Xu Hướng 3/2023 # Cách Nuôi Cá Betta Rồng Khỏe Thiện Chiến # Top 3 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Nuôi Cá Betta Rồng Khỏe Thiện Chiến # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Cá Betta Rồng Khỏe Thiện Chiến được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Xin nêu vài cảm nhận về cá trước , cá chọi bản tính là máu từ bé , nếu đã thua một lần nó sẽ biết sợ kích thước + sức khỏe + tuổi đời + bản năng + tập thể thao sẽ tạo ra một chiến binh thật sự

Cá Betta r ồng là 1 chi thuộc giống cá Xiêm, là tên gọi chung cho một số loài cá thuộc chi Betta gồm Betta splendens, Betta imbellis, Betta mahachaiensis, Betta smaragdina; chủ yếu là dùng để chỉ loài B. splendens. Chúng còn có tên khác là cá lia thia xiêm, cá chọi xiêm. Tên của chi này có nguồn gốc là từ ikan bettah (một ngôn ngữ địa phương của Malaysia).Cá xiêm là một trong số những loài cá cảnh (cá kiểng) nước ngọt phổ biến nhất thuộc họ Osphronemidae, bộ Perciformes.

Cá xiêm vốn là loài Betta thuần dưỡng lâu đời ở Thái Lan rồi sau đó lan ra khắp thế giới. Được biết có 4 loài Betta hoang dã ở Thái Lan, bán đảo Mã Lai và Campuchia với tên gọi theo tiếng địa phương lần lượt là pla-kad, ikan bettah và trey krem, có quan hệ huyết thống với cá Xiêm (tức Betta thuần dưỡng) là Betta splendens, Betta imbellis, Betta mahachaiensis và Betta smaragdina. Như vậy cá Xiêm là giống lai tạp (hybrid) (Bản thân tên tiếng Anh cũng nói lên nguồn gốc xuất xứ của nó: Siamese fighting fish – cá chọi Xiêm).

Cá xiêm trưởng thành dài khoảng 6 cm (có một số giống dài 8 cm). Gần đây người ta còn lai tạo được những giống cá xiêm khổng lồ (giant bettas) dài trên 8 cm.

Được biết đến như một loài cá cảnh có màu sắc sặc sỡ với bộ vây chảy dài tuyệt đẹp nhưng màu sắc tự nhiên cá xiêm hoang dã chỉ là màu xanh lá cây xỉn (dull green) và màu nâu, ngoài ra bộ vây của cá xiêm hoang dã tương đối ngắn.

Tuy nhiên do quá trình lai tạo chúng ngày càng có màu sắc sặc sỡ và bộ vây dài hơn.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Betta Koi Plakat Khỏe Mạnh Lớn Nhanh, Máu Chiến

hiện đang được nhiều người chơi yêu thích bởi màu sắc và hình dáng tuyệt đẹp. Đặc biệt là những chú cá có màu sắc tương tự như cá Koi Nhật Bản như Koi Halfmoon, cá Koi Plakat. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đề cập đến thông tin về loài Koi Plakat và cách chăm sóc chúng.

Cá Koi Plakat hiện đang là giống cá cảnh rất được yêu thích. Chúng có bộ vây đuôi ngắn và gọn gàng. Đây là một giống cá Betta giống cá chép Koi của Nhật Bản với những chấm đẹp trên thân. Cá có rất nhiều màu sắc đơn sắc, nhị sắc và trên 2 màu (đa sắc). Có thể đó là chú cá màu đỏ, trắng, vàng hoặc cam kèm theo những mảng màu sắc sặc sỡ khác của đuôi, vây và vẩy.

Để có được những chú cá khỏe mạnh thì việc chọn giống là điều rất quan trọng. Người nuôi cá cần chú ý những điều sau đây:

Chọn những chú cá có cấu trúc cơ thể cân đối. Điều này thể hiện ở kích thước đầu và gốc đuôi có tỷ lệ thích hợp. Thêm vào đó những bộ phận trên cơ thể cá không quá to, không quá nhỏ. Đây là những chú cá khỏe mạnh và phát triển đẹp nhất.

