Xu Hướng 5/2023 # Cách Chế Biến Thức Ăn Cho Cá Chình – Từ A # Top 14 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Cách Chế Biến Thức Ăn Cho Cá Chình – Từ A # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Cách Chế Biến Thức Ăn Cho Cá Chình – Từ A được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trọn bộ kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm công nghệ cao, siêu lợi nhuận

Đặc điểm sinh trưởng của cá chình

Đặc điểm

Cá chình có thể thích ứng với điều kiện môi trường khác nhau. Sinh sống và phát triển ở cả môi trường nước ngọt, nước mặn và nước lợ.

Nhiệt độ sống duy trì từ 20 – 30 độ C. Thích hợp nhất là từ 25 – 27 độ C. Nhiệt độ thấp quá/ hoặc cao quá, chúng sẽ bỏ ăn, chìm xuống đáy ao. Dưới 1 – 2 độ, chúng sẽ chết.

Độ pH nước: từ 7 – 8,5

Độ trong của nước: 30 – 40cm

Hàm lượng oxy hòa tan trong nước trên 3mg/ lít, tốt nhất là duy trì 5mg/ lít. Cao quá 12mg/lít, chúng sẽ bị bệnh bọt khí.

Cá chình thích bóng tối và sợ ánh sáng. Nên ban ngày thường chui rúc ở đáy ao, nơi có ánh sáng yếu. Ban đêm bò ra tìm thức ăn

Các giống cá chình

Ở nước ta có 5 loại cá chình nuôi phổ biến:

Cá chình mun: phân bố ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Bình Định. Thịt ngon, khả năng chịu nhốt và nhịn đói tốt. Thích hợp vận chuyển xa.

Cá chinh hoa (CÁ CHÌNH BÔNG): Phân bổ ở Huế, Quảng Ngãi, Hà TĨnh, Kon Tum, Bình Định. Kích cỡ cá lớn, từ 7 – 12kg, dài khoảng 1m.

Cá chình nhọn: Phân bố ở Bình Định

Cá chình Nhật Bản: Ở Việt Nam, chúng được phân bố ở sông Hồng.

Cá chình Châu Âu: Thích hợp nuôi trong lồng ở nước mặt. Nhiệt độ duy trì từ 16 – 26 độ C. Nếu nhiệt cao quá 31 độ C, chúng sẽ bỏ ăn.

Kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm công nghệ cao

Nuôi cá chình công nghệ cao hướng đến quy mô nuôi rộng lớn, khép kín. Ngoài ao nuôi, bể nuôi còn có các khu bể chứa nước sẵn, hệ thống lọc nước (cải tạo chất lượng nước, giảm thiểu ô nhiễm), nhà kho chứa thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi và thức ăn nuôi cá… Tất cả được xây dựng kiên cố, chắc chắn.

Biện pháp tiết kiệm nước nuôi cá là bà con có thể lắp đặt hệ thống lọc tuần hoàn sinh học. Lọc và tái sử dụng lại nước đã thải ra. Vừa bảo vệ môi trường vừa tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí. Có thể tái sử dụng nước nuôi cá chình liên tục.

Nếu ương cá bột, khu vực ương cá phải đặt trong nhà có mái che. Cách biệt hoàn toàn với bên ngoài để hạn chế xâm nhiễm bệnh tật. Che kín, không cần quá nhiều ánh sáng. Nên thiết lập một khu/ địa điểm khử trùng cho nhân viên, khách đến tham quan để không mang mầm bệnh vào bên trong.

Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng

Nuôi cá chình trong bể xi măng, bể lót bạt được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Bà con chủ động địa điểm nuôi, không cần đào ao. Không có bùn đất. Có thể nuôi với mật độ cao. Trong quá trình nuôi, dễ quan sát, cho ăn, kiểm tra tình trặn sức khỏe cũng như thu hoạch.

Diện tích bể nuôi từ 50m2 trở lên là thích hợp. Đáy bể đổ bê tông cốt thép chắc chắn. Thành bề xây cao chừng 1,8m. Đáy có độ nghiền 3 – 5%. Phần thấp nhất đặt ống xả thải. Mực nước duy trì trong bể từ 1,1 – 1,2m. Bên trên bể có mái che hoặc lưới đen giảm nhiệt, giảm ánh sáng. Vừa để hạn chế lá cây khô, bụi bẩn, nước mưa…

Trong bể xi măng có thể đặt hòn non bộ, chà là (cành cây khô) vừa để cá chình ẩn náu vừa là gian mưa tạo oxy trong nước cho cá sinh trưởng, phát triển (theo kinh nghiệm nuôi cá chính của nông dân Nguyễn Văn Nghiệp ở Bình Định).

