Xu Hướng 3/2023 # Cá Sọc Ngựa (Dạ Quang, Cánh Tiên) Là Gì, Cách Nuôi, Cách Ép, Giá Bao Nhiêu # Top 11 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cá Sọc Ngựa (Dạ Quang, Cánh Tiên) Là Gì, Cách Nuôi, Cách Ép, Giá Bao Nhiêu # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Cá Sọc Ngựa (Dạ Quang, Cánh Tiên) Là Gì, Cách Nuôi, Cách Ép, Giá Bao Nhiêu được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cá Sọc Ngựa hay còn gọi là cá Ngựa Vằn, cá Ngựa Sọc và tên tiếng Anh là Leopard danio. Chúng thuộc họ và bộ cá chép và phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Pakistan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippines và cá Sọc Ngữa cũng có mặt tại Việt Nam.

Với ưu điểm là dễ nuôi, sức sống cao, dễ thích nghi với nhiều môi trường nước khác nhau. Tuổi thọ của cá Sọc Ngựa có thể lên tới 5 năm.

Có nhiều bạn thắc mắc là cá Sọc Ngựa nuôi chung với cá gì? chúng tôi chia sẽ luôn đó là có Sọc Ngựa có thể nuôi chung với những loại cá như: cá chuột, cá neon, cá tam gác, cá sóc đầu đỏ, cá tứ vân, cá hồng nhung, cá mún hạt lựu, cá bình tích, cá trân châu, cá bảy màu, cá sặc, cá lau kiếng. Tuy nhiên cá Sọc Dừa có thể ăn cá con của các loại cá khác. Vì vậy cần tách riêng chúng ra khi cá khác đẻ.

Đầu tiên thứ đập vào mắt nhìn của chúng ta là màu sắc rực rỡ không thể rời mắt của chúng. Thời nguyên thủy màu sắc đầu tiên của cá sọc ngựa là xanh dương. Ngày nay, với nhu cầu nuôi trong bể thủy sinh cao, nhằm đáp ứng người tiêu dùng. Cá Sọc Ngựa đã trải qua nhiều quá trình lai tạo để cho ra những giống tốt hơn với nhiều màu sắc đẹp hơn.

Cho tới ngày nay cá Sọc Ngựa có khá nhiều màu để người chơi cá kiểng lựa chọn. Và màu xanh dạ quang có thể phát sáng trong phông nên đen rất được nhiều người ưa chuộng.

Với thân hình dẹp và có chiều dài khoảng 5 – 6cm, tuy nhỏ nhưng chúng bơi nhanh và rất linh hoạt. Trên thân chúng có nhiều sọc kẻ, với từng loại sọc kẻ sẽ có màu sắc khác nhau điển hình là màu vàng và trắng. Những sọc kẻ này chạy dài từ mang cá đến đuôi làm cho cá Sọc Ngựa giống với những chú ngựa vằn trên cạn và cá tên Sọc Ngựa bắt đầu từ đó.

Trên đầu Cá Sọc Ngựa trống sẽ có thân hình nhỏ hơn cá mái và đặc biệt bụng của cá mái sẽ to hơn rất nhiều.

Cá Sọc ngựa dạ quang

Cá Sọc ngựa cánh tiên vi dài

Cá Sọc Ngựa sống theo bầy đàn, vì vậy cần chuẩn bị một bể nuôi bằng kính có kích thước lớn. Đã nuôi cá thì nuôi cho tới cho đẹp, nên mua khoảng 10 cặp về nuôi đảm bảo bao đẹp. Trong bể chuẩn bị những vật trang trí cho bể thêm sinh động như non bộ, cây thủy sinh,…

Đặc biệt loại cá này rất cần máy bơm oxy, khi oxy mạnh thì cá mới bơi lội tầng nước giữa hoặc dưới đấy. Tiếp theo là nước trong bể nuôi, có thể dùng nước máy qua đêm để khử clo. Nếu nở nông thôn thì dùng nước giếng vẫn được. Vì loại cá này sống khá trâu có thể sống với nhiệt độ 16 – 34 C và độ pH 6 – 7.8.

Tuy là cá Sọc Ngựa có thể sống ở nhiều môi trường nước nhưng đã nuôi thì nên nuôi nước trong và sạch để đảm bảo tính thẩm mỹ cho bể. Sống ở nước sạch cũng tốt hơn là nguồn nước không đảm bảo.

Thức ăn cho cá Sọc Ngựa

Thức ăn của cá Sọc Ngựa đa phần cũng giống với thức ăn cho cá guppy (cá 7 màu), nguồn thức ăn giống nhau có thể nuôi chung sẽ làm bể cá trong nhà thêm sinh động.

Nuôi dưỡng cá Sọc Ngựa

Mỗi ngày chỉ cần cho chúng ăn 2 lần sáng tối. Nếu không có thời gian thì cho cá Sọc Ngựa ăn mỗi ngày 1 lần cũng không sao nhưng cho ăn nhiều một chút để cá không bị đói.