Nên đến những cửa hàng bán cá cảnh lớn để chọn được những chú cá thích hợp nhất. Trong một đàn cá lớn hãy chú ý chọn những con cá có chiều dài phần đầu bằng 1/ 3 chiều dài thân. Đây là tỷ lệ cơ thể giúp cá có thể di chuyển một cách dễ dàng hơn.

Cá Koi Plakat là một loài hiếu chiến và đây cũng là tiêu chí giúp chọn giống cá tốt nhất. Những chú cá có tính hung hăng sẽ khỏe mạnh và sinh sản tốt hơn. Đối với cá cái thì chọn những con có bụng tròn, phần hậu môn có mụn trắng nghĩa là chúng đã sẵn sàng sinh sản.

Cá Koi Plakat không yêu cầu quá nhiều về môi trường sinh sống. Kích thước bể nuôi cá này không cần quá lớn chỉ cần một bể có kích thước 12x17x20 cm là cá có thể sống một cách thoải mái. Bể cá cũng không cần trang bị sục khí vì cá có cơ quan hô hấp phụ. Người nuôi có thể thêm rong, tảo để tăng thêm tính thẩm mỹ.

Tuy nhiên có một yêu cầu mà người nuôi cá nên nhớ đó là không nên đặt cá ở nơi có ánh sáng trực tiếp. Nhiệt độ nước lý tưởng là 24 – 30 độ C, độ cứng của nước là 5 – 20, độ PH 6 – 8.

Thức ăn cũng là một phần rất quan trọng quyết định sự phát triển của cá Koi Plakat. Tuy nhiên nếu bạn mới nuôi cá này lần đầu thì cũng có thể yên tâm vì đây là loài cá ăn tạp. Gần như chúng sẽ ăn hết những thức ăn mà bạn cho vào bể. Vì thế chỉ cần tìm hiểu thức ăn mà chúng yêu thích là bạn có thể nuôi chúng một cách khỏe mạnh.

Cá Koi Plakat rất thích ăn những loại thức ăn như loăng quăng, trùng chỉ, ấu trùng côn trùng …. Tuy nhiên những thức ăn này cần được mua ở những cửa hàng bán cá uy tín để đảm bảo chất lượng. Ngoài ra sau khi mua về cần phải được rửa thật sạch sau đó mới cho cá ăn.

Cho cá ăn mỗi ngày 2 lần sáng và chiều và cho ăn mỗi lần 1 lượng trùn bằng hạt đậu xanh . Lượng thức ăn không nên quá nhiều hay quá ít đều ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.

Để nuôi một chú cá khỏe mạnh thì không phải chỉ tạo bể cá đúng chuẩn và cho ăn cân bằng dinh dưỡng. Người nuôi cũng cần chú ý những điều sau đây:

Đây là những chú cá chọi chính vì thế tốt nhất nên chọn bể nhỏ và nuôi từng cá thể riêng biệt. Những bể đặt bên cạnh nhau cần phải được che chắn kỹ. Bởi vì chỉ cần nhìn thấy đối thủ thì những chú cá này ngay lập tức có phản xạ tấn công.

Tuy nhiên hiếu chiến là bản chất của chúng chính vì thế thỉnh thoảng cũng nên cho chúng chạm mặt nhau. Điều này sẽ giúp chúng khỏe mạnh và linh hoạt hơn.

Cần đảm bảo môi trường nuôi cá phải sạch và không có vi khuẩn gây hại cho cá Chính vì vậy người chơi cá phải thay nước thường xuyên.

Khi nhân thấy bên dưới da cá Koi Plakat những đốm trắng do ký sinh trùng cư trú giống các hạt muối phủ đầy cơ thể cá. Cá có thể cố quẹt mình vào các vật thể trong hồ. Bệnh rất dễ thấy và chữa trị. Trong trường hợp này người nuôi cần tăng nhiệt độ nước để hạn chế sự phát triển của ký sinh trùng. Tắm nước muối cho cá hoặc dùng một số dung dịch chữa bệnh cho cá vài ngày là khỏi bệnh.