Bể cá được dọn rửa sạch sẽ. Cho dung dịch Chlorine 20ppm vào ngâm trong bể khoảng 24h để khử trùng, vi khuẩn, mầm bệnh. Sau đó xả nước, rửa sạch.

Cho nước vào bể (nguồn nước sạch, không chứa mầm bệnh)

Kỹ thuật nuôi cá chình trong ao

– Chuẩn bị ao nuôi

Ao nuôi có bờ được xây bằng đá. diện tích từ 800 – 1.200m2. Độ sâu của ao từ 1,5 – 1,6m. Nước có độ sâu trung bình 1,2 – 1,4m. Chỗ cạn nhất cũng phải đảm bảo 0,6 – 0,7m.

Vị trí ao nuôi thuận tiện đi lại, gần nguồn nước sạch, dễ dàng tháo – thay nước mới. Không nên lấy nước nuôi cá gần các khu vệ sinh công nghiệp, Nếu không có nước sạch thì phải có phương án cải tạo, lọc nước. Đảm bảo đạt điều kiện sống của cá chình.

Bờ ao nếu xây bằng đá kè xung quanh thì sẽ tốt hơn, chắc chắn hơn. Tránh sạt lở khi mưa, bão. Bờ đá cao khoảng 1m.

Thiết kế một cống thoát nước ở vị trí thấp nhất của đáy ao để tiện thay nước. Đường kính khoảng 30cm, miệng có lưới chắn, đầu bên ngoài có nắp bịt.

– Cải tạo ao và xử lý nguồn nước

Với ao nuôi cũ, cần phải nạo vét bùn đáy ao. Bón vôi từ 70 – 100kg/1000m2, phơi khô vừa ráo để tiêu diệt mầm bệnh, vi khuẩn.

Với ao mới đào, bón khoảng 100kg/1000m2, được ngâm tháo phèn nhiều lần để điều chỉnh nồng độ pH phù hợp, tiêu diệt cá tạp, mầm bệnh.

Tảo phát triển sẽ làm giảm độ trong của nước. Do đó, với ao nuôi, bà con cần bơm nước cung cấp oxy hoặc hạn chế ánh sáng xuyên xuống đất ao. Với các mô hình nuôi cá chình thương phẩm quy mô rộng, tốt nhất bà con nên đầu tư hệ thống sục khí hoặc quạt nước hợp lý.

Chọn giống cá chình

Cá chình hoa và cá chình mun là 2 giống cá được nuôi thương phẩm phổ biến hơn cả.

Bà con nên mua giống ở những cơ sở uy tín, chất lượng.

Lựa chọn đàn cá giống khỏe mạnh, tất nhiên càng lớn càng tốt, tỷ lệ hao hụt sẽ thấp. Kích cỡ con giống từ 20 – 50g/con trở lên.

Da cá có nhiều nhớ, khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị mắc bệnh. Không dị tật, dị hình.

Vận chuyển cá giống từ nhà bán đến ao, bể xi măng cần thực hiện đúng kỹ thuật. Trước khi vận chuyển, nhốt cá chình trong giai ở nơi nước sạch và có dòng chảy để chúng quen với điều kiện sống chật hẹp.

Nhốt cá trong khoảng 24h. Thời gian này ngừng cho ăn. Sau đó, vận chuyển cá về ao nuôi.

– Vận chuyển kín: cho cá vào túi nilon có bơm oxy với áp suất phù hợp

– Vận chuyển hở: Cho cá vào thùng tôn, thùng phuy, thùng nhựa, sọt lót nilon để vận chuyển.

Vận chuyển vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Mật độ thả, cách thả giống cá chình đúng

Thời điểm thả cá chình giống từ trung tuần tháng 3 đến hạ tuần tháng 4.

Khi mua cá chình giống về, không nên thả ra ao ngay. Bể cá trong túi nilon và ngâm 15 phút trong nước ao/ bể xi măng để chúng làm quen với môi trường. Sau đó mới từ từ mở miệng túi cho nước ngập vào, cá bơi ra ngoài.

Để đàn cá nhanh lớn, bà con nên phân loại đàn, nuôi riêng cá lớn, cá bé.

Mật độ tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi.

– Cá từ 20g/con trở lên thả với mật độ 12 – 15con/m2, năng suất sẽ đạt từ 15 tấn/ha.

– Cá cỡ từ 50g/con trở lên thì thả với mật độ 300 – 350 con/m2, năng suất sẽ đạt từ 100 tấn/ha.

