Bạn đang xem bài viết Cá Mú Trân Châu Hiệu Quả Kinh Tế Cao được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Vận chuyển cá giống
Để giảm thiểu hao hụt và đảm bảo sức khỏe cho cá khi phải vận chuyển đi xa, cần phải biết cách xử lý cá trước khi vận chuyển đồng thời nắm rõ các biện pháp kỹ thuật vận chuyển.
Cá mú giống
1. Xử lý cá trước khi vận chuyển
Cá mú con đánh bắt ngoài tự nhiên phải được nhốt tạm từ 1-2 tuần trong bể hoặc trong thùng có sục khí liên tục. Hai ngày đầu không cần cho ăn. Từ ngày thứ 3, cho ăn ít và tăng liều lượng lên dần. Sau đó dùng các học lưới với kích cỡ mắt lưới khác nhau để phan loại cá theo các kích cỡ sau đây:
– Cá bột nhỏ: 2,5-5cm
– Cá bột lớn: 5-7,5cm
– Cá giống nhỏ: 7,5-10cm
– Cá giống trung bình: 10-12,5cm
Sau khi phân loại, nên tắm cho cá bằng nước ngọt (từ 15-30 phút) để diệt các vi sinh vật có hại, sau đó mới vận chuyển về nơi ương nuôi. Lưu ý những con bị thương phải được nuôi dưỡng trong bể riêng, khi chúng hồi phục hoàn toàn thì mới vận chuyển về ao ương nuôi.
Với cá ương trong bể, thời điểm thu hoạch cá thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Dùng vợt mềm vớt cá cho vào giai hoặc bể nước sạch đã chuẩn bị trước. Thao tác vớt phải nhanh và nhẹ nhàng.
Trước khi vận chuyển, phải nhốt cá trong giai nước sạch với mật độ dày để cho chúng quen dần với diều kiện sống chật hẹp và thải bớt phân. Có thể nhốt từ 8-12 giờ. Lưu ý: trong khoảng thời gian nhốt, không nên cho cá ăn.
2. Kỹ thuật vận chuyển cá
Trong quá trình vận chuyển cá giống, tỷ lệ sống và mức độ an toàn của cá phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật vận chuyển. Trong đó các yếu tố như dụng cụ đựng cá, phương tiện vận chuyển, nhiệt độ thời tiết, lượng oxy hòa tan trong nước, khí độc trong mưa, thời gian vận chuyển…đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá. Áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật sẽ giúp nâng cao tỷ lệ sống cho cá.
Phải ngưng cho cá ăn trong 24 giờ trước khi vận chuyển, đồng thời nên tắm cho cá bằng thuốc tím 0,15ppm (từ 5-10 phút) hoặc tắm bằng dung dịch Furacin 0,05% (từ 3-5 phút).
Có hai phương pháp vận chuyển cá: vận chuyển kín và vận chuyển hở.
– Phương pháp vận chuyển kín: vận chuyển cá bằng túi nilon có bơm oxy với áp suất thích hợp.
– Phương pháp vận chuyển hở: vận chuyển cá bằng thùng phuy, thùng tôn, thùng nhựa hoặc sót nilon.
* Phương pháp vận chuyển bằng túi nilon hoặc can nhựa được xem là phương pháp tiên tiến cho hiệu quả cao, vì vậy mà được rất nhiều người áp dụng.
* Phương pháp vận chuyển kín: Thường chứa cá trong túi nilon có bơm oxy rồi vận chuyển bằng các phương tiện như xe ô tô, máy kéo, ba gác máy, ghe, thuyền…
* Đóng túi: Dùng hai túi nilon có đáy bằng, cho vào khoảng 8 lít nước biển, nước được làm lạnh ở nhiệt độ 23-250C. Nếu vận chuyển trong thời gian dưới 8 tiếng thì nên cho lượng nước chiếm 4/5 túi. Nếu vận chuyển trong thời gian trên 8 tiếng thì nên cho lượng nước chiếm 2/3 túi. Vuốt hết không khí trong túi ra, bơm oxy vào, sau đó cho cá vào, tiếp tục bơm oxy vào đến khi căng túi, buộc túi lại. Cho túi cá vào thùng xốp, đặt các bao đá xung quanh để làm mát cá. Dán kín thùng xốp bằng băng keo rồi đưa lê phương tiện vận chuyển. Nên vận chuyển cá trên phương tiện có máy điều hòa nhiệt độ.