Khi bị bệnh này cá Betta sẽ vẫn ăn uống bình thường trong thời gian đầu. Tuy nhiên sau đó chúng ăn ít đi, nổi lên mặt nước và chết. Phần vảy trên cơ thể cá sẽ bị xù lên, khi bóc ra có thể gây chảy máu. Người nuôi cần nhỏ thuốc hiệu RID PROTOZOAN với liều lượng 2 giọt/2 lít nước. Kết hợp ngâm tetra Nhật để tăng hiệu quả điều trị bệnh cho cá.

Bệnh này là do điều kiện nước trong bể không tốt làm cho các vi khuẩn phát triển một cách nhanh chóng. Từ một chấn thương nhỏ cá có thể bị thối vây, tia vây bị mủn ra xuất hiện những vết máu đỏ. Khi cá bị bệnh ta cho vào bể cách ly, chữa trị bằng thuốc kháng sinh và làm sạch vết thương sử dụng nước axit nhẹ.

Cách Nuôi Cá Chọi Chiến Betta (Cá Xiêm Đá) Dành Cho Người Không Chuyên

Trước khi mang cá về

Mỗi con cá chọi chiến cần ít nhất 5 lít nước. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị cho mỗi con cá một lọ hay hũ đựng được 10-20 lít nước để đảm bảo cá khỏe và sống được lâu. Nhiều người mua cá chọi thấy cá được để trong cái lọ bé xíu (không quá 1 lít) ở cửa hàng cứ tưởng cá chỉ cần lọ như vậy là đủ. Sự thật là ở các hàng bán cá chọi cần phải trưng bày càng nhiều càng tốt trong một diện tích giới hạn. Con cá sống trong không gian chật hẹp quá lâu ngày sẽ bị xuống phong độ và yếu dần.

Chú ý: Cá chọi đạt tuổi trưởng thành ở 8-9 tháng tuổi, bắt đầu coi là già khi đạt 15 tháng tuổi. Tuổi thọ của cá chọi có thể lên tới 3 năm nhưng thông thường nuôi ở điều kiện trong nhà thì được 2 năm là đã thành công.

Có thể chọn bể kính, can dầu ăn đã dùng hết rửa sạch hoặc hũ/keo nhựa có thể tích 10-20 lít để đựng cá.

Nước cho cá chọi nên là nước máy sạch đã cho bay hết clo. Để làm bay hết clo trong nước máy, chỉ cần cho nước phơi 2-3 ngày là được. Nếu để ra ngoài trời dưới trời nắng hoặc dùng sục khí thì clo bay càng nhanh. Tuy nhiên, nước sạch đã bay hết clo mới chỉ đạt được 3 sao. Để đạt được môi trường sống như khách sạn 5 sao cho cá thì cần có thêm:

Rong hoặc bèo: Rong đuôi chó, bèo lục bình, bèo tấm, bèo Nhật… đều tốt cho cá. Nó giúp làm sạch nước và tăng oxy trong nước (khi có ánh sáng) cho cá.

Lá bàng khô hoặc lá chuối khô (dùng 1 loại lá hoặc đồng thời cả 2 loại lá đều được): Đây là các loại lá giúp cân bằng pH trong nước, làm nước mềm ra, làm chậm quá trình phát triển của các loại vi khuẩn độc hại, đồng thời giúp cá săn chắc khỏe mạnh. Chú ý: dùng lá bàng già tự rụng hoặc lá chuối già khô trên cây sau đó phơi khô, không dùng lá xanh. Liều lượng dùng vừa đủ để nước lên màu hơi ngả vàng là được, không nên đậm đặc quá. Nếu đậm quá có thể làm cá bị tóp lại. Lá phai hết màu sau ~2-3 ngày và sẽ chìm xuống đáy.

Muối hột (muối biển): Muối tăng khoáng trong nước giúp cá khỏe. Nên dùng muối hột là muối biển thông thường, không nên dùng muối ăn (muối tinh) đã được chế biến và thêm nhiều chất khác ngoài muối. Liều lượng: 1 thìa cà phê muối hột/10 lít nước.

Cho mỗi con cá vào một nơi riêng biệt (thể tích ~10-20 lít như đã nói ở trên), che xung quanh lại để cá không nhìn thấy nhau, chỉ cho ánh sáng chủ yếu từ trên xuống. Nên để cá ở nơi có ánh sáng tự nhiên ban ngày và tối vào ban đêm.

