Xu Hướng 10/2023 # Cách Chăm Sóc Cá Bột Betta # Top 16 Xem Nhiều | Psc.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cách Chăm Sóc Cá Bột Betta # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Chăm Sóc Cá Bột Betta được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

CÁCH CHĂM SÓC CÁ BỘT BETTA

‘Đối với nhiều người nuôi Betta, ngòai việc sở hữu cho mình 1 cặp cá (hoặc 1 dòng cá) ưng ý thì việc lai tạo được chúng thì còn gì sung sướng hơn. Nhưng hầu hết tất cả đều có vấn đề khi cá đẻ trứng… đó chính là việc sau khi trứng nở, cá con dần biến mất hay lớn lên trở thành những con cá xấu xí, không xứng công người nuôi bỏ ra…’

Vâng!!! Có rất nhiều sách báo, tài liệu, website hướng dẫn cho các bạn chăm sóc cá Betta nở trứng nhưng lại không chú trọng đến việc nuôi cá con cho đến khi cứng cáp, trở thành những chú Betta trưởng thành với bộ vây thướt tha.

Sau khi cá trống ép hết trứng, trứng được phun lên tổ bọt, nhìn thấy cá mái nằm 1 góc và bụng xẹp lép thì lúc đó nên vớt cá mái ra. Khi cá con nở, khoảng được 3-4 ngày thì bạn nên vớt cá trống ra (nếu bạn không muốn cá con thành món mồi cho cá trống).

Trong vài ngày đầu, cá con chỉ thể ăn loài thuộc lớp trùng mao (trùng cỏ). Bạn nên cho cá con ăn khi cá đã bơi ngang. Lưu ý phải che kín hồ, chỉ cần chừa vài lỗ nhỏ để thở (vì dể có bụi bẩn, muỗi bay vào đẻ trứng) điều đó không hề tốt cho cá con của bạn.

Khi cá con được một tuần tuổi thì bạn nên cho chúng ăn atemia (ấu trùng tôm nước mặn). Chỉ sau 1 vài lần làm quen, cá con sẽ nhanh chúng nuốt lấy loại thức ăn này. Khi cá đã ăn, phần bụng chúng sẽ béo lên và có màu hồng, điều này có nghĩa cá của bạn đang lớn. Mới đầu bạn nên cho cá ăn 1 ít sau đó tăng dần lên.

Khoảng được 2 tuần bạn nên bắt đầy hé miếng che hồ từ từ để thông hơi và phải quan sát, không được mở miệng che hồ quá nhanh hay quá rộng. Điều này khiến nước lưu thông mạnh (gió thổi vào), không tốt cho cá con.

Khi cá được 4~5 tuần tuổi, bạn có thể vớt cá ra một hồ khác. Một thể tích khoảng 4~5 lít có thể chừng 25 con Betta, điều này giúp cá của bạn mau phát triển.

Khi cá được 2,5~3 tháng, thì những con trống không thể sống chung được với một hồ nhiều cá như vậy vì có thể ảnh hưởng đến đuôi và vây của chúng.

Vào thời điểm này bạn nên chuẩn bị những hủ nhựa để tách bầy. Bạn có thề tách cá trống ra riêng, khi cá trống được đưa hũ riêng thì chúng sẽ phát triển nhanh 1 cách đặc biệt.

Cách Để Chăm Sóc Cá Betta

Thả cá Betta vào ngôi nhà mới Giữ cho bể cá sạch sẽ

Cá Betta chỉ sống được trong một loại nước cụ thể có độ cứng và pH nhất định. Chúng mất rất lâu để thích nghi với môi trường mới và quá trình này rất căng thẳng đối với cá. Để cho cá Betta thích nghi hoàn toàn với ngôi nhà mới trước khi bạn thực hiện bất kỳ thay đổi nào cho nơi ở của chúng.

Làm sạch bể cá. Cá Betta sinh trưởng tốt nhất trong một bể cá tuần hoàn với máy lọc nước, nếu không bạn phải thường xuyên thay toàn bộ nước bể (tuy nhiên điều này có thể gây căng thẳng cho cá Betta). Vây của cá Betta rất mỏng manh, vì thế, điều chỉnh dòng chảy chậm hay sử dụng lọc mút là tốt nhất. Cẩn thận hút đáy của bể lọc mỗi khi thay một lượng nước nhỏ hàng ngày. Nước bể bẩn là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh, chẳng hạn như bệnh thối vây. Tuy nhiên, đừng lo lắng vì làm sạch bể cá là vấn đề rất dễ xử lý.

Bạn nên thêm dechlorinator (được xem như một chất ổn định nước bể) vào nước; chất này giúp khử đi clo/clo-ra-min gây hại cho cá trong nước máy, đồng thời lọc vi khuẩn.