Mật độ cá trong túi: Mật độ cá trong túi nilon tùy thuộc vào kích cỡ của cá. Cá cỡ 2,5cm, nhốt từ 100-150con/lít nước; cá cỡ 5cm, nhốt từ 30-50con/lít; cá 7cm, nhốt từ 10-15con/lít.
Lưu ý: Nên vận chuyển cá lúc trời mát, tốt nhất là vào sáng sớm. Nếu vận chuyển cá trong mùa nắng thì phải che đậy kỹ càng, không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào túi nilon vì có thể làm tăng nhiệt độ nước trong túi và dẫn đến chết cá. Sau 8 tiếng vận chuyển phải bơm oxy. Sau 16 tiếng phải thay nước và bơm oxy. Sau 24 tiếng phải cho cá nghỉ ngơi trong vèo lưới hay trong bể từ 8-12 giờ. Muốn vận chuyển tiếp phải đóng túi lại. Tổng thời gian vận chuyển cá không nên quá 50 giờ. Khi vận chuyển cá đến nơi, thao tác mở thùng phải nhẹ nhàng nhằm tránh làm cá hoảng sợ. Trước khi thả cá, phải cân bằng nhiệt độ và độ mặn nước ao và nước trong túi cá.
II. Kỹ thuật nuôi cá mú thịt
1. Chuẩn bị ao nuôi
* Chọn vị trí ao
Ao nên nằm ở vùng đất sét hay cát pha sét, tránh vùng đất phèn. Mực nước thủy triều ít nhất là 80cm. Phải có ao lắng để xử lý nước thải.
Ao nằm ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, không bị bóng cây che khuất. Ao gần nguồn nước, gần nhà để tiện theo dõi và quản lý.
* Điều kiện ao nuôi
– Tùy theo từng điều kiện mà chọn ao có diện tích phù hợp, có thể từ 100m2 trở lên. Ao có độ sâu từ 1,5-2m. Độ sâu mực nước ao từ 1,2-1,5m. Bờ ao cao hơn mực nước ao trong năm, khoảng 0,5m để chống ngập.
– Cống, bọng phải được làm chắc chắn và thuận tiện cho việc cấp, thoát nước. Bờ ao phải đảm bảo không bị sạt lở, rò rỉ. Đáy ao bằng phẳng và dốc về bọng nước. Nếu có điều kiện thì trải bạt xung quanh bờ ao để ngăn cá đào hang. Bọng phải có lưới chắn để không cho cá ra ngoài cũng như không cho địch hại vào ao.
– Nguồn nước phải gần ao để thuận tiện cho việc cấp nước. Nước phải sạch sẽ, không bị ô nhiễm và phải chủ động suốt quá trình nuôi. Yêu cầu về chất lượng nước: nhiệt độ= 25-32oC, độ mặn= 20-30‰, pH= 7,5-8,5, độ trong = 30-45cm, hàm lượng oxy hòa tan= 4-8mg/L, NH3 ≤0-0,008mg/L, độ kiềm= 60-100mg/L.
– Thả một số ống tre hoặc ống nhựa (đường kính 10-20cm) vào ao để làm nơi cho cá ẩn nấp nhằm hạn chế cá tấn công lẫn nhau đồng thời giúp việc kiểm tra và thu hoạch cá được đễ dàng.
* Cải tạo ao
– Tháo nước cạn ao và dọn sạch rác, bắt hết cá tạp và địch hại như: rắn, cua, ếch…Có thể diệt tạp bằng Rotenon (liều lượng 40kg/ha), bánh bã trà (liều lượng 150-200kg/ha). Vét bớt lớp bùn thối lâu ngày ở đáy ao. Tu bổ lại bờ ao, cống rãnh. San lắp các lỗ mọi rò rỉ.
– Rải vôi bột xuống đáy ao và xung quanh ao để diệt khuẩn và điều chỉnh độ pH, liều lượng sử dụng: 10-15kg/100m2. Sau đó phơi nắng đáy ao khoảng 3-4 ngày.
– Lấy nước: Lần đầu chỉ lấy nước ở mức 0,4-0,5cm, sau đó bón phân rồi lấy đủ nước. Lưu ý: nước phải chảy qua lưới lọc để ngăn cá tạp và địch hại.
