Xu Hướng 5/2023 # Cách Làm Bể Cá Úp Ngược Đơn Giản # Top 14 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Cách Làm Bể Cá Úp Ngược Đơn Giản # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Bể Cá Úp Ngược Đơn Giản được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi thú chơi cá cảnh ngày càng trở nên phổ biến thì những loại bể cá đẹp cũng được thiết kế ngày càng đa dạng hơn. Có lẽ ai cũng quen thuộc với các kiểu bể cá tròn, chữ nhật, bể cá treo tường … Nhưng có một mẫu bể cá thú vị, độc đáo mà không phải ai cũng biết, đó là bể cá úp ngược, cho phép cá có thể bơi được trên mặt đất.

Bể cá úp ngược là gì

Bể cá úp ngược là loại bể cá được thiết kế nổi trên bề mặt hồ nước, khiến cho cá bơi được lên cao. Khi ngắm nhìn, bạn sẽ có cảm giác như cá đang tự do bay lượn trên không trung, đẹp như cảnh tượng “cá vượt vũ môn” mà ta hay nghe nói tới trong truyền thuyết.

Nếu bạn đang sở hữu một khu vườn có chiếc ao, hồ nhỏ xinh và muốn cải tạo cho không gian thêm độc đáo thì bể cá lộn ngược chính là sự lựa chọn lý tưởng mà bất cứ ai nhìn vào cũng cảm thấy mê mẩn ngay tức thì.

Cách làm bể cá úp ngược

Nhìn thì tưởng như là phức tạp nhưng thật ra cách làm bể cá úp ngược lại khá đơn giản. Thực hiện theo các bước sau

Bước 1: Chuẩn bị bể kính

Bạn cần có một bể kính với kích thước và hình dạng tùy ý, có thể mua sẵn cả bể cho nha, còn nếu muốn tiết kiệm chi phí thì cũng có thể nhờ thợ cắt kính theo kích thước yêu cầu rồi tự dán keo khít lại.

Bước 2: Làm giá đỡ

Chuẩn bị 8 thanh sắt, 4 mối nối để tăng độ chắc chắn cho bệ đỡ. Yêu cầu là trong 8 thanh sắt, có 4 thanh dài bằng nhau và kích thước thích hợp với độ sâu của ao (hồ) cá. 4 thanh còn lại thì có tỷ lệ thích hợp với chiều ngang của bể cá. Độ rộng của các thanh sắt phải đủ để đặt bể cá lên.

Dùng búa đóng các thanh sắt tạo thành khung giá đỡ có hình dạng giống như bể cá, đừng quên thử lại để đảm bảo độ chắc chắn của khung. Sau khi đã hình thành khung vững chắc, có thể dùng vải da hoặc băng keo đen quấn quanh các thanh sắt ở khu vực tiếp xúc với bể cá rồi lấy kẽm cố định lại.

Bước 3: lắp đặt

Đặt bể cá vào hồ cá, nên chọn vị trí dễ thấy, thường là trung tâm hồ. Yêu cầu là phải đủ độ cao để có thể nhìn thấy cá bơi lên một cách rõ ràng nhất.

Bạn phải lắp đặt cực kỳ cẩn thận và khéo léo để khung cân bằng thì mới vững chãi được, chỉ cần lệch một chút thôi là khả năng bị sụp đổ rất cao. Để an toàn thì giá đỡ cao ngang bằng mặt nước trong hồ, đó là lý do vì sao 4 thanh sắt có kích thước tỷ lệ với độ sâu hồ.

Bước 4: cho nước đi lên bể cá

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình lắp đặt bể cá úp ngược. Cách làm khá đơn giản, chỉ cần dùng máy để hút hết không khí cho áp suất bên trong bể giảm xuống, khi đó nước sẽ tự động tràn vào đầy bể để cân bằng lại áp suất bình thường.

Vậy là bạn đã hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật cho không gian trở nên sống động hơn bao giờ hết. Từ giờ, bạn không cần phải cúi xuống nữa mà vẫn có thể ngắm nhìn những chú cá bơi lội trên cao trông thật diệu kỳ.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Cách Làm Bể Cá Thủy Sinh Mini Đơn Giản Mà Đẹp

Để giảm bớt những lo lắng về tài chính cũng như rủi ro trong quá trình chơi, người mới chơi chỉ nên bắt đầu từ những bể thuỷ sinh mini, vừa thỏa mãn được sở thích mà không quá tốn kém về tài chính.