Đảm bảo rằng nước mà bạn vừa thay có nhiệt độ tương đương với nhiệt độ nước cũ trong bể để tránh gây sốc nhiệt, dẫn đến cái chết cho cá. Sử dụng nhiệt kế bể thủy sinh để kiểm tra nhiệt độ nước.

Những sự thật thú vị về cá Betta

Một vài điều rất hay ho về loài cá Betta chọi này:

Betta là một loài trong họ Anabantoid (cá sặc cảnh cũng thuộc họ này). Chúng có một hệ thống hô hấp dự phòng cho phép cá lấy ô-xy trực tiếp từ không khí, tuy nhiên, chúng vẫn cần một hệ thống lọc trong bể.

Cá Betta cái thường nhỏ hơn so với cá đực. Hình dáng vây cá cái không đẹp bằng vây cá đực. Tuy nhiên, cá cái vẫn rất đẹp theo cách riêng và vô cùng hiếu chiến! Không nên nuôi chúng chung với nhau vì cá cái có thể đuổi theo những chiếc vây sống động của cá đực và làm cho vây cá đực bị rách.

Khi cá Betta làm tổ bọt (nhả bong bóng trên mặt nước) không có nghĩa là chúng đang vui, điều này cho thấy cá Betta đang chuẩn bị đẻ trứng.

Khi con đực thích một con cái, cá đực sẽ phồng mang, cong người và xòe vây ra. Khi con cái thích một con đực, cá cái sẽ uốn éo tới lui trước mặt cá đực.

Chúng còn được biết với tên gọi ‘Cá Betta Chọi.’

Cá Betta điển hình bán trong các cửa hàng sinh vật cảnh là loài Betta splendens. Vẫn còn rất nhiều những loài hiếm hơn chủ yếu sống trong tự nhiên và chúng có thể trông như một loài cá hoàn toàn khác!

Lời khuyên

Hãy nhớ rằng nếu cá Betta đột nhiên tỏ ra thụ động khi bạn vừa mới thay nước thì có thể là do nước quá nóng hoặc quá lạnh.

Rửa sạch các đồ trang trí trước khi đặt chúng vào bể!

Cá Betta thường ngủ trong những tư thế bất thường, có khi thậm chí trông như đã chết. Điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu cá Betta của bạn nằm dưới hồ quá lâu/thở quá nhanh thì có thể chúng bị bệnh

Không nên thả cá Betta con chung với cá Betta trưởng thành vì chúng có thể chọi nhau.

Bạn có thể sẽ gặp không ít khó khăn trong việc chăm sóc cá Betta nếu như bạn còn nhỏ. Hãy nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ hoặc người giám hộ.

Đảm bảo môi trường sống của cá Betta có một chút ánh nắng mặt trời, nhưng đừng đặt chúng ngay bên dưới ánh nắng trực tiếp vì chúng có thể chết vì nóng!

Luôn kiểm tra tình trạng sức khỏe của cá Betta.

Đừng cho cá Betta ăn quá nhiều!

Làm sạch bể mỗi tháng một lần.

Không nên nuôi chung cá Betta với nhau. Chúng sẽ tàn sát lẫn nhau. Bạn cũng nên tránh đặt thủy tinh hay gương trong bể vì Betta sẽ tự tấn công chính mình trong gương!

Cảnh báo

Máy lọc nước hút hoặc thổi nước quá mạnh có thể làm dao động vùng nước xung quanh cá Betta và có khả năng làm hại những vây đuôi mỏng manh của chúng. Chọn mua máy lọc nước có mức độ thổi điều chỉnh được.

Cá Betta rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nhìn chung, một sự thay đổi nhỏ tầm 2-3 °C cũng có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch của chúng. Nếu có khả năng, bạn nên đầu tư một máy sưởi để sử dụng.

Không nên sử dụng nước cất. Nước cất là nước mà tất cả chất khoáng cũng như chất dinh dưỡng bị loại bỏ hoàn toàn. Cá Betta trong tự nhiên không sống trong môi trường nước cất, vì thế việc ép chúng thích nghi với điều này có thể gây hại cho sức khỏe cá.

Nếu bạn nuôi thêm cá khác, tránh chọn những loại cá có màu sắc sáng hơn (chẳng hạn như cá bảy màu) và đuôi dài rũ hơn (cá bảy màu, cá vàng, vân vân) cá Betta của bạn. Cá Betta có thể nhầm bất kỳ con cá sặc sỡ nào đó trong hồ là cá Betta khác. Tránh nuôi chung cá Betta với những loài cá hung dữ hoặc có vây nhọn, chẳng hạn như những loài cá thuộc họ cá chép. Cá Ngựa vằn, một số loài cá Tetra và hầu hết các loài cá lòng tong đều có thể chung sống hòa thuận với cá Betta. Những loài cá ăn đáy như cá Chuột cảnh và cá ăn rêu Otto (otocinclus) cũng là những lựa chọn tốt. Hãy tìm đọc trên các diễn đàn về cá cảnh để có thêm nhiều gợi ý.

