Xu Hướng 10/2023 # Cách Nuôi Cá Bảy Màu Đúng Kỹ Thuật Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất # Top 12 Xem Nhiều | Psc.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cách Nuôi Cá Bảy Màu Đúng Kỹ Thuật Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Cá Bảy Màu Đúng Kỹ Thuật Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cá bảy màu hay còn gọi là cá hòa lan, một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất trên thế giới. Đây là giống cá cảnh khá dễ nuôi, khả năng sinh sản mạnh, rất đa dạng và phong phú về chủng loại ( Màu sắc). Ở Việt Nam, cá bày màu gồm 2 loại chính: cá bảy màu đuôi rắn và cá bảy màu thân đen, đuôi xanh biết. Phần lớn những người mới bắt đầu chơi cá cảnh thường chọn cá bảy màu vì cách nuôi cá bảy màu không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật của người nuôi.

Hướng dẫn cách nuôi cá bảy màu không bị chết

Để xác định nên chọn bể cá nào để nuôi cá bảy màu, việc đầu tiên các bạn cần làm là xác định số lượng cá mà mình muốn nuôi. Khi chọn được bể cá thích hợp thì bạn có thể sử dụng một số vật dụng như: sỏi, đá, rong, rêu,.. để trang trí cho bể cá giống với môi trường tự nhiên. Ngoài ra, các bạn nên sử dụng thêm máy bơm hay máy lọc để tăng nồng độ Oxy trong nước giúp cá bảy màu mau lớn hơn.

Khi nuôi cá bảy màu trong không gian nhỏ hẹp chúng ta cần phải đặc biệt lưu ý đến chất lượng nước, nên đảm bảo nước luôn trong và phải thường xuyên thay nước. Việc thêm một số cây thủy sinh vào trong bể cá bảy màu cũng là một ý tưởng rất tốt, cây thủy sinh sẽ giúp làm sạch nước và tạo không gian vui chơi cho cá bảy màu. Ngoài ra thì việc sử dụng cây thủy sinh khi nuôi cá bảy màu cũng trợ giúp cho việc làm sạch nước.

Các bạn có thể lựa chọn hệ thống máy lọc mút ( lọc bọt biển), nó gồm 1 máy hút và một miếng bông đặt trong hộp kín ( Miếng bông có tác dụng loại bỏ cặn bẩn). Chất thải và cặn bẩn khi nuôi cá bảy màu ít hơn các loại cá cảnh khác nên các bạn chỉ cần vệ sinh máy lọc mỗi tuần một lần là đủ.

Không nên sử dụng máy lọc vi sinh hay tạo oxy quá lâu vì điều này sẽ làm tăng nồng độ PH trong nước rất nhanh. Chỉ sử dụng máy tạo oxy khi các bạn nuôi cá bảy màu với số lượng lớn, ngược lại thì cũng không cần thiết phải sử dụng máy tạo oxy vì cá bảy màu có thể tồn tại dễ dàng ở nhiều loại môi trường khác nhau.

Có một số trường hợp người nuôi thấy cá bảy màu vẫn sinh sống bình thường dù nước rất bẩn nhưng vừa thay nước mới thì chúng lại chết. Điều này xảy ra là do quá trình thay nước xảy ra quá nhanh làm cho cá bảy màu chưa thích nghi được với môi trường nước mới, ngoài ra ở một số nguồn nước mới lượng oxy có trong nước rất thấp nên dẫn đến tình trạng cá bị chết.

Nhiệt độ môi trường sống phù hợp nhất cho cá bảy màu là từ 75-82 độ F ( Tốt nhất là 78). Khi trời trở lạnh các bạn có thể dụng thêm cây sưởi để đảm bảo nhiệt độ môi trường nước luôn ổn định. Trường hợp các bạn nuôi nhiều hồ khác nhau thì có thể lựa chọn biện pháp lò sưởi để dụng chung cho tất cả các hồ.

Nên cho cá bảy màu ăn đều đặn và phân thành nhiều bữa nhỏ trong ngày ( Nên chèn tối thiểu 2 khẩu phần thức ăn tươi sống). Khi cho cá bảy màu ăn chỉ nên cho ăn vửa đủ, tránh để thừa thức ăn vì chúng sẽ làm cho nước mau bẩn.

*****

cách nuôi cá bảy màu

cách nuôi cá bảy màu thái

cách nuôi cá bảy màu lên màu đẹp

cách nuôi cá bảy màu trong chậu nhỏ

nuôi cá bảy màu trong chậu thủy tinh

cách nuôi cá bảy màu trong hồ nhỏ

cách nuôi cá bảy màu không bị chết

Kỹ Thuật Nuôi Cá Koi Đạt Hiệu Quả Cao

Chia sẻ nội dung:

Cá chép koi là một trong những loại cá cảnh mang lại giá trị kinh tế cao, cá dễ nuôi. Để nuôi cá chép koi đạt hiệu quả cao cần nắm bắt kỹ khâu chọn giống, thức ăn cho cá, đặc biệt cần chú ý đến phòng bệnh và điều trị kịp thời.