Bể thủy sinh mini là loại bể thường có kích thước từ 1 – 37 lít. Bạn lưu ý tránh bị nhầm lẫn với những bát, bình nhỏ nuôi cá không hỗ trợ một môi trường cho nhiều hơn một con cá hay hỗ trợ môi trường sống cho các loài cây thủy sinh.

Khi bắt đầu làm bể thủy sinh mini hoặc một bể cá nhỏ, Điều quan trọng nhất cần lưu ý về diện tích bề mặt nước và số lượng cá bạn định nuôi trong bể. Diện tích bề mặt của bể là rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới nguồn oxy cung cấp cho các sinh vật sống bên trong bể. Hơn nữa vì cá nhiều loài có xu hướng lãnh thổ vì vậy việc nuôi dưỡng chúng trong môi trường quá nhỏ có thể gây ra những xung đột không đáng có.

Nói chung, kích thước của bể sẽ có những giới hạn trong cách làm bể thuỷ sinh. Tuy nhiên, nếu mục đích sử dụng một bể thủy sinh loại nhỏ không phải là để tạo ra một bố cục quá cầu kỳ và phong phú, mà để duy trì việc nuôi một vài loài cá mà bạn thích và tạo nên một không gian thư giãn cho ngôi nhà thì bể thủy sinh mini sẽ rất có ích trong việc này.

Lợi ích của bể thủy sinh mini

Các bể lớn hơn có xu hướng cần được để ý chăm sóc nhiều hơn, chi phí bỏ ra lớn hơn. Còn một bể nhỏ cho phép người nuôi tạo ra một môi trường thủy sinh mà không phải chăm sóc quá cầu kỳ, chi phí ít tốn kém.

Lượng cá, thiết bị phụ kiện và thời gian bỏ ra sẽ ít hơn đáng kể so với việc nuôi số lượng cá nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận những ưu điểm của bể cá lớn khi chúng tạo ra sự đa dạng về thiết kế và thách thức lớn hơn trong việc tạo ra môi trường sống cho cá. Cơ hội để bạn thử sức tạo ra một bố cục độc đáo. Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị như bộ lọc hoặc CO2 cũng làm giảm đáng kể cho việc bảo trì trong một thời gian dài. Do vậy, sự lựa chọn bể thủy sinh và cách thức thực hiện sẽ phụ thuộc nhiều vào người nuôi cá.

Những lưu ý khi làm bể thủy sinh mini

Sẽ có một vài nguyên tắc chính cần cân nhắc nếu bạn muốn làm bể thủy sinh mini.

Phân nền, điều cần thiết cho bể thủy sinh mini

Phân nền, phân nước cung cấp dinh dưỡng cho cây là yếu tố không thể thiếu cho bể thủy sinh. Phân nền, bạn có thể tham khảo 1 số loại nền công nghiệp của Nhật như GEX vừa tầm tiền, sang hơn thì có ADA,phần nền Hàn Quốc như : Neo Soil Compact và của Việt Nam thì có Aqua For Topsoil.

Lựa chọn lọc và đèn

Với loại bể nhỏ bạn nên chọn một bộ lọc thác loại nhỏ, bởi nếu công suất quá lớn lực nước thổi ra sẽ là xáo trộn nền, cây cối trong bể. Ngoài ra các loại đèn sử dụng cho bể thủy sinh mini đa số là các loại đèn kẹp hoặc đèn gác cỡ nhỏ. Điển hình như đèn kẹp với bóng huỳnh quang của Odyssea, đèn led Chihiros hoặc AquaBlue, đèn led đế gỗ, còn chơi xịn hơn bạn có thể đầu tư đèn Flat one.

Cây và cá trong bể thủy sinh mini

Dựa vào kích thước và bố cục, người chơi phải lựa chọn cho mình các loại cây thủy sinh phù hợp nhất với bể thủy sinh của mình, với kích thước nhỏ người chơi sẽ phải lựa chọn kỹ hơn về các loại cây trong bể.