Cách chế biến thức ăn nuôi cá chình tiêu chuẩn công nghệ cao

Thức ăn của cá chình

Thức ăn từ động vật tươi sống:

Thức ăn của cá chình như giun ít tơ, ấu trùng muỗi lắc, ốc, hến, cá tạp, tép, nội tạng động vật, thực vật, nhuyễn thể, thị ốc, cá rô phi, cá biển… Bà con có thể tận dụng phụ phẩm từ các lò mổ gia súc, gia cầm, lò mổ thủy sản để làm thức ăn cho cá. Ngoài ra cũng có thể nuôi trùn quế.

Thức ăn công nghiệp:

Thức ăn công nghiệp nuôi cá chình có hàm lượng đạm từ 45 – 50% giúp cá có tốc độ tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên giá thành lại đắt. Mặt khác, dễ bị trộn lẫn chất tăng trọng, chất cấm, chưa chắc đã đảm bảo an toàn, sạch bệnh cho đàn cá.

Cách chế biến thức ăn cho cá

Với sự phát triển của máy móc kỹ thuật như hiện nay, bà con hoàn toàn có thể tự sản xuất cám viên nổi nuôi cá chình, tạo thành mô hình nuôi cá chình bông khép kín công nghệ cao.

– Nguyên liệu: các loại rau bèo cung cấp chất xơ; cá tạp, cá rô phi trùn quế, phụ phẩm từ lò mổ gia súc, gia cầm (thức ăn giàu đạm); cám ngô, cám gạo, bột nghiền từ hạt đậu nành; Chế phẩm sinh học, mật rỉ đường, vitamin, Premix khoáng… (cung cấp các nguyên tố vi lượng, vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa của cá).

+ Máy chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản 3A: Các mẫu máy phễu vuông, phễu tròn với công suất làm việc khác nhau. Tích hợp cả 3 chức năng nghiền bột khô, nghiền nát nhuyễn và băm nhỏ. Bà con có thể tận dụng để nghiền ngô, khoai, thóc, lúa, nghiền cua ốc, rau bèo… trước khi đem phối trộn.

+ Máy trộn thức ăn nuôi thủy sản 3A: Các dòng máy trộn sẽ đảm nhận chức năng phối trộn nguyên liệu đã nghiền theo tỉ lệ thích hợp của cá. Thiết bị có khả năng trộn đều, đảm bảo dinh dưỡng được phân bổ đồng đều, thích hợp. Tiết kiệm thời gian phối trộn thủ công của bà con. Ngoài ra, chiếc máy cũng giúp bà con dễ dàng trộn thêm chế phẩm sinh học, mật rỉ đường, vitamin hoặc thuốc bổ…

+ Máy ép cám nổi thủy sản 3A: Là thiết bị quan trọng hơn cả. Chuyên dùng để ép cám viên nổi chăn nuôi thủy sản. Nguyên liệu sau khi phối trộn sẽ được cho vào máy và ép thành viên cảm có kích thước, chất lượng đồng đều.

Viên cám nhẹ, xốp, chín, nổi được trên mặt nước rất lâu. Nhờ đó, khi cho ăn, cá dễ dàng ăn hết. Bà con cũng có thể quan sát để điều chỉnh phù hợp, tránh lãng phí, dư thừa, giảm ô nhiễm nguồn nước, tiết kiệm chi phí.

Cách cho cá ăn

Lượng thức ăn thích hợp với thể trọng phát triển của cá:

Cỡ cá

Số lần cho ăn trong 1 ngày

Số lượng cho ăn 1 ngày, tỷ lệ % so với trọng lượng cơ thể

Thức ăn tươi sống

Cám viên nổi thủy sản tự chế biến

Cá giống

2 – 3

15 – 20

5 – 7

Cá thịt

1 – 2

2 – 7

Lưu ý giai đoạn cá con: Cho ăn trùn quế, một ngày 4 – 5 lần, tập trung ở một chỗ. Sau 4 – 5 ngày nếu thấy 90% cá ăn đều như nhau coi như đạt yêu cầu. Luyện dần cho chúng ăn vào ban ngày. Khi cho ăn ốc, nhuyễn thể thì phải đập bỏ vỏ, lấy thịt, trần qua nước sôi. Nội tạng động vật thì đun chín, nghiền nát nhuyễn.

Mùa hè, cho ăn vào sáng sớm hoặc chiều tối. Mùa đông cho ăn vào trưa. Nếu nhiệt độ nước trên 20 độ C thì cho ăn 2 lần. Nếu nhiệt độ từ 15 – 20 độ C, cho ăn 1 lần.

Quản lý ao nuôi và chăm sóc đàn cá

– Lọc phân đàn

Sau mỗi tháng nuôi lại kiểm tra và phân loại 1 lần để tránh những con to ăn tranh thức ăn của con bé. Khi phan đàn, dùng sàn nhẵn, không dùng tay bắt vì chúng rất trơn, nhớt.

