Bạn đang xem bài viết Cá Sặc Trứng Là Cá Gì? Làm Món Gì Ngon? Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg? được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cá sặc trứng thích hợp với môi trường nóng ẩm cận nhiệt đới. Chúng ta có thể tìm thấy chúng rất nhiều tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi có khí hậu ôn hòa và nhiều ao hồ, sông ngòi.
Khi ở nhiệt độ từ ấm từ 27 độ đến 30 độ, trứng sẽ được thụ tinh và nở trong vòng 24h. Cá sặc trứng sinh sản vào mùa mưa từ đầu tháng 4, tháng 5 đến hết tháng 11.
Loại cá này vốn là món ăn đặc sản nổi tiếng khắp cả nước. Thịt dày, ít xương và chất lượng thịt thơm ngon cùng lớp trứng bùi béo khiến món cá này là nguyên liệu của nhiều món ăn nổi tiếng.
Cùng tìm hiểu một số món ăn được làm từ loài cá này được nhiều người yêu thích nhất!
Khô cá sặc một nắng vốn là món ăn nổi tiếng được xuất khẩu ra nước ngoài.
Cá sặc trứng được người dân bắt lên và làm sạch bằng muối, lấy hết nội tạng và rong rêu còn sót lại trong cá rồi đem phơi.
Sau khi phơi cá sặc trứng một nắng, chúng ta có thể đem chúng nướng, rán, nấu canh,… tùy theo sở thích
Cá sặc trứng kết hợp với các nguyên liệu và gia vị như: Tiêu, tép mỡ, hành, ớt, xả,…tạo nên món ăn thơm ngon tron mâm cơm gia đình của bạn.
Sự kết hợp đơn giản này giúp món ăn giữ được sự thơm ngon và hương vị ngọt bùi của cá.
Với món ăn này, chúng ta chỉ cần bắc chảo dầu để lửa già rồi thả cá vào chiên. Cá sẽ có lớp vỏ vàng giòn rụm rất hấp dẫn.
Nếu một ngày bạn cảm thấy ngán ngẩm với các loại thịt heo, thịt bò quá nhiều mỡ, bạn muốn tìm một món ăn ngon, nhẹ bụng thì có thể thử làm món gỏi xoài với khô cá sặc này.
Món ăn dân dã đặc trưng của miền Tây sông nước. Nơi mà loại cá sặc sinh sống và phát triển mạnh. Vào mùa nước nổi, bông súng mọc nhiều, người dân thu hoạch bông súng, tước phần vỏ, cắt khúc.
Món ăn này giữ được nguyên vẹn sự thơm ngon của thịt cá sặc, cái giòn sần sật của bông súng, rất đưa cơm.
Tuy nhiên ở các vùng khác, vì không có nguyên liệu nên khó có thể thưởng thức được một tô canh chua bông súng cá sặc đúng chuẩn.
5. Cá sặc trứng giá bao nhiêu một kg? Mua ở đâu tại Hà Nội và TP.HCM?
Nếu có thể đến miền Tây thì bạn hoàn toàn có thể thưởng thức cá sặc trứng tươi ngon. Còn nếu bạn ở xa, bạn có thể chọn lựa loại cá sặc trứng một nắng đã được đóng gói.
Loại này có thể bảo quản lâu hơn và bạn có thể lấy ra ăn khi thèm. Một gói cá sặc trứng một nắng 0.5kg tầm 200k – 300k tùy theo cơ sở chế biến.
Nếu có thể bạn rất nên thử món cá sặc trứng này một lần. Bạn sẽ không thể quên được lớp thịt ngọt vô cùng kết hợp với trứng cá béo béo. Còn ngại gì mà không mua một ít cá sặc trứng để mời người thân và bạn bè thưởng thức ngay thôi.
Cá Trắm Đen Là Cá Gì? Làm Món Gì Ngon? Bao Nhiêu Tiền 1Kg?
Nguồn gốc của cá trắm đen
Cá trắm đen có tên khoa học là Mylopharyngodon piceus, dòng cá này thuộc họ cá chép. Cá trắm đen được tìm thấy và miêu tả bởi Richardson vào năm 1846.
Cá trắm đen là loài cá bản địa đến từ Trung Quốc, sau đó được nhân giống và nuôi ở khắp các nước thuộc khu vực châu Á.
Đặc điểm của cá trắm đen
Cá trắm đen là loài cá nước ngọt có kích thước lớn. Trung bình một con cá trắm đen khi trưởng thành có chiều dài từ 60 – 120cm, cân nặng của chúng dao động từ 3 – 10kg. Có những trường hợp cá trắm đen khổng lồ có cân nặng lên đến 35kg và chiều dài lên đến 1,8m.
Cá trắm đen có thân thuôn dài và rất tròn. Phần đầu của cá trắm đen thuôn và cân đối so với tỷ lệ cơ thể của chúng. Miệng của cá khá rộng, hàm trên dài hơn so với hàm dưới. Mõm cá hơi nhọn, ngắn và hơi hướng về phía trước. Lỗ mũi cá rất lớn và được bố trí ở gần mắt.
Cá có rất nhiều răng nhỏ và tạo thành một hàm lược. Mắt cá trắm đen có tỷ lệ nhỏ hơn so với kích thước của phần đầu, mắt đen nhánh và được bố trí đều ở 2 bên đầu.
Cá trắm đen, nghe đến tên chắc chắn các bạn cũng hình dung ra màu sắc của chúng. Bao phủ toàn bộ cơ thể của chúng là một lớp vảy tròn, cứng, sắp xếp rất đều.
Phần lưng cá có màu đen đậm, càng dần về phía bụng màu sắc sẽ càng nhạt đi. Vây có màu đen đậm, đậm hơn cả phần màu ở trên lưng của cá.
