Xu Hướng 3/2023 # Cách Nuôi Cá Tetra # Top 8 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Nuôi Cá Tetra # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Cá Tetra được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Các loại cá Tetra

1. Cá cánh buồm ngũ sắc

2. Cá Neon Vua (Cardinal Tetra)

3. Cá Neon Tetra

4. Các Neon xanh

5. Cá hồng nhung

6. Cá Tetra xanh

7. Cá Tetra Ruby

8. Cá Tetra cầu vồng

9. Cá Ember Tetra

10. Cá Cánh Buồm Kim Cương (Diamond Tetra)

11. Cá Neon Hoàng đế

12. Cá công gô Tetra

II. Điều kiện sống và cách tạo bể nuôi cá Tetra

III. Cách chăm sóc cá Tetra

Điểm cộng của loài cá này là chúng không yêu cầu phải chăm sóc quá nhiều. Điều này là do kích thước và độ khỏe mạnh tự nhiên của chúng, nhờ đó sẽ giúp cho những người chơi cá cảnh đỡ vất vả hơn nhiều.

Hầu hết các loài cá Tetra ít khi bị mắc các căn bệnh cụ thể nào, nhưng chúng rất dễ bị thay đổi thể trạng trong điều kiện nước, vì vậy bạn sẽ phải ghi nhớ điều này.

Với kích thước của chúng, bạn có thể nuôi chúng trong các bể cá nhỏ và còn có thể nuôi cùng với các loài cá có kích thước và tính cách tương tự là được. Chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi của nước, vì vậy bạn nên thực hiện việc thay nước hai tuần một lần.

Điều này sẽ giúp cho nước được sục khí và làm sạch thường xuyên, nhằm ngăn chặn sự phát triển của ký sinh trùng và vi khuẩn có hại.

IV. Cá Tetra ăn gì?

Phần lớn cá Tetra có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới của Nam Mỹ, sông Amazon nổi tiếng và môi trường rất màu mỡ cho đời sống thủy sinh.

Ở đây bạn sẽ tìm thấy những vùng nước ấm, nhiều oxy với lượng thức ăn dồi dào.

Những con cá này thường hay ăn các loại thức ăn như côn trùng sống trên mặt nước hoặc các sinh vật nước ngọt nhỏ hơn.

Giống như trong tự nhiên hay trong bể cá thì loài cá này đều không hề kén ăn. Chúng sẽ vui vẻ ăn tất cả các loại thực phẩm, bao gồm cả hạt và vảy. Ngoài ra, nó còn ăn được thực phẩm đông lạnh và các loại thức ăn sống.

Bạn nhớ cho chúng ăn khoảng hai lần một ngày, chúng có thể ăn trong khoảng thời gian là 2 phút.

Loài Cá Cảnh Ember Tetra

Ember Tetra là một trong những loài Tetra có màu sắc đẹp và được bán rất nhiều trong các cửa hàng cá cảnh hiện nay. Những con cá nhỏ và hấp dẫn này mang đến sự sống cho hồ cá, chúng được nuôi chung với nhiều loài khác trong hồ. Chúng không cần phải chăm sóc nhiều và trông rất đẹp trong hồ thủy sinh!

Tên gọi của loài Ember Tetra

Hyphessobrycon amandae thường được biết đến với tên gọi là Ember Tetra nhưng cũng có thể được gọi là Amanda’s fish, dwarf reds, reds, hoặc fire tetras; loài này mới được phát hiện vào năm 1987 và được đặt tên theo bà Amanda Bleher, mẹ của ông Heiko Bleher (tôi sẽ có bài viết riêng về ông, vì ông có sở thích khám phá thiên nhiên).

Hyphessobrycon amandae là một phần của Hyphessobrycon, chứa khoảng 150 loài khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế loài này đã phát sinh rải rác một số phân loài chỉ dựa trên màu sắc và hình dạng. Do đó, các thành viên của Hyphessobrycon có khả năng thay đổi tên loài và thậm chí là cả tên chi theo thời gian.

Môi trường sống tự nhiên

Do loài này chỉ mới được phát hiện, nên không có quá nhiều thông về môi trường sống tự nhiên của loài này. Người ta tin rằng những con cá này thích các nhánh sông và suối nước đen ở hạ lưu lưu vực sông Amazon ở Brazil, chủ yếu là từ sông Araguaia. Phạm vi chính xác của chúng trong khu vực này không được xác định rõ, nhưng các quần thể đã được xác nhận ở miền trung và miền tây Brazil.

Những khu vực này thường có chất nền mềm, được phủ bởi một lớp mùn bã từ thảm thực vật thủy sinh và tán cây nhô ra; khi chất hữu cơ này bị phân hủy, tannin đã làm nước chuyển sang màu nâu và làm giảm độ pH. Đối với hầu hết các khu vực, nước chuyển động ít hoặc không chuyển động.

