Xu Hướng 10/2023 # Cá Thát Lát Rút Xương # Top 16 Xem Nhiều | Psc.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cá Thát Lát Rút Xương # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cá Thát Lát Rút Xương được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giá lẻ: Liên hệ 0336316194 Giá sỉ: Liên hệ 0336316194 Giao hàng: Giao hàng tận nơi. Tình trạng: Có sẵn . 9940

Thịt Cá Thác Lác ngon vào loại bậc nhất trong các loài cá nước ngọt, cá có thể chế biến nhiều nhiều món ngon khác nhau như: thác lác chiên giòn, nướng mọi…chấm tương ớt, mắm me đều tuyệt. Nhưng nhiều người ngại ăn vì xương nhiều, nhất là trẻ nhỏ.

Đóng gói từng con trong bao bì hút chân không, khối lượng tịnh (chỉ tính khối lương cá) là: 275g/gói, 300g/gói, 325g/gói, 333g/gói… với nhãn mác thông tin đầy đủ, giá cả hợp lý.

Sản phẩm có loại bảo quản trong tủ đông (hạn sử dụng 12 tháng) hoặc trong tủ mát (hạn sử dụng 7 ngày).

CÁ THÁT LÁT RÚT XƯƠNG, đó là kỹ thuật lọc và rút hết xương bên trong thịt cá, xử lý thịt với gia vị thơm ngon, tạo nên một sản phẩm mới lạ mà vô cùng tiện dụng và an toàn. Với sản phẩm này, những người yêu ẩm thực có thể dễ dàng chế biến thành những món ngon độc đáo phục vụ cho cả gia đình, kể cả người già, trẻ con cũng sẽ thỏa mái thưởng thức mà không có bất kỳ e ngại nào.

Từ cá thác lác, người dân có thể chế biến nhiều món ngon như: chả cá thác lác, cá thác lác chiên cơm cháy, cá thác lác nấu cải xanh, cá thác lác hấp lá nhàu, cá thác lác rút xương chiên giòn…

Đối với món cá thác lác rút xương chiên giòn, nên chọn cá nặng khoảng 700 – 800g để chế biến vì thịt cá rất chắc và ngọt. Các đầu bếp sẽ khéo léo lọc xương cá, đây là khâu khó nhất vì chúng nhiều chit chít, da và đầu cá được để nguyên. Thịt cá sau khi lọc được xay nhỏ, ướp hành củ tươi thái nhỏ, hành khô băm và các loại gia vị, trộn cho thịt cá thật nhuyễn và ngấm đều gia vị.

Nước mắm mặn hoặc chua ngọt, nước mắm me, nước chấm ớt xanh hải sản, tương ớt, nước hương, nước chấm xí muội….

GIỚI THIỆU 1 SỐ CÁCH CHẾ BIẾN CÁ THÁT LÁT RÚT XƯƠNG 1, Cá thát lát muối sả chiên giòn 2, Cá thát lát tẩm muối ớt chiên

Cá thát lát tẩm sả ớt chiên có hương vị đặc biệt của nó mà ít người biết được.

Nói đến cá thát lát nhiều người nhớ ngay đến món chả cá thát lát chiên, cá thát lát nhồi khổ qua hay nấu canh với cải trời, tần ô… Nhưng cá thát lát tẩm sả ớt chiên có hương vị đặc biệt của nó mà ít người biết.

Bởi cá thát lát là giống cá nước ngọt, mình dẹp lại có nhiều xương rất nhỏ nên đa phần ở chợ người bán thường xẻ cá làm đôi để nạo lấy thịt. Nếu đã chán với các món thát lát phải quết mỏi tay mới thưởng thức được độ dai và ngọt của nó thì sao không thử với món thát lát tươi tẩm sả ớt chiên giòn.

Khi chế biến món cá thát lát tẩm sả ớt chiên giòn cần chọn con lớn cỡ dài hơn gang tay người lớn, lựa những con mắt thật trong thì cá mới tươi. Cá đem về làm sạch, dần nhẹ bằng cán dao, sau đó cuộn cá đều từ đầu đến đuôi nhiều lần. Người ta đồ rằng, cuộn cẩn thận – cũng giống như quết chả – càng lâu thì xương cá mới nhuyễn và khi chiên cá càng dai. Dùng dao khứa vào thân cá khoảng cách chừng hai phân rồi đem ướp với hỗn hợp gồm ít muối và sả, ớt bằm nhuyễn. Để khoảng 15 phút cho cá thấm gia vị rồi đem chiên. Cần nhớ là sả ớt chỉ ướp cho thấm, lúc chiên gạt bớt ra để khỏi cháy, làm cá bớt thơm và giòn.

Cá thát lát chiên sả ớt ăn kèm với rau dấp cá, húng lủi… chấm muối tiêu chanh, hoặc dùng với nước mắm chua cay thì bữa cơm đã thuộc hàng đặc sản rồi đấy bạn ạ.

Giá cá thát lát rút xương trên thị trường

Giá cá thát lát rút xương hiện tại trên thị trường sẽ giao động từ 70,000đ-130,000đ/ 1 con (~300gr ). Giá cá thát lát rút xương tùy thuộc vào khối lượng mỗi con và gia vị tẩm ướp của nhà sản xuất.

Mua cá thát lát rút xương ở đâu tại TpHCM, Hà Nội, Long An, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Đà Nẵng…?

Tại TpHCM khách hàng có thể dễ dàng mua cá thát lát rút xương tại Minh Huy Foods: địa chỉ: 110//20/3 Bà Hom, P13, Q6, HCM. Hotline: 0336316194.

Minh Huy Foods là công ty cung cấp thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam với đa dạng sản phẩm từ khô, biển, sông nước đến đặc sản rừng. Minh Huy foods chuyên cung cấp sỉ thực phẩm cho nhiều đối tác trên toàn quốc.

Với khách mua sỉ số lượng lớn tại TPHCM, Minh Huy Foods sẽ điều nhân viên giao hàng tận nơi. Các địa điểm xa khác Minh Huy Foods sẽ giao hàng đông lạnh qua đường bộ, hàng không với các loại phương tiện vận tải đông lạnh chuyên dụng.

Cá Thát Lát Rút Xương Tẩm Vị 250G

Cá Thát Lát ( 90%), thịt cá tra, chất tạo ngọt (420ii), muối, chất điều vị (621), chất điều chỉnh độ axit (262i), tiêu… Hướng Dẫn Sử Dụng: Giữ nguyên bao bì, rã đông tự nhiên trong nước khoảng 10 – 15 phút, dùng để chiên, nướng, hấp…hoặc chế biến các món ăn theo yêu cầu. Hướng Dẫn Bảo Quản: 12 tháng, ở nhiệt độ -18 độ C hoặc trong ngăn đá tủ lạnh. *******************************************************************************

MÓN NGON TUY QUEN MÀ… LẠ

Nhắc đến cá thát lát, hầu hết mọi người đều chỉ nghĩ đến món “chả cá thần thánh” quen thuộc. Tuy nhiên, hãy thử một lần ăn CÁ THÁT LÁT RÚT XƯƠNG nguyên con của MÓN NGON HOÀNG GIA để cảm nhận hương vị độc đáo – thơm ngon, lạ miệng, dễ dàng chế biến.

Thát lát là loài cá nước ngọt sinh sống chủ yếu ở sông rạch, ao hồ, mình dẹp lại có nhiều xương rất nhỏ, nên cách xử lý thông thường là nạo lấy thịt, làm chả. Thịt cá thát lát ít chất béo, giàu protein & có độ dẻo dai rất đặc biệt, là món ngon quen thuộc đối với mọi gia đình Việt. Ngoài ra, cá thát lát còn có thể được sử dụng dưới hình thức nguyên con, ướp gia vị rồi chiên hoặc nướng. Tuy nhiên, nhược điểm của cách chế biến này nằm ở chỗ cá thát lát vẫn còn nhiều xương: ngoài xương sống to cứng, nó còn có nhiều xương hom nhỏ hình chữ Y phân bố toàn thân.

Nhằm khắc phục hạn chế nói trên, MÓN NGON HOÀNG GIA đã nghiên cứu và sản xuất món CÁ THÁT LÁT RÚT XƯƠNG, đó là lọc và rút hết xương bên trong thịt cá, xử lý thịt với gia vị thơm ngon, tạo ra 1 sản phẩm mới lạ mà vô cùng tiện dụng & an toàn. Với sản phẩm này, những người yêu ẩm thực có thể dễ dàng chế biến thành món ngon độc đáo phục vụ cho cả gia đình – kể cả người già, trẻ con cũng sẽ thoải mái thưởng thức mà không còn bất kỳ e ngại nào.