Có thể cho cá ăn một trong những thức ăn sau:

Sâu đỏ (hay còn gọi là “trùng huyết”, tiếng Anh là bloodworm): tốt

Giun: tạm ổn nhưng không tốt lắm vì giun lấy từ rãnh rác thải thường bẩn, nhiều nguy cơ bệnh và làm cá bị béo

Lăng quăng (bọ gậy): rất tốt cho cá chọi chiến nhưng hơi khó tìm nếu bạn ở Hà Nội, mỗi lần cho cá ăn 10-20 con lăng quăng tùy kích thước cá

Thịt bò hoặc gà sống, nạc, bỏ gân (nếu có), xay nhuyễn: rất tốt và sạch nhưng nên cho ăn vừa phải vì lâu tiêu hơn (cho cá ăn 1-2 viên bằng hạt đỗ đen thấy bụng hơi phình lên một ít là dừng)

Tôm bóc vỏ: tốt

Chú ý: Cho cá ăn vào ngày tập (1 lần/ngày). Ngày nghỉ cho cá nhịn hoặc ăn ít. Cá có thể chết vì nước bẩn hoặc stress nhưng không chết vì đói. Một con cá trong tình trạng tốt có thể nhịn cả tuần mà không chết. Cần biết quan sát. Cá đang béo hoặc bụng còn thức ăn thì có thể không cần cho ăn thêm. Ngược lại, cá gầy đói thì cho ăn nhiều lên một chút. Cho cá ăn quá nhiều trong 1 lần hoặc cho cá ăn nhiều liên tục vài ngày có thể làm cá không tiêu hóa được hoặc sình bụng chết.

Mẹo hay: Với thức ăn sống như thịt bò, gà, lợn xay nhuyễn thì khi thả vào nước có thể tạo nên một lớp váng bẩn, làm ô nhiễm nước. Khi có rong, bèo trong nước thì sẽ làm giảm đáng kể ô nhiễm. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nước được sạch hơn nữa và lâu phải thay thì có thể dùng vợt lưới vớt cá ra một ca nước, thả thức ăn vào ca nước cho cá ăn, sau đó lại vớt cá thả vào chỗ cũ. Như vậy, váng bẩn sẽ chỉ có ở ca nước hoặc nếu dính vào cá một ít cũng không đáng kể. Lưu ý vớt từng con và cho ăn từng con lần lượt. Không vớt nhiều cá vào ca cùng lúc, chúng sẽ đánh nhau.

Tập thể dục thể thao cho cá

Cho cá nghỉ 3 ngày, sau đó tập thể thao 3 ngày, nghỉ 3 ngày, tập thể thao 3 ngày… cứ thế luân phiên nhau.

Trong ngày cá nghỉ, không cho cá nhìn thấy nhau, không để gương gần bể/lọ/hũ cá.

Trong ngày tập, để 2 lọ cách nhau ~5-8 cm, cho cá nhìn nhau ~10 phút, sau đó che lại ~2-3 phút, rồi lại cho cá nhìn nhau ~10 phút… luân phiên nhau. Làm như vậy trong khoảng 1 tiếng rồi che lại và kết thúc buổi tập. Tập 1 lượt buổi sáng và 1 lượt buổi chiều, nếu bận thì trong ngày tập làm 1 lần thôi nhưng lâu hơn 1 tiếng cũng được.

Ghi chú:

Cá nhìn thấy nhau sẽ xù mang, căng vây dọa nhau. Việc này làm cá tốn năng lượng và có tác dụng như bài tập thể dục.

Để các lọ cách nhau ~5-8 cm là để hạn chế cá cắn vào thành lọ hại răng, hại mồm. Nếu để lọ sát vào nhau, cá sẽ lao vào nhau và cắn vào thành lọ.

Cách Chọn Và Nuôi Cá Betta Khỏe Mạnh, Ít Tốn Kém Nhất

Cá Betta (hay còn gọi là “cá xiêm đá”, “cá lia thia”) là loài cá cảnh được biết đến với bản tính hiếu chiến. Chúng có thể trở thành người bạn thân thiết với chúng ta đến bốn năm, với điều kiện là bạn phải biết cách chọn và chăm sóc chúng.