– Quản lý chất lượng nước

Khi nước trong bể/ ao nuôi chuyển từ màu xanh lục sang xanh nhạt hoặc độ trong quá cao thì nên thêm sunphat đạm liều lượng 0,5 – 1kg/666m2. Bón liên tục trong 2 ngày để cải tạo nước.

Những ngày trời mưa hoặc về đêm tảo quang hợp khiến nước bị thiếu oxy thì cần bơm bổ sung nước vào lúc bình minh từ 2 – 3 giờ để cung cấp oxy. Chiều cũng bơm từ 2 – 3 giờ để đảo nước đều oxy.

Hàng ngày, bà con tiến hành thay từ 1/10 đến 1/7 nước trong ao nuôi. Vào mùa hè nóng bức, cần thay nhiều ước hơn.

Phòng và trị bệnh cho cá

Cá chình bỏ ăn

Cá chình bỏ ăn xảy ra phổ biến ở nhiều trại nuôi. Để phòng trừ, bà con tiến hành:

– Che chắn năng, ánh sáng ao nuôi

– Chia thêm vài điểm cho cá ăn tập trung

– Phân đàn thường xuyên để cá lớn không tranh thức ăn của cá nhỏ.

– Thay đổi tỉ lệ, khẩu phần thức ăn phù hợp, không thay đổi đột ngột dẫn đến bỏ ăn.

Bệnh nấm thủy mi

Bệnh nấm thủy mi gây thiệt hại vô cùng lớn, có thể chết đến 70 – 75% tổng số đàn. Nấm sẽ làm cản trở hô hấp qua da, khiến chúng bị yếu và chết. Bà con phòng trị bằng Kali dichromate K2Cr2O7 liều lượng 20 – 25g/m3, cho trực tiếp xuống ao nuôi.

Bệnh thối vây

Do vi khuẩn Flexibacter columnaris gây ra khi nhiệt độ nước dưới 15 độ C. Vây bị tử hoại, rách, có nhiều đốm trắng, dễ bị nhiễm độc tố. Bệnh nặng có thể khiến cá chết trong 2 ngày.

Bà con sử dụng Doxery 10 – 15gr phối trộn với 1kg thức ăn. Hoặc Vime – Glucan 5 – 10 gr trộn với 1kg thức ăn, kết hợp trộn với thức ăn Glusome 2gr/1 kg thức ăn. Đồng thời điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp.

Thu hoạch

Thả cá từ cuối tháng 3 thì đến tháng 6 – 7 đánh tỉa thu hoạch, thả bù. Đến tháng 7 – 8 thủ tỉa lần 2. Đến tháng 9 – 10 đánh tỉa thả bù lần 3. Khoảng 3 tháng sau thì thu toàn bộ.

Ngừng cho ăn trước khi thu hoạch 1 ngày. Nếu nuôi bằng ao đất, tháo nước xuống thấp 20m, dùng lưới đánh bắt hết số cá trong ao. Nếu cá nhỏ chưa đạt yêu cầu xuất bán thì có thể để lại nuôi tiếp.

Nuôi cá chình công nghiệp trong bể xi măng dễ đánh bắt hơn, bà con chỉ cần tháo nước hoặc dùng lưới vớt hết cá lên, xuất bán.

Sau khi thu hoạch cá và xuất bán, bà con cần cải tạo lại ao nuôi, bể xi măng nuôi cá chình. Cọ rửa, thay nước, vét bùn. Có thể phơi ao qua mùa đông.

Chế Biến Thức Ăn Dinh Dưỡng Cho Cá Betta Từ Thịt Bò

1/ 250 gram th ị t bò n ạ c, không l ấ y gân m ỡ ỗ ng canh n ướ c ép cà r ố tỗ ing cà phê Vitamino (dùng cho gia súc)m CMCi) 2/ 1 mu ng canh n ướ c ép bông c ả ế n 2 mu ỗ ỗ ng ch 3/ 1 mu ấ t k ế t dính th ự c ph ẩ ườ ườ 4/ 1 đ i) 5/ 2 mu 6/ 1 gói men tiên hóa biolactyl (dùng cho ng 7/ ½ viên Calcium D (dùng cho ng

– Dùng cho m ọ i lo ạ i cá Betta , cá b ả y màu và cá dĩa.ứ c ăn giúp cá l ớ n nhanh, phát tri ể – Th n t ố t. Tuy nhiên đ ố i v ớ i lo ạ i betta Halfmoon đuôi dài khi ăn c ầ n theo dõi vì th ứ c ăn có th ể làm cá m ậ p lên, thân hình s ẽ m ấ t cân đ ố i.