Không nên cứ luôn cho cá ăn thức ăn dạng cám mà hãy cho chúng ăn thêm những thức ăn tươi sống để đảm bảo chúng phát triển và sinh sản tốt. Trong nguồn thức ăn tươi sống chứa nhiều dinh dưỡng góp phần cho cá lên màu đẹp hơn.

Mỗi tuần nên thay nước 2 lần. Mỗi lần thay nước chỉ nên thay khoảng 70% nước, tránh cá bị sốc nước dẫn đến bỏ ăn.

Khi vào mùa lạnh, nhiệt độ có thể xuống dưới 15°C, vì vậy cần trang bị thêm dụng cụ sưởi cho cá (có thể mua ở cửa hàng cá cảnh). Lưu ý vì trời rét lạnh chỉ nên thay nước cá vào giữa trưa khi trời đã ấm dần.

Có kích thước cơ thể nhỏ bé vì vậy không nên nuôi chúng cá Sọc Ngựa với những loại cá to lớn hung dữ khác. Chúng sẽ bị ăn mất đấy. Và cũng không nên nuôi cá Sọc Ngựa cùng với những loại vá có vi, vây, đuôi dài với tính háu ăn chúng có thể cắn rách.

Bước 1: Chọn giống

Cá Sọc Ngựa trống có màu sắc sỡ và hoa văn nhìn rõ nét hơn con cá mái, thân thon, dài và nhỏ hơn cá mái.

Cá Sọc Ngựa mái có màu sắc nhạt hơn cá trống và đặc biệt bụng của chúng cũng to hơn cá trống rất nhiều vì chứa nhiều trứng.

Nếu cá mái không có trứng trong bụng thì cần phải cho ăn đều đặng, cung cấp một số chất dinh dưỡng đầy đủ cho cá thông qua thức ăn chất lượng. Đặc biệt thức ăn giàu đạm sẽ giúp cá mái nhanh tạo ra trứng.

Bước 2: Bể ép

Chuẩn bị một bể ép cá Sọc Ngựa rộng rãi, trong bể nên trang trí thêm các loại rong rêu (rong rêu thật hoặc nhựa vẫn được) hoặc một số loại trang trí khác trong bể.

Không nên để bể trống trơn và điều quan trọng nhất là đấy hồ phải có cỏ giả, sỏi hoặc bất cứ thứ gì miễn là khi cá mái đẻ trứng, thì những quả trứng đó sẽ rơi vào những khe sỏi hoặc cỏ để tránh trường hợp cá bố mẹ ăn mất trứng.

Loài cá Sọc Ngựa nổi tiếng là háu ăn, khi trứng vừa mới đẻ mà cá bố mẹ nhìn thấy sẽ ăn luôn.

Bước 3: Tách cá trống và cá mái

Khi cá Sọc Ngựa mái đã đẻ xong, bụng đã xẹp thì ngay lập tức tách cá bố mẹ ra bể khác. Nếu không chúng sẽ tìm cách săn lùng và ăn hết trứng cá con.

Những quả trứng bé nhỏ sẽ nở sau khoảng 48 giờ đồng hồ. Sau khoảng 1 đến 2 ngày, có thể cho cá con ăn những loại thức ăn có kích thước siêu nhỏ như lòng đỏ trứng hoặc thức ăn viên được nghiền nát.

Cách làm lòng đỏ trứng cho cá Sọc Ngựa ăn

Bạn hãy luộc một quả trứng gà hoặc trứng cút đều được, bóc vỏ trứng và giữ lại phần lòng đỏ. Chuẩn bị thêm một vật chứa một ít nước và cho lòng đỏ vào khuấy đều. Dùng ống tiêm hút dung dịch trứng vs nước và bớm thẳng vào bể cá con, mỗi chỗ một ít. Để như vậy bọn cá Sọc Ngựa con sẽ ăn và mau lớn.

Có nhiều bạn vẫn đang thắc mắc là cá Sọc Ngựa với màu sắc đẹp đến như vậy liệu có giá bao nhiêu. Giá cá Sọc Ngựa khá rẻ, hầu như ai cũng có thể mua và nuôi chúng được.

Hiện nay tại giá cá Sọc Ngựa thường bán ở nhiều thành phố lớn như TpHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ,… sẽ có giá khoảng 2 – 3 nghìn đồng/1con. Rất rẻ đúng không nào.

Đối với dòng cá Sọc Ngựa dạ quang sẽ có giá khoảng 15 nghìn đồng/1 con. Loài này sống theo bầy nên trong bể phải có ít nhất trên 5 con. Vì vậy hãy thương lượng với chủ cửa hàng mua theo combo 10 con hay 20 con, như vậy giá sẽ rẻ hơn rất nhiều.

Cuối cùng là giá cá Sọc Ngựa Cánh Tiên, loài này thì đặc biệt hơn nên có giá khá chát khoảng 60 – 100 nghìn đồng/1 con. Nếu mua với số lượng để chúng có bầy thì giá sẽ khá cao.