Dĩ nhiên là bạn cũng không thể nuôi cá Betta trong bát, cốc hay bể cá dung tích dưới 10 lít. Chúng cũng cần không gian sống phù hợp!

Những thứ bạn cần

Bể cá (9,4-38 lít trở lên)

Chất ổn định nước bể (khử clo để nước máy trở nên an toàn cho cá)

Để vớt cá, bạn dùng vợt vớt cá (vợt vớt tôm là tốt nhất); tuy nhiên, bạn có thể cân nhắc sử dụng một chiếc cốc vì lưới trên vợt có thể làm tổn thương vây cá Betta. Chắc rằng nước trong cốc không quá đầy, nếu không cá có thể nhảy ra ngoài.

Thức ăn cho cá Betta (hàm lượng protein cao)

Đá cuội hoặc sỏi nền để rải dưới đáy bể

Thêm một số đồ trang trí để làm đẹp cho bể cá đồng thời tăng thêm nơi trú ẩn cho cá Betta. Tuy nhiên, nếu bị rách, cá Betta sẽ dễ bị viêm nhiễm bởi vi khuẩn dưới đáy hồ, dẫn đến bệnh thối vây, vì thế hãy chọn đồ trang trí an toàn

Máy sưởi bể cá để làm ấm nước

Máy lọc nước

API Stress Coat, hóa chất này vừa có tác dụng ổn định chất lượng nước, đồng thời là một phương thuốc làm cho vây cá bị thương nhanh mọc lại và giúp cá giảm căng thẳng đến 40%. (Tùy chọn)

Cây thủy sinh hoặc cây lụa (tránh dùng cây nhựa vì chúng có thể làm rách vây cá Betta)

Cách Ép Và Chăm Sóc Cá Betta Bột Đơn Giản Mà Hiệu Quả

Bài viết áp dụng cho kiểu hồ ép không đáy. Tức là dùng hồ to nuôi cá bột. Đổ nước vào (10cm) rồi đặt hồ nhỏ không đáy vào để ép cá thẳng trong hồ. Khi cá mái đẻ xong và ta làm tuần tự cho tới khi cá con tự bơi ngang. Cuối cùng rút hồ ép lên để cá con túa ra. Sau đó bỏ bobo vô cho cá con ăn.

Với hồ ko đáy, các bạn đỡ cực vì phải nhẹ nhàng đổ cá con ra.

Mình thì thích nuôi hồ kình vì khoái ngắm cá con phát triển.

– Cá được 2 tuần tuổi thì cầm lá bàng bỏ vào giữa hồ, hồ 80cm thì 2 lá (mỗi đầu hồ 1 lá), hồ 60cm thì 1 lá ngay giữa hồ. Chống pH cho cá bột.

– Cá bột dưới hồ to, nhớ không thay nước, rút phân vì bobo nó sử lý dùm rồi, chỉ chăm nước vào hồ thôi, nước máy cho vào cũng không sao đâu, khi nào thấy mực nước xuống dưới 10cm thì chăm thêm cho đủ 10cm.

– Cá 1 tháng tuổi vẫn cứ ăn bobo, lúc này chuẩn bị nước sẵn, rồi chăm vào 5cm, nước lên thành 15cm là ok, 2 tuần sau cho lên 20cm.

– Cá 2 tháng tuổi cho ăn lăng quăng nhỏ là đạt, cho ăn trùn chỉ thì cầm 1 cục nhỏ khuấy lên đổ vô, hết thì cho ăn thêm, không cho vào 1 lần 1 đống, phí, độ ph mau lên, mau chết cá. Cá ăn đến khi bụng to đùng thì ngưng. Ngày ăn 2 bữa sẽ mau to.

– Cá 3 tháng tuổi, thì bắt những con to nhất đàn, cỡ ngón tay giữa là tốt nhất. + Cá PK thì 4 tháng bắt cũng đc, không sao. + HM 2,5 tháng bắt ra nuôi riêng, hồ 2L nuôi là số zách hoặc thùng nước to. 12L.

Còn phần rong, mua về, rửa sạch trước 2 ngày = nước tetracyline nhẹ, phơi ngắng càng tốt, rồi cho vào hồ khi cá bột đạt 1 tuần tuổi.

Nếu nhà bạn có sân hoặc 1 nơi thoáng mát, ánh nắng có thể chiếu vào hồ cá bột, thì quá tuyệt vời.

Hình ảnh thật.Cách bố trí hồ ép và nuôi cá bột.