Chọn giống cá khỏe mạnh

Để chọn giống cá koi đạt chất lượng cần chú ý một số đặc điểm như hình dáng, màu sắc, giống cá khỏe mạnh, bơi đẹp và không có dị tật. Nên mua cá ở những địa điểm có uy tín, cá phải có hình dáng cân đối, không sây sát, dáng bơi thẳng, cá khỏe mạnh sẽ có phản ứng tốt khi bơi.

Theo khuyến cáo của Trại cá cảnh Ba Sanh (quận 3, TP.HCM), đối với hồ lớn cần đảm bảo hệ thống lọc và xả nước, độ sâu hồ lớn khoảng từ 0,8 – 1 mét còn đối với hồ cá mini thường từ 0,4 – 0,5 mét. Không nên để hồ quá sâu sẽ khó thấy cá trong quá trình nuôi và khó vệ sinh hồ. Khi hồ mới xây xong nên xả nước khoảng 2 tới 3 lần rồi mới thả cá, sau 24 giờ tiến hành sục khí và cấy vi sinh vật có lợi, một ngày sau có thể thả cá vào bể.

Thức ăn cho cá koi

Dù là loại cá cảnh dễ nuôi, tuy nhiên để có được đàn cá koi khỏe mạnh, màu sắc đẹp mắt cần chú ý kỹ thuật chăm sóc, đặc biệt là cách thức và liều lượng cho ăn. Ngay từ lúc 3 ngày tuổi, sau khi tiêu hết noãn hoàng thì cá con có thể ăn các thức ăn bổ sung như sinh vật phù du, rong rêu… Sau thời gian 2 tuần thì cá koi bắt đầu ăn các sinh vật tầng đáy như giun, lăng quăng…, một tháng tuổi bắt đầu ăn ốc, ấu trùng… Ngoài ra, cá koi có thể ăn cám, bã đậu, phân xanh, hoặc các thức ăn chế biến sẵn dành cho cá như thức ăn chế biến từ gạo, bột mì, bột bắp…

Khẩu phần ăn của cá koi chiếm khoảng 5% trọng lượng cơ thể, ngày cho ăn 2 lần để tránh tình trạng cá bị béo phì gây xấu hình dáng và có thể gây ô nhiễm nguồn nước nhanh hơn.

Một số cách phòng bệnh cho cá koi

Theo khuyến cáo của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, người nuôi cần phòng bệnh cho cá koi như sau:

Trong quá trình nuôi, sử dụng riêng biệt các dụng cụ cho các ao nuôi khác nhau, tránh gây sốc cá. Không nuôi chung với các loài cá khác có khả năng mang mầm bệnh. Vệ sinh môi trường nuôi thường xuyên bằng vôi bột tùy theo độ pH của nước ao. Nếu pH dưới 7, bón 2 kg vôi/100 m3 nước, pH từ 7 – 8,5 bón 1 kg vôi/100 m3, bón định kỳ 2 – 4 lần/tháng. Nên sử dụng nước vôi loãng tạt đều ao để tiêu diệt mầm bệnh.

Lưu ý trộn kháng sinh cho cá ăn vào những thời điểm giao mùa hoặc trước khi vận chuyển cá. Sử dụng sulphamerazin liều lượng 220 mg/kg cá/ngày hoặc oxytetracyclin 75 mg/kg cá/ngày, cho ăn kéo dài trong vòng 7 – 10 ngày. Nếu phát hiện cá yếu hoặc có dấu hiệu bệnh (thường xảy ra khi thay đổi môi trường nuôi), ngâm cá với oxytetracyclin liều lượng 10 g/100 lít nước, ngâm liên tục từ 5 – 7 ngày.

Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Dĩa Đúng Kỹ Thuật Và Hiệu Quả

Cá dĩa còn có tên khoa học là Discus được chia thành 2 dạng chính: cá dĩa hoang dã và cá dĩa thuần dưỡng. Giống cá này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1840 bởi một nhà sinh vật học người Áo, nơi sinh sống phổ biến nhất của cá dĩa là các vùng nước trũng tại các nhánh sông Amazon. Cá dĩa có ngoài hình khá bắt mắt và màu sắc tươi tắn nên được giới chơi cá cảnh ưa chuộng, tuy nhiên giống cá này được xếp vào loại khó nuôi nhất hiện nay. Nếu bạn đang có ý định sở hữu giống cá này thì nên tìm hiểu cách nuôi cá dĩa trước khi mang chúng về nhà.

Hướng dẫn cách nuôi cá dĩa

Cá dĩa khá nhạy cảm, đặc biệt là chúng rất nhạy cảm với tiếng ồn, các chấn động hay ánh sáng. Những thay đổi của môi trường như: nhiệt độ, nồng độ PH trong nước hay độ cứng của nước cũng gây tác động tiêu cực đến sự sinh tồn của chúng. Hầu hết những tác động từ môi trường xung quanh sẽ làm chúng rất dễ bị stress, qua đây có thể thấy được khả năng thích nghi với môi trường sống của cá dĩa là rất thấp.