Nên chọn mua cá Sọc Ngựa ở những cửa hàng uy tín trong vùng để tránh mua phải những con bị bệnh hoặc bị di tật. Nếu mua cá Sọc Ngựa Cánh Tiên thì cần phải chọn lựa kĩ càng hơn nữa.

Động vật ăn côn trùngĐộng vật ăn tạpĐộng vật ăn thịt

Cá Ngựa Vằn Giá Bao Nhiêu? Cách Nuôi Cá Sọc Ngựa Sinh Sản

Chúng hiếm khi bị mắc bệnh, nhưng một khi đã mắc là chết.

Đối với những anh em mới tập tành nuôi cá trong bể thủy sinh tại gia có thể chọn mua cá ngựa vằn về để nuôi sẽ rất thích hợp.

Trên thực tế cá sọc ngựa có kích thước khá nhỏ, chiều dài cơ thể chỉ đạt khoảng 5cm. Trên thân có các đường sọc trắng, đen, đỏ trải dài từ đầu xuống cuối đuôi.

Có lẽ chính vì đặc điểm này mà người ta đã đặt tên chúng là cá ngựa vằn.

Cá ngựa vằn là loài cá có sức khỏe tốt nên chúng có thể giao phối và sinh sản tất cả các tháng trong năm.

Tuy nhiên, giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 10 là thời điểm cá ngựa vằn phát triển mạnh nhất.

Nhiệt độ lý tưởng để cá đẻ trứng là khoảng 27 độ C.

Để đảm bảo an toàn cũng như tránh các loài cá khác ăn trứng. Trước khi cá đẻ người nuôi nên cách lý chúng sang một bể riêng biệt để nuôi.

Trứng cá sọc ngựa trong suốt không màu nên rất khó nhận biết bằng mắt thường. Đợi khi cá con trưởng thành rồi mới thả lại vào bể chung

Trung bình sau 1 tuần là trứng sẽ nở thành cá con, tỉ lệ trứng sau khi nở thành cá chiếm khoảng 88%

Hầu hết trong các dòng các kiểng thì cá sọc ngựa cái sẽ có kích thước cơ thể lớn hơn cá ngựa vằn đực. Bụng cũng to và tròn hơn cá đực

Phần vây lưng và vây bụng ở cá sọc ngựa sẽ có xu hướng dài hơn cá sọc cái.

Cá ngựa vằn thường có xu hướng bơi theo đàn, vì vậy nếu lựa chọn nuôi dòng cá này bạn nên mua ít nhất 10 con mới có thể thấy hết được vẻ đẹp của chúng.

Cá sọc ngựa đẹp nhất là màu hồng đỏ và vàng xanh

Vốn là loài cá cảnh ăn tạp nên thức ăn yêu thích của cá sọc ngựa là các loài côn trùng nhỏ, giun, các động vật giác xác nhỏ trong nước…

Ngoài ra chúng cũng có thể ăn các loại thức ăn hạt cho cá

Vốn là loài cá hiền lành, ít khi gây chiến với đồng loại nên bạn có thể nuôi chung cá sọc ngựa với cá neon, cá 7 màu, cá lan thọ, cá kiếm, bình tích…

Nước trong bể nuôi cá sọc ngựa phải là nước sạch, không bị ôi nhiễm. Người nuôi nên có kế hoạch vệ sinh và cọ rửa bể thủy sinh thường xuyên.

Nhiệt độ nước thích hợp nhất để nuôi cá ngựa vằn là từ 20 tới 28 độ C , độ pH khoảng 7,

Bể nuôi cá sọc ngựa không cần quá to, chỉ cần chọn mua một chiếc bể mini là được. Tuy nhiên, nếu muốn đẹp thì bạn nên trang bị một chiếc bể trung bình để nuôi cá theo đàn sẽ phù hợp hơn.

Mặc dù cá sọc ngựa hiếm khi mắc các bệnh lặt vặt, tuy nhiên nếu muốn cá sống lâu bạn cần quan tâm tới chất lượng nguồn nước trong bể.

Hệ thống lọc nên được bật 24/24 cũng như cần có kế hoạch thay nước 1 tuần/lần để sát khuẩn cũng như tiêu diệt các mầm bệnh.

Trong quá trình nuôi bạn cũng nên chú ý tới nhiệt độ ánh sáng chiếu xuống bể, vào mùa đông khi nhiệt độ nước xuống thấp thì bạn nên tăng nhiệt độ đèn sưởi.

Đảm bảo nhiệt độ nước luôn ở mức lý tưởng nhất

Đặc biệt, cũng không nên để ánh đèn quá sáng, bởi có thể ảnh hưởng tới thị lực của cá từ đó khiến chúng gặp khó khăn trong quá trình di chuyển và tìm kiếm thức ăn.

