Bạn đang xem bài viết Cách Nhận Biết Và Điều Bệnh Cá Koi Hay Mắc Phải được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
05/05/2020 – 7:39 AM
Ms Dieu
401 Lượt xem
Trong quá trình nuôi cá Koi việc Koi nhiễm bệnh là khó tránh khỏi
Một Số Loại Bệnh Và Cách Điều Trị Bệnh Cá Koi
Trong quá trình nuôi dưỡng cá Koi. Do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mà dẫn đến những loại bệnh cho cá koi? Vậy đó là những loại bệnh nào và cách điều trị bệnh cá koi ra sao?
1./ Bệnh trùng mỏ neo
Bệnh trùng mỏ neo – một trong những bệnh cá koi thường hay gặp nhất ở cá Koi.
Biểu Hiện
+ Bệnh do một loại kí simh trùng giáp xác, có tên là Lernea – Anchor Worm gây ra cho Koi. Khi còn nhỏ các loại trùng mỏ neo sống trong mang cá koi, khi trưởng thành con đực và con cái giao phối với nhau, sau đó con đực sẽ rời khỏi mang cá và chết trong môi trường nước sau vài ngày. Còn trùng mỏ neo cái vẫn tiếp tục sống ký sinh trên thân Koi và sinh sản.
Loại kí sinh trùng này kí sinh và hút chất dinh dưỡng từ Koi, gây ra các vết thương chảy máu. Để vết thường quá lâu rất có thể làm Koi chết
Bệnh trùng mỏ neo ở cá koi
Cách điều trị bệnh trùng mỏ neo:
+ Sử dụng thuốc Diminlin
+ Trước khi đánh thuốc cho Koi cần đảm bảo hồ Koi không có thực vật thủy sinh. Nếu có hãy vớt ra. Tạm thời di chuyển những thực vật thủy sinh ra khỏi hồ khi đánh thuốc Diminlin ( Thuốc có thành phần thuốc trừ sâu)
+ Liều lượng thuốc: 1gr/m3
2./ Sán da, sán mang
Biểu Hiện:
Khi chất lượng nước trong hồ koi kém đi, hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp, lượng chất hữu có dư thừa trong nước cao. Là điều kiện cho các loại sán phát triển. Sán tấn công biểu bì mang, da cá Koi. Làm ảnh hưởng đến sự phát triển của Koi.
Khi cá koi nhiễm sán da, sán mang thường có những biểu hiện lạng lách, cạ mình vào đáy hồ, hoặc nhảy ra khỏi mặt nước để giảm ngứa. Sán hút máu làm suy yếu sức khỏe ở cá Koi, gây ra hiện tượng ghẻ lở, nếu nặng hơn koi bị “ăn thủng”. Để lâu có thể là điều kiện cho các loại nấm và vi khuẩn tấn công.
Khi chất lượng nước kém đi là một trong những điều kiện thuận lợi cho sán mang cá koi phát triển
Điều trị:
+ Sử dụng thuộc KMnO4. Ngâm praziwantel liều lượng 2g/m3, đánh 2 liều cách nhau 2 ngày. Nên thay nước nước khoảng 30% nước sau đó đánh thuốc. Hoặc có thể trộn praziwantel vào thức ăn cho cá với liều lượng từ 6g/30kg thức ăn.
3./ Rận cá
Biểu hiện:
+ Rận cá là một loại ký sinh trùng Argurus có hình đĩa tròn, chúng bắt đầu tấn công cá Koi bằng cách sử dụng “kim tiêm” – vòi của chúng chọc thủng da cá rồi hút máu và chất dinh dưỡng từ cá.
+ Khi rận bám trên cá koi sẽ gây ra vùng màu trắng trên cá, hoạt động bơi lội của Koi không định hướng do ngứa ngáy. Koi hay cạ mình vào thành hồ, đáy hồ. Nếu để lâu koi bị suy dinh dưỡng và dẫn đến chết.
Ký sinh trùng Argurus hay còn được gọi là rận cá
Điều trị:
Để điều trị bệnh rận cá koi. Dùng nhíp gắp rận cá ra khỏi cá sau đó dùng thuốc tetra Nhật hoặc thuốc tím thoa vào vết thương để sát trùng cho Koi.