Không chỉ dễ bị tác động mà cá dĩa còn đòi hỏi rất cao vào chất lượng của nước, có rất nhiều người có kinh nghiệm nuôi cá dĩa lâu năm chia sẽ rằng: Cá dĩa khó nuôi hơn những giống cá cảnh khác là vì chúng ta không thể cung cấp cho chúng môi trường phù hợp.

Môi trường sống phù hợp nhất cho cá dĩa

Nồng độ PH tốt nhất cho cá dĩa sinh sản là từ 5.5-6.2. Đối với môi trường sống cho cá con thì dao động từ 6.5-6.8 và cá trưởng thành là từ 6-6.8.

Chlorine hay Chloramine, đây là loại hóa chất được sử dụng rất phổ biến để khử trùng nước ( Có hầu hết trong nước máy). Đới với cá dĩa thì loại hóa chất này gần như là thuốc độc ảnh hưởng đến sự sinh tồn của chúng. Để loại bỏ tác hại của Chlorine trong nước các bạn cần sục oxi và phơi nước trong vòng 48 giờ để Chlorine bay hơi. Khi muốn biết trong nước có Cholrine hay không các bạn có thể sử dụng Orthotolidin 1%, nhỏ 1-2 giọt vào 10-20 lít nước, nếu nước chuyển thành màu vàng thì có chứa Chlorine và ngược lại.

Amonia ( N-NH3), Nitrite (NO2), Nitrate ( NO3-), các chất này đều có tác hại đối với cá dĩa, các chất này xuất hiện do quá trình phân hủy của các chất hữu cơ có trong nước ( Thức ăn dư thừa hay phân cá). Để hạn chế ảnh hưởng của các chất này đối với cá dĩa chúng ta cần tăng cường nồng độ Oxy hòa tan vào trong nước, việc này sẽ thúc đẩy quá trình phân hủy của các chất hữu cơ. Ngoài ra việc thổi khí Oxy cũng giúp giải phóng khí độc ra khỏi môi trường nước.

Hệ thống máy móc sử dụng để nuôi cá dĩa

Lọc sinh học và lọc vi sinh: Đây là những thiết cực kỳ quan trọng khi các bạn muốn nuôi cá dĩa, chúng đóng vai trò quyết định đối với môi trường nước. Trong quá trình nuôi cá, các vi khuẩn sống bám vào các giá thể trong bể nuôi tạo ra quá trình sinh học làm thay đổi thành phần hóa học của nước. Chính vì thế mà quá trình lọc sinh học mang ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa sự hình thành và chuyển hóa các chất độc hại giúp nước trong và sạch hơn.

Lọc hóa học: Phần lớn người nuôi cá sẽ sử dụng than hoạt tính để hấp thu các chất độc hại còn lại có trong nước. Đây là khâu cuối cùng trong hệ thống thiết bị lọc nước.

Lọc cơ học: Nói nôm na thì đây là phương pháp giúp nước trong hơn, để thực hiện việc này chúng ta cần chuẩn bị một số vật liệu sau: vải lọc, sỏi, cát,..

Cách nuôi cá dĩa đúng kỹ thuật

Đầu tiên chúng ta cần quyết định nuôi cá dĩa trong bể kính hay hồ xi măng, sau đó thì phải chọn được vị trí thích hợp để đặt bể cá. Vị trí tốt nhất để đặt bể cá là ở nơi yên tĩnh, ánh sáng vừa, không có gió lùa vào và nhiệt độ môi trường luôn ổn định.

Hướng dẫn chuẩn bị nước nuôi cá dĩa

Nếu sử dụng nước máy cần cấp nước vào bể chứa, nếu nước quá đục cần phải lọc. Sục khí Ozone 0,25 – 1mg/10 lít nước/giờ. Kiểm tra độ PH trước khi cấp nước vào bể nuôi, độ PH nên điều chỉnh ở mức 6-7 ( Nước máy thường có độ PH là 7).

Khi sử dụng nước giếng cần kiểm tra chất lượng của nước, tùy theo chất lượng nước chúng ta sẽ có giải pháp xử lý phù hợp nhất. Trường hợp nước giếng đã phù hợp với tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt thì bạn cần thực hiện theo các bước sau: Cho nước qua bồn lọc cơ học, hóa học ( Than hoạt tính), sau đó cho nước này vào bồn chứa có san hô hoặc võ sò để cải thiện nồng độ PH ( Khi PH<5). Trước khi cho nước vào trong bể cá nên kiểm tra nồng độ PH một lần nữa, nồng độ phù hợp nhất là từ 6.5-6.8.

Cách nuôi cá dĩa sinh sản

Cá bắt cặp, mắt đỏ, rùng mình, tách đàn bơi riêng, dọn ổ,.. là một số dấu hiệu để nhận biết cá đang vào trong thời kỳ sinh sản.