– Bón phân cho ao: Sau khi lấy nước lần đầu, tiến hành bón phân để gây màu nước và tạo nguồn thức ăn tự nhiên. Có thể bón phân chuồng (2tấn/ ha), cách bón: rải đều phân khắp đáy ao; phân urê (25kg/ha); hoặc phân Diamonium phosphat (50kg/ha), cách bón: hòa tan phân trong nước rồi tưới đều khắp đáy ao.
– Sau 4-5 ngày bón phân là có thể thả giống.
2. Chọn và thả cá giống
– Nên chọn cá giống có kích cỡ càng lớn càng tốt, từ 8-15cm. Cá giống càng lớn thì tỷ lệ hao hụt càng ít. Tốt nhất là lấy cá giống sinh sản nhân tạo ở các trại cá uy tín, hạn chế lấy cá từ nguồn khai thác tự nhiên.
– Chọn cá giống khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, bơi lội nhanh nhẹn, không bị say sát, không bị dị hình hay dị tật.
– Mật độ nuôi: nên thả với mật độ thưa, khoảng 2-3con/m2.
Cách thả cá:
Nên thả cá lúc trời mát, tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều tối. Trước khi thả cá xuống ao, nên cân bằng nhiệt độ và độ mặn. Trường hợp cá giống đựng trong bọc nilon, thì phải ngâm bọc cá trong nước ao khoảng 10-15 phút để nhiệt độ cân bằng với nhiệt độ nước ao, sau đó mới mở bọc và thả cá ra từ từ. Trường hợp cá giống đựng trong thùng hoặc can nhựa…thì trước khi cho cá vào bể, phải cho chúng qua một cái chậu lớn, từ từ thêm nước ao vào chậu để chúng thích nghi dần với điều kiện mới, sau khoảng 15 phút mới thả cá vào ao. Tuyệt đối không cho cá vào ao một cách đột ngột hoặc đứng trên bờ đổ cá xuống ao vì sẽ làm cho cá dễ bị sốc và chết.
3. Cho ăn và chăm sóc
a. Thức ăn
– Nhiều người dùng thức ăn là cá rô phi: thả cá rô phi (5000-10000 con/ha) trước khi thả cá mú 1 tháng. Khi thả cá mú vào ao thì chúng có thức ăn ngay.
Cá mú thịt
– Ngoài ra cũng có thể cho ăn bằng các loại cá tạp tươi cắt nhỏ như cá cơm, cá trích, cá nục, cá liệt…
b. Cách cho ăn
– Để cá dễ ăn và dễ quản lý thức ăn, nên cho thức ăn vào sàn và đặt vào nhiều vịu trí trong ao cho cá ăn, nên đặt sàn ở 4 góc ao và giữa ao, sàn cách mặt nước khoảng 0,5-0,6m.
– Thức ăn của cá (các loại cá tạp) phải được rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ vừa với cỡ miệng cá ăn.
– Mỗi ngày cho ăn hai lần, vào buổi sáng (7 giờ) và chiều mát (17 giờ); khẩu phần ăn hằng ngày bằng 7-10% tổng trọng lượng có trong ao (cứ 100 kg cá thì cho 7-10kg thức ăn), và giảm dần theo sự tăng trọng của cá. Khi cá đạt 200g/con trở lên, thì cho ăn ngày một lần và khẩu phần ăn giảm xuống còn 5%.
– Nên cho cá ăn đúng giờ và cho ăn từ từ.
– Định kỳ trộn Vitamin C và Premix khoáng vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng bệnh cho cá. Lượng Vitamin C và Premix chiếm khoảng 2% lượng thức ăn.
c. Chăm sóc
– Thường xuyên theo dõi cá ăn để đánh giá được mức ăn của chúng mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp tránh tình trạng thiếu hoặc thừa. Thiếu thức ăn thì cá chậm lớn, thừa thức ăn thì sẽ gây ô nhiễm nước và ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
– Duy trì màu xanh nước ao bằng cách định kỳ bón thêm phân chuồng. Khoảng 15 ngày bón 1 lần, liều lượng: 10-15kg/100 m2 ao.
– Định kỳ (1 tuần 2 lần) thay nước vào ao, mỗi lần thay khoảng 20-40% lượng nước ao, tùy theo chất lượng ao. Khi thấy nước có màu xanh quá đậm, màu xám hay có mùi hôi do tảo hoặc thức ăn phân hủy thì phải thay nước ngay. Có thể dùng nước thủy triều hoặc nước bơm từ ao chứa để thay. Khi thay nước, nên xả phần nước ở đáy rồi bơm nước mới vào. Nước dẫn vào ao phải qua lưới chắn để ngăn cá tạp và địch hại.