4./ Bệnh xù vảy do kí sinh trùng Dropy
Biểu hiện bệnh:
+ Cá koi mắc bệnh xù vảy do kí sinh trùng Dropy, có các dấu hiệu mắt lồi ra, thân cá sưng phồng lên, vảy xù ra như trái thông. Cá ít ăn thậm chí là bỏ ăn, bơi là là mặt nước.
Điều trị bệnh:
Khi phát hiện Koi có biểu hiện của bệnh xù vảy hãy tách cá Koi ra để điều trị.
+ Sát khuẩn bằng muối: Cho Koi tắm với nước muối với nồng độ 3-5kg/m3 trong vòng 5 phút. Thực hiện từ 3 – 5 lân cho đến khi tình trạng bệnh của Koi được cải thiện hơn.
+ Tiến hành sục khí nhiều tạo oxy nhiều cho Koi thở
5./ Bệnh lở loét ở cá Koi
Biểu hiện bệnh:
Bệnh lở loét xuất hiện ở cá koi khi Koi có sức đề kháng yếu, và có các vết thương hở trên người. Đây là điều kiện cho các vi khuẩn Aeromonas hydrophila xâm nhập vào và gây nhiễm trùng cho koi. Để lâu sẽ dẫn đến vết thương lở loét sâu. Khó chữa.
Cách điều trị:
Bắt cá koi ra thau dưỡng koi, tiến hành gây mê cá koi. Sử dụng dụng cụ chuyên dụng (có thể dùng tăm bông) chấm thuốc tím hoặc tetra để lau quanh và sát trùng vết thương.
6. / Nấm mang
Biểu hiện bệnh:
Cá Koi khi xuất hiện những dấu hiệu như thở bất thường, thở gấp, mang hoạt động nhiều bất thường. Do thiếu oxy dẫn đến tình trạng đập mạnh mang ở cá Koi. Mang ở koi xuất hiện các vết màu trắng loang lổ. Nếu bị nặng, koi sẽ chết sau 3 ngày nếu không xử lý kịp thời. Và rất có thể sẽ lây lan ra những con khác trong hồ.
Điều trị:
Tiến hành đánh thuốc Cloramin với liều lượng 7,5g/ 1m3. Tuy nhiên bạn chỉ có thể cứ vãn được con chưa nhiễm bệnh và tránh được việc lây lan bệnh ra khắp hồ.
Vì vậy nên đảm bảo điều kiện sống cho Koi ngay từ ban đầu tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra với đàn Koi của bạn.
7./ Chilodinella
Biểu hiện:
Bệnh Chilodinella, một trong những bệnh cá koi nguy hiểm nhất mà loài Koi có thể mắc phải. Tính nguy hiểm ở bệnh đó là tính lây lan nhanh và gây ra cái chết hàng loạt cho Koi trong thời gian ngắn.
+ Trên mình Koi sẽ xuất hiện những đốm xuất huyết nhỏ dưới da/ vảy.
Điều trị:
Bệnh Chilodinella có thể được điều trị bằng thuốc tím. Hoặc thuốc Potassium chúng tôi nhiên không nên tự ý đánh thuốc. Cần làm theo những hướng dẫn từ các chuyên gia về Koi để đảm bảo sự an toàn cho đàn Koi.
Để được hướng dẫn chi tiết hơn hãy liên hệ tới GLID Landscape.
Chú ý phòng bệnh cho koi thường xuyên bằng việc tắm muối cho Koi và kiểm tra hệ lọc hồ cá koi thường xuyên. Việc thiết kế được hệ lọc hồ koi chuẩn ngay từ đầu sẽ đảm bảo được cho hồ koi hạn chế phần nào các loại bệnh cá koi.
Tham Khảo Cách kiểm tra và vệ sinh hồ cá koi : Tại đây
Bệnh Vảy Cá Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị
Vảy cá là bệnh da liễu mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng da khô, tích tụ thành các vảy nhỏ có hình dạng như vảy cá. Bệnh có tính di truyền cao nên thường khởi phát sớm trong những năm đầu đời.
Bệnh vảy cá là gì?
Bệnh vảy cá là tình trạng dị dạng da, xảy ra khi da không thể loại bỏ các tế bào chết. Dẫn đến hiện tượng tế bào chết tích tụ và khô tạo thành các mảng bám trên bề mặt da.