Cá trắm đen ăn gì?
Cá trắm đen là loài cá ăn tạp, nguồn thức ăn của chúng khá đa dạng. Cá trắm đen thường kiếm ăn ở tầng nước trung và tầng nước đáy.
Thức ăn chủ yếu của cá trắm là các loại ốc, trai, sò, hến, các loài động vật giáp xác (tôm, cua nhỏ), cá con, các loại côn trùng… Trong điều kiện nguồn thức ăn không được đảm bảo, cá trắm còn ăn các loại trái cây như quả sung, táo rụng.
Khi còn nhỏ, hệ tiêu hóa chưa phát triển, thức ăn chủ yếu của cá trắm đen thường là các sinh vật phù du, ấu trùng, loăng quăng và chuồn chuồn.
Khi cá trắm đen được con người nuôi, ngoài những thức ăn kể trên, chúng còn ăn thêm các loại thức ăn dạng viên, bột ngô, bột khoai, bột cá…
Sinh sản ở cá trắm đen
Cá trắm đen là loài sinh sản bằng hình thức đẻ trứng. Trứng của cá trắm cỏ khi đẻ ra thường có chất dính để bám vào các giá thể – điều này giúp bảo vệ trứng tốt hơn. Cá trắm cỏ bắt đầu chu kỳ sinh sản đầu tiên của chúng khi chúng đạt 3 năm tuổi.
Sau khoảng 3 ngày, trứng được thụ tinh thành công sẽ nở thành cá bột. Khoảng 2 – 3 ngày sau, cá bột sẽ phát triển thành cá con và bắt đầu đi kiếm ăn.
Môi trường sống của cá trắm đen
Môi trường sống yêu thích nhất của loài cá trắm đen là khu vực bùn đất nơi có độ sâu khoảng 2m. Cá trắm đen chuyên sinh sống ở những vùng ao, hồ, sông, suối – môi trường nước ngọt.
Cá trắm đen là loài cá đắt và được xem là quan trọng nhất tại Trung Quốc. Loài cá trắm đen xuất hiện ở hầu hết các quốc gia thuộc châu Á, trong đó có cả Việt Nam.
Tại Việt Nam, cá trắm đen phân bổ chủ yếu ở một số tỉnh thành như: Thái Bình, Hòa Bình, Nam Định, Nghệ An…. Thuộc các con sông như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Lam, sông Đà và sông Mã.
3. Tác dụng thần kỳ của cá trắm đen
Thành phần dinh dưỡng
Trong thịt cá trắm đen có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao. Thịt cá chứa rất nhiều chất đạm, nhiều canxi, axit amin, sắt, kẽm cùng nhiều chất chống oxy hóa.
Tác dụng của cá trắm đen
Các chất béo không no có trong thịt cá giúp cải thiện khả năng tuần hoàn máu não và tim mạch. Làm giảm đi nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Cá trắm đen chứa rất nhiều loại vitamin, sắt, phốt pho và khoáng chất. Điều này giúp cho mắt sáng hơn, cải thiện trí nhớ và tăng khả năng phát triển não bộ. Bên cạnh đó, các loại vitamin còn làm giảm quá trình lão hóa da, đem lại vẻ đẹp trẻ trung căng bóng cho làn da (nhất là đối với chị em phụ nữ).
Cá trắm đen có tính lành giúp giải cảm, thanh nhiệt giải độc, làm giảm chứng đau bụng, biếng ăn. Đặc biệt tốt cho phụ nữ sau khi sinh bị ứ huyết, kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh.
Không chỉ có vậy, món ăn được chế biến từ cá trắm đen còn là bài thuốc chữa bệnh yếu sinh lý vô cùng tốt cho nam giới.
Từ những công dụng kể trên, chắc hẳn các bạn cũng biết được tại sao cá trắm đen lại được nhiều người yêu thích và có mức giá thành cao hơn so với rất nhiều loại cá nước ngọt khác.
4. Cá trắm đen làm món gì?
Cá trắm đen kho
Để chế biến món cá trắm đen kho cần có những nguyên liệu sau: cá trắm đen, me chua, ớt tươi, riềng, nước hàng, nước mắm, dầu ăn.
Kho cá trắm đen ngon: đầu tiên các bạn phải làm sạch cá, sau đó cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn. Cá trắm sau khi cắt khúc để ráo nước, đem ướp cùng các loại gia vị trong khoảng 20 phút. Khi cá ngấm gia vị rồi mới đem đi kho. Cá trắm đen nên kho khoảng 4 – 5 tiếng, nên kho cạn nước – như vậy thịt cá ngấm gia vị đều và thịt cá cũng chắc hơn.
Thưởng thức cá trắm đen kho, các bạn có thể cảm nhận được vị ngọt của thịt cá, độ chắc của cá trắm và đặc biệt là không bị tanh. Cá trắm đen kho ăn kèm cùng với cơm trắng nóng hổi thì vô cùng tuyệt vời.
Cá trắm đen hấp bia
Để có nồi cá hấp bia ngon, nguyên liệu không thể thiếu chính là cá trắm đen, bia, cà chua, quả sấu, hành lá, nấm hương, hành lá, thìa là, bột canh, hạt nêm.
Ướp trong khoảng 20 phút thì đem nồi cá lên bếp đun (nên dùng bếp từ, khi ăn vẫn có thể để trên bếp để cá nóng và ngon hơn). Khi cá chín, các bạn cho thêm hành lá và thìa là rồi thưởng thức. Cá trắm đen hấp bia khi ăn có thể cuộn kèm cùng với bánh tráng và rau sống sẽ ngon hơn rất nhiều.