CÁ THÁT LÁT RÚT XƯƠNG của MÓN NGON HOÀNG GIA sản xuất từ nguồn nguyện liệu cá tươi sống cam kết sạch kháng sinh và không dùng chất cấm trong suốt quá trình nuôi trồng. Khi đến kích cỡ thu hoạch, cá sẽ được chế biến tại nhà máy sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo tuân thủ Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm. Sản phẩm được đóng gói từng con trong bao bì hút chân không, với nhãn mác thông tin đầy đủ theo quy định, giá cả hợp lý, bảo quản trong tủ đông (hạn sử dụng 12 tháng) hoặc tủ mát (hạn sử dụng 7 ngày.

CÁ THÁT LÁT RÚT XƯƠNG có thể dùng chiên trong dầu hoặc nướng, ăn kèm với rau sống, chấm với nước mắm chua cay, tương ớt hoặc nước chấm muối chanh ớt (nước chấm hải sản),… Rau sống là các loại rau vườn như húng quế, ngò gai, cải trời, khế chua, chuối chát… có thể kết hợp với bánh tráng cuốn bún, càng tăng thêm sự đậm đà, quyến rũ. Dễ chế biến, hương vị hấp dẫn, đóng gói và bảo quản tiện dụng, sản phẩm CÁ THÁT LÁT RÚT XƯƠNG của MÓN NGON HOÀNG GIA vừa thích hợp tạo nên làn gió mới trên các kênh phân phối thực phẩm trong cả nước, vừa dễ dàng “góp mặt” trong bữa cơm gia đình hàng ngày, lại vừa có thể “tỏa sáng” trên bàn tiệc vào các dịp trọng đại, lễ tết…

Kỹ Thuật Nuôi Cá Thát Lát

Cá thát lát

Cá Thát Lát (Notopterus; tên khác: cá phát lát) loài cá xương nước ngọt, thuộc họ Cá thát lát (Notopteridae). Thân rất dẹt, đuôi rất nhỏ, toàn than phủ vảy nhỏ; đường bên chạy giữa thân, tương đối lớn. Miệng tương đối to, mõm ngắn bằng, rạch miệng kéo dài đến trước ổ mắt. Vây hậu môn liền với vây đuôi. Cá xám ở lưng, trắng bạc ở bụng, phía dưới viền xương nắp mang màu vàng. Cỡ cá nhỏ, con lớn nhất dài 400mm, nặng 500g, trung bình 100-200g. Ăn tạp. Sau 1 năm tuổi, thân dài đến 165mm, nặng 200g, bắt đầu sinh sản, mùa đẻ tháng 5-7, trứng bám vào đá được cá đực bảo vệ; cá bố mẹ thường dùng đuôi khuấy nước, tạo điều kiện cho trứng hô hấp. Phân bố ở Ấn Độ, Thái Lan, Đông Dương; ở Việt Nam, tập trung chủ yếu ỏ vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng sông Đồng Nai và các tỉnh miền Trung. Sản lượng khai thác tự nhiên khá cao, có thể đánh cá quanh năm. Thịt ngon, một số địa phương nuôi cá thát lát ở ao, ruộng đạt kết qủa tốt.

(Theo Từ điển Bách khoa Nông nghiệp)

 Kỹ thuật sản xuất giống nuôi cá thát lát

(Notopterus notopterus Pallas)

Nuôi vỗ Cá Thát Lát bố mẹ

Chọn cá bố mẹ: Cá mập, khỏe mạnh, không dị hình, có trọng lượng lớn hơn 100g/con và chiều dài tối thiểu 18cm.

Cá đực: phần chót đầu gai sinh dục nhọn, khi thành thục mình cá thon, dài.

Cá cái: phần chót đầu gai sinh dục tù, khi thành thục mình cá to nhô ra hai bên hông.

Ao nuôi vỗ có diện tích từ 100-500m vuông, diện tích lớn khó quản lý, đánh bắt khi cá thành thục. Bờ ao không hang mội, nền đáy ít bùn, có cống cấp thoát nước.

Ao nuôi vỗ phải chủ động  cấp thoát nước, do tính ăn của cá là động vật có thể làm môi trường bị nhiễm bẩn. Có thể áp dụng hình thức cho sinh sản bằng kích thích sinh thái, chiều sâu cột nước từ 1-1,2m.

Trước khi đưa cá vào nuôi vỗ phải cải tạo ao bằng các biện pháp thông thường. Sau khi cho nước vào ao, có thể chất chà hoặc thả bèo lục bình ở góc ao, tạo điều kiện cho cá ẩn nấp vào ban ngày, tiện cho việc đánh bắt cá cho sinh sản cũng như cho cá ăn vào ban ngày. Mật độ thả nuôi vỗ 0,5kg/m vuông.

Thức ăn cho Cá Thát Lát: có thể sử dụng 2 loại thức ăn là tươi sống và chế biến.

Đối với thức ăn tươi sống: có thể sử dụng tôm, cá nhỏ còn sống hay đã chết. Nếu thức ăn là cá tép nhỏ còn sống, thả cùng với cá bố mẹ, cá thát lát sẽ bắt ăn dần. Thức ăn đã chết, bằm nhỏ đặt vào sàn cho cá ăn.

Thức ăn chế biến: gồm 50% cám + 50% bột cá. Thức ăn được kết dính bằng bột gòn, vò thành viên và đặt trong sàn cho cá ăn.

Khẩu phần: 3-5% trọng lượng đàn/ngày.

Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần, sáng cho cá ăn bằng 1/5 khẩu phần cá ăn trong ngày và chiều, chiều cho ăn phần còn lại (4/5). Ban ngày nên cho cá ăn gần vị trí cá ẩn nấp.

Chăm sóc Cá Thát Lát: Định kỳ 10 ngày thay nước lần, mỗi lần thay 1/3 lượng nước trong ao. Trường hợp cho các ăn bằng thức ăn còn sống, môi trường ít bị nhiễm bẫn, có thể 1 tháng thay nước/lần hoặc cấp nước mới khi lượng nước trong ao giảm do thất thoát. Sau  2 tháng nuôi vỗ định kỳ kiểm tra để xác định thời gian cho cá sinh sản.

Kỹ thuật cho Cá Thát Lát đẻ

1. Sinh sản tự nhiên trong ao:

Điều kiện ao: Phải chủ động cấp thoát nước, nền đáy ít bùn và có giá thể (lá cây, rơm, cỏ khô…).

Thời điểm cho cá sinh sản: Cá có tập tính sinh sản vào đầu mùa mưa và kết thúc sinh sản vào cuối mùa mưa. Khi kiểm tra xác định cá thành thục chọn hai con nước cường trong tháng cho cá sinh sản. Khi cho cá sinh sản, mỡ cống cho nước ra vô tự do, nước mới sẽ kích thích cá sinh sản. Khi cho cá ngưng sinh sản thì đóng cống lại, sau đó tiếp tục nuôi vỗ bình thường.

Tập tính sinh sản: Cá đẻ trứng dính vào giá thể được đặt trong các hố nhỏ ở đáy ao có đường kính khoảng 0,3-0,4m vuông, sâu 0,1m; vị trí tổ các sinh sản nằm gần bờ ao. Sau khi sinh sản xong cá đực giữ tổ. Mỗi ngày vào sáng sớm hay chiều mát, kiểm tra đáy ao, chú ý những nơi gần cống hoặc những nơi có ít bùn.

Thu trứng: nhặt hết giá thể có trứng bám, cho vào xô hoặc thau có nước sạch, vận chuyển về khu ấp trứng có dòng chảy nhẹ đi qua, kết hợp thay nước với sục khí.

2. Sinh sản nhân tạo:

Chọn Cá Thát Lát bố mẹ:

– Cá đực: chủ yếu chọn ngoại hình có mình thon, dài, gai sinh dục màu hồng.

– Cá cái: chọn cá có ngoại hình bụng to nhô ra hai bên hông, khi dùng tay sờ thấy mềm đều, gai sinh dục màu hồng.

Kích dục tố và liều sử dụng: Có thể sử dụng các loại kích dục tố sau:

– HCG: 4000-6000 IU/kg cá cái

-LH- RHa: 150-200 µg+ 1 viên dom/kg cá cái.

– Cá đực tiêm 1/2 liều cá cái.

Tiêm ở góc vi lưng hoặc góc vi ngực. Tiêm 2 liều, liều sơ bộ cách liều quyết định 12-24 giờ. Cá đực chỉ tiêm 1 liều. TRong điều kiện nhiệtđộ 28-30 độ C, thời gian hiệu ứng 24 giờ.