Sau đó tôi châm nước vào và canh cho trùng với mực nước bên trong. Vì độ chênh lệch cao, cũng làm cho nhiệt độ giữa 2 hồ chênh lệch. Hoặc là ngang nhau, hoặc mực nước bên ngoài cao hơn chút xíu.

Còn đây là cách lọc bobo (thủy hông trần) cho cá bột ăn.

Bo bo nhí sẽ chui wa cá lổ liti, và kích thước của chúng cũng ngang tầm atermia bột, nên xài thoải mái, lại rẻ tiền mà dễ kiếm.

Các đốm liti trắng là chúng đó.

Cách Chăm Sóc Cá Chọi Betta Lên Màu Đẹp Nhất

Cá chọi Betta là dòng cá nhỏ sinh sống trong môi trường nước ngọt. Với hình dáng nhỏ nhắn, cơ thể uyển chuyển, màu sắc sặc sỡ chúng được rất nhiều người yêu thích và nuôi dưỡng làm cá cảnh trong các bể cá phong thủy hay hồ thủy sinh.

Cá lia thia là dòng cá hoang dã thuộc khu vực Thái Lan, Campuchia và khu vực bán đảo Mã Lai.

Đặc điểm của cá Betta

Cá Betta là dòng cá cảnh nhỏ với màu sắc vô cùng sặc sỡ. Một chú cá xiêm khi trưởng thành chỉ dài từ 6 – 8cm.

Phần đầu của cá tương đối nhỏ, phần miệng nhỏ – hàm dưới dài hơn hàm trên. Đôi mắt của cá có tỷ lệ trung bình và hơi lồi. Phần thân của chúng khá nhỏ, phần lưng hơi gù. Xung quanh cơ thể cá từ phần lưng cho đến bụng đều được bao phủ bởi lớp vây dài mềm mại và uyển chuyển.

Đuôi của cá khá dài và rất đa dạng về kiểu cách. Tuy từng dòng sẽ có kiểu đuôi khác nhau: kiểu Veiltail (đuôi tủ không đối xứng), Combtail (vây đuôi lược), Half-moon (vây đuôi rộng và xòe), Fantail (đuôi hình quạt), Crowntail (đuôi vây tưa – chia thành nhiều nhánh nhỏ), Short-finned fighting style (vây ngắn), Delta tail (đuôi mở rộng và sắc cạnh), Double-tail (vây đuôi chia làm đôi)….

Cá lia thia sinh sản?

Cá lia thia sinh sản theo hình thức giao phối và đẻ trứng. Hình thức giao phối của dòng cá này khá đặc biệt, được gọi là ép hoặc quấn lấy cá cái. Cá đực sẽ dùng thân hình uốn cong ép chặt lấy cá cái. Mỗi lần cá đực ép cá cái, cá cái sẽ sinh sản được 10 – 40 trứng, ngay sau khi cá cái đẻ trứng, cá đực sẽ phóng tinh trùng vào mỗi quả trứng. Sau khi kết thúc quá trình sinh sản, chỉ có cá đực làm nhiệm vụ trong coi và chăm sóc trứng đến khi nở.

2. Phân loại Cá Betta

Cá lia thia rồng

Cá betta rồng hay còn gọi là xiêm rồng, lia thia rồng, chọi rồng… dòng cá này có nguồn gốc đến từ các nước thuộc khu vực Đông nam Á. Dòng cá này có rất nhiều màu sắc vô cùng sặc sỡ. Thông thường, dòng cá này khi trưởng thành có chiều dài khoảng 8cm. Thân hình của chúng hơi dẹt giống với cá rồng, đuôi và vây lớn xòe rộng. Một số dòng cá Betta rồng phổ biến:

Betta rồng đen: dòng này toàn bộ thân hình sẽ có màu đen, có con thân hình sẽ hơi có màu xám trắng.

Betta rồng xanh: toàn bộ thân hình hoặc phần vây có màu xanh dương đậm.

Betta rồng vàng: cơ thể chúng có màu vàng nhạt và phần đuôi xòe rộng.

Betta rồng đuôi tưa: dòng cá rồng này có rất nhiều màu, điểm đặc biệt nằm ở cấu tạo của đuôi, phần đuôi chia nhỏ và không xòe rộng.

Cá lia thia koi

Dòng cá này là kết quả lai giữa dòng cá lia thia thuần chủng cùng với dòng cá vàng Koi nổi tiếng của đất nước Nhật Bản. Cá Betta koi có thân hình gần giống với dòng cá vàng koi và phần đuôi có sự lai tạo giữa 2 dòng cá. Một số dòng cá lia thia koi phổ biến nhất.