Cá trắm đen nướng
Món ăn ngon nổi tiếng của các vùng quê thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ của nước ta. Có rất nhiều phương pháp nướng: nướng ủ trấu, nướng riềng sả, nướng giấy bạc… Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn món cá trắm đen nướng riềng sả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: cá trắm đen, riềng, sả, ớt, mắm tôm, bột canh, dầu ăn… Cá trắm làm sạch, cắt khúc rồi ướp cùng các loại gia vị. Lưu ý, riềng và sả nên giã hoặc xay nhỏ thì mới dễ quyện vào từng miếng cá. Cá trắm đen nên ướp cùng với gia vị khoảng 20 – 25 phút rồi mới đem đi nướng.
Cá trắm đen chiên giòn
Cá trắm đen nên cắt thành khúc nhỏ (độ dày của khúc cá hoảng 1,5 – 2cm, khi chiên sẽ giòn hơn hoặc cũng có thể phi lê thái miếng. Để cá giòn các bạn nên rắc 1 lớp bột chiên giòn bên ngoài. Khi chiên cần chiên ngập trong dầu (chiên ngập dầu lớp bên ngoài giòn, bên trong thịt cá mềm béo ngậy vô cùng hấp dẫn).
Cá trắm đen chiên giòn khi thưởng thức, các bạn nên chấm kèm cùng nước mắm pha chanh, tỏi, ớt sẽ thơm ngon hơn rất nhiều.
5. Cá trắm đen mua ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?
Cá trắm đen bao nhiêu tiền 1kg?
Cá trắm đen 5 – 6kg: 180.000 đồng/kg.
Cá trắm đen 6 – 7kg: 200.000 đồng/kg.
Cá trắm đen 7 – 8kg: 210.000 đồng/kg.
Cá trắm đen 8 – 9kg: 220.000 đồng/kg.
Cá trắm đen 9 – 10kg: 230.000 đồng/kg.
Cá trắm đen trên 10: khoảng 280.000 đồng/kg.
Bạn muốn mua cá trắm đen tại hà nội và các tỉnh miền bắc thì gọi điện tới Hotline: 0982427287. Hoặc tới Cửa hàng cá trắm đen 104 Pháp Vân, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
Cá Nục Là Cá Gì? Làm Món Gì Ngon? Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg? Mua Ở Đâu?
Cá nục có lẽ đã rất phổ biến với đại đa số người Việt Nam. Bởi nước ta có ngư trường khai thác dòng cá này rất lớn và dồi dào. Ngoài ra đây cũng là một trong ít loài cá biển có giá hợp lý, kèm thêm lượng dinh dưỡng và sự thơm ngon trong từng thớ thịt nên rất được người dân ưa chuộng. Tìm hiểu chi tiết hơn tại bài viết này.
Cá nục là giống cá nước biển có thể tìm thấy ở rất nhiều vùng biển trên toàn Trái Đất. Cá có kích thước nhỏ, chiều dài không quá 40cm. Thân mình hơi tròn với 4 vây phân bố đều ở cả trên lưng và dưới bụng (2 trên, 2 dưới)
Mùa sinh sản của giống cá này thường vào tháng 2 và tháng 5, riêng tại Việt Nam thì thường rơi vào tháng 7 khi mà có gió nóng thổi qua.
Sau những tháng sinh sản hoặc khi biển động thì chúng sẽ lặn xuống các tầng nước sâu hơn để tránh nguy hiểm và kiếm ăn. Thức ăn của chúng chủ yếu là tôm hoặc động vật phù du, không xương
Có một số bạn hay nhầm lẫn giữa việc gọi cá nục hay cá lục. Tên gọi thuần Việt chính xác nhất của loài này là cá nục và hiện tại chưa có loài nào có tên là cá lục.
Tới thời điểm hiện tại, người ta đã tìm ra 12 loại cá nục khác nhau trên toàn thế giới. Tại Việt Nam hiện tại có khoảng 3 loại được tìm thấy và phổ biến gồm: cá nục bông, nục sò và nục chuối.
Cá nục bông (tên khác là nục tròn) là phân nhánh đang được ưa chuộng sử dụng nhất tại Việt Nam. Cá nục tròn được phân biệt và mô tả bởi ông Georges Cuvier vào năm 1829.
Sở dĩ gọi là cá nục tròn là bởi thân mình của cá có phần phình hơn, to hơn so với những loài nục còn lại ở Việt Nam. Kích thước chiều dài của cá trung bình khoảng 30 cm.
Phần lưng cá nục tròn sẽ có các đường vân xanh và phần bụng màu trắng. Và chính bởi những đặc điểm này nên nục bông rất hay bị nhầm lẫn với cá saba.
Để phân biệt cá saba với cá nục bông bạn chỉ cần để ý tới đường vân trên lưng chúng. Họa tiết xanh của nục bông thường là có hình tròn, còn cá saba sẽ là những đường thẳng. Ngoài ra màu sắc xanh của chấm tròn nên nục bông sẽ nhạt hơn đường vân thẳng của cá saba
Nục bông thích hợp và ngon nhất khi chế biến các món kho, rán, nướng hoặc hấp. Đặc biệt nhất là món kho khế tạo vị hơi chua chua, hơi cay cay ăn rất vừa miệng và vào cơm.
Cá nục sò (nục sồ) hay còn gọi là nục gai. Nguồn gốc cái tên nục gai là bởi loài cá này sở hữu rất nhiều vây. Trên lưng sẽ có 2 dải vây, dải thứ nhất khá cứng còn dải thứ hai sẽ mềm hơn và trải dài hơn.