– Thường xuyên kiểm tra các yếu tố chất lượng nước như nhiệt độ, độ mặn, độ pH…, và phải giữ cho các chỉ số này luôn ổn định.
– Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá, nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì phải kiểm tra ngay để xử lý kịp thời.
– Thường xuyên kiểm tra bờ ao, cống rãnh để khắc phục kịp thời khi bị sạc lở, rò rỉ.
– Hàng tuần lọc và phân đàn kích cỡ cá để tránh tình trạng cá lớn ăn cá bé đồng thời tăng không gian sống cho chúng.
4. Thu hoạch
Sau 6-10 tháng nuôi (tùy theo kích cỡ của cá giống) là có thể thu hoạch cá thịt, kích cỡ cá thường phẩm từ 0,6-1kg/con. Có thể thu tỉa những con cá lớn hoặc thu hoạch toàn bộ để lấy ao nuôi vụ khác.
Trước khi thu hoạch 2 giờ, nên khuấy mạnh nước để tránh trường hợp cơ của cá bị cứng. Đặt một lồng lưới trong ao để giữ tạm cá. Chuẩn bị các thau, chậu máy sục khí để đựng và bảo quản cá.
Thu hoạch toàn bộ: Tháo bớt một lượng nước ao, dùng lưới đánh bắt vài lần, sau đó tháo cạn nước và bắt toàn bộ. Nên thu hoạch vào lúc trời mát để cá ít bị mệt. Cá sau khi thu hoạch thì cho vào các dụng cụ chứa để rửa sạch bùn và xả bớt chất thải, sau đó chuyển đến nơi tiêu thụ. Khi phải nhốt cá trong các dụng cụ chứa quá lâu thì cần phải sục khí để chúng không bị ngợp.
Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.
Hiệu Quả Kinh Tế Của Mô Hình Cá Mú Đìa
Tại Khánh Hòa, bên cạnh các đối tượng hải sản nuôi truyền thống như cá bóp, cá chim, ốc hương … ngư dân Nha Trang đang từng bước đưa vào nuôi các đối tượng hải sản mới có giá trị kinh tế ao như cá mú trong đó, mô hình nuôi cá tại đìa tự nhiên bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương.
Ông Lê Ngọc Quang hội viên nông dân phường Vĩnh Trường – một phường biển có nhiều mặt hàng thủy sản nổi tiếng tại Nha Trang, là người có kinh nghiệm nuôi thủy sản lâu năm cho biết: cách dây 7 năm, sau bao nhiêu năm đi bạn, nhận thấy tuổi đã lớn không còn đủ sức khỏe, sau khi tìm hiểu ông quyết định thuê 8 ha đìa tại Cam Lâm và ông thả nuôi 1.500 con giống cá mú, kích cỡ cá giống từ 6 – 8 cm. Mặc dù lần đầu tiên nuôi thử nghiệm, nhưng cá mú thích nghi tốt với điều kiện môi trường tự nhiên vùng ven biển của địa phương nên cá sinh trưởng và phát triển nhanh. Sau hơn 1 năm tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 75%, trọng lượng cá đạt từ 0,8 – 1 kg/con, sản lượng thu hoạch khoảng 1,4 tấn. Với giá bán từ 210.000 – 220.000 đồng/kg, ông thu được 310 triệu đồng, trừ các chi phí còn lãi 160 triệu đồng. So với các đối tượng nuôi truyền thống như cá bớp thì mô hình nuôi cá mú cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Ông …. cho biết thêm, sau khi thu hoạch hết vụ cá nuôi thử nghiệm đó, ông đã tiếp tục đầu tư nuôi cá mú số lượng nhiều hơn, bởi dù là đối tượng nuôi mới nhưng cá mú mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, đầu ra ổn định, thị trường tiêu thụ rộng.
Sau thành công của vụ nuôi thử nghiệm, ông … đã tích lũy thêm một số kinh nghiệm nuôi cá cá mú và cùng 1 số người bạn mở rộng thêm 10 ha để thả cá. Hội Nông dân thành phố đã nhận thấy mô hình có tiềm năng phát triển và hỗ trợ nguồn vốn 100 triệu đồng từ nguồn Quỹ HTND thành phố cho 04 hộ vay được nhân rộng mô hình từ ông. Sau khi nhận hỗ trợ từ Quỹ HTND thành phố , ông cùng những người bạn đã xúc tiến mua giống và thả vào 10 ha đìa mới mở rộng.
