Xu Hướng 6/2023 # Cá Ngần Sông Đà Tăng Giá Vẫn Hút Khách # Top 7 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cá Ngần Sông Đà Tăng Giá Vẫn Hút Khách # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Cá Ngần Sông Đà Tăng Giá Vẫn Hút Khách được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cá ngần hay còn gọi là cá không xương giá bán tăng 20% lên 300.000 đồng một kg tươi, hơn 2 triệu đồng kg khô nhưng vẫn “cháy” hàng dù vào mùa.

Tháng 5-6 hàng năm là lúc cá ngần hay còn gọi là cá không xương – một đặc sản sông Đà vào mùa thu hoạch. Là người chuyên tìm mua loại cá này về ăn, chị Hoa ở TP HCM cho biết, để có được hàng tươi ngon, giá hợp lý, chị thường rủ đồng nghiệp mua cùng. Do đó, mỗi lần chị phải mua 20 kg các đầu mối bán ở Hòa Bình mới chuyển vào. “Loại cá này ăn không ngán, thịt lại mềm nên trẻ nhỏ cũng thích. Mỗi đợt mua, gia đình tôi trữ 3-5 kg”, chị Hoa nói.

Theo người dân sống bên dòng sông Đà, cá ngần xuất hiện ngoài tự nhiên và không nuôi được. Loại này ngày càng được ưa chuộng nên giá trở nên đắt đỏ. So với năm ngoái, giá cá ngần hiện tăng 10-20%.

Cá ngần Sông Đà là đặc sản được ưa chuộng. Ảnh: Thu Oanh.

Chị Linh, người chuyên buôn hải sản ở Hạ Long cho biết, nếu năm ngoái chị bán cá ngần tươi chỉ 250.000 đồng một kg thì nay lên 300.000 đồng.

Theo chị này, sở dĩ giá cá ngần tăng do nguồn cung giảm nhưng số lượng khách đặt mua nhiều. Mỗi ngày chị bán gần 50 kg cá. Ngoài bán tại Hạ Long, nhiều đầu mối còn đặt mua của chị để bán ở miền Nam. Không chỉ có cá ngần tươi, hiện chị Linh còn bán chả cá ngần với giá 400.000 đồng một kg. Loại này chị làm số lượng có hạn nên luôn “cháy” hàng.

Trong khi đó, chị Loan ở Hòa Bình cho biết, mỗi kg cá ngần tươi chị bán giá 230.000 đồng, còn loại khô giá 220.000 đồng một lạng, tức 2,2 triệu đồng một kg. Với cá ngần khô, theo chị Loan khách muốn mua phải đặt trước vì cửa hàng chỉ phơi theo nhu cầu.

Từ đầu vụ đến nay, chị Loan đã bán cả tấn cá ngần tươi. “Loại này hút khách cả ba miền. Vốn có vị ngọt, không tanh là đặc sản hiếm có của thiên nhiên nên giá ngày càng đắt”, chị Loan nói.

Chị Loan cũng cho biết, ngoài sông Đà, cá ngần còn có ở nhiều vùng biển khác. Tuy nhiên, cá sông Đà giá cao hơn vì loại này có kích cỡ lớn, thân hình trắng muốt so với các vùng khác.

Theo người dân nơi đây, cá ngần sống ở vùng nước sạch sông Đà chứ không phải nuôi nên thịt đảm bảo sạch.

Hồng Châu (vnexpress)

Link bài viết gốc: https://vnexpress.net/ca-ngan-song-da-tang-gia-van-hut-khach-4109372.html.