Cách chọn cá betta

1. Những điều cơ bản

Về màu sắc: lựa những em màu tươi sáng và sống động. Cá betta có nhiều màu sắc, nhưng màu xanh và màu đỏ khá phổ biến.

Nên lựa những em betta linh hoạt, nó bơi xung quanh khi thấy bạn. Hãy thử di chuyển ngón tay của bạn trở lại và ra ở phía trước.

Sức khỏe tổng thể: Khi lựa cá, bạn nên quan sát kì, cờ xem có bị rách hoặc hư hỏng hay không. Quan sát xem có bất kì cục u hay ký sinh trùng trên thân cá. Nếu bạn thấy có điều gì bất thường, bạn nên lựa một betta khác.

2. Chọn cá

– Mua cá khi vừa tách đực (cái này chỉ dân nhà nghề mới biết con nào là con đực) lúc này còn là cá bột bé tí, mới lên màu nên lựa phải có kỹ thuật.

– Chỉ chọn con nào to nhất, cả bể có khoảng vài ngàn con, con nào to thì mua (cái này phải nịnh chủ nhà, mình thì vừa nịnh vừa trả thêm tiền để phá bể).

– Ưu tiên màu xanh (cái này hơi thuần túy 1 tí) vì con gì cũng phải phù hợp với đặc thù môi trường sống, màu sắc con cá nói rằng nó có gen của tổ tiên sống ở vùng thiên nhiên màu mỡ xanh tốt.

Cách nuôi cá lia thia và kỹ thuật nuôi cá lia thia

Cá lia thia hay còn gọi là cá lia thia Betta thuộc phân họ cá cờ Macropodinae của cá Betta.Cá betta hay Betta splendens là loài cá hoang dã phân bố ở vùng Đông Nam Á bao gồm các nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ngoài môi trường tự nhiên, chúng cư ngụ trong ruộng lúa, ao, đầm… nói chung là ở tất cả những vùng nước nông và tĩnh. Nhiệt độ thích hợp đối với cá betta từ 27 đến 30 độ C, nước mềm, có độ pH trung hoà hay hơi acid.

Cá đực thường chọn những vị trí được che chắn tốt như trong các bụi lúa, rong hay bên dưới lá rụng… để làm tổ bọt và dẫn dụ cá cái đến đẻ trứng. Mỗi đợt sinh sản, cá cái đẻ hàng trăm trứng, trứng nở sau khoảng 1 ngày. Cá bột mới nở được cá cha chăm sóc trên tổ bọt thêm khoảng 3 ngày nữa cho đến khi chúng bắt đầu bơi tự do và bước vào đời sống tự lập.

Cách nuôi cá lia thia

1. Bể nuôi cá betta

Trên thị trường, có rất nhiều hồ thiết kế riêng cho betta.

Chọn một bộ thích hợp để cá phát triển và khỏe mạnh, tránh những rủi ro có thể. Không nuôi cá betta chung với một số loài cá khác. Vì cá betta bản chất là một loài cá sinh ra để chiến đấu, chúng sẽ giết những con cá hiền hơn.

Cá betta nhiệt độ thích hợp từ 24-27 độ. Tránh để đá lổm chởm hoặc đồ trang trí vì như vậy có thể làm rách vây, trầy xước cá. Có thể trồng một số cây thủy sinh, một số loại bèo, lục bình.

2. Cho thêm nước vào bể

Nước nên được khử CLo trước khi cho vào bể. Clo và chloramines trong nước máy có thể gây hại cho cá betta, cũng như giết chết tất cả những vi khuẩn có lợi.

Cá betta rất năng động và có thể nhảy qua 3.5 inchs (7.5 cm)

3. Thả cá betta vào bể

Khi thả betta vào môi trường mới, chúng ta không nên vội vàng cho vào ngay, mà chậm rãi, cẩn thận để bịch cá vào hồ.

Để cá thích nghi với môi trường và nhiệt độ xung quanh và tránh shock nước.