Bệnh có tính chất di truyền và khởi phát sớm trong những năm đầu đời. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh cũng có thể khởi phát khi đã trưởng thành và tồn tại suốt đời.
Nguyên nhân gây bệnh vảy cá
Nguyên nhân gây bệnh vảy cá được cho là do dị dạng da và có tính chất di truyền cao (chiếm hơn 50%). Ngoài ra một số nguyên nhân khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
Nhiễm trùng da ở lớp thượng bì
Suy giảm chức năng tuyến giáp
Rối loạn tuyến sinh dục và tuyến hung
Thiếu vitamin A (tạo điều kiện xuất hiện dày sừng nang lông và tăng nguy cơ mắc bệnh vảy cá)
Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy cá
Triệu chứng của bệnh phụ thuộc giai đoạn khởi phát và mức độ tổn thương da. Với những trường hợp nhẹ, triệu chứng duy nhất bạn có thể gặp phải là tình trạng da khô và nứt nhẹ như vảy cá.
Tuy nhiên nếu tổn thương da nặng, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như:
Da khô và thô ráp
Tổn thương da có các vảy dày, màu trắng bạc hoặc nâu
Da khô và không có hiện tụ mủ hay chảy nước
Lớp thượng bì da thường nứt ra giống hình dạng vảy cá
Tổn thương chỉ khu trú ở thượng bì và hầu như không ảnh hưởng đến niêm mạc
Triệu chứng có tính đối xứng và thường xuất hiện ở mặt duỗi của các chi
Một số trường hợp có thể xuất hiện tổn thương da ở kẽ tay, kẽ chân, bẹn , nách, da đầu, lòng bàn tay/ bàn chân,…
Ngoài các triệu chứng ở da, bạn cũng có thể nhận thấy một số triệu chứng đi kèm khác, như:
Lông ít
Móng tay và móng chân dễ gãy
Tóc thưa và khô
Ít tiết mồ hôi
Các triệu chứng của bệnh vảy cá được chia thành 3 hình thái lâm sàng, bao gồm vảy da màu đen bẩn (Ichthyosis nigricans), vảy da dày và xù như lông nhím (Ichthyosis hystrix) và vảy da như vảy rắn (Ichthyosis serpentine).
Trong đó, hình thái vảy da dày và xù như lông nhím (Ichthyosis hystrix) được đánh giá là nặng nhất. Hình thái này thường xuất hiện ở những trường hợp bệnh phát triển từ trong bào thai.
Bệnh vảy cá có nguy hiểm không?
Bệnh vảy cá có xu hướng mãn tính và kéo dài đến suốt đời. Bệnh nhẹ hơn vào mùa hè và bùng phát mạnh khi thời tiết khô hanh.
Tổn thương do vảy cá khiến bề mặt da giảm sức chống đỡ. Vì vậy da dễ mắc phải các tình trạng da liễu khác như viêm da tiếp xúc, chàm hóa, viêm da mủ, dày sừng nang lông,…
Lưu ý: Bệnh đỏ da dạng vảy cá bẩm sinh là một thể rất nghiêm trọng và phát sinh triệu chứng khi trẻ mới được sinh ra. Hầu hết những trẻ ở thể bệnh này đều không có khả năng sống và mất từ rất sớm.
Bệnh vảy cá có lây và chữa được không?
Vảy cá là bệnh lý do di truyền và một số yếu tố bất thường trong cấu trúc da. Vì vậy bệnh không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên bệnh lý này có nguy cơ di truyền cao từ cha mẹ sang con.
Vì căn nguyên của bệnh là do di truyền và rối loạn trong cơ chế sản sinh tế bào da nên bệnh không thể chữa trị hoàn toàn. Các biện pháp điều trị được áp dụng chỉ có vai trò làm giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tuy nhiên phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều khá lành tính và có thể kiểm soát tốt nếu tuân thủ theo phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định.
