Xu Hướng 3/2023 # Cách Chữa Cá Bảy Màu Bị Lắc Hiệu Quả # Top 9 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Chữa Cá Bảy Màu Bị Lắc Hiệu Quả # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Cách Chữa Cá Bảy Màu Bị Lắc Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguyên nhân cá bị lắc

Cá mới mua. Cá mới mua tại các tiệm cá cảnh rát hay bị lắc. Nguyên nhân vì các cửa hàng thường nhập rất nhiều cá về để bán. Cá không được chăm sóc cẩn thận dẫn đến phần lớn chúng đã tương đối yếu khi được bạn mua về. Sẽ khó để bạn có thể chọn được những chú cá khoẻ mạnh khi mua ở những tiệm cá cảnh không chuyên.

Thả cá không đúng khách. Do các điều kiện sống giữa các bể khác nhau nên chúng cần thời gian thích nghi dần dần để tránh bị sốc nước. Bị lắc do sốc nước có thể là do sự chênh lệch về nhiệt độ, độ PH, ánh sáng, mật độ cá … giữa các bể nuôi.

Bị lắc do nhiệt độ. Vào các ngày giao mùa có biên độ nhiệt chênh lệch lớn cũng có thể khiến cá bị lắc. Miền bắc hiện tương này xảy ra khá thường xuyên ở mùa hè những ngày nóng hoặc lúc sang mùa đông. Cá bảy màu được nuôi tốt nhất ở nhiệt độ từ 24 – 28*C. Nếu nhiệt độ xuống dưới 17* hoặc trên 32* thì cá rất dễ bị lắc và chết.

Bị lắc do ngộ độc nước. Các chất thải từ cá trong bể nuôi sau một thời gian sẽ tích tụ dưới đáy bể. Các chất độc có thể làm cá ngộ độc như NO3, NO2, Amoniac…. Nếu không được vệ sinh bể thường xuyên. Sau một thời gian nuôi, cá trong bể của bạn sẽ gặp tình trạng này.

Giải pháp cho cá bảy màu bị lắc

Đối với cá mới được mua từ cửa hàng cá về bạn nên chú ý chọn những chú cá khỏe mạnh, lanh lợi, bơi khỏe và không bị bệnh tật. Bạn nên bắt những chú cá béo, có thân mình dày 1 chút, các vây và thân không bị nấm (có những chấm trắng ở người) và bơi lội khỏe mạnh trong bể.

Cá Bảy Màu Bị Nấm Và Cách Chữa Trị

Một trong những bệnh phổ biến và hay gặp nhất của những người là cá bị nấm. Nấm xảy ra khá thường xuyên nếu như bạn mới nuôi cá và không có kinh nghiệm trong việc nhận biết cá bị bệnh sớm. Nấm có thể xảy ra cả với những người nuôi cá bảy màu có nhiều kinh nghiệm nếu như chủ quan. Chỉ cần bỏ bê cá một vài ngày sau khi mắc bệnh, cá bảy màu bị nấm có thể bị chết và nếu có khỏi thì cũng rất khó để trở lại được như tình trạng lúc ban đầu.

Nhận biết cá bảy màu bị nấm

Cá thường xuyên cọ mình vào thành bể

Cá có đốm trắng li ti trên người, vây, hoặc tay bơi

Vây cá, tay bơi bị ăn mòn

Cá gày đi, bỏ ăn và bơi lờ đờ

Nguyên nhân và giải pháp chữa cá bảy màu bị nấm

Cá bị lây bệnh từ cá mới mua về: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc cá của bạn bị nấm, mặc dù trước đó cá vẫn rất khoẻ mạnh, nước của bể nuôi cũng rất tốt. Khi bạn đi mua cá thêm để thả vào bể của mình, do cá ở các tiệm cá cảnh không được khoẻ và đã mang sẵn mầm bệnh nên khi bản thả cá mới mua về vào bể nuôi của bạn, mầm bệnh từ chúng sẽ dần lây sang những chú cá của khoẻ mạnh. Chỉ vài ngày sau khi thả cá mới mua về, cả đàn cá của bạn sẽ bị lây bệnh và từ từ chết dần. Cá bảy màu bị nấm chết khá nhanh do nấm lây lan và phát triển nhanh. Nấm có thể ăn vây và tay bơi của cá. Chỉ khoảng 3 4 ngày là cá có thể bị chết.