Để cho các anh em trong nghề học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, ông không ngại ngần chia sẻ những kinh nghiệm mình đúc rút qua 7 năm nuôi cá mú: Chọn vị trí nuôi tại các đìa sát biển. Thức ăn cho cá chủ yếu là cá tạp tươi, rửa sạch ngâm trong nước ngọt trước khi cho ăn để hạn chế mầm bệnh. Thức ăn được rửa, cắt nhỏ phù hợp với miệng cá và cho ăn 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát. Định kỳ sử dụng vitamin C và men tiêu hóa trộn vào thức ăn để tăng khả năng bắt mồi và sức đề kháng cho cá. Thường xuyên vệ lặn theo dõi đáy đìa để xem lượng thức ăn còn sót lại nhiều hay ít để hôm sau tặng hoặc giảm lượng thức ăn cho phù hợp. Thả luân canh để dễ thu hoạch và có thu nhập đều. Thả thêm cá dìa và cá giò để vệ sinh đìa. Sau 7 năm nuôi ông hiện chưa bị thất bại mùa vụ nào do dịch bệnh của cá mú.
Hiện nay, tại Nha Trang có gần 10 hộ nuôi cá mú thuê đìa tại Cam Lâm. Mặc dù mô hình nuôi cá mú đã đạt được những thành công bước đầu và đầu ra sản phẩm ổn định, tuy nhiên hiện nay giống phải nhập từ Đài Loan và Trung Quốc về nên nguồn giống giá cao và khan hiếm. Mặc dù còn những khó khăn nhất định, nhưng thành công của mô hình nuôi cá mú đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, không chỉ góp phần đa dạng hóa sản phẩm và đối tượng hải sản nuôi, mà còn mở ra hướng đi mới đầy triển vọng trong việc phát triển bền vững nghề nuôi cá tại Nha Trang./.
Nguyễn Lê Ái Vũ
Cá Mú Trân Châu Tươi Sống
– Làm chết cá bằng phương pháp cấp đông bằng đá giữ thịt cá tươi ngon, nguyên chất
là một giống trong họ Cá mú trân châu cá mú, đây là một loài cá sống trong khu vực nước mặn được nhiều nước trong khu vực châu Á nuôi đạt năng suất kinh tế cao như Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam.
– Cá mú trân châu tươi ngon có thân hình cỡ hơn bàn tay người lớn có những đặc điểm rất đặc trưng của loài cá mú như: có màu sọc rằn đen vàng, hoặc màu đen vàng trên mình, thân vừa có màu vàng đậm vừa có nhiều chấm đen to tròn nhưng không kéo dài giống như viên trân châu vậy nên chúng mới mang tên là cá mú trân châu.
– Cá mú trân châu là loài ăn tạp, trong tự nhiên thức ăn chủ yếu của cá là động vật và cá sinh vật trong nước.
– Hiện nay cá mú trân châu được nuôi khá phổ biến ở các tỉnh miền nam và miền trung.
HÌNH ẢNH CÁ MÚ TRÂN CHÂU TƯƠI SỐNGCÂN CÁ MÚ TRÂN CHÂU TƯƠI SỐNG
– Nói đến hải sản tươi sống không thể không nhắc đên cá mú trân châu, đây là một trong những loài cá được xếp vào loại quý hiếm có giá trị kinh tế cũng như giá trị dinh dưỡng cao.
– Cá mú trân châu là một trong những loài cá khó nuôi nhất. Bất kỳ kỹ thuật sai được sử dụng sẽ làm hỏng hương vị và kết cấu của cá mú trân châu. Vì vậy chúng tôi đã sử dụng thức ăn tốt và môi trường sống đảm bảo để cá có thể phát triển 1 cách tự nhiên giúp cho chúng có thịt mềm và nhiều dầu.
– Thịt cá mú có màu trắng, rất ngọt, dai lại có hương thơm đặc biệt bởi thành phần dinh dưỡng đặc biệt của nó, chất đạm rất cao nhưng ít béo, mặt khác giúp bổ sung thêm các axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được nên có tác dụng rất tốt trong việc nâng cao sức khỏe.