Điển hình như với các cây cho nền như: Trân châu ngọc trai, ngưu mao chiên, minifiss,.. Ngoài ra cũng có các loại bucep mini, ráy nana và rêu (rêu java, rêu wepping, rêu mini pelia v.v..)

Ngoài ra hãy chú ý đến số lượng và kích thước cá khi mua để phù hợp với chiếc bể mini của bạn. Nếu bạn nuôi vượt quá số lượng cho phép dẫn đến tình trạng cá bị stress hay thiếu oxy dẫn đến cá sẽ chết dần.

Không nên cho cá ăn quá nhiều! Điều này sẽ gây ô nhiễm nước trong bể của bạn và nó sẽ làm môi trường nước trong bể kém đi gây ra những bệnh không tốt cho cá và cây thủy sinh.

Ngoài ra hãy lên lịch bảo dưỡng thay nước, cắt tỉa cây (nếu bạn trồng cây cắt cắm), tái tạo nguồn nước mới để duy trì một môi trường nước ổn định cho bể.

Bể thuỷ sinh mini loại nhỏ không chỉ phù hợp những không gian nhỏ, mà còn thích hợp cho những người mới chơi thuỷ sinh có ít kinh nghiệm, tích kiệm chi phí, dễ làm và chăm sóc.

Bể Cá Úp Ngược Giữa Hồ Nước Cho Phép Cá Nhìn Thấy Trên Mặt Đất

Từ xưa đến nay, chơi cá cảnh vẫn được coi là một thú vui tao nhã. Người ta thấy an nhiên, tự tại mỗi khi cho cá ăn, ngắm chúng tung tăng bơi lội. Còn gì tuyệt vời hơn, khi sau một ngày mệt nhoài với hàng trăm công việc, bạn về nhà đắm mình trong khung cảnh yên bình chỉ có cá với nước.

Khi đã có đủ đầy điều kiện, vật chất, ngoài cái đẹp người ta còn muốn cái “độc”. Một tiểu cảnh với suối róc rách, dòng thác đổ xuống mềm mại như mái tóc cô thôn nữ hay những cây cầu duyên dáng bắc ngang hồ đã trở nên quá phổ biến. Những người có thú nuôi cá lại muốn một thứ gì đó đặc biệt, thú vị hơn. Bể cá úp ngược giữa hồ nước cho phép cá nhìn thấy trên mặt đất sẽ khiến những người khó tính nhất cũng phải hài lòng bởi sự độc đáo của nó.

Người đầu tiên chia sẻ về “ngôi nhà chọc trời” của đàn cá là Luxusburger, một người dùng YouTube. Anh đã đăng tải một đoạn clip về hồ cá ngược vào tháng 5/2014.  Cá vốn chỉ sống dưới nước, nhưng anh chàng Luxusburger đã cho chúng cơ hội ngắm nhìn cảnh vật trên bề mặt ao. Với “ngôi nhà” đặc biệt này, đàn cá sẽ được bay như chim, ta hồ ngắm nghía mặt đất.

1) Chuẩn bị một bể cá cảnh

Nếu bạn đang có một khu vườn lớn với một cái ao cá bé xinh và bạn đang muốn cải tạo nó, thì kế hoạch làm bể cá nổi này sẽ mê hoặc bạn ngay lập tức. Thoạt nhìn trông có vẻ phức tạp nhưng nếu bạn tỉ mỉ một chút thì nó cũng khá đơn giản.

Trước tiên, nếu muốn làm một bể thủy sinh hanmade hoàn toàn thì hãy thiết kế một bể kính với kích thước bạn mong muốn. Nó có thể là hình vuông, hình chữ nhật, to nhỏ hay cao thấp tùy bạn. Sau đó, mua kính và nhờ thợ cắt theo kích thước đã định, dùng keo dán kính dán khít các mảnh lại với nhau thành hình hộp. Hoặc, để đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn, bạn có thể mua một bể cá có sẵn ngoài các cửa hàng.

2) Làm giá đỡ

Công việc tiếp theo bạn cần tiến hành là chuẩn bị 8 thanh sắt và 4 mối nối để tạo ra một kết cấu vững chắc cho bệ đỡ. Bốn thanh dài bằng nhau, có kích thước phù hợp với độ sâu của ao dùng làm chân bệ và 4 thanh có kích thước tỉ lệ với bề ngang bể. Bề ngang những thanh sắt này phải đủ rộng để đặt bể nuôi cá lên.