Cá sọc ngựa hiện được bán rất nhiều trong các cửa hàng cá cảnh trên địa bàn Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh.

Ở Việt Nam chúng phổ biến tới mức nhiều người còn gọi chúng là giống cá quốc dân. Độ phổ biến của cá ngựa vằn vây dài chỉ sau cá 7 màu một chút mà thôi.

Cách Nuôi, Cách Ép, Giá Bao Nhiêu [A

Cá Betta HalfMoon là gì?

Cá Betta HalfMoon còn có tên gọi khác là cá Xiêm HalfMoon, cá chọi HalfMoon, cá đá HalfMoon.

Đầu tiên là nói đến nguồn gốc của cá Betta HalfMoon. Đến bây giờ mình cũng không biết là nguồn gốc của cá này là từ cá gì, có thể là cá phướng đuôi chẻ, đuôi ngắn. Từ xa xưa người ta cảm thấy những con cá phướng có bộ đuôi không đẹp, quá ngắn nên muốn lai tạo ra những con có đuôi to đẹp hơn và đó chính là cá Betta HalfMoon bây giờ.

Với ngoại hình hoành tráng và đầy quyền rũ, cá Betta HalfMoon rất được những người mới chơi hoặc các cô gái có đam mê nuôi cá cảnh mini yêu thích.

Chắc bạn còn nhớ Iphone 6s/6s plus ra mắt. Hình ảnh được in trên hộp chính là cá Betta HalfMoon,

Đặc điểm ngoại hình cá Betta HalfMoon

Trải qua nhiều quá trình lai tạo, cá Betta HalfMoon có khá nhiều màu sắc. Có loại màu đỏ toàn bộ thân, loại có màu xanh đậm, loại màu trắng tinh, cũng có những loại mang trên mình 2 hoặc nhiều màu sắc khác nhau. Điển hình như sự phối màu giữa thân màu xannh đậm và nhạt, đuôi lại được tô điểm bởi màu đỏ. Còn rất nhiều sự phối màu tuyệt đẹp khác. Màu chủ đạo của cá Betta HalfMoon là đỏ – trắng – xanh – đen.

Chiều dài của đuôi lớn hơn hoặc bằng ¾ chiều dài cơ thể.

Các vây lưng của cá Betta HalfMoon thường nằm ở sau nữa lưng với kích thước lớn, có khi tới vài cm.

Vây hậu môn của cá có kích thước khá lớn không kém gì vây lưng.

Khác với các dòng cá Betta khác, cá Betta HalfMoon có vây ngực lớn, mỗi khi chúng kình nhau sẽ xòe ra trông rất đẹp.

Đuôi là đặc sản của cá Betta HalfMoon mà các giống cá Betta khác không có. Một chiếc đuôi rộng uyển chuyển hình bán nguyệt, đối với những con được chăm sóc tốt mỗi khi chúng xòe rộng kích thước đuôi có thể lớn hơn hoặc bằng 180°. Đối với những con mà có góc đuôi nhỏ hơn 180° thì người ta hay gọi nó với cái tên khác là Phướng.

Trong dòng Betta HalfMoon có thêm một loại nữa là OHM (over HalfMoon), đuôi của nó sẽ lớn hơn 180° rất nhiều và nó móc về phía trước.

Đối với cá Betta HalfMoon đực, chúng sẽ có chiều dài cơ thể lớn hơn con cái. Đuôi và các vây cũng lớn hơn nhiều. Màu sắc cũng sặc sỡ hơn.

Cách nuôi cá Betta HalfMoon đẹp khỏe mạnh

Cần chuẩn bị một bể nuôi có kích thước càng rộng càng tốt có thể chứa trên 5 lít nước. Animal World khuyến cáo bạn nên nuôi cá trong bể kính có thể chứa khoảng 8 lít nước. Với kích thước này rất dễ vận chuyển hoặc để ở nơi bạn làm việc cũng rất tiện lợi.

Khi cá Betta HalfMoon sống trong tự nhiên thức ăn của chúng chủ yếu là côn trùng nhỏ, ấu trùng sống trong nước. Nhưng trong quá trình nuôi nuốt thức ăn của chúng sẽ là trùn chỉ, lăng quăng (bọ gậy, ấu trùng muỗi), bobo, ấu trùng tôm, thức ăn đông lạnh, thức ăn dạng viên.

Cá Betta HalfMoon có bao tử nhỏ một hạt đậu có thể lắp đầy. Vì nên cho cá ăn ít, mỗi lần độ khoảng 10 con trùn chỉ hoặc lăng quăng. Đối với thức ăn khô cũng vậy. Lên lịch cho cá ăn để cá quen dần. Một ngày nên cho cá ăn 3 lần vào sáng – trưa – chiều. Nếu không có thời gian có thể cho cá ăn 2 lần sáng – chiều. Hết sức lưu ý không nên cho cá ăn vào buổi tối vì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh cho cá.