Đặc điểm tiếp theo để nhận biết giống cá nục sò là dải vảy màu ánh vàng chạy dọc cơ thể. Ngoài ra khi sờ vào đuôi sẽ thấy khá cứng và cũng màu hơi ánh vàng.
Về độ thơm ngon của thịt thì nục sồ không bì được với nục chuối hay nục bông. Thịt của nục sò sẽ hơi cứng và không béo, bùi như các dòng nục khác.
Tuy nhiên kích thước của chúng cũng không nhỏ như nục chuối nên vẫn thích hợp để kho, chiên hoặc hấp. Ngoài ra nục gai cũng thường là nguyên liệu chế biến thành cá nục đóng hộp, chả cá,…
lại là phân nhánh thường được dùng trong ngành công nghiệp chế biến đồ hộp. Do vậy nục sồ là phân nhánh luôn đạt sản lượng đánh bắt cao nhất tại Việt Nam.
Thịt loại cá này tương đối thơm ngon và chắc. Xương có thể lọc bỏ nhanh và dễ dàng nên sau khi thu hoạch thường dùng làm cá nục đóng hộp, nục đông lạnh, chả cá,…
Cá nục chuối còn có tên khác là nục suôn, nục thuôn hoặc nục hoa. Loài cá này phân bố ở khá nhiều vùng biển trên thế giới bao gồm: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, các vùng biển giáp ranh Việt Nam, Indo, Trung Quốc, Nhật, Philipine.
Tại Việt Nam cá nục suôn thường được khai thác chính ở huyện đảo Lý Sơn, Bình Sơn (Quảng Ngãi) và nhiều vùng biển Trung, Đông và Tây Nam Bộ
Gọi là cá nục chuối hay suôn là bởi cá có ngoại hình tương đối thon, dài ( 18 – 35 cm). Khoảng gần 30 đốt sống và khá ít xương. Phần da vảy gần vây có màu xanh xám, da vảy phần bụng là màu trắng.
Cá nục hoa thường được ngư dân khai thác đơn giản bằng cách kéo vó, kéo mành. Sau khi thu hoạch cá thường mang đi chế biến thành cá nục đóng hộp hoặc làm mắm.
Cá nục đuôi đỏ (tên khác là nục giời, nục dời) được mô tả lần đầu vào năm 1855 bởi nhà ngư học Pieter Bleeker với thuật ngữ khoa học là Decapterus kurroides. Tên gọi cá dời đuôi đỏ là do phần đuôi của loài cá này có màu đỏ.
Kích thước của cá dời đỏ đuôi đạt từ 30 – 45 cm. Thân mình tạo thành hình thoi tương đối giống với nục bông. Trên lưng và xung quanh thân mình khá nhiều vây. Toàn bộ vây có màu da cam và phần đuôi màu đỏ.
Thịt của cá dời khá ngon, thơm và bùi nên cũng rất được ưa chuộng trong mâm cơm của các gia đình Việt Nam.
Cá nục thu có tên khoa học là Decapterus macarellus hoặc Mackerel scad. Thực tế đây không phải là nhánh cá nục phổ biến tại Việt Nam do chúng thường sinh sống ở Tây Đại Tây Dương, cách khá xa Việt Nam nên không thuận tiện để đánh bắt.
Ngoài ra trên thế giới thì nục thu cũng thường sử dụng cho mục đích làm mồi (nghĩa là làm mồi để câu loài cá khác). Chỉ tại vài nơi như Nhật Bản thì làm món ăn nhẹ (Kusaya), Hawaii làm món ăn hàng ngày.
Ngoài ra màu sắc của vây thường là màu kim loại hoặc màu xanh lá cây. Đặc biệt dải vảy màu xanh trên lưng sẽ không có chấm hoặc đường thẳng. Ngoài ra đuôi nục thu màu đỏ hoặc vàng xanh.
Cá nục heo cũng không phải phân nhánh nục phổ biến ở Việt Nam. Lý do cũng đơn giản là bởi môi trường sống của chúng không thuận tiện cho việc đánh bắt, vận chuyển tới Việt Nam.
3/ Cá nục bao nhiêu Calo? Ăn cá nục có tốt không?
Với mỗi 100 gram cá nục sẽ cung cấp khoảng 110 kcal. Đây là mức calo tương đối thấp nên khá phù hợp với những người đang muốn ăn kiêng giảm cân.
Theo các chuyên gia, trong thành phần dinh dưỡng của cá nục chứa rất nhiều Omega 3, protein, Vitamin B1, B2, A, Kali, Sắt,…
Do vậy ăn cá nục hàng tuần với lượng vừa phải sẽ gia tăng thể chất, bồi bổ sức khỏe và rất nhiều tác dụng có lợi khác.
Hợp chất Omega 3 có trong cá nục đã được chứng minh có khả năng hạn chế, ngăn ngừa chứng đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, cải thiện trí não và ngăn ngừa ung thư.
Ngoài ra ăn cá nục còn giúp bạn ngủ ngon hơn, hỗ trợ ngăn da tiết quá nhiều dầu, giữ cân bằng độ ẩm cho da và ngăn ngừa lão hóa.
Tuy cá nục biển không chứa nhiều protein như các loại thịt bò, heo,.. nhưng protein từ cá được chứng minh là dễ hấp thụ, dễ chuyển hóa hơn.
Trong dinh dưỡng của cá nục chứa rất ít chất béo, ngoài ra đây còn là chất béo bão hòa. Do vậy dù bạn có nạp rất nhiều cá nục vào cơ thể cũng vẫn không sợ bị béo, thừa cân hay máu nhiễm mỡ.