Thụ tinh: Sau khi kiểm tra  trứng rụng, tiến hành cho thụ tinh bằng hình thức sau bằng cách:

Vuốt trứng từ 5-10 con vào thau nhỏ, mổ bụng cá đực lấy tinh sào (5 con cái/ 1 con đực) cho vào thau chứa trứng. Đảo trộn 2-5 phút, cho nước cất vào vừa ngập trứng, tiếp tục đảo trộn cắt nghiền nhỏ trong cối, trộn đều với trứng bằng lông gà, sau đó mang đi ấp.

Bể ấp có diện tích 2-4m vuông, vệ sinh sạch trước khi sử dụng.

Ấp trứng:

– Khử dính: cho trứng vào dung dịch tanin với nồng độ 1-1,5‰; đảo đều 2-3 giây, đổ bỏ dung dịch tanin, cho nước sạch vào rửa 2-3 lần, sau đó mang trứng đi ấp.

– Không khử dính: trứng sau khi thụ tinh cho bám vào khung lưới và cho vào bể ấp.

Mật độ ấp nếu dùng phễu, bình weis: 4.000-5.000 trứng/ lít; còn dùng khung lưới: 1.000-1,500/dm vuông.

Trong thời gian ấp trứng ngăn ngừa sự phát triển của nấm, mỗi ngày tắm trứng 1 lần bằng vertmalachite với nồng độ 1-1,5ppm. Trong điều kiện nhiệt độ 27-30 độ C, trứng nở 4-5 ngày sau khi đẻ. Sau khi cá nở 3-4 ngày chuyển cá đi ương.

Ương Cá Thát Lát từ bột lên giống

Cá thát lát có thể ương trong ao đất hoặc bể ximăng. Trước khi đưa vào ương, phương tiện ương phải được cải tạo hoặc vệ sinh. Do cá có tập tính ẩn nấp vào ban ngày, nên thả bèo lục bình trên mặt nước áo hay gạch ngói trong bể ximăng cho cá trú ẩn. Mật độ ương 200con/ m vuông.

Thức ăn: 7 ngày đầu cho ăn động vật phù du (Moina), ngày thứ 8 về sau cho ăn trùn chỉ hoặc thức ăn hỗn hợp gồm cá (30%) + bột cá (70%). Khẩu phần 100g/ vạn con/ngày và tăng dần theo nhu cầu bắt mồi của cá, thức ăn được nấu chín và đặt trong sàn. Cho các ăn 2 lần/ngày (sáng 1/5, chiều 4/5), ban ngày thức ăn đặt gần nơi cá ẩn nấp.

Nuôi Cá Thát Lát thịt

Sau khi cải tạo từ 3-5 ngày cho nước mới vào ao tiến hành thả cá nuôi. Kích thước cá nuôi từ 4-6cm. Mật độ 6-10 con/m vuông, có thể thả ghép với các loài cá khác cùng cỡ nhưng không cùng tính ăn.

Thức ăn: có thể cho cá ăn các loại thức ăn tươi sống như cá tép vụn băm nhỏ hay cá – tép nhỏ còn sống thả vào ao cho cá ăn dần. Hoặc cho cá ăn thức ăn chế biến gồm 30% bột cá và 70% cám, kết dính cho vào sàn ăn.

Chăm sóc: Hàng ngày theo dõi tình hình bắt mồi của cá để tăng hoặc giảm lượng thức ăn cho hợp lý, định kỳ cấp nước mới cho ao hoặc cho nước ra vô theo thủy triều. Cá nuôi sau 1 năm trọng lượng đạt từ 80-150g/con.

ThS. Nguyễn Thành Trung – Trần Ngọc Nguyên – Đặc san Nuôi trồng thủy hải sản – báo Khoa học phổ thông.

Ương nuôi và cho sinh sản cá thát lát

Kỹ thuật sinh sản: Chọn cá bố mẹ có chiều dài bình quân 18cm, mạnh khỏe, không xây xát. Cá cái có bụng to, sờ thấy bụng mềm đều, gai sinh dục màu hồng. Một kilôgam cá bố mẹ khoảng 8 con, cho khoảng 1.800 – 2.000 trứng.

– Kích dục tố sử dụng thường là các loại như HCG, LRH-A và não thùy cá chép, cá mè, có tác dụng gây rụng trứng với liều tiêm thích hợp. Liều tiêm cá đực bằng 1/2 cho cá cái. Sau hai ngày chích kích thích tố cá sẽ đẻ. Có thể cho cá đẻ tự nhiên bằng cách đưa vào bể xi măng hoặc ao có mức nước 0,8 – 1m.

Đối với ao có lớp bùn dày 5-10cm, tổ cho cá đẻ là giá sơ dừa, rơm đặt cố định ở cạnh ao, nơi yên tĩnh. Tạo dòng chảy hoặc phun mưa kích thích cá đẻ. Với sinh sản nhân tạo có thể vuốt trứng rồi phối giống với cá đực, một cá đực có thể phối giống với 6 cá cái.

– Ấp trứng trong thau hoặc bể xi măng, sục khí hoặc tạo dòng chảy cho phôi phát triển. Sau bốn ngày cá nở. Khi cá tiêu hết noãn hoàng, đem lên nơi ương. Sau 45 ngày tuổi cá đạt chiều dài 3 – 4m.

Ương thành cá hương: Bể ương có diện tích 5-10m2, chiều sâu cột nước 0,4-0,6m, không cần mái che. Mật độ 300 – 500 con/m2. Sau khi cá hết noãn hoàng 7 ngày đầu cho cá ăn trứng luộc hòa nước với lượng 200ml/vạn con/ngày, ngày thứ 8 cho ăn trùn (lưu ý chỉ cho giun đỏ sống trong bùn) với lượng 150-250g/vạn con/ngày. Sau 30 ngày chuyển xuống ao nuôi cá thịt.

Thời gian nuôi vỗ cá thịt:Cá thát lát có đặc tính chui rúc tìm nơi trú ẩn và nơi có thực vật thủy sinh phát triển, vì vậy ao, mương , ruộng nuôi phải không có hang hốc, sụt lở, bờ ao chắc chắn. Đáy ao phẳng, có lớp bùn dày 10 – 20cm, mức nước cao 1 – 1,5m, ở ruộng nuôi có mức nước 0,5m. Ruộng phải có mương bao hay đìa làm nơi cá trú khi rút nước trên ruộng. Nên chất chà làm nơi cho cá ẩn.

Mật độ thả: Ở ao 6-8 con/m2, ở ruộng 1 con/m2. Có thể nuôi ghép các loại cá như: Cá chép, mè, rô phi v.v… với cá thát lát. Tỷ lệ ghép 10 – 20% tổng đàn cá.

Chăm sóc: Có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như cua, ốc, cá tạp, tép, phế phẩm động vật… Lượng thức ăn bằng 2 – 5% trọng lượng tổng đàn. Hàng ngày theo dõi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Thu hoạch: Sau 10-12 tháng nuôi đúng quy trình kỹ thuật thì cá sẽ đạt 70 – 80g/con. Hiện nay cá thát lát là mặt hàng rất được ưa chuộng trên thị trường, cả nội địa lẫn xuất khẩu.

NNVN, 15/6/2004

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá thát lác

(Notopterus notopterus)

Cũng như một số loài cá giá trị thương phẩm trên thị trường luôn cao như cá lóc (Channa striata), cá trê vàng (Clarias marcocephalus), cá rô đồng (Anabas testudineus), cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis), cá thát lác (Notopterus notopterus) có phẩm chất thịt ngon, khi chế biến được mọi người ưa thích. Giá cá nguyên con dao động từ 20.000 – 30.000 đồng/kg, thịt cá làm chả có giá từ 45.000 – 60.000 đồng/kg.

Bảng1 : Liều lượng chất kích thích dùng trong thí nghiệm

TN Loại CKT Tổng liều CKT ( /kg cá cái)

1 LH – RHa + DOM 80 microgam + 10 mg

2 HCG 9.000 IU

3 Não thuỳ 8 mg

4 Não thuỳ + HCG 2 mg + 6.000 IU

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ của người dân đối với cá thát lác gia tăng. Ðây là một trong những nguyên nhân góp phần tạo thêm sự khai thác quá mức làm cho nguồn sản lượng cá ngoài tự nhiên giảm sút nghiêm trọng, kích cỡ cá thương phẩm nhỏ dần. Do đó, nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá thát lác, ương nuôi cá thương phẩm là việc làm thiết thực. Từ đó, có thể cung cấp giống, chuyển giao công nghệ cho người nuôi, bảo vệ phần nào nguồn lợi thuỷ sản nói chung, cá thát lác nói riêng.