Nhận biết loài Ember Tetra

Những con cá này rất dễ nhận biết do màu sắc sáng của chúng; “Ember Tetra” có tên phổ biến này một phần là do cơ thể chúng có màu cam ấm áp, chúng dường như phát sáng trong hồ cá. Đôi mắt của chúng gần giống với màu cơ thể nhưng có viền đen, trong khi các vây của chúng có màu tối sậm hơn. Ember Tetra dài khoảng 2.5cm khi trường thành hoàn toàn.

Con đực thường có màu tươi hơn nhưng đậm hơn, đặc biệt là trong thời kỳ sinh sản. Con cái sẽ nhạt màu hơn và bụng sẽ tròn hơn.

Không nên nhầm lẫn Ember Tetra với Glowlight Tetra ( Hemigrammus erythrozonus). Loài Glowlight có thân màu bạc. Quan trọng hơn, Glowlight Tetra thuộc một chi hoàn toàn khác với Ember Tetra!

Ember Tetra sống được bao lâu?

Nếu được nuôi trong điều kiện lý tưởng, những con cá nhỏ này có thể sống khoảng 2 – 3 năm! Đây là những con cá nhỏ và chúng sẽ sống lâu hơn khi được nuôi một bầy lớn.

Điều kiện hồ cho cá Ember Tetra

Một số loài Tetra rất dễ nuôi trong hồ thủy sinh; tuy nhiên, không vì chúng quá nhỏ thì có nghĩa là các hồ nhỏ có thể nuôi chúng. Kích thước hồ khuyến khích để nuôi cá Ember Tetra là 10 Gallon (37.9 L), với những hồ lớn hơn sẽ cho chúng môi trường sinh sống cân bằng hơn và có thể nuôi chung các loài Tetra khác (Neon). Hồ dài sẽ cho nhiều không gian hơn hồ cao.

Loài cá này sống tốt trong hồ có nước chảy chậm, để chúng không dễ dàng bị nước đẩy đi xung quanh khi chúng không hoạt động trong hồ. Cũng phải lưu ý rằng những con cá này rất nhỏ và rất dễ bị lọc hút vào trong, nên bọc bảo vệ đầu hút (đầu in) để chúng không bị lọt vào thùng lọc. Lớp nền màu tối sẽ mang lại màu sắc đẹp nhất cho loài cá này, nhưng Ember Tetra cũng sống tốt trên nền sỏi, cát có bất kỳ màu nào.

Thông số nước

Nhìn chung, cá Tetra khá mạnh khỏe trong hồ nước ngọt, có thể chịu được nhiều thông số nước. Điều kiện lý tưởng nhất là nhiệt độ khoảng 22.2 – 27.8 độ C với pH thấp hơn một chút so với bình thường, khoảng 5.5 – 7.0. Nước cũng phải khá mềm, với kH từ 4.0 – 8.0.

Có thể nuôi bao nhiêu Ember Tetra trên mỗi Gallon nước?

Đối với cá nước ngọt, một quy tắc luôn được khuyến khích là mỗi inch cá trên mỗi gallon nước (1 inch/ 1 gallon). Những con cá nhỏ này thích bơi xung quanh hồ và bơi theo nhóm. Thay vì chúng ta nuôi 10 Ember Tetra trong hồ 10 gallon, thì chúng ta chỉ nên nuôi 6 hoặc 7 con, để tạo nhiều không gian cho chúng sinh sống như ngoài tự nhiên.

Nếu bạn có hồ lớn hơn, bạn có thể áp dụng chính xác quy tắc trên.

Hành vi của cá Ember Tetra

Cá Ember Tetra là loài cá nhỏ và sẽ phát triển tốt khi được nuôi với số lượng nhiều. Phần lớn, những con cá này sống riêng biệt với các loài khác, bơi lội chung nhóm của chúng ở tầng nước giữa và trên của hồ.

Cá Ember Tetra có hung dữ không?

Không, đơn giản là chúng quá nhỏ để có thể hung dữ. Nếu bạn thấy chúng bị “ăn hiếp”, hãy thử thả nhiều con hơn nữa, cố gắng giữ số lượng loài ở số lẻ. Thêm các loài Tetra khác sẽ không có hữu ích, vì Hyphessobrycon amandae có xu hướng sống riêng biệt.

Cá Ember Tetra có cắn vây cá khác không?

Mặc dù có một số trường hợp được báo cáo là Ember Tetra cắn vào vây cá khác, nhưng điều đó rất khó xảy ra. Những con cá này sống tách biệt và thường né tránh những con cá khác. Tuy nhiên, nếu bạn thấy chúng cắn vây cá khác, có thể đó là do môi trường chật hẹp.

