi tháo cạn nước thu toàn bộ cá trong ao.
Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở cá1. Bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ
– Tác nhân gây bệnh:Tác nhân gây bệnh chính là vi khuẩn thuộc họ Aeromonas sp., Pseudomonas sp.
– Dấu hiệu bệnh lý: Cá xuất hiện đốm đỏ trên thân, tuột vảy, xuất huyết ở gốc vây, ở lỗ hậu môn, và chết rải rác trong nhiều ngày, khi đạc lớp da ngoài không thấy xuất huyết, ruột có thể tích khí hoặc hoại tử. Bệnh thường xảy ra vào các tháng 3 – 4 và tháng 8 – 9, sau khi vận chuyển cá bị xây xát, hoặc khi thời tiết thay đổi, môi trường không đảm bảo hoặc do lây lan.
– Phòng bệnh:
+ Trước khi thả cá cần vệ sinh sạch sẽ ao, kết hợp với việc tẩy trùng ao nuôi bằng cách tát cạn ao, phơi đáy và bón vôi bột xuống đáy ao.
+ Trong quá trình nuôi: thường xuyên khử trùng nước ao bằng vôi hoà nước té đều, hoặc treo túi vôi đầu nguồn nước chảy. Định kỳ cho cá ăn thuốc KN-04-12 hoặc thuốc Tiên Đắc “Fish Health” của Trung Quốc như hướng dẫn ở phần trước.
+ Khi bệnh xảy ra: dùng vôi khử trùng nước và cho cá ăn 1 trong 2 loại thuốc trên trong 5 – 7 ngày liên tục.
2. Bệnh trùng mỏ neo
Tác nhân gây bệnh: Do trùng mỏ neo (Lernea) gây ra, hình dạng của nó giống neo thuyền.
Dấu hiện bệnh lý: Trùng thường bám ở gốc vây, trên thân, quanh môi, làm cho chỗ bám sưng đỏ. Mắt thường có thể nhìn thấy trùng. Cá nhiễm trùng có biểu hiện bơi lội không bình thường, cá gầy yếu.
Phòng bệnh: Giữ nước ao luôn sạch. Những nơi hay bị trùng mỏ neo có thể dùng lá xoan bón lót với liều 0,2 – 0,3 kg/m 2 để diệt ấu trùng.
Trị bệnh: Dùng lá xoan với liều 0,4 – 0,5kg m 3 nước (Bó lá xoan và dìm xuống sau 5 – 7 ngày vớt bỏ lá xoan) hoặc dùng vôi hoà nước té khắp ao.
3. Bệnh nấm thuỷ my
– Tác nhân gây bệnh: Do nấm Saprolegnia.
– Dấu hiệu bệnh lý: Phần da xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày nấm phát triển thành từng búi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
– Phân bố và lan truyền bệnh:Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông ở các ao tù, nơi nuôi với mật độ dày, sau khi đánh bắt hoặc vận chuyển bị xây xát.
– Phòng trị bệnh:
Dùng thuốc tím, hoặc nước muối hoặc formaline để xử lý bệnh.
Chúc bà con áp dụng thành công!
Những Kỹ Thuật Câu Cá Biển Đông Cơ Bản Cần Phải Biết
Câu cá biển đông khu vực bờ biển
Nhiều người nghĩ rằng câu cá ở khu vực bờ biển quá dễ dàng và hiệu quả. Thế nhưng nếu không có kinh nghiệm cùng những kỹ năng cơ bản chắc chắn chúng ta khó đạt được mục đích.
Thông thường những khu vực có bãi cát, cá thường sinh sống và kiếm ăn tại những khu nước sâu. Do đó chúng ta cần nhận biết khu vực nào là nơi cá sinh sống, kiếm ăn mới mong câu cá hiệu quả. Theo đó những khu vực không có sóng biển cuộn lên sẽ là khu vực nước sâu hơn những khu vực cuộn song.
Muốn câu bờ biển thuận lợi hãy chuẩn bị loại cần câu dài từ 4 đến 5m, dây trục dài từ 0,4 đến 0,5mm. Lưỡi câu dùng loại vừa, thẻo câu dài 2m và phải có cây xỏ trùn biển. Đồng thời cần chuẩn bị phần giá đỡ cho cần câu.
Những loại cá bờ biển mà chúng ta có thể câu được như cá tráp, cá vược, cá đối cát, cá vòn, cá đù,…
Câu cá biển đông ở khu vực đê chắn sóng và khu vực cảngKhu vực câu này sẽ có rất nhiều loại cá mà chúng ta có thể câu được như cá tráp, cá vược, cá đối cát, cá đù, cá vòn, cá dìa, cá hồng, cá mú,…
Câu cá biển đông khu vực đê chắn sóng và khu vực cảng thì có 2 cách câu cơ bản là câu nổi, câu đáy. Tuy nhiên thuận tiện và tốt hơn cả là sử dụng câu đáy vì ở đây có các khối bê tông lớn 3 cạnh nên giảm sóng. Nhờ đó tạo điều kiện cho cá trú ẩn và săn mồi.
Kỹ thuật câu đáy: chỉ dùng cục chì có lỗ xuyên tâm, không được dùng phao. Sau đó chặn cục chì cách lưỡi câu khoảng 30 đến 40 cm bằng hạt chặn cao su. Trọng lượng cục chì phù thuộc vào dòng chảy mạnh hay yếu.
Một lưu ý quan trọng khi câu cá ở khu vực này là cần làm mồi xả cẩn thận và khi thả mồi xả xuống hãy nhanh chóng thả câu chắc chắn sẽ có cá cắn câu.
Dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm: hộp đựng mồi, vợt bắt cá, thẻo câu, cần thụt, cần ghép có khoen, dài khoảng hơn 4m.
Câu cá ở ghềnh đáGhềnh đá là khu vực có rất nhiều cá nên câu cá ở đây sẽ rất lý tưởng. Nhiều loại cá thơm ngon, giàu dưỡng chất ở khu vực này như cá dìa, cá mú, cá hồng, cá tráp,…
Câu cá ở ghềnh đá có 2 kỹ thuật là câu đáy và câu mồi. Câu đáy thực hiện như câu khu vực cảng và khu vực chắn sóng. Còn với kỹ thuật câu phao nổi chúng ta thực hiện như sau: mỗi loại cá chúng ta sử dụng một loại phao tương ứng và mồi sẽ từ mặt nước đưa chìm dần xuống nước. Cùng với đó sử dụng thêm phao phụ tương ứng. Phao chính đặt ở trên, phao phụ cách phao dưới khoảng 20 đến 30 cm ở phía dưới.
Những dụng cụ cần chuẩn bị: cần tay hoặc cần máy có chiều. Cần máy có chiều dài khoảng 4,5m và sử dụng cước chìm. Cần tay có chiều dài khoảng 4,5 đến 9m và sử dụng cước nổi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Câu Cá Trắm Cỏ Cần Nắm Những Kỹ Thuật Nào? trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!