Khi mới mua cá Betta HalfMoon về không nên thả trực tiếp vào bể mà hãy ngâm túi đựng cá vào bể khoảng 15 – 20 phút để cá quen dần với nhiệt độ của nước bên ngoài.

Thay nước thường xuyên tránh cho con cá bị bệnh và bị yếu. Tác dụng thứ hai của thay nước thường xuyên đó là cá sẽ không bị stress. Nếu cá bị stress sẽ quay lại và căn đuôi của nó.

Nuôi cá Betta HalfMoon cần phải có bể rộng rãi từ khoảng 5 lít nước trở lên. Bởi vì bể mà nhỏ khi cá quay đầu sẽ ăn đuôi của nó.

Khi tiến hành thay nước chỉ nên thay khoảng 50%, tránh trường hợp cá bị thay đổi môi trường nước đột ngột. Nếu thay 100% nước sẽ bị giảm độ pH và một số loại vi khuẩn tốt cho cá.

Muốn cá đẹp nên để bể cá ở nơi tối một chút, lâu lâu mang ra ngắm bảo đảm cực đẹp.

Khi thời tiết trở lạnh cá sẽ ít hoạt động, khẩu phần ăn cho cá cần giảm đi. Thường xuyên cho cá Betta HalfMoon của bạn kè hoạt động. Thay nước trong màu lạnh thì nên thay vào buổi trưa.

Tới mùa lạnh bạn cũng nên cho bể cá của mình vào thùng xốp có nắp đậy hoặc dùng đến máy sưởi.

Một cách khác để cá Betta HalfMoon không bị lạnh đó bạn hãy dùng nhiều sợi dây ni lông ngắn cột ở giữa và cắt tưa đầu hai bên. Bỏ trực tiếp cục ni lông vào bể để cá có thể chui trong đó tránh lạnh.

Cách ép cá Betta HalfMoon A-Z

Để cá Betta HalfMoon có thể sinh sản tốt và lai tạo ra giống cá đẹp cần phải có kỉ thuật ép cẩn thận và tỉ mĩ, sau đây Animal World sẽ hướng dẫn một cách chi tiết nhất.

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một cặp cá giống, cặp cá trống mái này phải có đầy đủ các yếu tố như đã đến thời kì sinh sản, khỏe mạnh, màu sắc đẹp, tóm lại là có tư chất tốt để cho ra đàn có con đẹp. Cách để nhận biết cá đực và cá cái đã sẵn sàng giao phối như sau:

Cá trống: Hung hăng hơn mọi ngày, nhả rất nhiều bọt trên mặt nước.

Cá mái: Bụng căng chứa đầy trứng có thể thấy ngay bằng mắt thường khi quan sát ở góc độ nhìn ngang.

Nếu bạn không cho cặp cá Betta HalfMoon trống mái làm quen với nhau trước mà thả chúng vào với nhau. Trường hợp cá mái chịu giao phối thì không nói tới nhưng đôi khi cá mái không chịu giao phối, cá trống sẽ dùng đến vũ lực để ép cái mái về tổ bọt của mình. Nên bạn hãy cho cả hai làm quen trước bằng cách cho cá trống vào bể ép trước. Sau đó bỏ cá mái vào trong lọ nhỏ, bỏ trực tiếp vào bể cá ép để chúng nhìn thấy nhau. Lúc này cá trống sẽ thuần phục cá mái.

Sau khoảng 4 đến 5 ngày, nếu không thấy trường hợp đuổi đánh lẫn nhau tiến hành thả cá Betta HalfMoon mái vào bể. Nhanh chóng cá trống sẽ dẫn cá mái về tổ cảu nó đã chuẩn bị sẵn. Chúng sẽ cuộn tròn với nhau và giao phối. Lúc này trứng của cá mái sẽ rơi ra và cá Betta HalfMoon trống sẽ dùng miệng nhặt những quả trứng đó, thụ tinh chúng và đưa lên ổ bột. Quá trình này sẽ kết thúc khi cá mái đẻ hết trứng.

Khi đã hoàn tất quá trình giao phối. Lúc này cá Betta HalfMoon trống sẽ đuổi cá mái đi và thực hiện ấp trứng một mình. Cá mái lúc này khá yếu bạn cần phải vớt cá mái ra hồ nuôi riêng với chế độ ăn đầy đủ.

Cá trống ấp trứng khoảng 2 đến 3 ngày sẽ nở. Lúc này chưa tách cá trống ra vội. Những con cá Betta HalfMoon con bây giờ còn khá yếu ớt. Chúng chỉ có thể bu bám vào tổ bột và dựa vào một ít chất dinh dưỡng trong bụng để sống. Vì còn khá yếu nên sẽ có trường hợp cá Betta HalfMoon con bị rơi khỏi tổ, ngay lập tức sẽ được cá trống mang quay lại tổ. Thời gian này cá trống sẽ khá vất vả vì phải canh chừng tổ bột liên tục. Vì vậy bạn cần cung cấp đầy đủ thức ăn để cá Betta HalfMoon trống không bị đuối sức. Chỉ khi cá con cá thể tự bơi được và kiếm được thức ăn thì có thể tách cá trống ra chăm sóc riêng.