Chẩn đoán bệnh vảy cá
Vảy cá có dấu hiệu khá điển hình, vì vậy bác sĩ chủ yếu chẩn đoán thông qua hình thái lâm sàng. Với những trường hợp không có triệu chứng đặc trưng, bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý sau:
Các phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh vảy cá
Vảy cá là bệnh khá lành tính và hầu hết đều có đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị. Trước tiên bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc bôi ngoài da để loại bỏ các tế bào chết tích tụ. Chỉ khi tình trạng đáp ứng kém với thuốc điều trị tại chỗ, bác sĩ mới chỉ định thuốc uống và tiêm.
1. Thuốc điều trị tại chỗ
Để làm bong các vảy tế bào chết trên bề mặt da, bác sĩ có thể yêu cầu bạn pha nước tắm với thuốc tím hoặc bicarbonat natri. Các dung dịch này còn có khả năng làm mềm da và giảm tình trạng nứt nẻ.
Bên cạnh đó, có thể bôi thuốc mỡ chứa acid salicylic có nồng độ từ 2 – 3% nhằm bạt sừng và giảm quá trình bong vảy. Hoặc dùng thuốc bôi chứa vitamin A nhằm điều tiết quá trình tăng sinh tế bào sừng và loại bỏ các vảy bong tích tụ trên da.
Một số trường hợp còn được yêu cầu tắm hơi ở nhiệt độ cao (khoảng 60 độ C) nhằm kích thích cơ thể tiết mồ hôi và làm giảm tình trạng da khô đặc trưng của bệnh lý này.
2. Thuốc uống/ tiêm
Nếu tổn thương da diễn ra trên diện rộng hoặc đáp ứng kém với các biện pháp điều trị tại chỗ, bác sĩ sẽ đề nghị dùng thuốc uống hoặc tiêm để kiểm soát bệnh.
Vitamin A uống/ tiêm: Loại thuốc này có tác dụng hạn chế quá trình tăng sinh tế bào da, từ đó làm giảm các tế bào chết tích tụ. Tuy nhiên vitamin A có thể làm phát sinh nhiều tác dụng phụ, vì vậy bạn chỉ nên sử dụng khi có yêu cầu của bác sĩ.
Vitamin E: Vitamin E có vai trò giữ ẩm và tăng sinh collagen cho làn da. Bổ sung viên uống chứa thành phần này có khả năng làm mềm và giảm khô da ở bệnh nhân bị vảy cá.
Chế độ chăm sóc cho bệnh nhân vảy cá
Vảy cá là bệnh mãn tính và kéo dài suốt cuộc đời. Vì vậy bạn cần có chế độ chăm sóc hợp lý để có thể chung sống với bệnh.
Các biện pháp chăm sóc bạn có thể áp dụng, bao gồm:
Nên tắm với nước ấm để hỗ trợ làm dịu và loại bỏ các tế bào chết tích tụ trên bề mặt da.
Lựa chọn các loại xà phòng dịu nhẹ và có độ pH cân bằng. Dùng xà phòng có độ pH cao có thể khiến da khô, nứt nẻ và bong tróc mạnh.
Sau khi tắm cần lau khô cơ thể ngay sau đó. Tình trạng để da khô tự nhiên có thể làm mất nước và khiến triệu chứng của bệnh vảy cá trở nên nghiêm trọng hơn.
Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ cho da 2 lần/ ngày. Khi thời tiết khô lạnh, bạn có thể tăng tuần suất sử dụng để làm giảm khô ráp da.
Dùng máy tạo độ ẩm trong thời tiết khô hanh nhằm giảm mất nước và ngăn ngừa khô ráp.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết nhằm giữ ẩm và cải thiện các triệu chứng do vảy cá gây ra.
Hoạt động thể chất đều đặn có thể kích thích tuyến mồ hôi sản sinh dầu và giữ ẩm cho tầng thượng bì.
Nên tắm nắng khoảng 5 – 10 phút/ ngày nhằm làm giảm quá trình tăng sinh tế bào sừng.
Hiện nay quá trình điều trị bệnh vảy cá còn nhiều hạn chế và bất lợi. Các phương pháp được áp dụng chủ yếu là cải thiện tế bào chết tích tụ, giảm bong vảy và làm dịu da. Vì vậy bên cạnh các loại thuốc được chỉ định, bạn nên phối hợp với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
Làm Sao Để Nhận Biết Cá Koi Bị Bệnh Ngủ?