Nguồn thức ăn mang mầm bệnh: trường hợp này xảy ra khá phổ biến đối với những người nuôi cho cá ăn các loại thức ăn tươi sống như trùn chỉ, bobo, … do các loại thức ăn này thường được lấy từ những nơi mang nhiều mầm bệnh nên khi cho cá ăn, không may cá sẽ có nguy cơ bị bệnh cao. Cá rất hay bị nấm nếu bạn cho cá ăn trùn chỉ hoặc bobo mà chưa được xử lý kỹ trước khi cho ăn.

Dư thừa thức ăn trong bể tạo điều kiện cho nấm phát triển lây bệnh cho cá: Nguyên nhân này xảy ra khá nhiều với những người nuôi cá chưa có kinh nghiệm do bạn cho ăn quá nhiều lượng cá có thể ăn được. Các loại thức ăn giàu protein như cám rất dễ làm nước bị hỏng, hoặc tạo điều kiện cho nấm phát triển nếu chìm dưới đáy bể nuôi. Cá chỉ cần tiếp xúc hoặc đi qua là vi khuẩn nấm có thể bám vào vây cá và làm cá bị nhiễm bệnh. Cá loại thức ăn tươi sống có thể thừa 1 chút không phải là vấn đề lớn lắm.

Không hút cặn bể và thay nước định kỳ: 1 trong những nguồn mầm bệnh và gây cho cá ngộ độc ammonia phổ biến nhất đến từ cặn và các chất thải trong bể quá nhiều. Cặn bể hay phân dư thừa nhiều trong bể cũng làm cho bể nuôi của bạn không được đẹp mắt và gây ức chế khi ngắm cá nữa. Nấm rất dễ làm ổ bệnh trong những nơi không được vệ sinh sạch trong bể. Nước cũ, không được thay thường xuyên cũng dễ phát triển các vi khuẩn gây hại cho cá.

Không tách những chú cá bệnh ra để chữa trị dẫn đến lây bệnh cho cá đàn cá: Có thể vì 1 nguyên nhân nào đó không rõ ràng dẫn đến có 1 vài chú cá trong bể nuôi của bạn tự nhiên bị mắc bệnh. Việc tách riêng những chú cá này ra chữa bệnh rất quan trọng trong việc hạn chế mầm bệnh, đặc biệt là bệnh nấm vì chúng có thể bùng phát rất nhanh. Nấm lây lan rất nhanh, cá đàn cá của bạn có thể bị lây sau 2 – 3 ngày từ 1 cá thể bị bệnh trong bể.

Thông tin: GUPPY CITY – Shop Cá bảy màu Hà Nội

Cá Koi Bị Stress Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Hiệu Quả

Cập nhật vào 07/12

Stress ở cá Koi là một bệnh thường gặp. Nếu không chữa trị dứt điểm và thay đổi cách chăm sóc thì vẫn có thể khiến cá bị bệnh lại, ảnh hưởng tới sức khỏe của Koi. Vậy cá Koi bị stress có nguy hiểm không? Cách chữa trị như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh stress ở cá Koi. Cá Koi bị stress có nguy hiểm không?

Cá Koi bị stress là tình trạng thường gặp đối với cả những người mới chơi Koi và những người đã chơi Koi lâu năm. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cá Koi bị stress như:

Cá phải thay đổi môi trường sống nhanh chóng, đột ngột nên chưa kịp thích nghi

Do bắt cá bằng vợt khiến cá bị sốc, bị hoảng sợ

Những vật nuôi trong nhà như chó, mèo thường xuyên lại gần bể/ao nuôi khiến cho cá Koi cảm thấy lo lắng và sợ hãi.