Giá cá Betta HalfMoon

Có nhiều bạn thắc mắc loài cá Betta HalfMoon đầy quyền rũ này giá bao nhiêu tiền 1 con. Minh cũng nói luôn là giống cá này có giá khá rẻ chỉ từ 30.000 – 50.000 đồng/ 1 con. Một cặp trống mái cũng chỉ có giá khoảng 100.000 đồng. Tuy là giá rẻ nhưng bạn cũng cần tìm đến cửa hàng cung cấp cá Betta HalfMoon uy tín, tránh mua những chú cá bệnh tật hoặc đã già. Cũng là dòng Betta HalfMoon, nhưng nếu được lai tạo với nhiều dòng quý hiếm khác thì mức giá sẽ nâng lên khá cao, có con 300.000 đồng là điều hiển nhiên.

Đây là loài cá rất đang để nuôi trong nhà hoặc nuôi tại bàn làm việc. Rất thích hợp cho những bạn mới chơi cá Betta. Làm việc căng thẳng nếu có bể cá Betta HalfMoon bên cạnh để nhìn cũng giúp bạn giải stress ít nhiều đó.

Cá BettaĐộng vật ăn côn trùngĐộng vật ăn tạpĐộng vật ăn thịt

Cá 3 Đuôi Đầu Lân Ăn Gì, Cách Nuôi, Cách Ép, Chữa Bệnh, Giá Bao Nhiêu?

Cá 3 đuôi đầu lân là cá gì?

Cá 3 đuôi đầu lân hay còn gọi là cá vàng đầu lân, cá vàng Oranda. Chúng được lai tạo từ hai loại cá là cá vàng Ranchu và cá vàng Lưu Kim hay cá vàng đuôi quạt. Cá vàng 3 đuôi thừa hưởng những đặc điểm nội trội của bố mẹ chúng như bướu nổi trên đầu vốn là của cá vàng Ranchu và có thêm vây lưng của cá Lưu Kim.

Đặc điểm cá ba đuôi đầu lân

Rất dễ để nhận biết cá vàng 3 đuôi đầu lân, bởi chúng sỡ hữu bướu (hay còn gọi là đầu lân) trên đỉnh đầu. Kết cấu đầu lân rất đa dạng gồm có ba vùng có thể xuất hiện là đỉnh đầu, mặt và nắp mang. Có ba loại đầu lân chúng ta có thể nhìn thấy đó là:

Đầu lân toàn đầu: Bướu nằm trên đỉnh đầu và lang rộng ra mặt và nắp mang

Đầu lân cao đầu: Chỉ có ở đỉnh đầu

Đầu lân thiếu đầu: nằm ở đỉnh đầu và mặt

Thân tròn với nhiều màu sắc khác nhau như: đỏ, đen, trắng, vàng. Điểm không ai cũng biết ở cá vàng Oranda đó là chúng có tới loại vảy tùy thuộc vào mỗi dòng khác nhau:

Vảy ánh kim: là tất cả các loại đơn sắc (1 màu) và nhị sắc (2 màu) cơ bản ở cá vàng

Vảy bán kim: các màu nhị sắc, tam sắc (3 màu), đỏ đơn sắc và vải hoa (có đốm hoặc không đốm)

Vảy phi kim: gồm những màu như tím, nhị sắc và tam sắc

Cá ba đuôi đầu lân trưởng thành có kích thước từ 10 – 15cm. Với đuôi dạng kép, các nhánh đuôi càng nhọn về sau. Đuôi của cá thuộc dạng mỏng giống đuôi voan. Vây lưng trải dài từ lưng xuống đuôi, hầu như dính luôn với đuôi.

Đỏ toàn thân: Đây là dòng cá phổ biến với màu đỏ rực hoàn toàn từ vảy, vây, đầu lân

Đỏ trắng: Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa màu trắng sáng và đỏ rực rỡ, tạo nên màu sắc độc lạ

Đen toàn thân: Cũng giống như dòng cá đỏ toàn thân, màu đen tuyền phủ kín thân cá. Đây là màu rất khó giữ vì khi bị tác động bởi một yếu tố nào đó màu đen tuyền sẽ chuyển sang màu đồng vàng.

Ngũ sắc: Đây được coi là dòng cá ba đuôi đầu lân hiếm, với sự pha trộn màu sắc một cách đa dạng trên vảy.

Cách nuôi cá 3 đuôi đầu lân từ lúc mới mua về

Môi trường sống là yếu tố quan trọng trong việc giúp cá 3 đuôi đầu lân phát triển khỏe mạnh. Nên chọn bể nuôi bằng kinh có kích thước từ 50x30cm trở lên và ưu tiên những bể nuôi phẳng, nếu dùng bể nuôi dạng tròn sẽ làm bóp méo hình ảnh của cá khi ta nhìn vào. Chiều cao của bể cũng không cần quá cao, chỉ cần đảm bảo chứa trên 15 lít nước là đủ.