Cá Betta fancy koi: hay còn cách gọi khác lia thia fancy, xiêm koi, chọi koi là dòng cá đẹp có khả năng đổi màu. Màu sắc của chúng với màu đốm vô cùng sặc sỡ. Tùy từng cách phối giống, cá betta fancy koi có thể có đuôi xòe rộng hoặc đuôi dài mềm uyển chuyển giống cá chép koi.

Cá Betta Halfmoon: cá betta halfmoon còn gọi là cá lia thia halfmoon, cá xiêm halfmoon, cá chọi halfmoon…. Dòng cá này thường có màu đỏ cam – màu sắc đặc trưng của dòng cá Koi. Không chỉ màu đỏ cam, điểm xuyết trên cơ thể chúng là màu đen và màu trắng rất bắt mắt (dòng cá này mang nhiều đặc điểm của dòng cá koi hơn là dòng cá betta).

3. Cách chăm sóc cá chọi cảnh

Cá betta hoặc cá lia thia, cá xiêm, cá chọi – Đây là dòng cá cảnh được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, để nuôi được dòng cá cảnh này đẹp thì không phải ai cũng biết cách. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một vài kinh nghiệm để chăm sóc cho cá đẹp và khỏe mạnh.

Lưu ý khi cho cá ăn: chỉ nên cho cá ăn 2 bữa, 1 bữa vào sáng sớm và 1 bữa vào lúc tối muộn. Không nên đổ quá nhiều thức ăn chỉ nên cho lượng thức ăn vừa phải. Nếu cho quá nhiều lượng thức ăn sẽ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.

Mỗi trường sống của cá betta

Muốn nuôi một chú cá rồng khỏe mạnh, các bạn nên chuẩn bị bể nuôi phải đạt chuẩn về các yếu tố như nhiệt độ, trung hòa axit. Bể nuôi cá chuẩn phải đạt nhiệt độ từ 24 – dưới 30oC, độ pH đạt từ 7 – 7.5, độ dH dao động trong khoảng 7 – 20.

Trong khi nuôi cá các bạn nên thường xuyên thay nước trong bể nuôi. Theo kinh nghiệm của những người nuôi cá cảnh lâu năm, các bạn nên thay nước cho cá 1 – 2 lần/tuần. Khi thay nước các bạn chỉ nên thay 2/3 lượng nước, giữ lại ½ lượng nước cũ, giúp cho cá không bị sốc với môi trường nước mới.

Cá betta là một dòng cá có tính cách khá hung dữ và hiếu chiến, chính vì vậy các bạn không nên nuôi quá nhiều loài cá ở trong cùng bể với cá betta. Đặc biệt, không nên đặt gương ở các cạnh của bể cá, khi chúng nhìn vào gương – hình ảnh phản chiếu sẽ làm chúng lầm tưởng là đối thủ và sẽ tấn công – gây thương tích cho cá.

Các bệnh thường gặp ở cá Betta

Trong khi nuôi, những chú cá của các bạn rất dễ mắc các chứng bệnh như sau:

Cá betta không bơi,nằm im: khi cá có triệu chứng không bơi có thể cá của cá của các bạn đang mắc chứng bệnh đốm trắng, bệnh thối vây, bệnh nấm, bệnh lở miệng…. trong những trường hợp này các bạn nên cách ly cá vào trong một chiếc bể khác và cho vào trong nước của cá chút thuốc tím hoặc muối để ngăn chặn tình trạng bệnh và chữa bệnh cho cá.

Ngoài những chứng bệnh trên, những chú cá betta còn có thể mắc các bệnh như stress, bỏ ăn, sưng mắt, bướu ở đầu, đốm đỏ và bị ký sinh trùng bám.

4. Cá Betta giá bao nhiêu? Mua ở đâu rẻ, đẹp và chất lượng?

Cá lia thia là dòng cá cảnh được rất nhiều người yêu thích. Chính vì điều này mà có rất nhiều nơi buôn bán dòng cá này với các mức giá khác nhau. Vậy, mua cá chọi cảnh ở đâu giá rẻ và chất lượng?

Cá Betta con Cái: 100 – 180 nghìn đồng/con.

Cá Betta con Đực: 80 – 150 nghìn đồng/con.

Theo chúng tôi nhận định đây là mức giá tương đối rẻ , bạn đọc hoàn toàn có thể mua về để trang trí cho không gian gia đình

Cách Chăm Sóc Để Cá Betta Lớn Nhanh, Lên Màu Đẹp?

Cách chăm sóc để cá betta lớn nhanh, lên màu đẹp? Bạn có muốn tìm hiểu xem các trại cá làm thế nào để cá betta bột lớn nhanh nhất?