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo Cá Thát Lát

Nuôi vỗ Cá Thát Lát bố mẹ

Cá bố mẹ được nuôi trong ao đất (300m2/ao), độ sâu mực nước từ 1,2m – 1,4m. Mật độ nuôi vỗ : 0,5 kg/m2 đối với cá cái và 1 kg/m2 đối với cá đực với hai công thức thức ăn khác nhau tương ứng với hai thí nghiệm (TN) : TN I : 70% cám + 30% bột cá; TN II : 70% cám + 30% cá tươi xay nhuyễn.

Ðể đảm bảo các yếu tố ảnh hưởng lên sự phát triển tuyến sinh dục tương đối đồng nhất giữa hai TN, ao ngăn ra làm hai, mỗi ngăn cho một TN.

Hầuhết cá được chọn nuôi đều có tuyến sinh dục đang ở giai đoạn II. Sau hai tháng nuôi, định kỳ một tháng kiểm tra sự thành thục của cá một lần.

Như vậy, có thể nói rằng chất lượng thức ăn đã tác động mạnh đến sự phát triển tuyến sinh dục của cá thát lác. TN II (70% cám + 30% cá tươi) đã đáp ứng tốt về nhu cầu dinh dưỡng của cá hơn là TN I (70% cám + 30% bột cá).

Bảng 2 : Tỷ lệ thành thục (TLTT) của cá thát lác cái ở hai thí nghiệm

Tháng TN Số cá nuôi vỗ (con) Số cá thành thục (con)   Giai đoạn thành thục TLTT(%)

4 1 450 0 III 0

2 450 0 III 0

5 1 450 56 IVe 12,44

2 450 125 IVe 27,77

6 1 450 250 IVe 55,55

2 450 365 IVe 81,11

6 1 450 300 IVe 66,66

2 450 420 IVe 99,33

Chuẩn bị bể đẻ cho Cá Thát Lát  

– Bể đẻ : bể được vệ sinh sạch sẽ, sau đó cho nước vào, độ sâu mực nước từ 60 – 80 cm, diện tích bể 3m x 2m. Nước sử dụng cho cá đẻ, ấp trứng và ương nuôi là nước mưa và nước ngầm được chứa trong ao lắng.

– Giá thể : sử dụng xơ dừa đan lại thành từng tấm hình chữ nhật dài khoảng 6 cm, ngang 5 cm và khung sắt hình vuông phủ vải bố bên ngoài hoặc hình trụ dài có mặt cắt tam giác. Giá thể được đặt trong góc của bể. Trên mặt bể phủ bèo lục bình để tránh cá hoảng sợ.

Chọn cá bố mẹ cho sinh sản  

– Cá cái : thân không bị sây sát, không dị hình, khoẻ mạnh. Bụng cá phình to, gai sinh dục sưng và đầu mút hơi ửng hồng, da bụng mỏng.

– Cá đực : chọn tương tự như cá cái nhưng gai sinh dục dài và nhọn.

Hình thức cho cá thát lác sinh sản  

Ðể có được hình thức tốt nhất áp dụng cho cá thát lác sinh sản, hai hình thức được bố trí thử nghiệm :

– Bố trí cho sinh sản tự nhiên : sau khi tiêm CKT, thả cá vào bể có đặt sẵn giá thể và phủ bèo lục bình trên mặt, cho dòng nước chảy nhẹ và liên tục đến khi kết thúc quá trình sinh sản để tạo thêm sự hưng phấn đối với cá. Tỷ lệ cá đực cái bố trí cho đẻ là 1/1.

– Gieo tinh nhân tạo : cũng giống như hình thức trên, cá sau khi được tiêm CKT cho vào bể kích thước nước liên tục nhưng không đặt giá thể và bèo. Theo dõi và kiểm tra phát hiện trứng rụng đồng loạt, tiến hành giải phẫu lấy buồng tinh cá đực, vuốt trứng vào thau nhỏ và áp dụng gieo tinh bán khô. Tỷ lệ cá đực cái tham gia sinh sản : 1/2 – 1/3. Khi trứng đã được cho thụ tinh xong, khử tính dính của chúng bằng dung dịch urê và tananh.

Kết quả cho cá thát lác sinh sản  

Trong sinh sản nhân tạo, không phải loài cá nào cũng phát huy tác dụng tốt như nhau với bất kỳ CKT sinh sản nào mà chỉ ở vài loại. Do đó, ba loại CKT sinh sản : HCG, LH – RHa kết hợp với DOM và não thuỳ đã được thí nghiệm tiêm cho cá thát lác sinh sản.

* Kết quả cho cá thác lát sinh sản

Bốn TN đã được thử nghiệm tương ứng với bốn công thức về liều lượng CKT sinh sản khác nhau. Mỗi TN lặp lại hai lần kèm theo có sự kích thích nước.

Qua bốn TN đã được bố trí, kết quả của TN I tốt nhất, kế đến là TN III, tiếp theo TN IV, sau cùng là TN II (Bảng 3 và Hình 1). Hay nói cách khác, đối với cá thát lác CKT sinh sản như LH – RHa kết hợp với DOM, não thuỳ là phù hợp với đặc tính sinh lý của chúng nên đã phát huy tốt hiệu quả kích dục.

* Kết quả gieo tinh nhân tạo cá thát lác :

Cũng như hình thức bố trí cho đẻ tự nhiên, trong gieo tinh nhân tạo thì TN I với loại CKT được chọn là LH – RHa + DOM vẫn là TN tốt nhất, kế tiếp là TN III (KDT não thuỳ) rồi đến TN IV (não thuỳ kết hợp HCG); cuối cùng TN II (HCG) (Bảng 4 và Hình 2).

Bảng3. Liều lượng CKT sinhsản, thời gian hiệu ứng, tỷ lệ sinh sản của cá thát lác

(Bố trí cho sinh sản tự nhiên)

TN Số cá cái (con) Loại CKT sinh sản Liều lượng (/kg cá cái) T.gian hiệu ứng (giờ) Tỷ lệ sinh sản (%) Nhiệt độ nước (oC)

1 24 LH – RHa 80microgam + 22 100 29 – 30

20 + DOM 10 mg 26 100 28 – 29

2 16 HCG 9000 IU 30 50 28 – 29

24

32 58,33 28 – 29

3 12 Não thuỳ 8 mg 24 66,66 28 – 29

16

22 87,50 28 – 29

4 20 Não thuỳ 2 mg + 25 60 28 – 29

12 + HCG 6000 IU 24 66,66 29 – 30

Hình 1. Tỷ lệ sinh sản qua hai đợt bố trí cho sinh sản tự nhiên

Hình 2. Tỷ lệ sinh sản qua hai đợt  gieotinh nhân tạo

 –

Bảng 4. Thời gian hiệu ứng và tỷ lệ sinh sản của cá thát lác (Gieo tinh nhân tạo)

TN Số cá cái (con) Loại CKT sinh sản Liều lượng (/kg cá cái) T.gian hiệu ứng (giờ) Tỷ lệ sinh sản (%) Nhiệt độ nước (oC)

1 12 LH – RHa 80microgam + 24 100 29 – 30

8 + DOM 10 mg 26 100 28 – 29

2 8 HCG 9000 IU 34 25 28 – 29

8

32 50 28 – 29

3 12 Não thuỳ 8 mg 26 66,66 28 – 29

8

22 100 28 – 29

4 8 Não thuỳ 2 mg + 28 75 28 – 29

8 + HCG 6000 IU 27 50 29 – 30

Tóm lại, qua kết quả thu được từ hai hình thức sinh sản có thể thấy rằng LH – RHa + DOM vẫn cho kết quả kích dục cao nhất đối với cá thát lác.

Kết quả ấp trứng

Việc ấp trứng cá thát lác được tiến hành song song hai hình thức :

– Hình thức bố trí cho sinh sản tự nhiên : sau khi quá trình sinh sản kết thúc, với cá bố mẹ ra kiểm tra và đem nuôi vỗ trở lại; giá thể được mang ấp trong bể bạt cho nước chảy liên tục.

– Hình thức gieo tinh nhân tạo : áp dụng ấp trứng trong bình weis. Trước khi ấp, trứng được khử tính dính bằng phương pháp carbamide.

ấp trứng

Kết quả ấp trứng cho thấy thời gian phát triển phôi của cá thát lác giữa hai hình thức ấp trứng chênh lệch nhau rất lớn (92 – 126 giờ của bể bạt so với : 58 – 98 giờ của bình weis) (Bảng 4 và 5).