Do các loại vi khuẩn tấn công vào cơ thể cá, khiến cho cá Koi khó chịu. Khi đó, Koi có thể đang mắc những bệnh nguy hiểm khác như bệnh ghẻ, bệnh trùng mỏ neo…

Chất lượng nước trong hồ cá không đảm bảo vệ sinh, lâu ngày không được thay nước hoặc vệ sinh hồ cá không đúng cách…

Nhìn chung, bệnh sẽ không gây nguy hiểm cho cá Koi nếu nguyên nhân là do những yếu tố từ cách chăm sóc, bảo vệ cá khỏi những yếu tố ở bên ngoài. Trường hợp cá bị stress do bắt đầu nhiễm các bệnh như bệnh ghẻ, bệnh nấm trắng,… thì sẽ đáng lo ngại hơn nhưng nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời thì cũng sẽ không gây nguy hiểm cho cá.

Nếu bạn muốn mua thêm cá koi cho hồ koi nhà mình, bạn có thể tìm hiểu ngay các mẫu tại mục cá koi Nhật.

Biểu hiện stress ở cá Koi

Cá Koi khi bắt đầu bị stress sẽ xuất hiện dấu hiệu điển hình như Koi dần dần tách ra khỏi đàn, bơi một mình hoặc lảng đi nơi khác. Sau khi bị stress từ 4-5 ngày, cơ thể của cá sẽ xuất hiện các vết xung huyết ở phần gốc của vây cá Koi, cá bỏ ăn và cũng phản ứng chậm chạp hơn so với bình thường.

Đối với những người mới chơi cá Koi, chưa có nhiều kinh nghiệm thì dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với tình trạng cá Koi bỏ ăn. Tuy nhiên, Koi bỏ ăn sẽ không bị xung huyết nên bạn có thể dễ dàng phân biệt các bệnh của cá bằng cách này.

Chữa trị cá Koi bị stress hiệu quả nhất

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây stress của cá Koi mà bạn nên tìm cách chữa trị phù hợp.

Nếu cá Koi bị stress do thay đổi môi trường sống đột ngột thì trước khi chuyển cá sang môi trường mới, bạn nên đo nồng độ của bể nuôi cùng các tỷ lệ muối, độ pH sao cho tương ứng với bể nuôi hiện tại, đặc biệt là nhiệt độ để cho cá Koi không bị phản ứng với môi trường mới.

Nếu cá Koi bị stress là do bắt đầu bị nhiễm bệnh thì bạn cần làm theo các bước sau:

Thay nước mới cho bể/ao nuôi và bổ sung thêm lượng muối từ 1-3%.

Tăng cường sục khí và tiến hành vận hành toàn bộ hệ thống lọc nước.

Tạm thời cho cá ngừng ăn khoảng 1 ngày để tránh làm tăng sự ô nhiễm cho cá.

Mùa hè cần che chắn cho ao/hồ cá để hạn chế ánh nắng trực tiếp chiếu xuống hồ. Mùa đông tăng nhiệt độ trong bể lên từ 2-3 độ để cá được giữ ấm.

Khi cá bị nặng hơn thì cần tách cá ra bể riêng để tránh làm ảnh hưởng tới những con cá khác trong đàn.

Để hồ koi đạt được chất lượng nước tốt nhất, bạn có thể tham khảo Máy lọc drum Việt cho hồ koi của mình.

Sau đó, khi đã phát hiện được chính xác căn bệnh mà cá gặp phải, bạn có thể tiến hành chữa trị bệnh cho cá Koi.

Một nguyên nhân nữa gây nên stress ở cá Koi là chất lượng nước không đảm bảo. Vì vậy, bạn cần tiến hành chăm sóc Koi và vệ sinh bể nước thật kỹ càng. Một số lưu ý sau sẽ giúp bạn xây dựng được một môi trường tốt cho cá Koi:

Tẩy và dọn ao nuôi kỹ trước khi thả cá, bón vôi CaCO3 (đá vôi) hoặc Ca(OH)2, phơi ao để diệt mầm bệnh.

Cá mua về phải biết rõ nguồn gốc, không bị nhiễm các mầm bệnh. Cá mới bắt về phải được cách ly kiểm dịch.

Chọn cá giống khỏe mạnh. Trước khi thả nuôi, tắm cá bằng muối 3% để sát trùng vết thương do vận chuyển.