1. Vì sao cần chăm sóc cá betta lớn nhanh, lên màu đẹp?

Mỗi người đều có quan điểm riêng về vấn đề này. Dạo một vòng trên mạng và ngắm cá betta của nhiều trại cá đạt vẻ đẹp hoàn thiện khi chỉ mới 2 hoặc 3 tháng tuổi. Còn mấy con như nòng nọc 4 tháng tuổi của mình thì nhỏ xíu, chưa lên màu. Có khi nào bạn tự hỏi mình đã làm gì không đúng?

Những thuận lợi khi làm cho cá của bạn lớn nhanh, dĩ nhiên, đó là bạn có thể đạt được mục tiêu lai tạo của mình nhanh hơn bằng cách tiến hành ép lứa cá kế tiếp sau mỗi 3-4 tháng thay vì 7-8 tháng.

Do hầu hết mọi người đều bị cuốn hút vào việc lai tạo cá betta. Cụ thể bởi vì sự kết hợp các màu sắc/hoa văn gần như không giới hạn của chúng. Mong muốn nhất có lẽ là thế hệ betta con lớn càng nhanh càng tốt.

2. Cách chăm sóc để cá betta lớn nhanh, lên màu đẹp? a. Nguồn nước và nguyên nhân cá betta chậm lớn

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng hầu hết các loài cá, kể cả cá betta, tiết ra hormon có tác dụng ức chế sự tăng trưởng.

Trong bầy cá betta, có thể nói rằng hormon tăng trưởng này hạn chế tiềm năng của những con nhỏ hơn. Đem lại ưu thế cho những con lớn hơn, khỏe hơn.

Mặc dù rất khó giải thích về sự chênh lệch đáng kể về kích thước giữa các con cá trong cùng bầy. Hormon này thực sự ức chế sự tăng trưởng của cá để chúng không thể phát triển nhanh trong môi trường sống của mình.

Trong tự nhiên, đây là một công cụ hữu ích, đảm bảo rằng có đủ không gian và tài nguyên cho cả bầy.

Còn trong hồ nuôi thì điều này lại không thuận lợi.

Chỉ vài con trong bầy khoảng một trăm con trong hồ nhỏ sẽ nhanh chóng tiết ra một lượng hormon đủ để ức chế sự tăng trưởng một cách mạnh mẽ trừ khi nước được thay, và thay một cách thường xuyên.

b. Chất lượng nước quyết định cá betta phát triển nhanh hay chậm

Hầu hết những nhà lai tạo mới thường không thay nước đủ ở mức mà lẽ ra họ phải làm để cá con lớn nhanh.

Nguyên nhân chủ yếu đó là các nhà lại tạo tận tâm chỉ cảm thấy cần phải thay nước một hoặc hai lần trong tuần là đủ để duy trì nồng độ ammonia và nitrite/nitrate trong hồ nuôi.

Mặc dù điều này là cần thiết để đảm bảo cá betta bột khỏe mạnh lâu dài. Nhưng thay nước hai lần một tuần lại không đủ để giúp cho cá bột của bạn phát triển tốt nhất.

c. Thay nước thường xuyên cho cá betta phát triển

Tôi thay tối thiểu 50% nước hồ cá của mình mỗi ngày.

Những nhà lai tạo thành công khác nói rằng họ thay 80-100% nước mỗi ngày và thu được kết quả tuyệt vời.

Bắt đầu thay nước khi cá đạt 2 tuần tuổi.

Nếu bạn bắt đầu ép khi hồ có một nửa nước, bạn có thể thêm nước vào mỗi ngày cho tới khi đầy hồ.

Quá trình này nên kéo dài từ 4-7 ngày, sau đó sử dụng ống siphon để thay nước dể hơn.

Chỉ cần hút hết cặn bã từ đáy hồ bằng ống siphon nhỏ cẩn thận hút sạch đáy hồ. Khi hồ đã sạch, bạn có thể dùng ly múc ra 50% phần nước còn lại.

Khi đã múc ra một nửa nước, bạn chỉ đơn giản đổ đầy bể bằng nước sạch đã được xử lí.

Tôi không đề nghị thay nước nhiều hơn 50-70% mỗi ngày. Mặc dù cá lớn nhanh hơn khi TẤT CẢ hormon được lấy ra khỏi nước. Thay toàn bộ nước khi cá còn nhỏ có thể làm chúng căng thẳng.

Sau khi cá con được tách ra nuôi riêng, làm cho cá lớn nhanh bằng cách thay 100% nước mỗi ngày.

d. Dinh dưỡng trong thức ăn của cá betta

Mặc dù tôi luôn đề nghị nuôi cá betta bằng loại ăn thức ăn tốt nhất mà bạn có. Nhưng tôi nhận thấy thức ăn chỉ là vấn đề thứ yếu so với chất lượng nước.