Chuyển cá bố, mẹ sang một hồ riêng biệt và nhớ điều chỉnh môi trường sống phù hợp ( Sử dụng 70 % lượng nước cũ và 30% nước mới). Mỗi cặp cá nên nuôi trong 1 hồ, lượng nước phù hợp từ 40-100l. Môi trường nước nên để độ PH từ 5.5-6.2, độ cứng 4-6 odH, nhiệt độ từ 26-28 độ C. Ngoài ra các bạn cũng cần bố trí thêm một số giá thể ( gạch nung được làm sạch). Giữ chế độ sục khí và thay nước thường xuyên, sau vài ngày khi cá đã đẻ trứng lên các giá thể trứng sẽ bắt đầu nở ra ( 2-3 ngày trứng sẽ nở) và cần từ 2-3 ngày tiếp theo cá con mới có khả năng bám mình vào cá bố mẹ. Giai đoạn đầu khi sinh trưởng cá con cần sống nhờ vào các chất tiết ra từ cơ thể cá bố mẹ.

Khi cá được 12 ngày tuổi chúng ta cần vớt chúng ra một bể biệt ( Bể cá cần phải chuẩn bị trước đó từ 2-3 ngày). Lưu ý: Môi trương sống của cá con tốt nhất có nhiệt độ dao động từ 26-29 độ C, nồng độ PH từ 6.5 – 7 và độ cứng của nước từ 8-10 odH.

Mật độ cá con trong mỗi bể không quá 200 con, ngày đầu tiên không nên cho chúng ăn. Từ ngày thứ 2 trở đi chúng ta bắt đầu cho chúng ăn trùng chỉ và nên cho ăn từ 2-3 lần một ngày.

Hồ nuôi cá dĩa con cần thay nước hằng ngày, có thể dùng ống xiphong hút ra 0.5cm rồi châm vào 1cm.

Khi đến ngày thứ 15 ( Kể từ ngày đầu tiên chuyển san hồ mới) có thể sử dụng máy lọc nước trong bể, chỉ nên bật máy lọc từ 5-6 giờ/ngày.

Khi về đêm các bạn nên bật cây sưởi để nhiệt độ trong nước luôn ở mức 28-30 độ C.

Sau khi cá được 4 tuần tuổi thì chúng sẽ bắt đầu qua giai đoạn cá hương ( 3-4cm), lúc này các bạn tiếp tục chuyển chúng sang bể khác. Từ lúc chuyển sang giai đoạn cá hương các bạn đã có thể chăm sóc chúng như cá trưởng thành.

*****

Cách Nuôi Cá Lia Thia Đúng Kỹ Thuật Chăm Sóc Cá Hiệu Quả

Cá lia thia hay còn gọi là cá xiêm đá, một giống cá thuộc họ nhà cá cờ Macropodinae. Có nguồn gốc từ hoang dã, cá lia thia được phân bổ chủ yếu ở vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ngoài môi trường tự nhiên, cá lia thia thường sống chủ yếu ở đồng ruộng, ao, đầm,.. nên chúng rất dễ dàng tồn tại trong môi trường đôc lập. Tuy cá lia thia không gặp nhiều khó khăn khi sống trong môi trường độc lập nhưng bản thân chúng cũng sẽ buồn chán nếu sống như vậy quá lâu. Nếu bạn đang muốn nuôi một chú cá lia thia thì hãy cố gắng tìm hiểu trước cách nuôi cá lia thia để không mắc phải sai lầm trong quá trình chăm sóc chúng.

Lưu ý: Không nuôi cá lia thia chung với những loài cá khác vì bản chất của chúng rất ham chiến đấu, chính vì vậy những loài cá khác nếu bị nhốt chung rất dễ bị cá lia thia giết chết.

Cách xử lý nước và thả cá vào bể

Trước khi cho cá vào trong bể các bạn cần phải khử trùng Clo trước, Clo và Chloramines có trong nước máy có thể gây hại cho cá Betta.

Khi cho cá lia thia vào trong môi trường sống mới các bạn không nên quá vội vàng mà hãy thực hiện một cách từ từ, nên để cả bịch chứa cá vào trong bể để cho cá lia thia làm quen dần với môi trường sống mới.

Khi sinh sống trong môi trường tự nhiên, cá lia thia thường ăn các loại ấu trùng hay côn trùng nhỏ. Nhưng khi chúng ta nuôi chúng trong bể thì không nhất thiết phải thưc hiện chế độ ăn uống như trong tự nhiên, các bạn chỉ cần cho chúng ăn trùng chỉ, cung quăn, bo bo,..

Trong quá trình cho ăn cần chú ý rằng, dạ dày của cá lia thia rất nhỏ nên chế độ và liều lượng ăn uống của chúng phải được tính toán một cách cẩn thận. Mỗi lần cho ăn khoảng 10-12 con cung quăn hay vài con trùng chỉ là được.