Trái lại hàm lượng Omega 3 sẽ giúp em bé trong bụng phát triển tốt hơn, cơ cấu não bộ sẽ được thúc đẩy phát triển nhanh hơn, chặt chẽ hơn. Từ đó em bé khi chào đời sẽ có tỷ lệ phát triển tốt cao hơn những đứa trẻ khác.
4/ Cá nục làm món gì ngon, bổ và nhiều dinh dưỡng?
Nguyên liệu cần chuẩn bị món cá nục kho cà chua gồm:
Bước 1: Sơ chế nguyên vật liệu Bước 2: Tiến hành chế biến món cá nục kho cà chua
Một số nguyên vật liệu cần chuẩn bị khi nấu món cá nục kho tiêu gồm có:
Cho cá nục lên chảo dầu nóng và chiên vàng sơ hai mặt cá
Phi thơm hành và tỏi trên nồi dầu nóng kho cá
Khi dậy mùi thơm, cho phần miếng thơm đã cắt vào nồi và đảo nhẹ đều tay
Cho cá nục đã chiên vào nồi
Cho một bát nước sôi vào nồi và nêm nếm gia vị. Lưu ý, nước nên ngập bề mặt cá
Cho một chút nước màu để cá nhìn thêm hấp dẫn
Kho cá với lửa nhỏ liu riu từ 20-30 phút
Cho hành lá vào trên mặt cá trước 5-10 phút khi chuẩn bị tắt bếp
Một ngày mát trời cùng ngồi bên bữa cơm gia đình với món cá nục kho riềng ngon tuyệt vời là gợi ý hay. Các nguyên vật liệu cần có gồm:
Cá nục rửa sạch bụng bằng nước muối và để ráo. Ướp gia vị nước mắm, 1 ít muối, 1 ít đường, 1 ít bột ngọt, 1 ít tiêu
Hành lá rửa sạch, hành tím và tỏi lột vỏ sau đó băm nhuyễn hoặc đập dập
Bước 2: Tạo nước màu kho keo
Cho 2 -3 muỗng cơm dầu ăn lên nồi kho cá. Cho tiếp 3-4 muỗng cơm đường vào
Chờ dầu nóng và đường sôi
Đường bắt đầu chuyển màu vàng đậm là đã có thể dùng làm nước màu kho cá
Cho hành tím và tỏi đã chuẩn bị vào nước màu tạo vị thơm cho cá. Đảo đều tay
Khi đã dậy mùi thơm, thực hiện nhanh tiếp bước sau
Cá nục được rửa sạch bụng và phơi ráo nước
Bóc vỏ hành tím, tỏi và đập dập
Dùng chảo dầu nóng chiên sơ hai mặt cá nục. Khi hai mặt vàng nhạt là đạt
Cho dầu ăn vào nồi kho cá. Chờ dầu nóng cho tiếp hành tím, tỏi đã đập dập vào và phi thơm
(Cho cà chua vào và đảo đều. Thực hiện bước này nếu có sử dụng cà chua)
Cho cá nục vào nồi khi đã dậy mùi thơm
Cho nước dừa và các loại gia vị vào nồi. Nêm nếm khẩu vị phù hợp
Vặn lửa nhỏ và kho cá liu riu trong 35 phút
Khi kho được 15-20 phút mở nắp nồi và cho tiêu, hành lá lên bề mặt. Nêm lại gia vị lần cuối
Cá nục rửa sạch và để ráo nước hoàn toàn. Nên phơi cá nục 10-15 phút ngoài nắng
Chiên sơ cá nục đến khi vàng nhạt cả hai bề mặt cá
Cho dầu ăn lên nồi kho cá. Phi thơm hành tím
Cho cá nục chiên rồi vào nồi và lật đều hai mặt để thấm mùi thơm
Cho xì dầu, đường, hạt nêm, tiêu và một ít nước sôi
Kho từ từ cá với lửa nhỏ. Trong quá trình kho nên lật đều hai mặt cá để cá thấm hết
Cho hành lá cắt sẵn vào bề mặt trên cá trước 5-10 phút tắt bếp
Kho cá khoảng 20-30 phút. Nên nêm lại gia vị trong khi kho. Không nên cho quá nhiều xì dầu dễ tạo cảm giác mặn.
Một trong những lựa chọn cách chế biến với cá nục được ưa chuộng là hấp. Có khá nhiều cách hấp cá nục ngon. Bạn có thể tham khảo một trong số các món cá nục hấp sau đây.
Nguyên liệu:
Cá nục tươi nguyên con
Hành lá, gừng tươi, tỏi, ớt
Rau ăn kèm: Xà lách, rau thơm, diếp cá, tía tô, dưa leo
Bánh tráng cuốn, chanh tươi
Gia vị: Muối, đường, nước mắm
Làm sạch bụng cá, dùng nước muối rửa sạch. Vớt và phơi ráo nước trong ít phút
Bước 2: Chế biến nước mắm, tỏi
Cá nục chiên giòn ăn cùng cơm nóng rất ngon. Để thực hiện món này, bạn cần chuẩn bị:
Sau khi mua cá về, làm sạch bụng cá và rửa với nước muối. Sau đó để ráo nước
Ướp cá nục với một ít nước mắm, muối, tiêu, bột ngọt
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu nấu kèm Bước 3: Thực hành nấu cá nục nấu canh chua
Cá nục sốt cà hay sốt me đều mang lại hương vị ngon, dễ ăn. Hãy tham khảo các bước làm món cá nục sốt cà, cá nục sốt me bên dưới.