Tôi đã nuôi cá betta đạt đến kích thước triển lãm trong vòng 4 tháng. Không gì khác ngoài thức ăn đông lạnh và thay nước thật nhiều.

Thức ăn tươi hay động lạnh không đóng vai trò quyết định để cá tăng trưởng nhanh chóng. Chúng CẢI THIỆN sức khỏe và thể trạng chung của cá. Góp phần làm cá đạt đến kích thước to hơn.

Thay thật nhiều nước mỗi ngày thì có thể mất nhiều thời gian, nhất là khi bạn có nhiều hồ. Đặc biệt là phải sắp xếp công việc, gia đình. Nhưng bạn hãy thử làm như trên để xem chuyện gì sẽ xảy ra.

Tôi tin là bạn sẽ hài lòng với kết quả thu được. Kích thích cá betta phát triển nhanh hơn, làm cho betta đẹp hơn một khi chúng trưởng thành.

Vì vậy bạn hãy xăn tay áo lên và thọc tay vào nước. Tôi nghĩ là bạn sẽ phát hiện ra rằng đấy là điều đáng làm.

e. Phương pháp nuôi cá betta từ Rod Panerio

Một phương pháp nuôi cá betta mau lớn của nhà lai tạo từ IBC là Rod Panerio:

Có thể nuôi cá betta đạt đến kích thước triển lãm trong vòng từ 8-12 tuần bằng kỹ thuật này.

Lựa chọn thức ăn phù hợp với kích thước của cá, ông cho cá ăn loại thức ăn lớn nhất mà chúng có thể nuốt. Cá được cho ăn nhiều lần một ngày, nhiều tới mức chúng còn có thể ăn được.

Có thể phương pháp này là cực đoan vì nhiều cá con bị chết vì bội thực.

Tuy nhiên, phương pháp này đem lại hiệu quả rõ rệt! Như đã đề cập, ông cũng thay rất nhiều nước trong hồ cá. Tạo ra những con cá betta xinh đẹp, nổi bật và chóng lớn trong thời gian thật ngắn.

Nguồn: Victoria Parnell – bettas4all

Cá Betta Là Cá Gì? Cách Nuôi Và Chăm Sóc Cá Betta Khỏe Mạnh, Lớn Nhanh

là một loài cá cảnh đang được rất nhiều người yêu thích. Những chú cá này có màu sắc sặc sỡ và những chiếc vây mềm mại, óng ả sẽ làm cho không gian ngôi nhà được đẹp mắt hơn. Tuy nhiên nuôi cá Betta cần chú ý những gì và kỹ thuật nuôi cá chọi cảnh Betta có khó không? Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm trong bài viết sau.

Cá Betta hay còn gọi là cá Xiêm, cá chọi. Đây là loài cá được nuôi rất phổ biến ở nước ta. Cá có tên khoa học là Betta splendens, thuộc bộ cá vược và có họ với cá tai tượng.

Cá Betta có nguồn gốc từ loài cá Betta splendens Regan. Hiện nay chúng được chọn lọc và lai tạo vì thề có rất nhiều loại khác nhau. Đây là một loài cá có tuổi thọ trung bình là 2 – 3 năm. Tuy nhiên trong vòng 1 năm đầu, cá sẽ khỏe mạnh và có vẻ đẹp rực rỡ nhất.

Một trong những lý do loài cá này được yêu thích đó là vì chúng có rất nhiều màu sắc rực rỡ. Toàn thân chúng được bao phủ bởi một lớp vảy dày, thâm chí lớp vảy còn trùm kín cá nắp mang và trên đầu. Phần vây của cá dài và mềm mại, quyến rũ.

Hiện tại loài cá này được lai tạo có nhiều màu sắc khác nhau như màu xanh dương, xanh ngọc, xanh thép, màu vàng, màu đen, màu nhị sắc… Một số chú cá còn có hoa văn như bướm hoặc cẩm thạch.

Giống cá này được nhập khẩu từ Thái Lan và được mệnh danh là nữ hoàng trong những loài cá Betta. Bởi chúng có màu sắc khá giống với những chú cá chép Koi đến từ Nhật Bản. Trên thân chúng có rất nhiều màu từ đơn sắc, nhị sắc và đa sắc. Những mảng sắc màu trên đuôi chính là điều mà ai cũng yêu thích ở loài cá này.

2.2. Betta Halfmoon – cá Fancy đuôi dài

Loài cá này có giá cả sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc nó có xuất xứ từ Thái Lan hay Việt Nam. Chúng có đặc trưng với các cặp vây lớn hơn so với những con cá chọi thông thường. Loài cá này chính là kết quả của sự lai tạo giữa một chú cá Betta thông thường và một dòng cá Betta Smaragdina.