Dùng băng keo đen hay vải da quấn quanh những thanh sắt sẽ tiếp xúc với bình nuôi cá. Lấy kẽm cố định chúng lại. Bên phải chính là hình dạng hoàn chỉnh của bể cá úp ngược giữa hồ nước cho phép cá nhìn thấy trên mặt đất.

4) Lắp đặt

Sau khi đảm bảo giá đỡ đủ khả năng giữ hồ cá kiểng ổn định thì hãy đem chúng vào ao nuôi cá. Bạn nên chọn vị trí dễ thấy để đặt cấu trúc này. Tuyệt tác này mà không ở vị trí dễ chiêm ngưỡng thì rất phí đấy. Bước lắp đặt này bạn phải hết sức khéo léo, sao cho bệ đỡ được đặt một cách chắc chắn và cân bằng. Nếu nó lệch thì nguy cơ “tòa cao ốc” của đàn cá sụp đổ là rất cao.

Khi cố định bệ đỡ dưới ao thì nó trông như thế này. Giá đỡ phải cao ngang với mặt nước trong hồ chứa. Đây cũng chính là lý do 4 thanh sắt làm chân bệ phải tỉ lệ với độ sâu của đầm.

Phần lắp đặt đã xong. Khâu quan trong nhất là làm cho nước đi lên phần bể. Các bạn còn nhớ thí nghiệm lấy đồng xu từ dưới nước lên mà vẫn khô không? Trong thí nghiệm đó, người ta đốt giấy và thả vào cốc, sau đó nhanh chóng úp cốc xuống nước. Cuối cùng, nước sẽ bị chiếc cốc hút vào hết. Nguyên nhân là do, khi đốt nóng, áp suất trong cốc tăng cao, khi cốc nguội nó sẽ giảm xuống và áp suất bên ngoài lúc này cao hơn trong cốc, nó sẽ đẩy nước từ đĩa vào cốc.

Áp dụng điều đó, chúng ta sẽ dùng máy hút hết không khí bên trong bể, để làm áp suất bên trong giảm xuống. Lúc này, nước sẽ tràn vào đầy bể để làm cân bằng áp suất.

Thế là công trình “nhà cao tầng” đã hoàn tất. Trông nó cũng khá giống một chiếc thang máy tự động của thế giới loài cá. Các cư dân trong ao này có thể dùng “thang máy” để lên trời, phóng tầm mắt ra xa, ngắm nghía, cảm nhận mọi thứ trên cạn và trải nghiệm cảm giác hóa thân thành chim chóc.

Cách Làm Nước Bể Cá Trong Vắt Đơn Giản Và Hiệu Quả Nhất

Nuôi cá cảnh là thú tiêu khiển, là cách giải trí vô cùng tao nhã lành mạnh, lại không mấy tốn kém. Đối với người chơi cá cảnh, ai cũng mong muốn cho mình có một hồ cá lúc nào cũng trong, xanh, sạch đẹp. Một hồ cá có nước trong vắt và ổn định là tiêu chí hàng đầu để bảo vệ sức khỏe của cá. Chúng tôi xin được hướng dẫn cho các bạn Cách làm nước bể cá trong vắt giúp cá trong hồ luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.

Vì sao nước trong hồ cá cảnh luôn đục?

Muốn làm trong nước bể cá cảnh, trước tiên cần phải tim hiểu rõ nguyên nhân nào làm cho nước trong bể luôn bị đục? Từ đó mới có thể khắc phục vấn đề một cách triệt để. Theo chia sẻ của anh Hưng, một dân chơi cá cảnh lâu năm có tiếng tại đất Sài thành sở hữu bộ sưu tập cá cảnh gần 80.000$, những nguyên nhân chính dẫn đến nước trong bể cá cảnh luôn đục đó là:

Chất lượng nước thay vào bể cá cảnh kém. Nước từ giếng hoặc nước máy có chất lượng không được tốt, bị đục. Đặc biệt là đối với những giếng đào tại những nơi thổ nhưỡng không được tốt, khi bơm lên sẽ lẫn cả bùn đất.