– Kích c ỡ b ằ ng h ạ t đ ậ u xanh cho 1 con cá betta tr ưở ng thành.

V ớ i kinh nghi ệ m, ni ề m đam mê và lòng nhi ệ t tình chúng tôi luôn h ướ ng đ ế n s ự hoàn thi ệ n và th ẩ m m ỹ .

Cá Ch ọ i Đ ứ c Anh chân thành c ả m ơ n Quý khách g ầ n xa đã ủ ng h ộ chúng tôi trong su ố t th ờ i gian qua. Đ ượ c ph ụ c v ụ Quý khách là ni ề m vinh d ự c ủ a chúng tôi.

Chúc b ạ n có b ể cá nh ư ý và mang l ạ i nhi ề u may m ắ n!

Website: http://cachoiducanh.blogspot.com/

Email: ducanhcachoi@gmail.com/

Facebook : http://cá ch ọ i nghi tàm – đ ứ c anh shop/

Add: S ố 58b, ngõ 124, ngách 45 Âu C ơ – Tây H ồ – Hà N ộ i

Cách Chế Biến Các Loại Cá Cho Bé Ăn Dặm

Các loại cá phù hợp cho bé ăn dặm

1. Cá hồi

Trong số các loại cá biển thì cá hồi là loại cá dùng làm thực phẩm an toàn nhất cho bé, vì cá hồi chỉ sống ở nguồn nước sạch nên mẹ có thể yên tâm khi chế biến cá hồi cho bé ăn dặm.

Không thể phủ nhận vai trò của cá hồi đối với trẻ ăn dặm bởi giá trị dinh dưỡng của cá hồi cực tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ. Thịt cá có chứa hàm lượng omega 3, axit béo rất cao, đồng thời còn có nhiều vitamin A, D, E, B, canxi, sắt, magie, phốt pho và rất nhiều khoáng chất khác.

Ngoài ra, thịt cá hồi rất thơm và mềm, mịn, màu sắc lại tươi sáng, kích thích vị giác của trẻ. Cá hồi cũng rất dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cháo cá hồi, ruốc cá hồi, các hồi hấp rau củ, nấu soup…

5. Cá diêu hồng

Cá diêu hồng rất giàu selen, vitamin A,kali và acid béo omega -3 tốt cho sự phát triển của bé, đặc biệt từ giai đoạn ăn dặm bé cần nhiều năng lượng hơn cho việc hoạt động như bò, trườn,… Cá diêu hồng là một món ăn tuyệt vời mà mẹ nên đưa vào thực đơn cho bé ăn dặm.

Cách chế biến các loại cá cho bé ăn dặm

Nguyên liệu Chế biến

Cá lóc làm sạch, cạo bỏ vảy, đem luộc chín, gỡ lấy thịt ướp mắm muối, gia vị

Xương cá giã nhỏ lấy 300 ml nước

Cho gạo tẻ, gạo nếp và nước xương cá ninh nhừ. Khi cháo chín thì cho thịt cá vào quấy đều, khi cháo sôi trở lại là được. Cho trẻ ăn khi cháo nóng ấm, ngày dùng hai lần vào lúc đói.

3. Cách nấu cháo cá lóc đậu xanh cho bé ăn dặm Nguyên liệu Chế biến

Đậu xanh ngâm khoảng 15 phút cho mềm (nên để nguyên vỏ đậu không đãi vì nhiều vitamin bổ dưỡng có trong vỏ đậu xanh). Gạo đem ngâm với nước.

Cá lóc là sạch, lọc thịt, thái thành miếng mỏng và ướp cá với chút mắm muối, gừng. Xương cá cho vào nồi luộc sơ qua rồi giã hoặc xay xương cá, lọc lấy chừng 300ml nước.

Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ. Rau mùi, hành lá nhặt, rửa sạch, thái nhỏ.

Cho gạo và đậu xanh vào nồi nước cá, ninh nhừ.

Cho dầu vào chảo, dầu nóng cho hành khô băm nhỏ vào phi thơm lên rồi cho phi lê cá đã ướp vào xào cho chín, nêm lại gia vị cho vừa miêng.

Khi cháo đã chín nhừ, múc cháo ra bát, cho cá lóc đã xào chín lên trên, rắc chút rau mùi thái nhỏ lên trên cho món cháo thơm và đẹp mắt.

4. Cách nấu cháo cá rô cải xanh cho bé ăn dặm Nguyên liệu Chế biến

Cải rửa sạch, thái nhỏ. Gừng đem cạo vỏ, đập giập.