Cá nục sau khi được làm sạch, rửa sạch thì đem chiên sơ hai mặt cá. Sau đó xếp gọn vào nồi. Nên cắt đôi cá cho dễ chế biến
Cà chua rửa sạch và cắt nhỏ vuông. Hành tây bóc vỏ và chia làm hai. Một nữa cắt mỏng theo vòng. Nửa còn lại cắt nhỏ hình vuông
Hành tím, tỏi lột vỏ và băm nhỏ. Ớt rửa sạch và cắt nhỏ
Cho dầu ăn lên chảo và phi thơm hành tím, tỏi. Sau đó cho tiếp hành tây cắt nhỏ vuông vào. Đảo đều 1-2 lần thì cho cà chua cắt nhỏ vào và đảo.
Đảo hỗn hợp trên chảo đều tay. Sau khi đã thấy cà chua nhừ, nhuyễn thì nêm nếm thêm đường, nước mắm, hạt nêm, muối, bột ngọt theo khẩu vị. Tắt bếp
Cho sốt cà chua vào nồi cá nục xếp sẵn. Cho thêm một chén nước sôi. Bật bếp lửa nhỏ và rim
Xác định cá đã chín hoàn toàn và mềm. Cho tiếp nữa hành tây cắt vòng còn lại vào
Đợi 1-2 phút hành tây chín thì tắt bếp và hoàn thành
Cá nục mua về cần làm thật sạch bụng. Rửa với nước muối khử mùi tanh. Rửa sạch với nước và phơi ráo
Dùng dao cắt 2 đường nhỏ trên thân cá. Hai mặt đều cắt. Như vậy khi ướp sẽ thấm gia vị vào cá nhanh hơn, ngon hơn
Dùng một cái tô cho lần lượt sả băm, ớt băm nhuyễn, 01 muỗng nhỏ ngũ vị hương, 01 muỗng nhỏ đường, 01 muỗng canh dầu hào. Sau đó trộn đều các thứ lại với nhau
5/ Cá nục giá bao nhiêu tiền 1 kg? Mua ở đâu?
Tuy là một loại cá biển nhưng cá nục có giá thành tương đối rẻ. Có được điều này là do ngư trường cá nục của Việt Nam tương đối dồi dào, ngoài ra cũng do đây là loài cá có tốc độ và số lượng sinh sản lớn. Hiện nay giá cho 1 kg cá nục trên thị trường như sau:
Cá nục tươi thường được bán nguyên con gồm cả đầu, mình và ruột. Để bảo quản cá được lâu hơn thì thông thường sau khi thu hoạch, cá nục sẽ được đông lạnh để vận chuyển ra các chợ đầu mối, chợ dân sinh hoặc siêu thị.
Vì vậy để tạo ra 1 kg nục 1 nắng sẽ cần nhiều hơn 1 kg cá nục tươi. Ngoài ra cũng do tính tiện lợi, để được lâu và thịt vẫn giữ nguyên độ thơm ngon nên có phần ảnh hưởng tới giá.
Các loại cá nục hiện đang được bán rất phổ biến ở chợ cóc, chợ đầu mối hoặc các hệ thống siêu thị. Do Việt Nam có sẵn nguồn cung cấp nên bạn không cần lo lắng vấn đề về chất lượng.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn mua ở các hàng cá cảm thấy tin tưởng hoặc vào siêu thị để mua.
Cá Hố Làm Món Gì Ngon? Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg? Mua Ở Đâu?
Cá hố, một cái tên còn khá xa lạ đối với nhiều người dân Việt Nam ta. Tuy nhiên, nếu ai đã từng thưởng thức loại cá này đều không thể quên được hương vị đặc biệt của chúng. Chuyên mục hôm nay của chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn, toàn bộ thông tin về loài cá hố.
Cá hố là dòng cá biển khá phổ biến tại các vùng biển thuộc miền Trung nước ta. Cá hố không chỉ được tiêu thụ ở trong nước, chúng còn được xuất khẩu đi rất nhiều nước.
Cá hố còn được gọi với rất nhiều tên gọi khác như cá đao, cá hố đầu rộng. Dòng cá này phân bố chủ yếu ở khu vực châu Á.
Cá hố thân hình rất dẹt, rất dài, không có vảy gần giống với hình dáng của chiếc dây lưng quần. Cá hố khi trưởng thành có thể dài từ 60 cho đến 90cm.
Những trường hợp có sống trên 15 năm, sẽ có kích thước khổng lồ có thể nặng từ 5 – 10kg và dài khoảng 2m.
Cá hố có phần đầu khá nhỏ, miệng cá khá rộng, nhọn và hơi nhô ra phía trước.
Phần miệng của cá hố rất rộng và có nhiều răng (bao gồm cả răng nhỏ và răng lớn phân bố đều ở cả 2 hàm).
Cá hố có phần vây lưng rất dài gần như bao trùm cả thân của cá (vây lưng của cá hố khá mềm).
Vây ngực cá hố khá ngắn và không có vây bụng.
Phần vây đuôi của cá khá mỏng, ngắn và nhỏ. Toàn thân của cá hố có màu ánh bạc rất sáng.
Phần vây bụng và vây đuôi hơi có màu xám xanh (khi cá chết sẽ chuyển về màu xám bạc).
Cá hố rồng (cá hố ngài, cá hố phướng): cá hố rồng được mệnh danh là cá hố khổng lồ. Loài cá này có kích thước rất lớn và rất hiếm khi gặp.
Thông thường, một chú cá hố rồng có thể dài từ 3 – 4m và có thể nặng tới 25kg. Thịt của cá hố rồng rất dày, thơm và hương vị vô cùng đậm đà.
Cá hố là loài sống ở tầng đáy vào ban đêm. Khi trời sáng chúng sẽ bơi lên tầng nổi để kiếm ăn.