Những loài nuôi chung với Ember Tetra

Chúng có thể sống tốt với các loài cá sống cộng đồng khác. Chúng thích ở tầng nước giữa, và tầng mặt nước. Cho nên bạn có thể bố trí thêm thực vật ở các vùng này. Một số loài được khuyến khích nuôi chung là:

Các loài Tetra khác như: Hyphessobrycon và Hemigrammus.

Rasboras – Cá tam giác.

Cory catfish – Cá chuột Cory.

Hatchetfish – Cá lưỡi rìu.

Gouramis – Cá sặc gấm.

Shrimp – Tép cảnh các loại.

Tuy nhiên, chúng luôn có thể được nuôi tách biệt một hồ. Chỉ có chúng trên bối cảnh thảm thực vật và cây cối khác.

Một số người đã nuôi thành công loài này với loài Ram Cichlid, vì loài Ram Cichlid thích môi trường tầng đáy, và có chung yêu cầu nước Blackwater với loài Ember Tetra. Nhưng bạn phải để ý trong mấy ngày đầu thả chung, nếu có “xung đột” bạn phải tách ra riêng để bảo đảm số lượng.

Thức ăn của Ember Tetra

Chúng là một loài cá khỏe mạnh, chúng sẽ ăn bất kỳ loại thức ăn nào mà chúng vô tình bắt gặp. Chúng dễ dàng chấp nhận ăn các loại thức ăn khô, dạng vảy, dạng viên nhỏ vừa miệng chúng. Thức ăn đông lạnh, và thức ăn sống như Artemia, trùn huyết và ấu trùng côn trùng, nên cho chúng ăn thường xuyên và hay thay đổi thức ăn để màu sắc của chúng luôn hoàn hảo nhất.

Điều quan trọng cần nhớ là những con cá này có kích thước nhỏ, và có thể khó ăn được những loại thức ăn lớn. Nếu có thể, bạn nên cắt nhỏ thức ăn cho chúng để chúng dễ ăn và không bị tranh dành bởi những loài cá khác.

Sinh sản ở loài Ember Tetra

Mặc dù Hyphessobrycon amandae là loài mới, nhưng thói quen sinh sản của chúng cũng tương tự như các loài Tetra khác. Ember Tetra là loài đẻ trứng phân tán (egg-scatterer), có nghĩa là không có khu vực cụ thể nào để chúng đẻ trứng. Sau khi sinh sản, cá cha mẹ cũng không có dấu hiệu gì để gọi là ” chăm sóc trứng hay cá con “.

Ember Tetra là loài dễ nuôi và có thể sinh sản trong hồ thủy sinh mà không cần chuẩn bị điều kiện nước lý tưởng. Để tăng khả năng sống sót của cá con đến lúc trưởng thành, bạn nên làm một hồ sinh sản riêng biệt.

Hồ riêng biệt này phải có cùng thông số nước với hồ chính. Nên sử dụng box đựng trứng, vải lưới lót dưới nền để ngăn cá cha mẹ tiếp xúc trực tiếp với trứng sau khi sinh. Thực vật thủy sinh cũng có thể được thêm vào để tăng tính tự nhiên và có thể bắt được trứng trên lá. Ánh sáng nên mờ ảo. Sau đó có thể thả một nhóm cá trưởng thành vào hồ.

Từ từ tăng độ pH và giảm nhiệt độ cho đến khi nước gần trung tính (pH = 7.0) và nhiệt độ khoảng 26.7 – 28.9 độ C. Cá cha mẹ nên cho ăn nhiều thức ăn có dinh dưỡng cao và thức ăn tươi sống.

Khi cá đã đẻ trứng, cần vớt cá cha mẹ ra khỏi hồ sinh sản càng sớm càng tốt; những con trưởng thành sẽ coi trứng của chúng là thức ăn và không gần ngại ăn sạch số trứng. Khi cá con đã lớn, bạn nên cho ăn Artemia và trùn huyết cho đến khi chúng quen dần với thức ăn viên hoặc dạng mảnh.

Tham khảo

https://www.aquariadise.com/ember-tetra/, 10/09/2020. Đã lưu trữ.

Cá Sóc Đầu Đỏ Rummynose Tetra

Cá Sóc Đầu Đỏ thường được nuôi trong các bể thủy sinh, chúng là một trong những loại cá bơi theo đàn rất được người chơi thủy sinh ưa chuộng. Chính vẻ đẹp và khả năng thích nghi tốt của chúng đã chinh phục người chơi.

Đặc tính.