Tuy không có bộ đuôi với góc xòe đủ rộng 180 độ như các loại cá Betta khác tuy nhiên chúng lại có một điểm đặc biệt khác. Đó là những chiếc vây bơi to ở hai bên, chính vì thế chúng còn được gọi là ” cá tai voi”. Hiện tại loài cá này có 5 màu sắc cơ bản là ánh đỏ, ánh tím, ánh vàng, siêu trắng bạch kim.

Bạn đã tìm được giống cá Betta mà mình yêu thích chưa? Tiếp đến, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá Betta mà bạn cần biết.

– Khi chọn cá Betta trống thì nên chọn con có kích thước lớn, màu sắc rực rỡ, chuẩn nét. Các vây, vảy hoàn thiện không được rách hoặc nhợt nhạt màu sắc. Những vây bụng và lưng phải xòe rộng, không dị tật. Đây là những con cá chọi Betta khỏe mạnh và hung hăng nhất.

– Đố với cá mái thì việc chọn những con khỏe mạnh và vẻ ngoài hoàn thiện sẽ tốt nhất. Tuy nhiên với cá mái thì nên để ý bụng xem có tròn không. Bạn cũng có thể bắt cá mái lên tay và xem phần hậu môn có mụn trắng không? Nếu đã có thì đây là chú cá có thể sẵn sàng sinh sản được.

Môi trường sống luôn là điều rất quan trọng khi bạn chọn nuôi bất kỳ loại cá nào. Và môi trường tốt nhất để nuôi betta là nước mềm, ấm và có độ pH trung tính hoặc nhẹ. Một điều bạn cần lưu ý nữa là trong bể cá không nên đặt các thiết bị chạy oxy hay máy lọc. Bởi loài cá này yêu thích môi trường nước yên tĩnh.

Trong bể cá bạn cũng có thể thả thêm rong, tảo nếu muốn bể cá sinh động hơn. Không gian để nuôi cá cũng không cần quá lớn. Bạn có thể nuôi những chú cá này trong bể cá mini, chai thủy tinh cũ… Tuy nhiên nên đặt bể cá ở nơi không có ánh sáng trực tiếp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Đồng thời nên quan sát và thay nước thường xuyên để cá luôn sống trong môi trường sạch sẽ.

Khi nuôi bất kỳ một loài cá cảnh nào, thức ăn là điều bạn nên quan tâm. Bởi với mỗi loài cá nguồn thức ăn bạn cần cung cấp cho chúng là khác nhau. Trong tự nhiên, cá Betta thường ăn các ấu trùng hay côn trùng nhỏ. Chính vì thế khi nuôi cá bạn hoàn toàn có thể sử dụng những loại thức ăn này.

Chỉ nên lưu ý một điều đó chính là bạn không nên cho cá ăn quá nhiều. Mỗi ngày chỉ cần 10 con cung quăng hay vài cọng trùn chỉ. Hoặc nếu không có những loại thức ăn trên thì tìm mua những thức ăn chế biến sẵn cũng có thể nuôi được cá. Chia nhỏ lượng thức ăn trên cho 2 – 3 bữa/ ngày như vậy cá mới có thể phát triển khỏe mạnh.

Cá Betta là loài có tính hiếu chiến cao, chính vì thế không nên nuôi cá với số lượng nhiều. Bởi vì chúng sẽ thể hiện sức mạnh của mình bằng cách đánh nhau. Bạn cũng không nên để gương phản chiếu ở gần nơi chúng sinh sống, có thể chú cá sẽ hiểu nhầm đấy.

Tuy nhiên thỉnh thoảng bạn cũng có thể cho chúng ở cùng bể với nhau. Bởi vì đôi lúc hiếu chiến cũng giúp chúng tỉnh tá, tinh nhanh hơn.

Khi đã biết được kỹ thuật nuôi cá thì bạn đã sẵn sàng nuôi một bể cá rồi đúng không? Tuy nhiên giá của các loại cá này như thế nào, địa chỉ mua cá ở đâu? Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết sau.

Giá của cá betta rồng nhìn chung khá rẻ chính vì thế không khó để sở hữu một bể cá chọi trong nhà. Tuy nhiên giá của cá mái sẽ cao hơn cá trống.

Thông thường giá rơi vào khoảng 90,000 đồng đến 180.000 đồng/con.

Để lựa chọn được một điểm mua cá Betta uy tín, đảm bảo nguồn gốc, chất lượng không phải dễ. Tuy nhiên nếu ở các thành phố lớn thì sẽ có một vài gợi ý :

Ở thành phố Hồ Chí Minh: Cơ sở nuôi Minh Quang, Betta Garden, Betta shop…

Ở thành phố Hà Nội bạn nên đến Công ty TNHH Minh Vương, Mega Betta VN…

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chăm Sóc Cá Bột Betta trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!