Sự khác biệt về thời gian phát triển phôi giữa hai hình thức ấp trứng có thể do một số nguyên nhân như sau : nhiệt độ và ánh sáng. Nhiệt độ nước trong hệ thống bình weis được làm bằng thuỷ tinh nên ánh sáng mặt trời chiếu vào môi trường nước ấp trứng rất lớn, mặc dù nhà ấp trứng có mái che. Trong khi đó, bể bạt đã nhận một lượng ánh sáng rất ít.

Tỷ lệ thụ tinh (TLTT)

Trong nghiên cứu này, hình thức gieo tinh nhân tạo đã thu được kết quả về TLTT thấp hơn nhiều so với hình thức bố trí cho sinh sản tự nhiên. Có lẽ do khi vuốt trứng cá cái, một số trứng chưa sẵn sàng thụ tinh cũng rụng nên dẫn đến TLTT thấp. Hơn nữa, về khía cạnh sinh thái thì hình thức bố trí cho sinh sản tự nhiên tương tự với việc cá bố mẹ tự bắt cặp sinh sản nên đã thu được TLTT cao hơn.

Bảng 4. Kết quả ấp trứng cá thát lác bằng bể bạt 

TN Nhiệt độ nước (oC) TLTT (%) TLN (%) Thời gian nở (giờ) Nhận xét

1 29 – 30 80 10 126 Nấm thuỷ mi nhiều

92 70 112 Nấm thuỷ mi ít

2 29 – 30 33,33 35,71 120 Nấm thuỷ mi ít

28,84 53,33 112 Nấm thuỷ mi ít

3 30 – 31 70 60 92 Nấm thuỷ mi ít

80 50 96 Nấm thuỷ mi ít

4 29 – 30 60 58 112 Nấm thuỷ mi ít

30 – 31 75 62 94 Nấm thuỷ mi ít

Bảng 5. Kết quả ấp trứng cá thát lác bằng bình weis

TN Nhiệt độ nước (oC) TLTT (%) TLN (%) Thời gian nở (giờ) Nhận xét

1 31 – 32 50 44 58 Cá dị hình nhiều

30 – 31 60 40 70 Cá dị hình ít

2 30 – 31 40 30 72 Cá dị hình nhiều

30 – 32 35 25 68 Cá dị hình nhiều

3 30 – 31 30 44 75 Cá dị hình ít

45 35 74 Cá dị hình ít

4 29 – 30 25,36 44,95 98 Cá dị hình ít

30 – 31 29,79 40 76 Cá dị hình ít

Bảng6. Tỷ lệ sống của cá thát lác sau khi tiêu hết noãn hoàng

TLS(%) Nhiệtđộ nước (oC) Sốcá mới nở (con) Số cá tiêu hết noãn hoàng (con) TLS(%) Thờigian tiêu hết noãn hoàng (giờ)

26/6 28 – 29 4.830 4.590 95,03 90

1/7 29 – 30 800 768 96 80

8/7 30 – 31 1.920 1.824 95 70

15/7 30 – 31 1.674 1.620 96,69 72

Tỷ lệ nở Cá Thát Lát

Nhìn chung, trong thí nghiệm này, hình thức ấp trứng bằng bể bạt cho kết quả tốt hơn là ấp trứng bằng bình weis (Bảng 4 và 5). Cá thát lác mới nở có bọc noãn hoàng rất lớn và có tập tính trú ẩn ở nơi tối nên khi ấp trứng bằng bình weis vì nước chảy liên tục làm cho cá mới nở yếu dần rồi chết. Ðể khắc phục tình trạng này, sau khi cá nở nên chuyển chúng từ bình weis ra bể bạt có dòng chảy nhẹ để chăm sóc.

Tỷ lệ sống (TLS)

TLS là một trong những chỉ tiêu kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác sản xuất giống thuỷ sản nhân tạo. Kết quả ấp trứng và chăm sóc cá bột cho thấy TLS của cá thát lác đạt giá trị khá cao (95 – 96,69%). Như vậy, có thể cho rằng phôi và cá thát lác mới nở phát triển tốt ở nhiệt độ nước 28 – 31oC (Bảng 6).

Kết luận

Qua kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu rút ra các kết luận sau :

– TN II với công thức thức ăn : 70% cám + 30% cá tươi xay nhuyễn đã đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cá thát lác dẫn đến tỷ lệ thành thục cao (81,11 – 99,33%).

– Hai liều : 80 mg LH – RHa + 10 mg DOM/kg cá cái và 8 mg não thuỳ/kg cá cái có hiệu quả kích dục cao nhất đối với cá thát lác.

– Hình thức bố trí cho sinh sản tự nhiên cho kết quả cao hơn hình thức gieo tinh nhân tạo.

– ấp trứng bằng bể bạt có dòng chảy nhẹ cho tỷ lệ nở (49,88%) cao hơn ấp trứng bằng bình weis (37,87%).

Lê Thị Bình, Ngô Văn Ngọc, Khoa Thuỷ sản, ÐHNL chúng tôi (Nguồn : KHKT Nông Lâm nghiệp số 1/2003)

KỸ THUẬT NUÔI CÁ THÁT LÁT  

Cá thát lát có phẩm chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn cao cấp phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

1. Đặc điểm phân bố : Cá thát lát sống ở các vùng cửa sông, kinh rạch, ao hồ, đồng ruộng,… cá chịu được môi trường nước có hàm lượng oxy và pH thấp, cá có thể sống được ở các đầm nước lợ ven biển. Tất cả các thủy vực ĐBSCL đều có cá thát lát, nhất là các vùng lung bào, trũng.

2. Dinh dưỡng : Là loài ăn tạp thiên về động vật, cá có thể ăn côn trùng, giáp xác nhuyễn thể, cá con, phiêu sinh vật, rể thực vật thủy sinh…

3. Đặc điểm sinh trưởng : Cá tăng trọng thấp một năm tuổi có chiều dài trung bình 16cm, nặng 40-60g/con. Trong ao nuôi cá đạt 100g/con sau 12 tháng nuôi.

4. Kỹ thuật nuôi : Điều kiện ao nuôi : Ao nuôi có kích thước từ 100-400m2 hoặc lớn hơn và ao có hình chữ nhật, bờ ao phải chắc chắn, đáy ao phải bằng phẳng, có cống cấp thoát nước chủ động, nước ao có pH từ 7-8 và oxy hoà tan lớn hơn 3mg/lit, có độ sâu giữ nước từ 0,8-1,2m. Cải tạo ao nuôi :Tát cạn ao, nạo vét ao chừa lớp bùn đáy 15-20cm, vệ sinh sạch cỏ xung quanh ao, lấp các hang hóc, không để có mọi rò rỉ, sau đó bón vôi từ 10-15kg/100m2 và phơi nắng từ 2-3 ngày tiến hành cho nước vào ao qua lưới lọc. Chọn giống thả nuôi: chọn giống có kích cỡ đồng đều không dị hình, khỏe mạnh không xây sát, cá được thả vào ao nuôi lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Mật độ thả nuôi: 5-10 con/m2. Cho Ăn :Cho ăn bằng cá tép vụn băm nhỏ hoặc cá tép còn sống thả vào ao.Có thể cho ăn bằng cám, tấm, trộn bột cá lạt theo tỷ lệ 30% bột cá + 70% tấm cám. Nên cho cá ăn bằng sàn để theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Khẩu phần thức ăn bằng 5-10% trọng lượng cá thả nuôi. Nên cho ăn 2 lần/ngày, do cá hoạt động mạnh vào ban đêm nên cho ăn vào buổi sáng lượng thức ăn =1/3 khẩu phần ăn trong ngày ,buổi chiều = 2/3 trọng lượng khẩu phần ăn trong ngày . Chăm sóc và quản lý : Hằng ngày theo dõi lượng thức ăn để điều chỉnh cho đầy đủ, quan sát hoạt động của cá, định kỳ cấp nước mới cho ao nuôi. Thu hoạch : Cá nuôi một năm đạt từ 80-150g/con lúc này tiến hành thu hoạch. Cá thát lát do bản tính ẩn nấp, chui rúc trong vật bám nên rất khó kéo lưới, cách thu hoạch tốt nhất là tháo bớt nước, kéo lưới thu một số sau đó tát cạn nước mới bắt cá triệt để.