Cá làm sạch. luộc chín, gỡ lấy thịt. Phần xương cho vào ninh cho ngọt nước, bỏ gừng để khử mùi tanh của cá. Phần thịt đem xào thơm cùng hành khô.

Gạo cho vào nước dùng ninh thành cháo.

Cho cá đã chế biến vào cháo. Cho cá đã chế biến vào cháo, đun sôi, cho rau cải vào, khuấy đều cho chín. Thêm 1 thìa dầu, đảo đều trên bếp rồi trút ra bát là bé đã có tô cháo cá rô rau cải thơm ngon rồi.

Cháo trắng

Rau mồng tơi

Cá lóc phi lê thái mỏng

Gia vị, tỏi, hành tiêu, mùi tàu

Chế biến

Để có món cháo cá lóc cho bé ăn dặm ngon bạn cần rửa sạch cá đem ướp với gừng nhằm khử hết tanh và hấp để lọc sạch xương

Đem phi thơm tỏi sau đó cho rau và cá vào xào thơm rồi nêm nếm gia vị vừa đủ ăn, xay nhỏ rau và cá đã xào chín.

Tiếp theo bỏ cháo vào hầm kỹ cho nhừ, đổ cháo ra bát rồi rắc thêm mùi tàu xay nhỏ lên trên.

Cháo trắng

Rau ngót

Cá lóc phi lê thái mỏng

Gia vị, hành, tiêu, mùi tàu

Chế biến

Làm sạch cá đem hấp lọc bỏ xương. Đem phi thơm tỏi sau đó cho rau và cá vào xào thơm rồi nêm nếm gia vị, xay nhỏ rau và cá đã xào chín.

Bỏ cháo vào hầm kỹ cho nhừ, đổ cháo ra bát và rắc thêm mùi tàu xay nhỏ lên trên. Múc cháo ra bát và cho bé dùng lúc còn ấm.

Tổng kết

Các lưu ý mẹ cần nhớ khi nấu cháo cá lóc cho bé

Khi nấu món cháo cá lóc cho bé, các mẹ cần chọn nguyên liệu sạch, vệ sinh. Không nêm gia vị , đặc biệt là muối vào cháo của bé vì bé ở giai đoạn này chưa thể hấp thụ được thức ăn quá mặn. Nên làm nhiều rau xanh để bé tránh bị táo bón. Cho bé ăn khi cháo còn ấm vừa đủ. Không nên cho bé ăn cháo đã để qua đêm.

Việc nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm không quá khó phải không nào? Chỉ với vài thao tác đơn giản là bạn đã có được cho con mình một bữa ăn ngon và đầy đủ dinh dưỡng nhất. Ngoài ra các mẹ cũng nên bổ sung thêm các loại bột và thực phẩm dinh dưỡng cũng như các loại vitamin khoáng chất cho trẻ giúp phát triển thể chất và trí tuệ tối đa.

Cá Rô Phi Ăn Gì? Trọn Bộ Kỹ Thuật Chế Biến Thức Ăn Cho Cá Rô Phi

Chuyên gia tư vấn cá rô phi ăn gì? Cách chế biến thức ăn chăn cho cá rô phi đem lại hiệu quả kinh tế cao

Các phương thức nuôi cá rô phi thương phẩm

Rô phi được nuôi rộng rãi ở nhiều địa phương trên cả nước. Ngoài mô hình nuôi thâm canh trong ao truyền thống. Rất nhiều mô hình nuôi cá rô phi độc đáo, sáng tạo, tiết kiệm chi phí, diện tích được ứng dụng. Những kỹ thuật nuôi cá rô phi cũng được nghiên cứu và đưa vào thực tế.

Cách nuôi cá rô phi trong thùng nhựa

Nuôi cá rô phi trong thùng xốp

Cách nuôi cá rô phi trong bể xi măng

Nuôi cá rô phi trong ao đất

Tập tính ăn của cá rô phi

Cá rô phi ăn tạp. Tập tính ăn của chúng là:

– Rô phi khi nhỏ thường ăn sinh vật phù du, kích thước nhỏ.

– Rô phi trưởng thành ăn mùn bã hữu cơ, côn trùng, thực vật thủy sinh, cám viên nổi tự chế biến từ nguyên liệu tại địa phương.

Nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi

Cá rô phi cần cung cấp đầy đủ thức ăn trong quá trình nuôi. Hơn nữa, chúng có khả năng tiêu hóa carbohydrate tốt. Do đó bà con cần tập trung cung cấp cho chúng các loại thức ăn giàu carbohydrate và lipit. Nó sẽ có tác dụng làm tăng hiệu quả protein trong chế độ ăn. Đảm bảo hàm lượng protein trong thức ăn đạt từ 18 – 35% tùy theo từng giai đoạn phát triển.