Sử dụng bể cá cảnh mới làm chưa được vệ sinh sạch sẽ, các bụi bẩn vẫn còn đọng lại trong bể.

Chất thải từ cá quá nhiều.

Bể cá chưa có hệ thống lọc nước hoặc hệ thống lọc chưa đảm bảo tiêu chuẩn.

Thức ăn tồn đọng vì mỗi lần cho ăn thừa thãi.

Tảo, rêu, nấm độc hại phát triển trong nước

Bệnh dịch, nấm từ cá.

Ngoài ra nếu bể cá cảnh chưa được bố trí hệ thực vật thủy sinh hoặc quy trình thay nước không đúng cách cũng dẫn đến nước trong hồ cá cảnh trở nên đục.

Có nên nuôi cá bằng nước trong vắt không?

Bể cá cảnh có nước trong vắt nhìn thật bắt mắt và sang trọng. Bể cá cảnh không chỉ là trang trí, giải trí mà còn có tác dụng phong thủy rất lớn.

Nước trong vắt chưa chắc là tốt đối với cá. Nước trong vắt khi nuôi cá chỉ tốt khi chúng phù hợp với cá như: đầy đủ khoáng chất, không ô nhiễm, an toàn và lành tính với vật nuôi.

Chính vì vậy, khi nuôi cá chúng ta phải chú ý vừa xử lý nước trong vắt và nước phải an toàn, lành tính với cá cảnh. Nếu làm được như vậy, vừa tốt cho sức khỏe của cá vừa đảm bảo mỹ quan, phong thủy nuôi cá cảnh.

Vì sao phải xử lý nước hồ cá?

– Giúp đảm bảo sức khỏe cho cá

– Trông bể cá rất sạch, đẹp, sang trọng, nhìn thích mắt

– Giúp phong thủy ngôi nhà luôn vượng và mạnh mẽ

– Giúp trang trí phong cảnh

Những cách làm nước bể cá trong vắt đơn giản và hiệu quả

“Làm sao để hồ nuôi cá cảnh nước trong veo?” là thắc mắc của đa số người mới tập chơi cá cảnh. Bất kỳ ai cũng muốn ngắm nhìn vẻ đẹp hoàn mỹ của những chứ cá cảnh mà mình bỏ tâm huyết ra để sưu tập, chăm sóc hàng ngày. Vì vậy nước trong bể cá cảnh bị sẽ tạo cảm giác rất khó chịu, khiến mất giá trị thẩm mỹ của cả bể cá cảnh dù cho cá trong đó quý hiếm đến đâu đi chăng nữa.

1. Cho cá cảnh ăn với lượng vừa phải

Thức ăn thừa bị phân hủy sẽ làm ô nhiễm môi trường sống trong bể cá cảnh đồng thời gây đục nước. Cho ăn với lượng vừa phải sẽ giúp chất lượng nước trong hồ được đảm bảo ở mức tốt nhất, bên cạnh đó còn tránh được tình trạng cá ăn quá nhiều dẫn đến bội thực mà chết.

2. Không trang trí quá nhiều trong bể cá

Nhiều người muốn bể cá cảnh của mình trở nên linh linh do đó trang trí rất nhiều đồ vật, hoặc nuôi động vật thủy sinh với mật độ dày đặc, dẫn đến không gian sống của cá cảnh bị thu hẹp. Các chất thải và thức ăn dư thừa năm ở ngóc ngánh khó vệ sinh, lâu dần sẽ tích tụ thành lượng lớn gây ô nhiễm nước trong bể cá.

3.

Châm vi sinh

Bổ sung vi sinh là một trong số những phương án tốt nhất, giúp cải thiện hệ vi sinh trong hồ thủy sinh, cân bằng môi trường nước, hấp thụ và tiêu hóa các chất độc hại và dưa thừa trong bể thủy sinh, cá cảnh. Đăc biệt là phân hủy phân cá là nguyên nhân lớn dẫn đến hồ cá cảnh bị đục và làm chết cá. Châm vi sinh khi thay nước mới là một trong số những biệt pháp hiệu quả nhất mà bạn nên thực hiện định kỳ.