Cá đang khỏe mạnh bỗng nhiên lờ đờ, uể oải thì có thể cá đã bị mắc bệnh ngủ hoặc một số bệnh nghiêm trọng khác. Vậy làm sao để nhận biết bệnh ngủ ở cá Koi? Bài viết sẽ đưa ra những triệu chứng điển hình nhất và cách chữa trị căn bệnh này.
Nguyên nhân gây ra bệnh ngủ ở cá Koi
Bệnh ngủ ở cá Koi là do sự xâm nhập của hai loại vi khuẩn dạng sợi: Flavobacterium và virus CEV. Chúng thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm, hình que khá dài và mảnh nhẹ, kích thước khoảng 0,5-1.0x 4-10µm, di chuyển rất nhanh.
Cách thức xâm nhập: đối tượng chủ yếu của chúng là những chú cá Koi 1 tuổi hoặc Koi già mà điểm chung là hệ miễn dịch của chúng đều rất yếu. Bên cạnh đó, chúng còn có thể lợi dụng những yếu tố bên ngoài tác động vào cá Koi như khi cá bị stress, bị thay đổi môi trường sống dẫn đến hệ miễn dịch suy giảm để xâm nhập và gây bệnh cho cá Koi.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể của cá, bệnh ngủ sẽ gây tổn thương từ vùng mang, dẫn đến cá có những biểu hiện bệnh.
Nếu bạn muốn có những chú cá koi khỏe mạnh, được dưỡng thuần và đã được tập thích nghi với điều kiện môi trường tại Việt Nam, bạn có thể đặt mua ngay cá tại mục Cá chép Nhật.
Làm sao để nhận biết cá Koi bị bệnh ngủ
Cá Koi khi mắc bệnh ngủ sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như: cá nằm nghiêng hoặc ngửa với vây bị kẹp. Bộ dạng uể oải, thờ ơ như đang ngủ, trôi theo dòng nước mà không định hướng. Trường hợp cá đã bị bệnh nặng thì phần đầu sẽ dần chìm xuống đáy hồ, đuôi nổi lên trên mặt nước. Mắt của cá Koi sẽ bị trũng xuống, sưng lên và kèm theo đó là sắc tố da của Koi dần bị thay đổi theo. Toàn thân của cá, bao gồm cả mang, sẽ xuất hiện một lớp nhầy màu trắng.
Do ảnh hưởng trực tiếp đến mang cá nên bệnh này sẽ ảnh hưởng đến khả năng trao đổi oxy của Koi. Bệnh cần được điều trị sớm để tăng khả năng khỏi bệnh. Nếu phát hiện muộn thì khả năng cao (lên đến 80%) sẽ bị tử vong.
Cách chữa bệnh ngủ ở cá Koi
Khi phát hiện bệnh ngủ ở cá Koi, bạn thực hiện các bước chữa trị như sau:
Ngày đầu tiên, bạn pha muối với tỷ lệ 6-7kg/1000l nước. Lưu ý pha thật chuẩn, không được cao hoặc thấp hơn tỷ lệ này vì đây là ngưỡng chịu đựng cao nhất của cá Koi.
Kèm theo đó, bạn bỏ thêm 5 viên C sủi vào (mua ở các hiệu thuốc Tây) và sục nước thật mạnh để tạo ra nhiều oxy cho cá Koi vì lúc này, mang của cá đang bị ảnh hưởng và rất khó khăn trong việc trao đổi oxy.
Tiếp tục giữ nguyên nước trong ngày thứ hai chữa trị.
Sang đến ngày thứ 3, bạn thay 30% nước trong bể cá và hòa đúng tỷ lệ muối tương ứng như ở ngày thứ nhất. Ngày thứ 4 lại tiếp tục giữ nguyên nước và ngày thứ 5 lặp lại cách làm của ngày thứ 3.
Như vậy, chỉ trong khoảng 5-6 ngày, cá Koi của bạn sẽ khỏi bệnh khoảng 90-100%.
Bên cạnh đó, nếu bạn trang bị bóng sưởi cho bể cá thì cũng có thể nâng nhiệt độ của bể lên 28-30 độ C để tạo môi trường tốt cho cá chữa bệnh ngủ (bệnh ngủ thường phát triển nặng hơn nếu nhiệt độ dưới 25 độ C.