Cá Ngần Sông Đà Tại Hà Nội Và Trên Toàn Quốc

Chi tiết

Cá nến Sông Đà là loại cá nhỏ bằng chiếc đũa, dài khoảng 5 đến 7 cm, có màu trắng sữa nên người địa phương thường gọi là cá “nến” hay cá “sữa”. “cá ngần Sông Đà” Nhìn bằng mắt thường, loại cá này chỉ là một khối thịt đặc, trên thân cá, nổi bật nhất là đôi mắt nhỏ, màu đen. Loại cá này chỉ xuất hiện vào mùa nước rút, sống ở vùng nước nông, sát mép sông. Bà con nơi đây thường dùng một tấm vải màn tuyn lớn, 2 người cầm 2 đầu vớt nhẹ ở vùng nước nông là dễ dàng bắt được cá “nến” với số lượng lớn. Mỗi lần kéo lưới như vậy có thể bắt được hàng nghìn con nhưng chỉ được vài kg thịt vì loại cá này khá nhỏ.

Cá nến là loài cá nhỏ có màu trắng sữa.

Để chế biến món cá này, người ta thường mất khá nhiều thời gian để nhặt riêng cá “nến” ra khỏi nhiều loại cá nhỏ khác lẫn vào. Cá “nến” sau khi nhặt riêng, rửa sạch, nếu không đem ra chợ bán thì bà con thường phơi nắng nhiều ngày làm cá khô. Cá “nến” phơi khô ăn có vị dai, ngọt như mực khô của miền biển vậy.

Người dân nhặt cá nến sau một buổi kéo lưới

Người dân vùng dọc sông hai huyện Phù Yên và Bắc Yên (Sơn La) thường chế biến cá “nến” thành nhiều món khác nhau, tùy theo sở thích và khẩu vị của từng vùng. Đồng bào Mường ở Phù Yên sành ăn các món chế biến từ cá nên cá “nến” cũng được họ chế biến nhiều cách cầu kỳ, hấp dẫn.

Cách nấu cá ngần ngon nhất tại AMTHUCTAYBAC.VN

Đơn giản nhất là cách rán giòn, chấm tương ớt hoặc ăn với “chẳm chéo” của người Thái, món này phù hợp với những buổi tiếp khách, chủ khách ngồi quây quần, vừa uống rượu, thưởng thức cá vừa nói chuyện lai dai.

Món cá nến rang giòn.

Phức tạp hơn là món cá “nến” xào xả, ớt và tía tô, vị hỗn hợp, ngọt, cay, thơm nồng, kích thích tối đa vị giác của người ăn. Cầu kỳ hơn là món cá “nến” hấp lá rừng: cá trộn cùng lá vón vén (loại lá rừng, mình dây, có vị chua nhẹ) giã nhỏ, thêm gia vị, gói bằng lá chuối rừng hoặc lá vả rồi cho lên chõ hấp chín.

Cá nến – cá ngần khô sông đà được hút chân không bảo quản lâu hơn

Món này ăn lúc nóng hổi, đặt cả gói lá lên đĩa rồi gỡ nhẹ tay là mùi thơm tỏa ra ngào ngạt, rất hấp dẫn. Cá “nến” khi ăn không cảm nhận được là có xương, thịt dai vừa đủ, có vị ngọt, không không có mùi tanh.

Người Mường xứ này còn chế biến cá “nến” thành món gỏi cá. Cá nến rửa sạch, để ráo nước, ngâm nước măng chua khoảng 15 phút, vớt ra trộn với chút măng chua, đọt chuối non thái nhỏ, thêm ớt, tỏi, mắc khén, rau thơm, rưới chút nước măng chua đun sôi kỹ đã để nguội. Món này ăn lạ miệng và không kém phần hấp dẫn chỉ có trong đồ khô Tây Bắc.

Hấp dẫn với món gỏi cá nến.

Mùa nước cạn, nếu có dịp đặt chân đến miền đất dọc sông đầy nắng gió này, du khách sẽ cảm nhận được lòng mến khách vô cùng của đồng bào Thái, Mường quanh năm gắn bó với núi và sông. Đến bữa cơm, hương vị thơm ngon từ những món ăn dân tộc độc đáo hấp dẫn, trong đó không thể thiếu món cá “nến” sẽ giúp người khách xua đi những mệt nhọc sau một chặng đường dài, vất vả.

Nhận xét

amthuctaybac

ngon quá bạn ah

79.9% Vietnam

9.5% Reserved

5.8% USA

Chỉ Đường Bằng Maps

Giá Cá Tra Tăng, Người Nuôi Vẫn Lo

Thu hoạch cá tra.