5. Phòng trị bệnh cho cá : Cá khỏe thường tập trung từng đàn, ẩn nấp vào các gía thể, đớp khí mạnh và lặn nhanh . Khi cá bơi tản mạn và ngoi lên mặt nước bơi chậm chạp đó chính là dấu hiệu cá bị bệnh. Cá thát lát thường bị một số bệnh như : – Bệnh nấm thủy mi : da cá xuất hiện vùng trắng xám có những sợi nấm nhỏ mềm, sợi nấm phát triển mạnh đan chéo nhau thành búi như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

* Trị : Tắm cá trong nước muối 2-3% từ 5 đến 10 phút .

– Bệnh ký sinh :Bệnh trùng bánh xe : Da cá màu xám, thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục. Trị : Tắm trong nước muối 2-3% từ 5 đến15 phút hoặc CuSO4 nồng độ 2-5ppm thời gian 5 đến 15 phút. hoặc phun trực tiếp CuSO4 nồng độ 0,5 – 0,7 ppm xuống ao.

– Trùng quả dưa ( Đốm trắng ) : Thân cá có nhiều trùng bám thành hạt lấm tấm nhỏ màu trắng đục có thể nhìn bằng mắt thường cá nổi lên mặt nước lờ đờ. Trị: sử dụng CuSO4 phun xuống ao.

Chú ý : Trước khi dùng thuốc trị bệnh cho cá thì nên rút bớt nước trong ao chỉ còn khoảng 1/3 lượng nước, sau đó cho thuốc vào trị.

V.T.N – Chi Cục Thủy sản Vĩnh Long (NN Vĩnh Long)

10.876115

105.477108

Chả Cá Thát Lát Nấu Canh Rau Tần Ô

Rau tần ô chứa các axit amin, lysin, analin, glutamic, threonin, aspartat, prolin, chất béo, chất xơ, đường, carotene, vitamin A, B1, B2, B6, C, E, K, niacin, axit pantotenic, calci, sắt, kẽm, selen, tinh dầu thơm.

Theo đông y, rau tần ô có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính hơi mát, không độc. Có tác dụng tiêu thực, lợi trường vị, thanh đàm hỏa, yên tâm khí, chữa ho lâu ngày, thổ huyết, tán phong nhiệt, chữa đau mắt, nhức đầu kinh niên, dùng cho trường hợp ăn kém tiêu, viêm họng, viêm phế quản…

Nếu kết hợp cá thát lát với rau tần ô sẽ vừa là món ngon cho gia đình, vừa là bài thuốc giúp tăng sức khỏe cho cả gia đình.

Rau tần ô: 0.5 kg

Chả cá thát lát tươi: 200g

Hành lá

Gừng

Gia vị: muối, tiêu, bột ngọt, dầu ăn, nước mắm và hạt nêm.

Rau tần ô cắt bỏ gốc, bỏ lá già, rửa sạch, cắt khúc 5cm và để ráo.

Nêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, nửa muỗng cà phê bột ngọt, nửa muỗng tiêu vào cá thát lát. Dùng muỗng canh đánh cho đến khi nào thấy nặng tay thì ngưng lại. Làm như vậy mục đích để thịt cá được dai và ngon hơn.

Bắt nồi lên bếp, đợi nồi nóng thì cho 1 muỗng canh dầu ăn vào, dầu sôi cho hành băm nhuyễn (phần hành đầu trắng) vào phi cho thơm. Sau đó cho nửa lít nước vào đun sôi. Trong khi đợi nước sôi bạn nêm vào nồi nước 1 muỗng cà phê hạt nêm.

Nước sôi bạn dùng 1 cái muỗng thấm qua dầu ăn múc từng viên cá thả vào nồi, bạn cũng có thể dùng tay vò viên lại cho đẹp mắt nhưng nhớ thấm tay qua nước hay dầu ăn để cá không bị dính tay.

Khi nhìn thấy cá nổi lên nghĩa là cá đã chín, bạn cho gừng và cho rau tần ô vào. Canh sôi trở lại là rau chín. Bạn nêm nếm lại cho vừa ăn. Tắt lửa múc canh ra tô cho hành lá cắt khúc vào dùng chung với cơm trắng.

www.sothako.com

Làm thế nào để chả cá dai: https://www.youtube.com/watch?v=0szcE_Fd6y8&t=1s

Họ Cá Thát Lát Nuôi Làm Cá Cảnh

Cá Thát lát (Asian Knifefish) sống hầu hết các thủy vực nước ngọt có thực vật thủy sinh phong phú từ Quảng Bình trở vào, thường gặp chúng ở các cửa sông, ao, hồ và nhất là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cá thường sống ở ao, ruộng, kênh rạch, sông ngòi. Cá có khả năng sống trong vùng nước lợ.

Nội dung trong bài viết

Cá Nàng hai (Notopterus chitala)

Cá Thát Lát (Notopterus notopterus)

Cá Nàng hai (Notopterus chitala)

Phân bố: Ấn Độ, Thái lan, Mianma, Lào, Cambodia, Malaysia, Indonesia, và Việt Nam

Chiều dài cá 60cm

Chiều dài bể 100cm

Thức ăn: Cá con, côn trùng, tép, thịt bò . . .

Nhiệt độ nước 24 – 28ºC

Bểnuôi riêng

Cá thát lát còm Notopterus chitala Cá nàng hai hay còn gọi là cá còm (Feather fin fish) thường gặp ở nơi nước lặng có nhiều cây cỏ. Ở nước ta cá sống chủ yếu ởmột sốnhánh sông lớn đổ vào sông Mekong (thuộc Tây Nguyên) và các thủy vực nước thuộc sông Cửu Long.

Cá có hình dáng bên ngoài rất giống với cá thát lát nhưng trên thân có nhiều đốm tròn đen vó viền trắng và phân bốdọc theo vây hậu môn. Cá có thân hình dẹp bên, cao, vẩy tròn rất nhỏ. Viền lưng cong và nhô cao. Độ cong của lưng tăng dần theo sự lớn lên của cá. Đầu nhọn, miệng rộng hướng vềphía sau ổ mắt. Vây lưng nhỏ và nằm ở giữa lưng. Vây hậu môn rất dài bắt đầu từ mép vây ngực kéo dài vềphía sau và nối liền với vây đuôi nhỏ.

Cá có màu xám bạc, lưng sẫm hơn. Cá trưởng thành có 4 – 10 đốm đen, viền trắng nằm dọc phía trên vây hậu môn. Lúc cá còn nhỏ thân có 10 – 15 sọc đen ngang thân. Khoảng 2 tháng tuổi phần dưới của các sọc này xuất hiện các đốm nâu tròn. Cá càng lớn, đốm càng rõ nét trong khi các sọc mờ dần rồi mất hẳn.

Trong điều kiện tự nhiên, cá nàng hai sống ở tầng giữa và tầng đáy. Ban ngày cá thường ẩn nấp trong đám thực vật thủy sinh. Ban đêm cá hoạt động nhiều hơn, cá bơi lội chậm, nhẹ nhàng, vây hậu môn hoạt động liên tục như làn sóng. Cá thích sống môi trường có nhiều thực vật thủy sinh lớn, nước trung tính pH = 6,5 – 7. Các thí nghiệm cho thấy cá có kích thước và trọng lượng nhỏ thì tiêu hao oxy lớn và ngược lại. Tiêu hao oxy trung bình của cá là 0,59 mg O2/g/giờ ở nhiệt độ 28 – 29ºC. Nhiệt độ thích hợp cho cá từ 26 – 28ºC. Ở nhiệt độ 36ºC, cá nhảy lung tung và cá lờ đờ, chết dần sau 5 phút. Ởnhiệt độ 14ºC, cá bị hôn mê, tê cứng, lật ngang các mang, vây ngưng hoạt động.

Hệ tiêu hóa của cá gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột. Miệng trước, rộng, rạch miệng xiên kéo dài ra khỏi mắt, xương hàm trên phát triển. Răng nhiều, nhọn mọc trên hàm dưới trên phần giữa xương trước hàm, trên xương khẩu cái, lá mía và lưỡi. Ngoài ra, còn có đám răng nhỏ mịn trên xương bướm phụ vì vậy chúng có thể bắt giữ, cắn xé con mồi. Thực quản ngắn, rộng và có vách hơi dài. Dạ dày hình chữ J có vách hơi dày. Ranh giới giữa ruột non và ruột già không phân biệt rõ ràng. Tỉ lệ Li/Lo = 0,3 cho nên đây là loài ăn động vật.