Phần lớn người nuôi cá lia thia đều mong muốn sở hữu những chú cá chiến độc nhất vô nhị nên thường tự mình lai tạo tại nhà. Cách nuôi cá lia thia đẻ không quá khó khăn, việc các bạn cần làm là chuẩn bị một cặp cá lia thia trống mái. Lưu ý: Nên chọn con cá trống khỏe mạnh và đẹp, cá mái thì nên nhỏ hơn cá trống một tí. Sau khi đã có cặp cá lia thia vừa ý các bạn cần chuẩn bị thêm một chiếc xô, lu,…

Đầu tiên các bạn cho con trống và mái vào 2 bể riêng biệt rồi để chúng cự bóng với nhau trong vòng 1 tuần. Sau khi cự bóng các bạn bắt con trống và mái thả vào trong cùng một bể, kiếm một chiếc lá có thể nổi để tạo thành một khoảng trống bên trong.

Thời gian đầu con cá trống sẽ dí cá mái cho đến khi con mái chịu mới thôi. Khi quá trình này thành công cá trống sẽ tìm đến vị trí của chiếc lá để làm tổ bọt, sau khoảng 1-2 ngày cặp cá lia thia trống mái sẽ ở trong tổ bọt. Lúc này là thời điểm cá trống và mái ép nhau, khi trứng rơi xuống sẽ được cá trống và cá mái lượm mang về tổ.

Khi quá trình ép và lượm trứng xong, cá mái sẽ bị cá trống đuổi ra khỏi tổ bọt. Lúc này chúng ta sẽ vớt cá mái ra và chỉ để cá trống ở lại cho đến khi cá nở.

Cách nuôi cá lia thia non mới nở

Cá lia thia con khi mới nở chúng rất nhỏ nên hơi khó nhìn thấy. Ban đầu khi cá con mới nở chúng sẽ chúc đuôi xuống phía dưới, thời điểm này cá trống sẽ tìm cá con để mang về tổ bọt. Trong thời gian này các bạn chỉ cần cho cá trống ăn bình thường, còn cá con sẽ được cá trống nuôi dưỡng theo cách thức riêng biệt.

Sau khi cá con lớn hơn chúng ta sẽ bắt đầu tập cho chúng ăn trùng chỉ hoặc atemia nếu có. Đến ngày thừ 12 kể từ khi nở các bạn nên vớt cá con ra sống riêng, nên cho thêm bèo, lục bình,.. vào trong bể để tạo môi trường sống cho cá con.

Khi cá con đã to bằng hạt lúa hay bằng đầu đũa thì chuyển chúng vào bể nuôi lớn hơn, khi sống trong không gian rộng rãi cá con sẽ mau lớn hơn. Thức ăn chính của cá lia thia lúc này vẫn là trùng chỉ, bo bo, cung quăn,… chế độ chăm sóc vẫn giữ nguyên cho đến khi chúng trưởng thành.

*****

Kinh Nghiêm Nuôi Cá Bảy Màu Đúng Kỹ Thuật Để Cá Lên Màu Đẹp Nhất

Kỹ thuật nuôi cá bảy màu có thể xem là đơn giản nhất trong các loài cá cảnh bởi chúng là loài cá có khả năng sinh tồn cao, có thể sống được ở nhiều điều kiện môi trường sống khác nhau. Tuy nhiên để có được những chú cá bảy màu khỏe mạnh và có màu sắc rực rỡ không đơn giản là cho chúng ăn đầy đủ hay thường xuyên thay nước, các bạn phải nắm bắt được những kỹ thuật nuôi cá bảy màu đúng cách.

Bể cá mới thường chứa nhiều loại hóa chất và bụi bẩn, nếu các bạn không xử lý một cách triệt để sẽ gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Sử dụng một số loại chất phụ gia hay trồng cây thủy sinh là cách đơn giản để rút ngắn thời gian xử lý bể cá trước nuôi. Ngoài ra một số chuyên gia về cá cảnh cũng khuyên người nuôi nên sử dụng muối tinh để sát khuẩn cho bể cá trước khi thả cá bảy màu.

Sau khi vệ sinh bể cá và đổ nước vào các bạn nên cho thêm vào trong nước một ít muối hạt, muối sẽ giúp cá lấy lại chất điện giải và lên màu đẹp hơn. Khi hoàn thiện các phần còn lại của bể cá bạn nên sử dụng một số vật dụng như: đá, sỏi, rong, rêu,.. để tạo cảnh cho bể cá và nơi trú ẩn cho cá bảy màu.

Cho cá làm quen với môi trường sống mới

Việc đầu tiên khi các bạn mua cá bảy màu về là thả chúng vào trong một chiếc bể ( Thau, chậu,..) nhỏ và nhớ sử dụng nguồn nước nơi bạn mua cá. Sau khi thả cá mới mua về vào trong bể nhỏ, cứ sau 15-20 phút các bạn cho thêm một ít nước lấy từ bể nuôi trong nhà để nuôi tạm thời. Thực hiện quá trình này liên tực trong vòng 2-3 giờ, điều này sẽ giúp cho cá bảy màu làm quen dần với điều kiện môi trường sống mới.