– là loài cá được lai tạp giữa Cá mú trân châu cá mú nghệ và cá mú cọp nên cá mú trân châu tươi ngon cũng sở hữu được vị ngon từ cá bô mẹ, thịt cá vừa dai vừa ngọt, béo, thịt chắc để lại hương vị đậm đà khó quên sau khi thưởng thức.
– Sở dĩ cá mú trân châu được xếp vào hàng đặc sản của các loài cá biển bởi vì giá trị dinh dưỡng cao của cá mang lại cộng thêm hương vị thơm ngon đặc biệt không lẫn vào đâu được.
– Ngoài những giá trị dinh dưỡng mà cá mang lại thì cá mú trân châu còn có tác dụng giải nhiệt khá tốt và cung cấp khá nhiều hàm lượng dinh dưỡng cho người tiêu dùng như: vitamin, photpho, sắt, đặc biệt là calcium với tác dụng bổ khí rất tốt.
Cá mú trân châu đút lò
Bạn muốn chế biến món cá mú trân châu đút lò trước hết bạn cần chuẩn bị thịt cá mú trân châu phi lê. Để có thịt cá mú phi lê bạn cần chọn cá mú trân châu tươi sống, sau đó sơ chế sạch sẽ rồi dùng dao bén tách đi phần thịt bên ngoài lườn cá, đây là phần thịt có hương vị thơm ngon nhất của cá mú. Tiếp theo ướp thịt cá mú phi lê với 1 muỗng tỏi băm, 1 muỗng ớt, sa tế, nước mắm, dầu hào, hành lá. Sau khi đã ướp xong các gia vị để phần thịt thấm khoảng 20 phút rồi đem đi đút lò. Vậy là chúng ta đã có món cá trân châu đút lò thơm ngon mang hương vị đặc trưng của cá mú.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Hành lá, gừng, xì dầu, nước tương, dầu ăn, hành tím
Bước 1: Cá làm sạch rửa cùng dấm để khử mùi tanh hoặc chanh ” sau khi rửa cá để ráo, pha 2 muỗng nước tương, 1 muỗng dầu hào, 1 ít hành ít tiêu. Ướp cá 10ph.
Bước 2: Đồ hấp như mình, hoặc lấy giấy bạc phủ kín xửng hấp, lót hành Tây, đầu hành, cho cá lên ” mục đích như vậy cho cá thoát hơi chính điều và cá sẽ ngọt và thơm
Bước 3: Nấu nước thật sôi, tắt bếp cho cá vào hấp liền, trong lúc hấp tuyệt đối không được mở nấp ra, cá nhỏ hấp tầm 10ph – lớn 15- 20 ph. Cắt cá ra nếu cá bự. Cho gừng ít gừng lên trên cá và hấp.
Bước 4: Trong khi cá hấp ” thì bạn cho chảo lên bếp đung nóng cho ít dầu ăn vào, phi hành Tây và hành tím cho thơm, cho 6 muỗng nước tương, 3 muỗng dầu hào vào đung sôi. Cá khi chín nước nhiều có thể đổ đi bớt, và rưới nước hỗn hợp nầy lên cá đậy nắp 2 phút là được.
Bước 5: Cho hành lá lên trên trang trí, ăn cùng nước tương và cơm nóng cho tí dầu ăn vào chảo cho ớt và tỏi 1 xíu đường xào thơm, ăn cùng nước mắm nước tương sẽ thơm hơn.
300 gram cá mú trân châu tươi
Rau tía tô, chanh tươi. wasabi (mù tạt xanh Nhật Bản), nước tương Nhật
Để có món sashimi hoàn hảo thì yếu tố đầu tiên phải kể đến đó là chọn được những miếng cá mú tươi ngon. Để chọn được những miếng cá hồi tươi ngon, khi đi mua có thể dùng tay ấn vào thớ thịt, nếu thấy chắc có sự đàn hồi tốt, màu sắc và đường vân tươi sáng thì đó là cá hồi tươi. Cá mú trân châu sau khi chọn được miếng tươi ngon, rửa sạch, sau đó dùng khăn sạch thấm khô cá.
Dùng dao sắc cắt cá thành những miếng mỏng có độ dày khoảng 0.5cm.