Cá rô phi ăn gì?

Rô phi thuộc loại cá có phổ thức ăn rộng. Nuôi thương phẩm, nguồn thức ăn của chúng phong phú. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn sẽ có sự khác nhau. Do đó ngoài nguồn thức ăn tự nhiên thì còn có cả thức ăn nhân tạo.

Phân chuồng

Bón phân vừa để cái tạo chất lượng ao nuôi, vừa tạo thức ăn cho rô phi. Sử dụng phân chuồng đã ủ hoai mục.

Thức ăn tự nhiên

Thức ăn tự nhiên của cá rô phi là động vật phù du, tảo sợi, mùn bã hữu cơ, ấu trùng sâu bọ, động vật sống dưới nước, cỏ, rau bèo…

Thức ăn nhân tạo

Thức ăn nhân tạo của rô phi thương phẩm là cám viên công nghiệp. Các nguồn thức ăn khác chế biến từ khô dầu, bột ngô, bột sắn… Cám công nghiệp mua ngoài thị trường có hai loại uy tín, được sử dụng phổ biến hơn cả. Đó là cám Con cò và thức ăn do Viện Nuôi trồng thủy sản sản xuất.

– Cám Con cò có tỉ lệ đạm 20%. Viên cám có đường kính 3mm.

– Thức ăn do Viện Nuôi trồng thủy sản sản xuất có tỉ lệ đạm 20%, vitamin tổng hợp 1%. Kích thước viên thức ăn có 2 loại, theo từng giai đoạn phát triển của cá.

Tuy nhiên, cám công nghiệp có giá thành đắt đỏ. Nếu không mua được thức ăn từ đại lý chính hãng, chất lượng khó kiểm định. Không đảm bảo an toàn cho đàn cá. Vì thế, bà con hoàn toàn có thể tự chế biến cám viên nổi nuôi thủy sản.

Nguyên liệu tự chế biến cám nổi như cá tạp, các loại khô dầu, bột ngô, cám gạo, bột sắn. bổ sung thêm cua ốc, rau bèo nghiền nhuyễn; Phụ phẩm từ các lò mổ; Vitamin, khoáng chất, mật rỉ đường, chế phẩm sinh học an toàn…

Ưu điểm của việc tự chế biến cám nổi nuôi cá rô phi:

Tiết kiệm từ 30 – 50% tổng chi phí đầu tư so với mua cám công nghiệp chế biến sẵn.

Chủ động kiểm tra chất lượng. Đảm bảo cám viên không chứa hóa chất độc hại hay chất tăng trọng.

Kỹ thuật chế biến thức ăn cho cá rô phi

Nguyên liệu chế biến cám nổi

Các nguyên liệu tươi có thể tận dụng như cá tạp, tôm, cua, ốc, tép, phụ phẩm từ lò giết mổ gia súc, gia cầm, thủy sản…

Các loại rau, cỏ, bèo tây, thân cây chuối…

Nguyên liệu khô gồm hạt ngũ cốc như thóc, gạo, hạt đậu tương… khoai, sắn. Bột thịt, bột cá, bột xương… Khô dầu các loại.

Nguyên liệu bổ sung dinh dưỡng gồm vitamin, premix khoáng, mật rỉ đường, chế phẩm sinh học.

Các loại máy móc cần thiết để tạo thành dây chuyền sản xuất cám nổi khép kín tại nhà gồm: máy băm nghiền chế biến thức ăn 3A, Máy trộn thức ăn chăn nuôi thủy sản 3A, Máy ép cám viên nổi 3A.

Các loại máy này có nhiều công suất khác nhau. Phù hợp với từng mô hình chăn nuôi từ nhỏ lẻ hộ gia đình đến nuôi thâm canh. Bà con xem xét quy mô thực tế để có sự lựa chọn phù hợp.

Cách làm thức ăn cho cá rô phi

Sử dụng máy băm nghiền đa năng 3A để chế biến các nguyên liệu. Máy tích hợp cả 3 tính năng băm nhỏ, nghiền bột khô và nghiền nhuyễn. Nên rất đa năng trong việc chế biến thức ăn. Bà con sử dụng để nghiền thóc, ngô, đậu tương thành dạng bột mịn. Băm nhỏ rau, cỏ, bèo tây. Nghiền nát nhuyễn thân cây chuối, cua, ốc…

Tiếp theo, sử dụng máy trộn 3A để phối trộn tất cả các nguyên liệu một cách đều đặn. Công đoạn này vô cùng quan trọng. Đảm bảo đạt độ đồng đều cao nhất về cả dinh dưỡng và độ ẩm.