Vệ sinh môi trường nuôi thường xuyên bằng vôi bột tùy theo độ pH của nước ao. Nếu pH<7, bón 2kg vôi/100m3 nước, pH từ 7-8.5 bón 1kg vôi/100m3, bón định kỳ 2-4 lần/tháng. Pha nước vôi loãng tạt đều ao nuôi để tiêu diệt mầm bệnh.

Trộn kháng sinh cho cá ăn vào những thời điểm giao mùa hoặc trước khi vận chuyển cá. Sử dụng Sulfamerazine liều lượng 220 mg/kg cá/ngày hoặc Oxytetracyclin 75 mg/kg cá/ngày, cho ăn kéo dài trong vòng 7-10 ngày.

Mời bạn tìm hiểu thêm:

Thông tin được chia sẻ với Askoi Farm, nếu bạn có nhu cầu mua cá koi – thiết kế hồ koi – cải tạo vệ sinh hồ koi – chữa bệnh cho cá koi, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Trang trại cá koi Askoi Farm

Địa chỉ: Số 1 ngõ 22 Khuyến Lương, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội

Số điện thoại: 094 343 9922 – 0966 864 864

Website: askoi.vn

Cách Nuôi Cá Bảy Màu Không Bị Chết

Cá bảy màu có thể nói là loài cá kinh điển vì thường ai bắt đầu nuôi cá cảnh cũng đều bắt đầu với cá bảy màu. Cách nuôi cá bảy màu cũng không đòi hỏi cầu kỳ như những loài cá khác, có thể nói cá bảy màu sinh ra để dành cho người mới chơi cá cảnh bởi những đặc điểm nổi bậc của nó: dễ nuôi, dễ cho ăn, đẻ nhiều. Nhiêu đó thôi với chỉ một con bảy màu mái bạn mua khoảng 2000-3000 một con bụng to sẵng về nhà là có thể gây dựng cả một cơ ngơi bảy màu khủng bố rồi đó.

1. Bể nuôi cá bảy màu là nơi bạn sáng tạo:

Vấn đề này rất thú vị đây, có người nuôi cá bảy màu trong một cái hủ nhỏ cũng sống tốt nếu đảm bảo nước cho cá tốt (sẽ đề cập ở phần dưới), có người xây cả một hồ cá cảnh với hòn non bộ lớn để dành nuôi cá bảy màu và diện tích bể sẽ nhanh chóng được lấp đầy với cá bảy màu con. Một số người thích nuôi cá bảy màu trong các chậu cây trồng dưới nước như: sen, súng, súng Nhật mini,… và đặt trong khu vườn như một chậu cây cảnh thông thường.

Độc đáo nữa, người ta nuôi cá bảy màu trong một bể với mực nước cao chưa tới 3 cm, phối cảnh y hệt một vùng nước đọng trong khu rừng và bên trên người ta nuôi các loài chim, theo cách này bảy màu sẽ là nguồn thức ăn cho chim. Có người bố trí những nơi cho bảy màu ẩn nấp đồng thời bổ sung thức ăn cho chim, như vậy chỉ những con bảy màu yếu, bệnh sẽ dễ bị chim bắt ăn, cách làm này mô phỏng lại hiện tượng chọn lọc tự nhiên ngoài thiên nhiên; cũng có người để cá bảy màu phơi trong bể như là một nguồn thức ăn chính cho chim lên màu đẹp hơn, cách làm này thấy tàn ác quá và người yêu động vật sẽ không bao giờ làm như vậy.

2. Chất lượng nước nuôi cá bảy màu

– Nếu bạn nuôi cá bảy màu trong một bể cá cảnh mini, bạn cần đặc biệt chú trọng yếu tố nước, nên đảm bảo nước luôn trong và nước thay cho cá phải luôn là nước cũ (nước bơm lên để ngoài trời khoảng 3-4 ngày), việc thêm một số cây rong trong bể sẽ là một ý tưởng tốt cho cá bảy màu, cây thủy sinh sẽ giúp làm sạch nước và tạo không gian vui chơi cho cá, bạn sẽ đỡ tốn công thay nước với sự trợ giúp của cây thủy sinh.