Bể đẻ chứa 40 – 60L và có nhiều thực vật thủy sinh, đá làm giá thể cho cá. Có thể thiết kế đá như một hang động cho cá vào đẻ. Mức nước sâu khoảng 10 cm và nhiệt độ cố định khoảng 24,5ºC. Khó phân biệt cá đực, cá cái. Tới mùa sinh sản, cá đực trở nên vàng hơn, bơi rất quyến rũ và bắt đầu dùng thân dọn sạch vùng chuẩn bị đẻ. Trong  sinh sản nhân tạo, lúc sinh sản, cá cái bơi đảo lộn dồn ép thành bụng để đẻ trứng dính vào các giá thể (gạch tàu, chậu hoa). Trong khi đó con đực bơi cuộn theo và thụ tinh trứng. Khi đẻ trứng xong, con cái rời khỏi trứng, lúc này nên bắt con cái ra khỏi bể.

Con đực sẽ bảo vệ trứng, dồn trứng vào giữa và quạt nước cung cấp dưỡng khí cho trứng. Sốlượng trong một lần đẻ khoảng 100 – 150 trứng và đẻ thành nhiều đợt, mỗi đợt khoảng 10 – 15 trứng. Trong tự nhiên cá thường đẻ ở vùng nước cạn có thực vật thủy sinh. Trong các trại sản xuất giống, có thể cắm những khúc tre làm giá thể cho cá đẻ. Có thể dùng LRH-a hay HCG để kích thích cá rụng trứng. Cá cái sẽ được vuốt trứng và cá đực sẽ được giết và lấy sẹ. Sau đó sẽ thụ tinh nhân tạo cho cá. Tùy vào nhiệt độ,  thời gian nở của trứng sẽ khác nhau ở 26 – 28ºC trứng sẽ nở 5 – 6 ngày. Trứng cá thuộc loại trứng lớn và dễ bị nấm. Lúc này nên cho vào bể Methylene Blue với nồng độ 5ppm. Cá bơi lội tự do và bắt đầu ăn được phiêu sinh và ấu trùng Artemia sau 2 – 3 ngày.

Cá này có thịt thơm ngon, nên thường được nuôi trong các ao nước tĩnh để làm thực phẩm. Cá có tập tính hung dữ và thường được nuôi riêng trong bể kính.

Cá Thát Lát (Notopterus notopterus)

Phân bố: Ấn Độ, Thái lan, Mianma, Lào, Cambodia, Malaysia, Indonesia, và Việt Nam.

Chiều dài cá 25cm

Chiều dài bể 90cm

Thức ăn: Cá tạp và động vật nhỏ

Nhiệt độ nước 24 – 28ºC

Bểnuôi riêng

Cá Thát lát (Asian Knifefish) sống hầu hết các thủy vực nước ngọt có thực vật thủy sinh phong phú từ Quảng Bình trở vào, thường gặp chúng ở các cửa sông, ao, hồ và nhất là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cá thường sống ở ao, ruộng, kênh rạch, sông ngòi. Cá có khả năng sống trong vùng nước lợ.

Cá có thân dẹp bên. Lưng hơi nhô lên. Miệng hơi nhô ra. Rạch miệng ngắn chỉ đến giữa ổ mắt hoặc bờ sau ổ mắt. Thân phủ vảy tròn. Đường bên hoàn toàn, chạy giữa thân. Cá có màu xám bạc, phần lưng đậm hơn, phần bụng trắng bạc. Cũng giống như cá nàng hai, cá thát lát cũng hoạt động về đêm. Bể nuôi cần thực vật lớn, nước mềm và độ pH = 6,2 và độ cứng khoảng 30 ppm. Thức ăn thường là trùng sống, cá mồi, cá tạp và thức ăn lạnh.

Khi con đực và con cái thành thục cho vào bể lập tức chúng bắt cặp với nhau. Trong vòng những ngày đầu, chúng sắp xếp lại rong và chuyển chúng đến 1 góc bể.

Trong điều kiện tự nhiên cá đẻ trên các vùng nông cạn và những thân, rễ tre chìm trong nước. Tới thời kỳ sinh sản, ống sinh sản lồi ra từ vùng huyệt của con cái. Ống này dài khoảng 1,25cm và đường kính 0,6cm. Con cái dùng ống này lướt qua lại trên đá để dọn sạch ổ đẻ. Tập tính chuẩn bị ổ đẻ của cá cái tiếp tục khoảng vài giờ cho đến khi con đực tấn công. Sau đó cả bốmẹ điều dọn tổ. Sau đó chúng bắt đầu cuộn tròn vào nhau và đẻ trứng. Cá đẻ nhiều đợt, mỗi đợt khoảng 500 – 700 trứng. Sau khi con cái đẻ trứng trên ổ đã dọn sẵn, con đực bơi theo và thụ tinh trứng. Cả cá bốmẹ điều thay phiên nhau bảo vệ và chăm sóc trứng. Trứng sẽ nở trong vòng 6 ngày ở nhiệt độ 28 – 30ºC.

Giá Cá Thát Lát Khuyến Mãi Hôm Nay

Cá thác lác loại cá được sử dụng làm thực phẩm ở một số quốc gia. Bên cạnh làm thực phẩm, bằng vẻ bề ngoài thu hút, cá thát lát còn là một trong những dòng cá cảnh được nhiều người vô cùng yêu thích.

Cá thác lác từ lâu đã trở nên quen thuộc trong bếp gia đình Việt, thanh mát tốt sức khoẻ, cắn dai, thớ thịt ngọt lịm làm chinh phục thực khách. Cá thác lác dễ dàng mua tại nhiều điểm bán, nhưng để tìm được cá thơm ngơm hương vị đậm đà không hề đơn giản. Chúng tôi chuyên bán các thác lác, và chuyên về dòng cá này sẽ cung cấp cho quý vị chất lượng cá như ý. Cần tư vấn và mua hàng quý khách vui lòng liên hệ hotline Zalo 0963390390

Ở nước ta, cá thác lác (thát lát) là một giống cá khá phổ biến ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và được nuôi làm cá cảnh ở rất nhiều địa phương. Chính vì vậy, dòng cá này không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam.

Cá thát thát có tên gọi tiếng anh Notopterus notopterus thuộc họ cá thát lát phát hiện năm 1769. Trong họ cá thác lác có khoảng 8 – 10 loài có hình dáng gần giống với cá rồng.

Cá thát lát sinh sống chủ yếu ở các vùng nước lợ thuộc khu vực châu Phi và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á – trong đó có Việt Nam.

Cá thác lác có thân hình khá nhỏ, mỏng và dẹt gần giống với thân hình cá rồng và cá bơn. Cá thát lát khi trưởng thành có thể dài từ 20 – 150cm (tùy vào từng dòng cá thát lát).

Cá khi trưởng thành cơ thể có thể đạt đến cân nặng 500g, cân nặng trung bình khoảng 200g.

Thân hình cá thác lác thuôn dài, bao bọc xung quanh cơ thể của cá là những chiếc vây lưng dày đặc nhỏ giống hệt với dòng cá bơn. Phần vây hậu môn của cá dài hơn so với tất cả các loại vây và nối liền với vây đuôi.

Phần đầu của cá có kích thước nhỏ, miệng cá khá to so với tỷ lệ đầu và ngắn. Phần rãnh miệng kéo dài đến phần ổ mắt. Mắt cá thát lát khá to và lồi.

Cá thát lát thường có màu xám đậm ở lưng và trắng bạc ở phần bụng, Phần dưới của nắp mang thường có màu vàng sáng. Ở một số loài cá thác lác có đốm đen trên người rất đẹp.

3. Cá thác lác sống ở đâu?

Cá thác lác có môi trường sống khá rộng rãi, chúng phân bổ ở hầu hết ở vùng nước tự nhiên trên thế giới. Tuy nhiên chúng lại tập trung nhiều ở vùng châu Á – nhất là khu vực Ấn Độ và các nước thuộc Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, cá thát lát tự nhiên sinh sống chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sông Đồng Nai, khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Cá thác lác ngon nhất ở Việt Nam là ở khu vực hồ Lắk thuộc vùng đất Đắk Lắk (nơi đây rất nổi tiếng với món chả cá thát lát).

Cá thác lác bắt đầu chu kỳ sinh sản khi chúng đến tuổi trưởng thành (thông thường cá đến độ tuổi trưởng thành sẽ có kích thước khoảng 200g).

Cá thác lác cảnh sinh sản bắt đầu vào khoảng tháng 5 – 7 hàng năm.

Cá thát lát là dòng cá để trứng, chúng thường đẻ trứng bám chặt vào các mỏm đá (một lần sinh sản cá thát lát có thể đẻ được 300 – 1000 trứng).

Trứng sau khi đẻ được cá đực bảo vệ (cá đực sẽ thường xuyên dùng đuôi vẫy nước để giúp trứng nhanh nở).