4. Thức ăn của cá betta

Trong môi trường tự nhiên betta thường ăn các ấu trùn hay các côn trùng nhỏ. Nhưng khi chúng ta sở hữu 1 con betta thì không cần theo lí thuyết phức tạp chỉ cần cho cá ăn trùn chỉ, cung quăn, bobo,….bay thức theo công thức tổng hợp, chúng ta cũng cần phải chú ý rằng dạ dày betta rất nhỏ chỉ bằng 1 hạt đậu. Nên mỗi lần cho ăn với số lượng rất ít như 10 con cung quăn hay vài cọng trùn chỉ là vừa ta có thể chia ra 3 cử hay tốt nhất là 2 cử cho một ngày.

Kỹ thuật nuôi cá lia thia

1. Khi mua cá về

Trước khi bạn cho cá vào một ngôi nhà mới thì cách tốt nhất không riêng gì betta mà cho tất cả các loài cá ta nên cho túi cá nổi trên mặt hồ khảng 10-15 phút để cá thích nghi được sự thay đổi nhiệt độ cũng như ph, dh,…

Một đều mà ta cần nhớ là tuyệt đối không sử dụng nước trong túi cá cho luôn vào bể mà ta nên bỏ đi cho dù nước đó là nơi ta mua cá thân quen.

2. Sinh sản

Cá betta có tuổi thọ khá ngắn 2-3 năm tuổi đôi khi chăm tốt cá có thể đến 4 năm tuổi. Nhưng cá đến tháng thứ 6 trở lên là ta có thể tiến hành sinh sản cho chúng.

Việc chọn lựa một con cá trông và mái tiêu chuẩn để cho ra một bậy con tốt thì còn phụ thuộc vào việc chọn cá cha mẹ có tốt không, vì thế có cách chọn lựa sau:

Cá trống: Càng lớn tướng càng tốt, màu sắc phải thật chuẩn của loại, vây vảy không được rách hay nhợt nhạt màu sắc, vây bụng và vây lưng xòe phải rộn, không dị tật, mang tính hung hăng càng cao càng tốt.

Cách đầu tiên là xem trên nhà của cá trống có bọt nổi không, nếu con nào bọt nổi thì con đó đang “sung” và ta đã thành công 35% rồi vì tính khí cá trống quyết định rất cao trong việc tạo dựng cá con.

Cá mái: Cũng giống như cá trống, nhưng cá mái cũng cần chú ý đến “bụng” xem bụng chúng to tròn chứa, tốt nhất là bắt cá lên lồng bàn tay xem hậu môn có ” mụn trắng” chưa, nếu có thì cá mái đã sẵn sàng.

Chọn nhà cho betta sinh sản khá dễ dàng, chúng ta có thể dùng một chậu hoa kiểng bán kính 40cm hay hồ xi măng dày 50x25x25 là được. Đầu tiên ta nên cho ca 1mái vào trước sau đó cho cá trống vào một keo nhỏ rồi cho cá vào bể ép chung với cá mái sau 1 ngày thì ta thả cá trống và mái chung 1 bể (làm vậy cho cá trống hay cá mái không tấn công nhau quá nhiều). Nhưng trước khi ép ta nên cho cả 2 con ăn thật no là thật đủ chất dinh dưỡng. Đến ngày thứ 2 sau vài pha rượt đuổi cá trống sẽ nhả bọt và hết lòng ve vãn lôi cuốn con mái đến tổ bọt sinh sản. Khi cá mái đã đồng tình thì cả 2 con sẽ đến dưới bọt cuộn tròn nhau và cá mái “xịt” trứng ra liền đó cá trống thực hiện nhiệm vụ cho trứng. Sau khi cá mái sinh sản xong thì cá trống liền đánh đuổi cá mái đi chổ khác, lúc này ta nên tách cá mái ra nơi khác và tẩm bộ lại sau 10 ngày hay 20 ngày ta có thể cho sinh sản tiếp.

Đặt Betta của bạn trong ca hoặc thau chứa đầy nước cũ trong khi rửa hồ. Thay 1/3 nước,bơm nước đã khử clo vào hồ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Cá Betta Rồng Khỏe Thiện Chiến trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!