Sở dĩ giá cá tra tăng mạnh trở lại trong thời gian qua là do nguồn cung cá tra nguyên liệu bị giảm mạnh. Nhiều nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu đã phải tăng giá thu mua để đảm bảo số lượng phục vụ chế biến và có hàng cung ứng cho các đơn vị đặt hàng. 

Hiện nay, một số doanh nghiệp đã tiến hành thu mua cá tra với giá 22.800 đồng/kg. Đây là mức cao nhất từ đầu năm đến nay. Thế nhưng, nhiều người dân nuôi cá ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL vẫn không phấn khởi. Do nhiều tháng trước đó, giá cá tra nguyên liệu tại các ao nuôi luôn ở mức thấp, khiến nhiều người nuôi bị thua lỗ phải bán tháo, bán đổ. Nhiều trường hợp người dân phải “treo” ao trống vì không còn vốn để tái đầu tư. Thậm chí có người phải bỏ xứ đi làm thuê tại các thành phố lớn.

Ông Nguyễn Văn Tân, ngụ tại xã Vĩnh Trường, huyện An Phú, tỉnh An Giang, một hộ nuôi cá tra nhiều năm cho biết: Các hộ nuôi cá tra cũng cảm thấy rất tiếc khi giá cá cao nhưng không còn cá để bán. Có hộ may mắn lắm thì còn một số ít để thu hoạch muộn mới thì mới có cá để bán được giá cao.

Đến thời điểm này, giá cá tra nguyên liệu thuộc các kích cỡ khác nhau đều đã tăng khá cao, với mức tăng vào khoảng 2.000-3.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá cá tra tăng cao nhưng lượng cá trong dân còn rất ít, vì người nuôi đã phải chịu bán lỗ từ nhiều tháng trước.

Bà Võ Thị Thu Hương, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho rằng: Giá cá tra tăng một phần là do thị trường xuất khẩu tại một số thị trường châu Á, đặc biệt là thị trường Trung Quốc có bước tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tính đến 15/9/2016, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1.150 triệu USD, tăng 6,6% so với cùng kì năm 2023. 

Vòng luẩn quẩn tăng – giảm cá tra thời gian qua khiến người nuôi liên tục bị xoay vòng và tất nhiên người nuôi là người chịu thiệt thòi nhất. Nhiều hộ nuôi cá tra còn đang lo ngại việc giá cá tra tăng là do chiêu trò của các nhà máy khi thấy khan hiếm nguồn cá nguyên liệu thì đẩy giá cá lên cao. Người dân thấy có lợi nhuận, đổ xô đầu tư vào nuôi vụ mới thì ngay sau đó sẽ có “lý do hợp lý” để giá cá lại rớt xuống thấp. Cuối cùng thiệt hại vẫn thuộc về người dân nuôi cá.

Bà Võ Thị Thu Hương nhận định: Giá cá tra hiện dù có tăng nhưng còn thấp so mức đỉnh điểm 23.750 đ/kg vào năm 2014. Hiện tượng tăng giá chưa biểu hiện sự cải tiến bền vững cho ngành cá tra tại ĐBSCL. Việc tăng giá này còn mang tính mùa vụ nên bà con cần thận trọng việc tái đầu tư vào vụ nuôi mới. 

Đến thời điểm hiện nay, nhiều vùng nuôi cá tra chủ lực tại các tỉnh thuộc ĐBSCL có xu hướng giảm mạnh diện tích nuôi so với cùng kì. Đáng chú ý là các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ (giảm 17%), Vĩnh Long (giảm 39%),… Với thực trạng trên các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra đang phải đứng trước nguy cơ thiếu nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu.

Theo Chi cục Thủy sản các tỉnh ĐBSCL: tính đến ngày 9/10 diện tích nuôi mới cá tra trong vùng hơn 2.570 ha, giảm 9% so cùng kỳ 2023.