Trên thế giới có khoảng chục loài cá thác lác, tuy nhiên chúng tôi sẽ giới thiệu 3 loại cá thác lác kiểng xuất hiện nhiều nhất ở các vùng nước của Việt Nam.

Cá thát lát cườm có tên gọi tiếng anh khoa học là Chitala ornata. Dòng cá này có thâm hình màu xám bạc và khu vực lưng có màu xanh đậm ánh bạc. Khi còn nhỏ, cá thác lác cườm thường có các sọc dài màu đốm nâu.

Khi cá trưởng thành thì biến thành những đốm màu đen, viền bên ngoài màu trắng. Ngoài đặc điểm màu sắc, cá thác lác cườm còn có bộ lưng gù và chiếc đầu nhỏ và nhọn rất đặc trưng.

Cá thác lác cườm là dòng cá thát lát có màu sắc đặc biệt và đẹp nhất trong các dòng cá thát lát. Chính vì vậy, chúng thường được nuôi làm cảnh trong các bể cá.

Cá thác lác nàng hai có tên tiếng anh khoa học Chitala chitala. Dòng cá này thường sống ở Ấn Độ và một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.

Dòng cá thác lác nàng hai là dòng cá chuyên làm thực phẩm và được nhập khẩu vào thị trường Mỹ.

Cá thát lát nàng hai có thân hình giống với cá thát lát cườm. Tuy nhiên, chúng lại không có dải đốm đen dọc thân hình. Thay vào đó, phần đuôi của cá thát lát nàng hai có 2 đốm đen.

Cá thát lát nàng hương có tên tiếng anh là Chitala blanci. Dòng cá thát lát này xuất hiện nhiều nhất tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia.

Dòng cá thác lác nàng hương có đầy đủ những đặc điểm giống với các dòng cá thác lác khác.

Tuy nhiên, màu sắc cơ thể của chúng có điểm khác biệt khá độc đáo – phần da trên thân có màu đốm đen giống với da của con báo.

6. Hướng dẫn cách nuôi cá thác lác

Bể nuôi cần phải được thiết kế chắc chắn, thường làm bằng kính chịu lực. Bể cá không cần quá to (chiều dài chỉ cần khoảng 75cm trở lên).

Bên trong bể cá nên trang trí thêm sỏi trắng, một vài cây thủy sinh, bóng đèn, sục khí và lọc nước.

Nhiệt độ nước trong bể luôn đạt từ 26 – 30 độ C, độ pH trong bể luôn dao động trong khoảng 7 – 8,5, lượng oxy trong bể luôn phải đạt từ 3mg/lít.

Một tuần nên thay nước cho cá từ 1 – 2 lần. Mỗi lần chỉ nên thay 2/3 lượng nước ở trong bể. Khi thay nước phải chú ý đến độ axit và lượng khí cl 2 có ở trong môi trường nước.

Cá thát lát là dòng cá nhỏ sinh sống trong môi trường nước và là một dòng ăn tạp. Thức ăn của cá thát lát thường là những dòng cá nhỏ hơn kích cỡ của chúng, tôm nhỏ, sinh vật phù du và những ấu trùng ở trong nước.

Muốn nuôi cá phát triển đẹp thì cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho cá.

Khi nuôi cá thát lát trong bể các bạn nên mua thức ăn dạng khô dành cho cá (dạng thức ăn này chứa đầy đủ hàm lượng chất dinh dưỡng cho cá).

Thỉnh thoảng mua thêm loăng quăng, sâu về để cho cá ăn hoặc thịt heo xay nhỏ.

Nên cho cá ăn 2 lần/ngày, nên cho cá ăn vào thời điểm tối (đây là khoảng thời gian hoạt động mạnh nhất của cá thác lác.

Cần câu bạn nên chọn mua các loại cần gỗ, cầm vừa tay độ dài khoảng 5m. Dây câu mảnh, nên sử dụng lưỡi câu số 9 tương tự như lưỡi câu cá rô phi.

Thịt cá thát lát rất thơm, mềm và đậm đà. Chính hương vị đậm đà khó quên của cá, có rất nhiều người yêu thích và chế biến thành rất nhiều món ăn vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.

Cá thác lác chiên, một trong những món ăn thơm ngon hấp dẫn được nhiều người yêu thích. Để chế biến được món cá thát lát chiên ngon, cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: cá thát lát rút xương, riềng, mẻ, nước mắm, hạt tiêu xay và dầu ăn.

Thịt cá thát lát rút xương trước khi đem đi chiên phải ướp cùng với các loại gia vị. Muốn cá chiên ngon, nên để ướp cá khoảng 30 phút để thịt cá ngấm đậm gia vị.

Cá nên chiên ngập ở trong dầu đến khi vàng đều 2 mặt thì vớt ra để ráo dầu và thưởng thức. Khi ăn cá thát lát chiên, các bạn nên ăn kèm cùng rau sống, nước mắm pha chua ngọt và bún thì còn điều gì tuyệt vời bằng.

Cá thác lác nấu canh chua

Cá thát lát nấu canh gì ngon? Cá thác lác nấu canh chua – món ngon những trưa hè nóng bức.

Trong những ngày hè oi bức, nếu như chưa lựa chọn được món ăn ngon cho gia đình, tại sao lại không thử làm món cá thát lát nấu canh chua?

Cá thát lát rửa sạch ướp cùng với tiêu và hạt nêm để khoảng 30 phút. Cà chua cắt miếng múi cau xào cùng với dầu. Me luộc và lọc lấy nước rồi trộn cùng cà chua xào sẵn để nấu nước dùng.

Khi nước sôi cho cá và dứa vào nấu cùng. Khi cá chín nêm nếm gia vị vừa ăn, cho thêm đậu bắp và các loại rau thơm.

Khi thưởng thức món canh chua cá thát lát, các bạn nên ăn kèm cùng với rau sống sẽ thơm ngon hơn rất nhiều.

Món ăn này có thể thưởng thức khi nguội, cá được ướp cùng với hạt tiêu đã làm hết vị tanh ở trong cá.

Cách nấu lẩu cá thác lác khổ qua

Tháng 6 tới, những đợt nóng đỉnh điểm của mùa hè kéo về. Trong người luôn cảm giác nóng bức – khó chịu, tại sao không thưởng thức món chả cá thát lát khổ qua – món ăn thơm ngon, thanh nhiệt và giải độc.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu món ăn ngon: chả cá thát lát, khổ qua (mướp đắng), nước mắm, dầu ăn, hành lá, tiêu, hành tím, ớt.

Để chế biến món ăn ngon, chả cá thát lát các bạn nên tự chế biến và nặn thành miếng vừa ăn (sử dụng thịt cá thát lát rút xương, xay nhỏ và trộn cùng với hành – tỏi băm nhỏ, hạt nêm, hạt tiêu, đường và một chút bột năng).

Khổ qua làm sạch bỏ hạt và thái miếng. Hành tím, ớt tươi băm nhỏ phi cùng với dầu ăn, tiếp tục đổ nước vào nồi đun sôi thì cho chả cá vào.

Khi chả cá gần chín thì cho khổ qua vào nấu kèm và nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi tắt bếp thì cho thêm hành lá vào cho món canh thêm hấp dẫn.

Món chả cá thác lác nấu khổ qua không chỉ thơm ngon, thanh nhiệt giải độc mà còn hỗ trợ giảm cân và chứng bệnh tiểu đường.

Hướng dẫn chế biến món Cá thác lác kho

Cá thát lát kho là món ăn vô cùng hấp dẫn và tốn cơm, đặc biệt trong những ngày giá rét hoặc mưa phùn. Cách chế biến món này vô cùng đơn giản

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cá thác lác 1 con, tùy vào số miệng ăn mà bạn có thể tăng số lượng chả cá lên. Bên cạnh đó cũng cần chuẩn bị gia vị, mì chính, nước mắm, hành lá, dầu ăn…

Bước 1: Ướp chả cá thát lát cùng hạt nêm, gia vị, hạt tiêu, muối, ớt, hành lá, cùng dầu ăn trong khoảng 15 phút.

Bước 3: Sử dụng một chiếc chảo khác để phi thơm thành tỏi rồi xào qua chả cá thác lác. Tiếp theo bạn đổ toàn bộ chả vào nồi canh nước cho them chút đường và nêm nếm gia vị đun cho đến khi nước gần cạn

Ngoài những món ăn hấp dẫn kể trên, cá thác lác còn chế biến thành rất nhiều món ăn: chả cá thát lát hấp, cá nướng, lẩu cá thác lác, cá hấp cải bẹ xanh…

Cập nhật thông tin chi tiết về Cá Thát Lát Rút Xương trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!