Cách phòng ngừa bệnh ngủ ở cá Koi hiệu quả
Nguyên nhân gây ra bệnh ngủ của cá Koi là sự xâm nhập của vi khuẩn trong điều kiện môi trường và sức khỏe của cá đang không tốt. Vì vậy, bạn cần đảm bảo cho cá Koi được sống trong một môi trường sạch sẽ và an toàn bằng cách thay nước thường xuyên, điều chỉnh các nồng độ trong nước theo đúng tỉ lệ:
Độ pH: 7-7.5
Ngưỡng pH: 4-9
Nhiệt độ 20-27oC
Hàm lượng Oxy tối thiểu: 2,5mg/L. Thông thường, sau một thời gian nuôi cá thì chất thải, chất nhờn, ánh nắng mặt trời…sẽ làm cho tảo, rong rêu phát triển nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến Oxy trong hồ, gây thiếu hụt lượng Oxy để cá hô hấp nên bạn hãy bổ sung cây cảnh xung quanh hồ để đảm bảo lượng Oxy cho cá.
Lượng muối từ 0,5-1%
Mật độ cá Koi trong hồ nuôi cũng rất quan trọng bởi nếu nuôi cá Koi quá nhiều trong một bể chứa không có đủ diện tích thì sẽ làm cho cá thiếu oxy, dễ dàng lây lan bệnh sang các con cá khác trong đàn. Tỷ lệ cá Koi thường là 1 con/1 mét khối nước.
Bệnh ngủ của cá Koi không phải là một bệnh nghiêm trọng, tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu tâm chăm sóc cá thật kỹ để cá nhanh chóng hồi phục. Nếu không chú ý hoặc để cá nhiễm cùng lúc các bệnh khác thì sẽ rất nguy hại đến sức khỏe của cá Koi.
Thông tin được chia sẻ với Askoi Farm, nếu bạn có nhu cầu mua cá koi – thiết kế hồ koi – cải tạo vệ sinh hồ koi – chữa bệnh cho cá koi, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:
Trang trại cá koi Askoi Farm
Địa chỉ: Số 1 ngõ 22 Khuyến Lương, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội
Số điện thoại: 094 343 9922 – 0966 864 864
Website: askoi.vn
Dấu Hiệu Nhận Biết Cá Koi Đang Bị Bệnh
Chơi Koi là một thú vui đang lan tỏa khắp mọi tỉnh thành trên đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, việc chăm sóc cá Koi cũng không dễ dàng vì chúng là chủng loại rất kén chọn, lại yêu cầu có kiến thức chăm sóc. Cá Koi bị bệnh có thể là do bạn không quản lý tốt môi trường nước nuôi cá Koi và thành phần dinh dưỡng. Vì vậy, Sân Vườn Trúc Xinh sẽ chia sẻ cùng bạn một số dấu hiệu nhận biết cá Koi đang bị bệnh nhằm giúp bạn trang bị những kinh nghiệm để chăm sóc đàn cá Koi hiệu quả hơn.
Bật mí những dấu hiệu nhận biết cá Koi đang bị bệnh
Sự mất màu trên cơ thể cá koi cũng có thể do nhiều nguyên nhân như các vấn đề về da, bệnh trong cơ thể, và các yếu tố trong bể nuôi như oxi, ánh sáng. Ngoài ra cá cũng thay đổi màu sắc khi bị căng thẳng hoặc cá tấn công lẫn nhau.
Cá koi bị bệnh
Quan sát thấy cá Koi có vẻ như bị say, bơi vòng tròn hoặc bị trôi dạt không định hướng, bơi lờ đờ hoặc trôi theo dòng nước,… Cá có thể xảy ra tình trạng ngủ, cơ thể bị chìm xuống đáy hoặc không thể tự làm nổi bản thân. Khi cá suy yếu, mất khả năng bơi hoặc nổi bụng thì lúc đó vẫn đề đã trở nên trầm trọng hơn, mọi việc dường như đã quá muộn cho các biện pháp cứu chữa.