Với những người mới bắt đầu tập nuôi cá bảy màu chỉ cần sử dụng các loại thức ăn dạng hạt cũng đã đáp ứng đủ điều kiện để giúp cá bảy màu sinh trưởng. Trường hợp các bạn muốn cá bảy màu trông bắt mắt hơn thì nên cho chúng ăn thêm trứng tôm khô và một số chất dinh dưỡng khác.

Là một trong những loài cá có khả năng sinh sản cao nên khi mốn gây giống các bạn chỉ cần chuẩn bị 1 con trống với 2 con mái là đủ ( Gây giống để nuôi không bán). Để có một thế hệ cá bảy màu mới đẹp và khỏe mạnh bạn cần phải biết cách lựa chọn giống.

Cách chọn cá trống: Nên chọn con trống có kích thước lớn, phần cuốn đuôi to và dày, đuôi có hình tam giác. Ưu tiên chọn những con trống có lưng dài ( Lưng hình bình hành, tròn ở góc), lưng và đuôi có cùng màu và họa tiết.

Cách chọn cá mái: Cá mái thường được chọn sau 4-5 tháng, nên chọn những con mái có kích thước lớn nhất và có phần cuốn đuôi to, dày. Những con mái này sẽ cho ra đời sau tốt nhất.

Sau khi chọn ra 1 trống, 2 mái thì cho chúng vào cùng một bể, việc chỉ sử dụng một con trống sẽ giúp chúng ta dễ nhận biết được đặc tính mà con trống truyền lại cho đời sau. Nếu ép cá trong vòng 2 tháng mà chưa thấy cá mái mang thai thì hãy cho thêm vào trong bể một con trống khác. Lưu ý: Nên dùng bể cá nhỏ để cá trống dễ dàng tìm cá mái.

*****

Kỹ Thuật Nuôi Cá Diêu Hồng Trong Lồng Bè Đạt Hiệu Quả Cao

Cá diêu hồng có nhiều hình thức nuôi như nuôi chuyên canh trong ao, nuôi ghép với các đối tượng cá truyền thống trong ao và nuôi trong lồng, bè. Để tận dụng các thủy vực ở sông, hồ, nuôi cá diêu hồng trong lồng bà con nông dân cần nắm vững một số yêu cầu kỹ thuật sau.

I. Đặc điểm sinh học của cá:

Cá Điêu Hồng là loại rô phi lai giữa loài rô phi đen với rô phi vằn, vẩy trên thân có màu vàng đậm hoặc nhạt hay màu đỏ hồng. Cũng có thể gặp những cá thể có màu vàng, màu hồng xen lẫn những vẩy màu đen. Cá Điêu Hồng là loại cá có giá trị dinh dưỡng cao, sống và phát triển tốt trong các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ và nước mặn.

Cá Điêu Hồng là loài cá ăn tạp thiên về thực vật và các chất như: mùn bã hữu cơ, tảo và động vật phù du trong nước. Trong nuôi cá, ăn thức ăn tự chế biến và các phụ phẩm nông nghiệp, cám gạo, bột sắn, bột ngô hay rau bèo kết hợp một phần bột cá và thức ăn viên tổng hợp.

II. Kỹ thuật nuôi diêu hồng trong lồng: 1. Thiết kế lồng nuôi:

Lồng nuôi cá diêu hồng có độ thông thoáng, lưu thông nước tốt. Một lồng gồm các bộ phận chính sau: Khung lồng, phao, nhà bảo vệ, lưới lồng, dây neo, neo, đá ghiềm…

a. Khung lồng:

– Vật liệu:

Toàn bộ khung lồng làm bằng ống típ sắt Φ34 (hoặc Φ42, Φ49) có mạ lớp kẽm chống rỉ, mỗi cây dài 6m và ống nối sắt Φ34.

– Thiết kế khung lồng:

Tùy vào điều kiện nuôi để làm khung lồng cho phù hợp (như khung lồng có kích thước 24 x 12m, gồm 2 dãy mỗi dãy 5 ô để mắt lưới lồng nuôi, mỗi ô kích thước 4,5 x 4m hoặc khung lồng có kích thước 18 x 18m, gồm 3 dãy, mỗi dãy 3 ô để mắt lưới lồng nuôi, mỗi ô kích thước 5 x 5m).

Các tiếp sắt Φ34, mỗi cây có chiều dài 6m được nối thẳng với nhau bằng ống nối Φ34. Toàn bộ các tiếp sắt dọc và ngang được hàn gắn chặt với nhau tạo thành khung lồng.

b. Phao nâng lồng:

Phao nâng lồng : Dùng tấm xốp có kích thước 50 x 60 x 90 cm, phi nhựa 200lít. Để đảm bảo sức nổi của lồng, bố trí mỗi ô lồng từ 4 – 6 phao, phao được cố định vào khung lồng bằng dây thép.

c. Lưới:

Lồng lưới có dạng hình hộp lập phương hoặc hình chữ nhật có 1 mặt đáy, 4 mặt bên, mặt để hở gọi là miệng lồng.