Kích thước bể cá tối thiểu: 50 gallon

Mức độ chăm sóc: Dễ dàng

Tính cách: Hòa bình

Điều kiện nước: 23 -26 ° C (73,4-78,8 ° F), pH 5,5- 7,0

Kích thước tối đa: 5 cm

Màu sắc: Đỏ, trắng

Chế độ ăn uống: Ăn tạp

Dòng đời: dài 3-6 năm

Khả năng tương thích: Xem biểu đồ

Xuất xứ: Nam Mỹ

Họ: Characidae

Những con cá Sóc Đầu Đỏ là loài ăn tạp, chúng thường được thả trong bể thủy sinh, hoặc các bể sinh thái kích thước lớn. Ở đó chúng sẽ có điều kiện lý tưởng gần như môi trường sống trong tự nhiên để sinh trưởng và phát triển. Nên thả chúng trong một đàn có số lượng lớn hơn 6 con, bạn sẽ có một bức tranh thực sự ấn tượng cho ngôi nhà bạn.

Cá Sóc Đầu đỏ – Rummynose Tetra

được đặt tên theo ngoại hình đặc biệt của nó, với cái đầu đỏb rất đặc trưng của loài cá thủy sinh đáng yêu này. Tuy nhiên, loài cá này không chỉ có vậy, chúng sở hữu một thân mình màu bạc như gương và một cái đuôi ấn tượng với hai sọc màu đen trắng đan xen với nhau, những vạch này trông đơn giản, nhưng khi kết hợp một đàn cá Sóc Đầu Đỏ bạn sẽ cảm nhận được sự tuyệt vời đó.

Cá Sóc Đầu Đỏ

hiện đã có thể nhân giống trong môi trường nuôi nhốt như bể chứa hoặc các hồ nuôi cá ở các trang trại, nước chua sẽ giúp cho cá có một môi trường sinh sản tối ưu. Khi trứng nở cần loại bỏ cá bố mẹ để tránh trường hợp ăn cá con. Cá con sau khi nở nên cho thức ăn chuyên dụng như Artemia.

Lĩnh vực chính khác của AQUA GALAXY ở Tân Phú:

Cách Nuôi Cá Dĩa Bột

Cá bột – 4,5 ngày tuổi (dưới 1 inch – 2,5cm)Ta sẽ bắt đầu công việc với trứng tôm mặn và nuôi chúng thành tôm con trong vòng 24 giờ ấp.Khi cá con được 4, 5 ngày tuổi, ta sẽ dùng nước sạch, cho tôm đã nở vào 1 ống tiêm nhỏ và từ từ bơm chúng vào bồn, bên trên cá dĩa lớn đang chăm con bên hông nó. Cá con liền hăng hái xem những con tôm mặn này là thức ăn và từ từ tách khỏi lớp da đầy nhớt của ba mẹ chúng.Nếu quan sát tốt, ta có thể thấy cả con tôm trong bụng cá con sau khi chúng đã ăn xong.Một khi cá con đã chấp nhận loại thức ăn này, ta chuyển chúng vào bồn khác dung tích 30-40 gallons (110-150 lít) rồi tiếp tục cho cá con ăn tôm 6 cử mỗi ngày cho đếm lúc chúng được 21 ngày tuổi

Khi cá con đã được chuyển sang bồn riêng, ta sẽ nâng PH của nước lên 7,2-7,5 và duy trì mức này.

Lưu ý rằng cần phải thay nước khi chăm sóc trứng tôm. Sau khi cá con ăn xong, điều quan trọng nhất là phải rút hết tôm thừa ra dưới đáy ra khỏi bồn. Nếu không tôm sẽ phát triển nhanh và làm đục nước. Bản thân tôi nhận thấy rằng sẽ rất tốt nếu ta thay 1 lượng nước nhỏ nhiều lần, còn nếu không có thì giờ, các bạn có thể thay 1 ngày 70% nước. Nhiệt độ nước phải ở mức 86*F (tức 30*C).

Ưu điểm của thức ăn đóng gói sẵn như thúc ăn viên là nó luôn có sẵn và là loại thức ăn tròn hoàn chỉnh với đầy đủ vitamin và chất dinh dưỡng. Xem trên bao bì để nắm được nguyên liệu.Đồng thời nhiều loại thức ăn khác nhau có hàm lượng đạm cao có thể dùng cho việc chăm cá của bạn.

Đừng quên công việc thay nước thường xuyên. Mức tối thiểu khi thay là 50% mỗi ngày.

Cá dĩa trưởng thành 8 tháng tuổi ( trên 15 cm)Cá cỡ này nên cho ăn 3 cử 1 ngày. Tốt nhát là dùng các loại thức ăn đã đề cập trên để chăm cá cỡ này và thay nước, có thể lượng thay ít hơn.

Nguồn Aquabird

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Cá Tetra trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!