Nếu trộn bằng tay sẽ không thể đạt được yêu cầu đó. Đồng thời, sử dụng chiếc máy phối trộn thức ăn nuôi cá rô phi cũng giúp bà con rút ngắn thời gian chăn nuôi. Bà con có thể chủ động bổ sung thêm vitamin, mật rỉ đường, chế phẩm sinh học vào giai đoạn phối trộn này.

Tiếp theo, đưa nguyên liệu đã trộn vào máy ép cám viên nổi 3A. Cám viên nổi chín đều, trọng lượng rất nhẹ, nổi trên mặt nước lâu. Sử dụng cám viên nổi giúp đàn cá rô dễ ăn, ăn hết. Tránh dư thừa lãng phí. Hạn chế ô nhiễm môi trường nước và tầng đáy ao tốt hơn so với cám viên thường mua ngoài thị trường.

Đối với những mô hình chăn nuôi cá rô thâm canh năng suất cao. Để tiết kiệm thời gian tự ép cám nổi, bà con có thể sản xuất dư ra. Đem sấy khô, bảo quản kín, cho cá rô ăn dần. Chiếc máy sấy cám nổi 3A là thiết bị hỗ trợ đắc lực ở giai đoạn này.

Công thức phối trộn thức ăn ép cám viên nổi nuôi cá rô phi

Cám: 20 – 30%

Tấm: 20 -30%

Rau xanh (nghiền nhỏ): 10 – 20%

Bột cá (bột ruốc): 30 – 35%

Bột đậu nành: 10 – 20%

Premix khoáng/ vitamin: 1 – 2%

Hoặc có thể tham khảo công thức phối trộn thức ăn cho rô phi đơn giản sau:

Cám gạo 77% + Bột cá 23%

Cám gạo 70% + ốc nghiền nhỏ 30%

Cám gạo 73,5% + khô dầu dừa 18,6% + bột mì 22% + bột cá 4,7%.

Tiêu chuẩn kỹ thuật của thức ăn và chế độ ăn cho cá rô phi

Trong quá trình chăn nuôi, bà con chú ý bổ sung thêm vitamin và khoáng chất vào thức ăn cho cá. Đảm bảo cho chúng phát triển khỏe mạnh, đồng đều.

Cách cho rô phi ăn

+ Với cám viên nổi:

Cách tính toán hàm lượng thức ăn hàng ngày cho đàn cá rô phi có thể dựa theo tổng khối lượng cá trong đàn. Với những mô hình nuôi cá rô phi thâm canh, cần tính toán kỹ lưỡng hàm lượng đạm. Cũng như kích cỡ của viên cám nổi. Bà con có thể sử dụng máy cho cá ăn tự động 3A để công việc trở nên dễ dàng hơn.

Thời gian cho ăn: 8 – 9h sáng và 4h30 chiều.

Tỉ lệ cho ăn tính theo khối lượng tăng trưởng của cá

Cỡ cá (g/con)

Tỉ lệ cho ăn (% tổng khối lượng cá trong ao)

5 – 10

10

10 – 20

8

20 – 50

6

50 – 100

5

100 – 200

3

200 – 300

2

Cách cho rô phi ăn tính trong ao nuôi thâm canh

Cỡ cá trung bình (g/con)

Loại thức ăn

Hàm lượng đạm (%)

Tỷ lệ cho ăn (% trọng lượng cá trong ao/ngày)

5 – 10

Mảnh

30 – 35

10 – 15

10 – 100

Viên nổi Φ1,5-2 mm

28 – 30

5 – 10

100 – 150

Viên nổi Φ2-3 mm

26

3 – 5

150 – 300

Viên nổi Φ3-5 mm

24

2,5 – 4,0

Trên 300

Viên nổi Φ≥5 mm

22

1,5 – 2,5

Lượng thức ăn cho cá rô phi tính theo từng tháng nuôi

Thời gian nuôi

Khối lượng thức ăn (% tổng khối lượng cá có trong ao nuôi)

Tháng 1

4 – 5

Tháng 2

3 – 4

Tháng 3

2,5 – 3

Từ tháng thứ 4 trở đi

2 – 2,5

Để tính tỷ lệ % tăng trưởng của cá, hàng tháng bà con tiến hành bắt khoảng 30 con để ước chừng. Nếu cá tăng trưởng từ 50 – 60/con thì là tốt.

+ Với phân chuồng:

Bón phân chuồng đã ủ hoai mục, tránh lây lan bệnh tật. Dùng khoảng 30 – 35kg/100m2 ao nuôi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chế Biến Thức Ăn Cho Cá Chình – Từ A trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!