Lồng làm bằng lưới polyetylen (PE) dệt không co rút. Cỡ mắt lưới phụ thuộc vào kích cỡ cá lúc thả thường (2a) = 1 – 4cm, trong một vụ nuôi thường ta sử dụng 3 loại mắt lưới: Ban đầu chọn mắt lưới có kích thước (2a) =1cm, kích thước thứ 2: 2a = 2,5cm, kích thước thứ 3: 2a = 4cm, đáy lưới lồng được cố định bằng dây giềng nối với đá ghiềm.

Kích thước lồng được chia làm nhiều kích cỡ khác nhau từ 10m 3 trở lên đến 80m 3.

Trên các mặt của thành lồng đều có lớp lưới chắn cao 0,5m để ngăn thức ăn trôi ra ngoài.

2. Chọn vị trí neo lồng:

Trong nuôi cá lồng, do chất lượng nước không thể kiểm soát được như nuôi trong các thủy vực ao, đầm mà tùy thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, vì thế chọn lựa vị trí thích hợp để neo lồng sẽ có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của vụ nuôi. Thông thường, tiêu chuẩn lựa chọn vị trí nuôi dựa trên các yếu tố sau: Nhiệt độ, mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước, vật chất lơ lửng, sinh vật gây bệnh, trao đổi nước, dòng chảy, khả năng làm bẩn lồng; độ sâu, chất đáy, giá thể; và điều kiện thành lập trại nuôi như phương tiện, an ninh, kinh tế – xã hội,…

Một vị trí tốt cho việc nuôi cá lồng trên sông yêu cầu:

Lồng bố trí trên sông thành từng cụm, mỗi cụm 10- 15 lồng (không quá 20 lồng), khoảng cách giữa các cụm cách nhau từ 200 – 300m bố trí theo hình chữ Z.

Vị trí đặt lồng phải thuận lợi về giao thông để tiện trong việc cung cấp con giống, thức ăn, chăm sóc, quản lý, thu hoạch và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.

Vùng nuôi lồng nằm trong vùng đã được quy hoạch cho từng đối tượng thủy sản của địa phương hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Chọn và thả giống:

* Chọn giống:

Nguồn giống đảm bảo chất lượng, màu sắc tươi sáng, giống kích cở đồng đều (40-50con/kg), không dị hình, bơi lội nhanh nhẹn và không có dấu hiệu bị bệnh.

* Vận chuyển con giống:

Có 2 cách vận chuyển cá giống: Vận chuyển kín bằng túi nilon có bơm ôxy và vận chuyển hở bằng thùng phi nhựa có sục khí trong quá trình vận chuyển.

* Mật độ thả: 40 – 80con/m 3.

* Thả giống:

– Tiến hành tắm cho cá bằng nước muối 2- 3% (200 – 300g muối hòa với 10 lít nước sạch) trước khi thả cá xuống lồng nuôi, mục đích để cho cá sạch mầm bệnh.

– Cách thả: Giống được thả vào sáng sớm, trước khi thả ngâm túi đựng cá vào lồng nuôi 15 – 20 phút, sau đó cho nước từ từ vào miệng túi và tiến hành thả giống.

3. Thức ăn và chăm sóc quản lý:

* Thức ăn: Có thể sử dụng thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn viên (công nghiệp).

– Thức ăn chế biến: Cám : 20 – 30%, tấm: 20 – 30%, rau xanh (nghiền nhỏ): 10 – 20%, bột cá (bột tép): 30 – 35%, bột đậu nành: 10 – 20%, Premix khoáng/ vitamin: 1 – 2%. Phối chế các nguyên liệu phải đạt hàm lượng đạm (protein) 18 – 20%, trộn đều các nguyên liệu đã nghiền nhỏ, nấu chín vo thành viên hoặc rải mỏng và phơi se mặt.

– Thức ăn viên nổi của các nhà máy chế biến, chọn loại thức ăn có mùi thơm hấp dẫn với cá, hàm lượng đạm 20 – 28%, kích thước viên thức ăn thay đổi thích hợp kích cỡ của cá.

* Chăm sóc, quản lý lồng nuôi:

Đây là khâu quan trọng và phải làm thường xuyên trong suốt quá trình nuôi. Nếu thả cá xong mà không chăm sóc, quản lý thì sản lượng thu hoạch thấp vì cá bị chết do bệnh, ô nhiễm môi trường nước, chậm lớn do thiếu thức ăn, cá bị thất thoát do lồng nuôi bị rách, địch hại ăn thịt… như vậy sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế.

* Theo dõi sức khỏe của cá:

Hàng ngày quan sát hoạt động của cá trong các lồng nuôi: Cá nổi đầu do thiếu oxy, tình hình sử dụng thức ăn, chất thải, dịch bệnh và các hiện tượng bất thường khác xảy ra để có biện pháp xử lý kịp thời.

Cho cá ăn đủ chất lượng và số lượng.

Khi xảy ra dịch bệnh cần cách ly lồng đến vị trí an toàn và tiến hành phòng bệnh cho cá. Trường hợp cá nuôi bị bệnh nặng và có khả năng lây lan nhanh, phải tiến hành thu hoạch cá (nếu đã đạt kích cỡ thương phẩm).