– Nếu bạn nuôi cá bảy màu trong một hồ rộng lớn trong khu vườn thì các yêu cầu về nước cũng không quá khắt khe, nước mới bơm cá vẫn sống được (một con yếu sẽ chết, tốt nhất bạn nên cho nước cũ), kết hợp bạn cho khoảng 50 – 70g/100 lít nước vào hồ nuôi cá bảy màu nhằm tạo môi trường nước tốt nhất cho cá phát triển và tiêu diệt được một số mầm bệnh trên cá. Nước có một ít muối trong một số trường hợp rất hữu ích đối với điều trị những bệnh thông thường trên cá bảy màu như: vảy cá dựng đứng, vây bị ăn mòn, …

– Đa phần 7 màu chết do nước bẩn tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và đa phần là do dư thừa thức ăn. Thực ra 7 màu rất ít ăn, nếu bạn bỏ rong đuôi chó đầy hồ, không cho ăn 5 – 7 ngày cũng không sao. Nhưng ngày nào cũng cho ăn thức ăn dạng viên cho cá mà cá không ăn hết, phần thức ăn thừa gây nhiễm bẩn thì rất dễ làm chết cá. Nên cho ăn ít thôi, đặc biệt nếu bạn đã có bỏ rong hay các kiểu hồ có nhiều rêu bám khác (như hồ Thủy sinh chẳng hạn).

3. Cách nuôi dưỡng cá bảy màu sinh đẻ

– Một con 7 màu mái trưởng thành có thể đẻ con theo định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần. Mỗi lần đẻ từ 15 đến 40 cá con tùy kích thước cá mẹ – cá mẹ càng lớn thì mỗi lần đẻ càng nhiều con. Bạn có thể lai tạo các loại cá bảy màu khác nhau để tạo ra một màu cá độc quyền của mình, việc lai tạo cá bảy màu có thể nói là dễ nhất trong các loài cá. Cá bảy màu con lai tạo ra các màu khác nhau nếu không muốn nói đẹp hơn thì cũng không kém cá bố mẹ của chúng. Điều này hoàn toàn trái ngược với việc lai tạp các màu của cá trân châu và cá bình tích với nhau có thể gây ra thảm họa, bạn có thể sẽ tạo ra những con cá màu xấu khủng khiếp bán theo kg cũng không ai mua .

– Khi bụng cá mẹ bắt đầu lớn và bạn có thể nhìn thấy chấm đen đậm gần tuyến sinh dục của chúng thì lúc này cá mẹ chuẩn bị đẻ rồi đó, bạn nên bắt cá mẹ cho ra một hồ riêng để đảm bảo “sỉ số” đàn cá con. Vì cá mẹ, cá cha và cá lớn khác rất dễ ăn cá con mới đẻ (cá 7 màu con chỉ lớn hơn con lăng-quăng tí chút). Nhìn chung thì dòng họ bảy màu mới đẻ ra là biết bơi giống cá liền nên không dễ bị thảm sát diệt chủng như mấy con cá bình tích, trân châu con mới đẻ bơi còn xấu hơn con lăn quăn.

– Tuần 2 – 3 trở đi nếu siêng năng bạn cho ăn bo bo (hồng trần/trứng nước) để cá lớn nhanh hơn. Khoảng 4 tuần trở lên thì cá con có thể ăn lăng-quăng và trùn chỉ được rồi nhưng thường cá bảy màu con được nuôi trong hồ cá rong rêu phong phú thì chỉ cần cho ăn một ít thực phẩm dạng viên cho cá thì cũng rất tốt rồi.

Theo nhiều tài liệu thì cá bảy màu có tuổi thọ từ 2 – 3 năm. Nhưng nếu bạn nuôi được 7 màu từ 1 tuổi trở lên coi như đã thành công lắm rồi. Con 7 màu “thọ” nhất mình nuôi được là 1 con da rắn: khoảng 15 tháng. Nhưng bạn cứ yên tâm, với tốc độ sinh sản như ở mục 4 thì bạn chỉ biết kêu gọi mọi người tới “chia sẻ” 7 màu mà thôi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chữa Cá Bảy Màu Bị Lắc Hiệu Quả trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!