4. Bố trí hệ thực vật thủy sinh trong bể

Các chất hữu cơ từ thức ăn thừa hoặc chất thải của cá có thể làm nguồn dinh dưỡng cho thực vật thủy sinh trong bể cá cảnh. Vì vậy phần nào đó chất gây đục nước trong bể có thể được loại bỏ. Đồng thời quá trình quang hợp của thực vậy thủy sinh hấp thụ CO2, sản sinh ra Oxy thuận lợi cho quá trình hô hấp của cá.

Bên cạnh đó hệ thực vật thủy sinh còn có tác dụng làm chỗ trú ẩn cho cá và trang trí giúp cho bể cá cảnh của bạn đẹp hơn.

5. Dùng ống xi phong hút phân thải và thức ăn dư thừa

Nhờ ống xiphong rà khắp đáy hồ để tìm và hút ra ngoài những chất bẩn, nhờ đó nước trong hồ luôn trong và sạch

Định kỳ 3 – 5 ngày thay 10 – 20% nước trong bể cá thì nước hồ cá sẽ trong vắt và rất lâu bẩn.

6. Chọn vị trí để bể cá cảnh

Chọn vị trí đặt bể cá cảnh trong nhà tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, sẽ giúp rêu, tảo, nấm … kém phát triển và nước sẽ trong sạch lâu hơn

7. Không nuôi mật độ cá cảnh quá cao

Mật độ cá cảnh cao là một sai lầm của người nuôi, vì như vậy cá sẽ thiếu không gian sống, nước dễ ô nhiễm, thức ăn dư thừa, phân thải nhiều.

8. Sử dụng bộ lọc nước

Muốn nước trong bể cá cảnh luôn trong thì bộ lọc nước là thứ không thể thiếu. Hiện nay phổ biến đó là lọc sinh học, lọc cơ học và lọc hóa học. Các bộ lọc có tác dụng loại bỏ các chất bẩn có trong nước, làm cho nước trở nên sạch và trong hơn.

Trong số các bộ lọc nước, lọc sinh học có vai trò quan trọng nhất vì có thể loại bỏ các chất độc gây hại cho cá như Nitrat và Amonia. Những chất này được sản sinh thường xuyên từ chất thải của cá. Trong lưới lọc sinh học sử dụng than hoạt tính để hấp thụ các chất độc hại có trong nước do đó cần phải kiểm tra và thay lưới lọc 2 tuần một lần để đảm bảo nước trong bể cá cảnh luôn được sạch.

9. Thay nước cho bể cá

Kinh nghiệm các dân chơi cá kiểng lâu năm khi thay nước đó là sử dụng ống nhỏ để hút khoảng 1/3 nước trong bể cá kèm các chất thải và cặn bẩn có trong hồ. Sau đó thay vào bằng nước sạch. Nếu là nước máy cần phải xử lý trước khi cho vào bể.

Cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh:

Đổ nước máy vào thùng, chậu, để lắng và phơi ngoài trời nắng trong 24h để loại bỏ Clo.

Cũng có thể xử lý nươc máy để nuôi cá cảnh bằng cách sử dụng dung dịch khử Clo với liều lượng khoảng 4 giọt cho 10 lít nước.

Khi nay nước vào bể cá cảnh không được đổ mạnh mà phải làm một cách chậm rãi để không làm chất bẩn nằm bên dưới bị khuấy động gây đục bể cá. Trong quá trình thay nước cũng nên vệ sinh bể bằng cách sử dụng cọ để cọ sạch các mặt của bể và cát sỏi bung bẩn. Nhặt sạch rác thải, và cắt tỉa thực vật thủy sinh trong hồ đồng thời tách riêng cá bị nhiễm bệnh để tránh lây lan sang cả đàn cá.

10. Nuôi cá dọn bể

Cá dọn bể hay cá lau kiếng khi nuôi trong bể sẽ giúp làm sạch bề mặt của bể các cảnh, đặc biệt là đối với bể kính vì chúng có thể ăn rong, rêu và tạo độc hại bám trên đó. Không chỉ sạch bể, cá dọn bể còn có thể nuôi làm cảnh với nhiều màu sắc khác nhau, góp phần làm dẹp cho bể cá cảnh của bạn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Bể Cá Úp Ngược Đơn Giản trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!