Khi cá hố còn nhỏ thức ăn của chúng là các loài vi sinh vật, các sinh vật phù du, bọ gậy sinh sống trong môi trường nước.
Cá hố sinh sống ở tầng nước đáy của biển. Loài cá này phân bổ chủ yếu ở khu vực châu Á nhất là Việt Nam và Trung Quốc.
Loài cá này được xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Cá hố tại Việt Nam phân bổ chủ yếu ở các vùng biển thuộc khu vực miền Trung. Địa điểm phân bổ của chúng trải dài từ Quảng Bình cho tới Quy Nhơn và Quảng Ngãi.
Một lần sinh sản cá hố có thể đẻ được khoảng 130 nghìn trứng. Trứng của cá hố khá nhỏ, khi đẻ xong trứng sẽ trôi nổi trên mặt nước.
Sau từ 3 – 6 ngày trứng sẽ nở thành cá bột.
Vì thời điểm sinh sản của cá hố vào khoảng tháng 10 âm lịch, thời gian đánh bắt cá hố sẽ rơi vào khoảng tháng 12 cho tới tháng 2 và tháng 3 năm sau.
Thời gian này, cá hố rất nhiều và giá thành cũng khác rẻ.
Cá hố và cá hô là 2 dòng cá hoàn toàn khác nhau về đặc điểm, chúng chỉ gần giống nhau về tên gọi. Vì tên gọi tương đồng dẫn đến nhiều nhầm lẫn.
Thân hình: cá hố có thân hình dài và dẹt, cá hô có thân hình tròn (giống với loài cá chép). Cá hố không có vảy, cá hô có rất nhiều vảy tròn.
Đầu: cá hố có phần đầu nhọn và rất nhỏ, cá hô có đầu lớn và môi trề.
Màu sắc: cá hố có màu sáng bạc, cá hô có màu đen xám.
Thức ăn: thức ăn chính của cá hố thường là động vật, cá hô thường ăn các loại rong và hoa quả.
Môi trường sống: tại nước ta cá hố sinh sống chủ yếu ở biển thuộc miền trung, cá hô sống ở môi trường nước ngọt – tập trung chủ yếu ở lưu vực sông Mê Kông.
Chỉ cần nghe qua, bạn cũng có thể thấy được tên của loài cá này khá kỳ dị.
Để tìm hiểu tại sao chúng lại được gọi là “Cá hố ma” thì ngay cả những người dân đi biển lâu năm cũng không thể giải thích được. Chỉ biết rằng, từ thời ông cha họ, loài cá này đã có cái tên như vậy.
Vì vậy, chúng thường chỉ được sử dụng trong các món nhậu của người lớn, chứ không được dùng để chế biến cho trẻ em ăn.
Tuy nhiên, cá hố ma được coi là món hàng vô cùng “độc” của người dân đi biển và không phải lúc nào cũng có thể bắt được những chú cá này.
Ngoài nhược điểm là rất nhiều xương, thì loài cá này được đánh giá là vô cùng thơm ngon, chắc thịt, được người dân vùng biển rất yêu thích.
Cá hố rồng được xem là loài sở hữu thân hình to lớn nhất so với tất cả các dòng cá thuộc họ cá hố.
Cũng như cá hố ma, bạn sẽ không nhận ra được nhiều điểm khác biệt của loài cá này so với những chú cá hố thông thường.
Theo người dân miền biển thì đây là loài có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhưng chúng rất khó đánh bắt và thường sống ở những vùng biển rất xa.
Hiện nay, do môi trường nước biển thay đổi, hiện tượng cá hố rồng bị chết và trôi dạt vào bờ ngày càng nhiều, đặc biệt là các tỉnh thuộc khu vực miền Trung.
Vì vậy, cần phải trung tay bảo vệ loài cá này, trước khi chúng được đưa vào sách đổ hoặc tiến tới bờ vực tuyệt chủng.
Cá hố là loài cá có giá thành tương đối thấp nhưng trong thịt của chúng lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.
Trong thành phần của thịt cá hố chứa nhiều protein, vitamin A – E – D, các loại axit béo không no omega – 3, DHA và chất đạm.
Toàn bộ những chất này khi kết hợp với nhau sẽ giúp làn da luôn căng bóng và chắc khỏe. Đặc biệt, làm chậm quá trình lão hóa và xuất hiện nếp nhăn và tàn nhang ở phụ nữ trung niên.
Bên cạnh đó, trong thành phần cá hố chứa nhiều protein, chất đạm không có chất béo no.
Điều này giúp tăng cơ và làm giảm lượng mỡ ở trong cơ thể. Giúp chị em phụ nữ giữ gìn vóc dáng.
Sáng mắt và tăng cường sự phát triển của não
Ở hầu hết các loại cá và nhất là cá hố trong thành phần chứa nhiều DHA và Omega – 3, những tinh chất này rất tốt cho quá trình phát triển não bộ.
Nếu thường xuyên sử dụng cá hố sẽ giúp kích thích sự phát triển dây thần kinh não bộ.
Không chỉ có vậy còn giúp tăng sự phát triển vùng xám của não. Trẻ em đang phát triển và người già nên thường xuyên sử dụng cá hố.
Theo nhiều nghiên cứu, trong thành phần của cá hố chứa nhiều tinh chất rất tốt cho ngũ tạng của người.
Thường xuyên sử dụng cá hố sẽ giảm làm ấm dạ dày, sát trùng, tránh gió và đặc biệt điều trị bệnh viêm gan mạn tính lâu ngày.
Những người bị bệnh viêm gan mạn tính nên sử dụng cá hố hấp (khi hấp nên quét thêm 1 lớp dầu ở bên trên).