TS. Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Cần Thơ cho biết: Người nuôi cá tra tại ĐBSCL cũng như cả nước nói chung phải thay đổi phương thức canh tác, vì cách nuôi cá tra truyền thống hiện tại tiềm ẩn nhiều rủi ro, việc sử dụng các chất kháng sinh, chất cấm của các hộ nuôi vẫn còn tồn tại.

Từ đó dẫn đến chất lượng nguồn cá nguyên liệu không đảm bảo, chưa được cải thiện. Trong khi đòi hỏi của thị trường, người tiêu dùng về chất lượng nguồn cá không ngừng tăng cao, đặc biệt là các thị trường khó tính. Do đó, phần lớn chúng ta chỉ có thể đáp ứng được các thị trường dễ tính và cũng bị phụ thuộc khá nhiều vào thị trường này mà không thể bước xa hơn để tiến đến các thị trường khó tính đầy tiềm năng khác.

Việc cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu ở ĐBSCL đang sôi động và tăng giá cao, những tưởng người nuôi cá tra sẽ có được cơ hội vực dậy ngành thủy sản của vùng gắn liền với biểu tượng con cá tra bao đời. Thế nhưng, người nuôi cá tra vẫn đang lo âu và có phần nghi ngại, bởi giá cá tăng không biết nên mừng hay lo.

Cá Lóc Khô Tăng Giá Gấp Đôi Vẫn Cháy Hàng Dịp Tết

Món cá lóc phơi khô là đặc sản lâu đời của miền Tây, đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp Tết nguyên đán. Năm nay giá cá lóc khô tăng gấp đôi nhưng vẫn luôn trong tình trạng cháy hàng. Món cá lóc phơi khô là đặc sản lâu đời của miền Tây, đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp Tết nguyên đán. Năm nay giá cá lóc khô tăng gấp đôi nhưng vẫn luôn trong tình trạng cháy hàng.

Theo thông tin từ Truyền hình Đồng Tháp thì thời điểm này các hộ dân tại xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, Đồng Tháp đang bận rộn sản xuất cá lóc khô nhằm cung ứng cho thị trường dịp Tết nguyên đán sắp tới. Đây là sản phẩm đặc trưng của địa phương và ngày càng được nhiều người ưa chuộng, lựa chọn làm món nhậu trong những ngày Tết.

Người dân xã Phú Thọ, Đồng Tháp tất bật sản xuất cá lóc khô phục vụ thị trường Tết. Ảnh: NewsZing

Cá lóc khô loại I có giá 350.000-400.000 đồng/kg. Ảnh: Truyền hình Đồng Tháp

Nguyên nhân chính đến từ nguồn nguyên liệu cá tươi năm nay giảm đột biến, trong khi đó, để làm ra 1kg cá lóc khô phải cần tới 4kg cá lóc tươi. Nói về công đoạn sản xuất, mỗi cơ sở phải phơi cá từ 3-4 nắng để đảm bảo độ ngon, giữ được vị ngọt của các và để bảo quản sản phẩm không bị nấm mốc. Trung bình như thế, mỗi cơ sở sản xuất ra 30-50kg cá lóc khô thành phẩm, xuất bán ra thị trường hàng trăm kg cá khô mỗi ngày.

Bình quân, cá lóc khô có giá bán dao động từ 120.000 đến 200.000 đồng/kg tùy loại và tùy thương hiệu, tuy nhiên đến những ngày cận Tết, giá bán tăng từ 20.000-25.000 đồng/kg, có những thời điểm giá bán cá lóc khô tăng lên gấp đôi, ở 350.000-400.000 đồng/kg.

Được biết, theo báo Nông nghiệp thì ĐBSCL là vựa cá lớn nhất cả nước, đặc biệt tại những vùng Đồng Tháp hay An Giang nơi cá lóc xuất hiện quanh năm thì món cá lóc khô là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết nơi đây.

Hoài An (tổng hợp)

Cập nhật thông tin chi tiết về Cá Ngần Sông Đà Tăng Giá Vẫn Hút Khách trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!