* Vệ sinh, quản lý lồng nuôi:

Trước khi thả cá và sau mỗi vụ nuôi, thu hoạch cá xong, đưa lồng lên bờ (nếu có điều kiện) dùng vôi hoặc Chlorin 30ppm phun lên lồng, sau đó phơi khô 1- 2 ngày.

Trong quá trình nuôi, mỗi tuần vệ sinh lồng ít nhất một lần, dùng bàn chải nhựa cọ sạch các cạnh bên trong và ngoài lồng lưới, loại bỏ rác trôi nổi và các vật cứng bám vào cụm lồng nuôi. Tiến hành làm vệ sinh lồng trước các bữa ăn của cá.

Thường xuyên treo túi vôi ở lồng nuôi cá, mỗi lồng treo 1- 2 túi ngập trong nước, mỗi túi chứa 2 – 3kg vôi.

Trong quá trình làm vệ sinh cần kiểm tra lồng, phát hiện kịp thời các mắt lưới gần rách, vết rạn nứt để vá lại ngay nhằm hạn chế cá thất thoát ra ngoài.

Vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra các dây neo lồng, di chuyển lồng vào vị trí an toàn khi có bão, lũ và nước chảy xiết.

III. Phòng bệnh và một số bệnh thường gặp ở cá: 1. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá khi nuôi lồng:

– Chọn địa điểm đặt lồng: Vị trí đặt lồng tốt nhất là những nơi có nguồn nước trong sạch, nước lưu thông thường xuyên, ổn định không bị ảnh hưởng bởi các nguồn nước thải, tàu thuyền qua lại. Bố trí vùng nuôi cho từng loại cá phù hợp tránh việc nguồn thức ăn của loại này lại gây ô nhiễm cho loại khác. Có khoảng cách nhất định giữa các hộ nuôi nhằm tránh lây lan dịch bệnh

– Hạn chế mầm bệnh xuất hiện trong môi trường nuôi bằng cách:

+ Trước khi thả cá cần vệ sinh lồng sạch sẽ, phơi lồng 1 – 2 ngày, sát khuẩn lồng bằng các thuốc sát khuẩn như BKC, Iotdine… Trong quá trình nuôi, định kỳ vệ sinh lồng nuôi 1 tuần/lần để loại bỏ các sinh vật bám, giúp nước lưu thông tốt hơn. Việc vệ sinh lồng nuôi được tiến hành trước khi cho cá ăn. Sau khi cho cá ăn khoảng 50 – 60 phút, nếu thấy còn thức ăn thì vớt bỏ để tránh ô nhiễm môi trường.

+ Thường xuyên treo túi vôi, túi thuốc tại vị trí cho cá ăn, ở đầu và cuối lồng nuôi, đầu nước chảy là tốt nhất nhằm tiêu diệt mầm bệnh trong môi trường nước với lượng cụ thể: Vôi bột: 2 – 4 kg/10m 3 nước, độ sâu của túi vôi treo bằng 1/3 – 1/2 độ sâu mực nước trong lồng nuôi, khi vôi tan hết cần tiếp tục treo túi khác.

– Hạn chế mầm bệnh trên cơ thể cá: Chọn cá giống khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh. Trước khi thả giống cần tắm nước muối với nồng độ 3% (300 gam muối hòa vào 10 lít nước) trong vòng 10 – 15 phút để loại bỏ mầm bệnh trên cơ thể cá.

– Xác định mật độ nuôi phù hợp căn cứ vào lưu tốc dòng chảy, oxy hòa tan và khả năng chăm sóc nuôi dưỡng…, tránh nuôi quá dầy dẫn đến cạnh tranh dinh dưỡng, dễ phát sinh và lây lan dịch bệnh khi nuôi.

– Nâng cao sức đề kháng cho cá: Cho cá ăn đúng khẩu phần, đảm bảo dinh dưỡng. Không cho cá ăn thức ăn ôi thiu, ẩm mốc. Định kỳ dùng Vitamin C trộn vào thức ăn cho cá nhằm kích thích tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho cá.

2. Một số bệnh thường gặp ở cá:

*. Bệnh do ký sinh trùng: Bệnh do trùng mặt trời và tà quản trùng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh ( Argulus và Ergasilus).

*. Bệnh xuất huyết: Bệnh do vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc Edwardsiellatarda gây ra.

*. Cá trương bụng do thức ăn: Thường xảy ra ở các lồng cho cá ăn thức ăn tự chế không được nấu chín, không đảm bảo chất lượng làm cá không tiêu hoá được thức ăn, bụng cá trương to, ruột chứa nhiều hơi.

IV. Thu hoạch:

Sau thời gian nuôi 4 – 5 tháng, cá đạt trọng lượng 500g/con trở lên thì tiến hành thu hoạch. Cách thu có thể thu tỉa hoặc thu một lần.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Cá Bảy Màu Đúng Kỹ Thuật Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!