Cá hố thịt mỏng, ít xương và rất đậm đà. Cá hố là một trong những thực phẩm được người Nhật Bản và Hàn Quốc vô cùng yêu thích.
Cá hố ít xương và hương vị đậm đà, khi kho mặn ăn kèm cùng với cơm vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.
Cá hố tươi làm sạch cắt khúc vừa ăn.
Sau đó ướp cùng với các loại gia vị trong khoảng 15 – 20 phút.
Cá khi đã ngấm gia vị thì đem kho khoảng 3 – 4 tiếng cho cá mềm là có thể ăn được.
Cá hố kho cùng dưa cải muối là một món ăn vô cùng đưa cơm. Nếu ai đã từng thưởng thưởng thức món ăn này chắc chắn sẽ không quên được hương vị của cá.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: cá hố tươi cắt miếng, dưa cải muối chua, ớt tươi, nước hàng, dầu ăn và nước mắm.
Cá hố làm sạch đem ướp cùng với các loại gia vị khoảng 15 phút rồi đem kho.
Cá hố kho dưa vừa có hương vị đậm đà của thịt cá, vừa có vị chua thanh của dưa cải vô cùng hấp dẫn.
Món ăn này muốn ngon chắc chắn không thể thiếu cá hố tươi, dứa, ớt, nước hàng, dầu ăn và nước mắm.
Cá làm sạch, dứa gọt vỏ cắt mắt và cắt thành miếng vừa ăn.
Sau đó, đem ướp cá cùng với tất cả các loại nguyên liệu.
Cá hố kho dứa chỉ nên kho khoảng 3 tiếng là có thể thưởng thức được.
Cá hố chiên các bạn có thể sử dụng khô cá hố hoặc cá hố tươi chiên đều rất thơm ngon và đậm đà.
Khi chiên khô cá hố các bạn không cần ướp thêm gia vi, bởi khi phơi khô cá đã được ướp cùng với muối.
Khô cá hố chiên khi thưởng thức, các bạn có thể cảm nhận được vị ngọt đậm đà của thịt cá, cảm nhận được độ dai vô cùng hấp dẫn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn gồm có cá hố tươi, sả ớt, bột canh và dầu ăn.
Cá hố cắt khúc vừa ăn, sau đó ướp cùng với nước bột canh và tỏi ớt (xay nhuyễn).
Nên ướp cá trong khoảng 15 phút để cho cá ngấm gia vị.
Cá hố sau khi chiên vừa có vị ngậy đậm đà vừa có vị cay cay của sả ớt vô cùng hấp dẫn.
Trong những ngày mưa lạnh, việc được thưởng thức một xiên cá hố nướng thơm ngon, chắc thịt được coi là niềm hạnh phúc của rất nhiều người.
Không chỉ vậy, món ăn này còn rất phù hợp cho những bữa tiệc, giúp bạn có thể quây quần cùng gia đình, người thân hay bạn bè.
Với món ăn này, nguyên liệu bạn cần chuẩn bị bao gồm: Cá hố, hành lá, gừng, tỏi, rượu trắng, nước sốt, gia vị cần thiết.
Quy trình thực hiện món cá hố nướng:
+ Trước tiên, bạn rửa sạch cá, chặt thành từng khúc nhỏ và ướp cùng các loại gia vị như muối, hạt tiêu rồi ướp trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút cho các nguyên liệu thấm đều.
+ Rửa sạch hành lá, tỏi, gừng, ớt rồi băm nhuyễn và trộn cùng với nước mắm.
+ Để 1 lớp giấy bạc lên khay, quết 1 lớp dầu mỏng và xiên cá vào que. Sau đó, bạn đổ hỗn hợp đã được băm nhỏ ở trên lên mình cá và bỏ vào lò nướng.
+ Sau khi mặt cá đã chín vàng, bạn bỏ cá ra khỏi lò, đổ hỗn hợp vào mặt còn lại và nướng thêm 10 phút để 2 mặt chín đều thì bỏ ra và thưởng thức.
Canh chua được xem là món dễ ăn, vô cùng thích hợp cho bữa cơm vào những ngày hè nóng bức, oi ả. Món cá hố nấu canh chua cũng không phải là ngoại lệ.
Với món cá hố nấu canh chua, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu bao gồm: Cá hố, dứa, cà chua, rau mùi, hành tím, dầu ăn, muối, gia vị cần thiết.
Quy trình thực hiện món cá hố nấu canh chua:
+ Cá rửa sạch, rạch bụng, lọc bỏ phần ruột và chặt thành từng khúc.
+ Dứa gọt vỏ, cắt thành từng lát nhỏ, cà chua bổ làm 4, hành lá cắt khúc.
+ Phi hành tím băm nhỏ vào dầu nóng và xào thơm khoảng 5 phút. Sau đó, đổ khoảng 2 lít nước, đun sôi, rồi bỏ cá, cà chua, dứa vào và nêm gia vị vừa ăn.
+ Khi cá đã chín tới, bạn tắt bếp, múc ra bát và bỏ lá ngò, hạt tiêu để món ăn trở nên hấp dẫn hơn.
Cá hố là loài cá sinh sống chủ yếu ở khu vực miền Trung. Tuy nhiên, chúng được vận chuyển đến rất nhiều các tỉnh thành để tiêu thụ.
Chính vì vậy, dù ở bất cứ đâu từ Hà Nội vào đến thành phố Hồ Chí Minh các bạn cũng có thể dễ dàng mua được loài cá này.
Để biết thêm thông tin về các loài cá khác, các bạn đừng quên theo dõi những chuyên mục tiếp theo của chúng tôi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cá Sặc Trứng Là Cá Gì? Làm Món Gì Ngon? Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg? trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!