Trước khi thả cá ba đuôi đầu lân vào cần làm sạch bể khỏi những mần bệnh tiềm ẩn bằng cách đổ nước đầy bể và tùy thuộc vào kích thước bể mà cho một lượng muối hột thích hợp. Ở đây mình đang nói bể nuôi bằng kinh có kích thước 60x30cm thì cho khoảng 1 nắm muối hột. Những bạn nào nuôi cá ở bể lơn hơn hoặc bể bằng xi măng thì cho lượng muối nhiều hơn.

Trong bể nuôi cần trang bị thêm máy bơm oxy bởi vì trong quá trình sống cá 3 đuôi đầu lân thải ra chất có hại cho chính nó gọi là amoniac. Máy lọc oxy cũng cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho cá để cá không phải hoạt động quá nhiều khi phải ngoai lên mặt nước.

Nếu có thể bạn có thể trang trí cho bể cá bằng những vật liệu như rong rêu, cây thủy sinh hoặc non bộ mini.

Đặt bể cá nuôi 3 đuôi đầu lân ở nơi không có quá nhiều người qua lại như cửa hoặc gần tivi. Nên để ở nơi yên tĩnh ít người qua lại, đặc biệt để cá có thể phát triển toàn diện nên đặt bể ở nơi có ánh sáng mặt trời nhưng không bị chiếu bởi ánh sáng trực tiếp.

Thả cá 3 đuôi đầu lân vào bể

Mua cá ba đuôi ở cửa hàng, người ta sẽ bỏ cá vào một cái bịch nilon và cột lại. Về nhà trước khi thả cá vào bể bạn cần chuẩn bị một nguồn nước sạch. Nếu dùng nước máy thì nên để nước qua đêm choc lo bay hết. Không nên cả cá vào bể ngay mà hãy thả nguyên bịch cá vào để để cá 3 đuôi đầu lân từ từ làm quen với nguồn nước mới.

Khoảng 2 giờ sau mới mở bì cá và thả cá vào bể. Có nhiều bạn mua về chưa gì hết đã thả cá ra như vậy sẽ kiến cá bị sốc nước. Gặp trường hợp trên đường mua cá về trời nắng làm nước trong bì cá nóng lên, về đến nhà bạn đã thả cá vào bể nước lạnh đã chuẩn bị sẵn như vậy cá sẽ bị sốc nhiệt có thể làm chết cá.

Cá vàng 3 đuôi đầu lân không kén ăn, thức ăn của chúng cũng rất dễ kiếm. Thức ăn của chúng chủ yếu là dạng viện được bán ở cửa hàng. Loại thức ăn này chứa một lượng dinh dưỡng vừa đủ cho cá.

Tuy nhiên để cá có thể mau lớn và sinh sản tốt thì nên cho cá ăn thêm trùn chỉ hoặc các loại côn trùng nhỏ. Các loại thức ăn này nên được mua ở nơi chuyên cung cấp thức ăn tươi sống cho cá để đảm bảo độ vệ sinh. Nên kết hợp 2 loại thức ăn trên để cá vàng 3 đuôi phát triển tốt nhất.

Đối với cá vàng 3 đuôi bột, vì chúng còn nhỏ cần nhiều chất dinh dưỡng để chúng phát triển nhanh nên cần cho ăn 3 lần 1 ngày. Còn với cá trưởng thành chỉ cần cho ăn 1 lần 1 ngày là đủ, tuy 1 lần những đảm bảo đầy đủ và chất lượng không nên cho ăn nhiều lần trong ngày.

Các bệnh thường gặp ở cá 3 đuôi đầu lân

Tuy qua trình nuôi cá ba đuôi đầu lân có kỹ lưỡng đến bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng sẽ xuất hiện những bệnh tật ngoài ý muốn. Vậy những bệnh ở cá 3 đuôi đầu lân là gì và cách chữa như thế nào hãy xem tiếp phần bên dưới:

Bệnh mục đuôi, thối vây

Vẻ đẹp của cá vàng 3 đuôi đầu lân không chỉ là màu sắc mà còn ở bộ vây và bộ đuôi của chúng. Còn gì là đẹp nữa khi cá có dấu hiệu bị thối vây và mục đuôi cơ chứ. Dấu hiệu để nhận biết bệnh này đó là vây đuôi bị hoạt mô, nặng hơn là sẽ cụt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cá bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh hoặc bị stress nặng. Để điều trị bệnh này cho cá 3 đuôi đầu lân không khó, chỉ cần dùng muối hoặc thuốc kháng sinh cho vào bể vài ngày sẽ khỏi.