Mỗi loài cá khác nhau sẽ có nhịp hô hấp nhanh chậm khác nhau. Vì vậy khi nuôi cá Koi bạn nên chú ý cách hô hấp của cá để phân biệt khi cá có các biểu hiện hô hấp khác thường như: thở có vẻ nặng nề, mang đập mạnh, mở lớn và thở bất thường. Đó đều là những dấu hiệu nguy hiểm được gây ra bởi các vấn đề về sức khỏe hoặc do các vấn đề không thích hợp trong bể nuôi của bạn. Lúc này bạn nên kiểm tra hệ thống sục khí và phải luôn giữ cho nước trong sạch. Nếu mọi chuyện vẫn không tốt hơn thì chắc chắn rằng cá của bạn đã bị bệnh.
Nhận biết cá koi bị bệnh qua mang cá
Cá Koi chán ăn có thể là do chúng bị táo bón. Bệnh này sẽ gây trương bụng cá và làm cá chết. Cần chú ý đến chất lượng thức ăn cho cá koi trước khi cá ăn, tránh thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ,… Một nguyên nhân nữa làm cá bỏ ăn có thể là do bạn thay đổi đột ngột thói quen như giờ ăn của cá hoặc từ nhiều nguyên nhân khác nữa. Koi có thể ngừng ăn hoàn toàn khi bị mắc bệnh hoặc cũng có thể tự nhiên ăn nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường hay chỉ ăn một loại thức ăn nhất định.
Quan sát cá mỗi ngày không chỉ là cách thư giãn mà còn giúp bạn kiểm tra và phát hiện những thay đổi hình dáng của cá như: rụng râu, rách vây, đuôi, các vết rách,… Trường hợp thấy cá sưng bụng cũng có thể là điều tốt nếu như đó là cá cái đang có chửa. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu cá bị bệnh táo bón hoặc bị nhiễm ký sinh trùng nội bộ và nhiễm trùng do vi khuẩn.
Kiểm tra bệnh cho cá
Bệnh trên da cá chép koi thường biểu hiện ở dạng như các u nang, các đốm, vết lở loét… Nguyên nhân là do ký sinh trùng gây ra như nấm, trùng quả dưa,… Khi những con cá bị bệnh thường bị “ngứa” và thường tự chữa bằng cách cọ mình vào những vật có bề mặt nhám, xù xì trong bể. Điều này không làm cho cá khỏi bệnh mà khiến cho vết loét và bệnh ngày càng lan nhanh làm cho bệnh trở nên nặng hơn.
Nhìn chung khi nuôi cá Koi người chơi tuyệt đối không được lơ là đối với một số dấu hiệu nhận biết cá Koi đang bị bệnh được đề cập ở trên. Tuy nhiên, để đàn cá Koi của bạn được khỏe mạnh, phòng tránh bất kỳ loại bệnh hay vi khuẩn nào xâm nhập gây hại thì việc quản lý chất lượng hồ cá Koi là vô cùng quan trọng và cần phải đặt lên hàng đầu. Cùng với đó là phải đảm bảo các thành phần dinh dưỡng của cá Koi để giúp chúng khở mạnh, tăng sức đề kháng lại các mầm bệnh gây hại
Cá Koi F1 Là Gì? Cách Phân Biệt Cá Koi F1 Và Cá Koi Nhật
Cá koi Nhật Bản luôn có sức hút mạnh mẽ đối với những ai có niềm đam mê ở Việt Nam. Thế nhưng giá cá koi được nhập khẩu trực tiếp lại khá đắt đỏ và không phải ai cũng có điều kiện cũng như khả năng để theo đuổi giống cá đặc biệt này. Một lựa chọn phù hợp hơn là cá koi F1.
6 Ý Tưởng Thiết Kế Tiểu Cảnh Gầm Cầu Thang Hiện Đại Cho Nhà Phố, Biệt Thự
Tiểu cảnh gầm cầu thang với nhiều mẫu thiết kế khác nhau sẽ mang đến 1 vẻ đẹp vô cùng riêng biệt cho các ngôi nhà. Gầm cầu thang có nhiều kiểu tùy thuộc vào cấu trúc của ngôi nhà có thể nhỏ, hẹp, dốc hoặc cũng có thể dốc và có độ dốc vừa phải. Với mỗi kiểu cầu thang mà chúng ta sẽ lựa chọn mẫu tiểu cảnh cho phù hợp
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nhận Biết Và Điều Bệnh Cá Koi Hay Mắc Phải trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!