Bệnh xuất huyết dưới da

Trong quá trình nuôi nếu một ngày đẹp trời trên thân cá 3 đuôi đầu lân xuất hiện một hoặc nhiều vết bầm tím thì đây chính là biểu hiện của bệnh xuất huyết dưới da. Đối với bệnh này chỉ cần sử dụng kháng sinh Nitrofuran để chữa cho cá ba đuôi đầu lân. Đây là cách nhanh nhất tuy nhiên liều lượng như thế nào thì cần phải tham khảo người có chuyên môn. Một cách khác những hiệu quả thì lâu hơn đó là cho vào nước một ít muối hột.

Bệnh bạch vân

Bệnh này xuất hiện ở cá 3 đuôi đầu lân vào đàu mùa mưa hoặc khi mùa xuân đến. Lúc này nhiệt độ trong nước có sự thay đổi. Dấu hiệu trên thân và đuôi sẽ có những mảng màu trắng do trùng lông Kostia hay trùng roi kí sinh lên. Để chữa được bệnh này cho cá 3 đuôi đầu lân, cần cho cá tắm muối liên tiếp 3 ngày, mỗi ngày 30 phút và lượng muối là 2%.

Bệnh đốm trắng

Đây là bệnh khá phổ biến và dễ gặp phải ở cá ba đuôi đầu lân. Khi nhiệt độ trong nước giảm xuống 15°C, lúc này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh. Cá sẽ xuất hiện nhiều đốm trắng nhỏ và từ từ lây rộng ra khắp cơ thể. Bệnh này nếu nghiêm trọng sẽ kiến cá dần suy yếu và chết. Để chữa bệnh này cần tăng nhiệt độ cho cá lên trên 30°C và thường xuyên tắm nước muối cho cá. Sau một thời gian sẽ khỏi.

Dấu hiệu của bệnh là có nhiều nấm mốc hình sợi bám vào cá làm cho cá 3 đuôi đầu lân bị lở và thối rửa dần dần nếu không được chữa sớm thì cá sẽ chết. Bệnh này cần phải tỉ mỉ dùng nhíp tiến hành gắp nấm ra khỏi cá và cho tắm với nước muối 3 ngày liên tục, mỗi ngày 30 phút.

Cách ép cá 3 đuôi đầu lân đẻ

Đầu tiên hãy quan sát những con cá 3 đuôi đầu lân trong bể nuôi. Thấy hiện tượng cá ví nhau thì chúng đang muốn sinh sản. Con ví sẽ là con đực.

Lúc này cần chuẩn bị một cái dĩa lớn chứa nước và thành dĩa cao khoảng 5cm. Lưu ý nước phải được lấy trong bể nuôi cá bố và mẹ. Bắt con cá 3 đuôi đầu lân trống, tiến hành nặng bụng dưới gần chỗ hậu môn. Khi nặng tinh dịch màu trắng trông như nước gạo của cá trống sẽ hòa vào nước trong dĩa.

Tiếp theo bắt con cá ba đuôi đầu lân mái cũng tiến hành nặng nhẹ phần bụng dưới sẽ thấy trứng rơi ra. Vừa nặng vừa dùng đuôi cá mái khuấy nhẹ cho trứng trải đều khắp dĩa.

Khi trứng đã nở không cần cho ăn gì cả. Khoảng 4 – 5 ngày sau thì cho cá 3 đuôi đầu lân bột ăn lòng đỏ trứng gà hoặc lòng đỏ trứng cút. Cách thức cho ăn như sau, luộc chín quả trứng cút hoặc gà. Lấy một ít lòng đỏ trứng khuấy đều với nước. Dùng màng lọc cặn lấy nước cốt. Khi cho ăn chỉ cần nhỏ mỗi nơi mỗi giọt vào bể cá con là được. Nếu có thể hãy cho cá ăn thêm trùn cỏ để cá mau lớn.

Sau một tuần cá ba đuôi đầu lân cứng cáp hơn thì có thể cho cá ăn trùn chỉ, bo bo,… Lưu ý trong quá trình ấp trứng cho đến khi nở vẫn sử dụng dây oxy với cường độ không quá mạnh.

Cá 3 đuôi đầu lân giá bao nhiêu

Với ngoại hình ai nhìn vào cũng yêu thích, muốn sỡ hữu 1 cặp về nuôi. Giá của cá 3 đuôi đầu lân không quá mắc. Mức giá đối với những em có ngoại hình bình thường thì rơi vào khoảng 50.000 đồng/cặp.

Đối với những con cá ba đuôi đầu lân có ngoại hình hiếm như đen tuyền, trắng đen, đầu lân cao thì mức giá có thể lên tới vài trăm nghìn đồng. Khuyên bạn nên nuôi 1 cặp đực cái trở lên để chúng không phải cô đơn và có bạn đời để giao phối.

Động vật ăn côn trùngĐộng vật ăn thịt

Cập nhật thông tin chi tiết về Cá Sọc Ngựa (Dạ Quang, Cánh Tiên) Là Gì, Cách Nuôi, Cách Ép, Giá Bao Nhiêu trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!