Củ cải trắng chúng mình đem rửa sạch, bỏ vỏ, thái mỏng củ cải như hình dưới. Lá tía tô rửa sạch, để ráo nước. Xếp cá lên đĩa cùng củ cải sợi, tía tô, wasabi. Chuẩn bị chanh tươi và nước tương ăn kèm
Khi ăn chúng mình ghém từng miếng cá mú với lá tía tô, vắt thêm tí chanh, thêm chút mù tạt xanh của Nhật, chấm cùng nước tương. Cảm giác ngọt ngào đến lạ của những miếng cá tươi, không hề bị tanh, một chút mù tạt cay cay, cộng với vị chua chua của chanh khiến món ăn thật hòa hợp. Tự làm sashimi cá mú trân châu tại nhà thật đơn giản phải không nào? Quan trọng nhất là mua được nguồn thực phẩm tươi ngon, bỏ ra chút xíu thời gian là có ngay món ăn ngon tuyệt, cực kỳ bổ dưỡng rùi.
Quy Trình Sản Xuất Da Cá Basa Sốt Trứng Muối Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở tư nhân đã đầu tư máy móc dây chuyền sản xuất da cá basa sốt trứng muối, vì sao chúng lại được quan tâm đến như vậy?
Về đặc điểm, với mọi món ăn phải ngon từ vị, thích từ hương, đặc biệt là sự mới mẻ mà nguồn thực phẩm này mang lại trong cuộc sống con người. Nhiều công ty lớn nắm bắt điều này đã tạo ra phong phú các loại snack da cá basa vị trứng muối thơm ngon, tròn vị với độ béo tự nhiên của hòa trộn với một lượng gia vị, nước sốt trứng muối phù hợp để làm nên một đồ ăn nanh ngập tràn màu sắc kích thích, hương vị hấp dẫn, rất thu hút cho nhu cầu ăn uống của cả giới trẻ lẫn người già.
Đặc điểm dễ nhận thấy của sản phẩm da cá basa sốt trứng muối:
Cấu trúc: Giòn tan, rất xốp khi nhai và dễ dàng rã ngay trong miệng người ăn.
Mùi vị: Da cá basa chiên giòn lên rất thơm và béo, kết hợp với vị trứng muối vô cùng đặc trưng.
Màu sắc: Tươi, đẹp, nhìn bắt mắt và rất tự nhiên.
Những yếu tố tạo sức hút cho đầu tư dây chuyền da cá basa sốt trứng muối bạn cần biết
+ Da cá là phụ phẩm nên giá thành rất rẻ và số lượng lớn thường xuyên. Nước chúng ta theo đánh giá quốc tế có sản lượng xuất khẩu cá da trơn lớn, nên nguồn nguyên liệu này rất dồi dào, đáp ứng đủ cho các nhu cầu sản xuất da cá basa chiên giòn, tẩm trứng muối, làm snack… Từ đó cho thấy chi phí nguyên liệu không quá cao.
+ Về máy móc, công nghệ sản xuất da cá ba sa vị trứng muối không quá phức tạp như những ngành nghề khác, thường chỉ cần vài thiết bị quan trọng và kết hợp với nhân công lao động là bạn có thể vận hành được ngay. Vĩnh Phát với kinh nghiệm dáy dạn sẽ hỗ trợ bạn hết mình và tối ưu nhất các công cụ cho lĩnh vực này và bạn không cần phải lo lắng điều gì, công tác tư vấn ban đầu được thực hiện tận tình và chính xác để giúp Quý Khách mua máy phù hợp nhất.
Thêm một vấn đề vô cùng thuận tiện khi bạn đầu tư máy làm da cá basa vị trứng muối là thị trường tiêu thụ. Bạn có biết kể cả tại Việt Nam lẫn các nước trong khu vực, snack luôn có một tiềm năng vô cùng rộng lớn, điều này được thể hiện bởi nhiều nhãn hiệu đang tồn tại và phát triển. Tuy vậy, da cá basa tẩm gia vị là một dạng tương tự nhưng vẫn còn rất lạ lẫm với người tiêu dùng. Hầu hết chỉ biết đến những loại đóng gói sẵn giá cao mà chưa tiếp cận được sản phẩm giá rẻ lại rất ngon miệng này. Do đó quy trình sản xuất da cá basa sốt trứng muối đến này vẫn chưa có nhiều đơn vị đầu tư đúng mức và quy trình hiệu quả. Ở nhiều tỉnh miền Tây và miền duyên hải Trung Bộ, mảng này đang được đẩy mạnh, đây cũng chính là một lợi thế cho bạn khi tìm hiểu và hãy bắt tay ngay vào việc để có thể vươn lên dẫn đầu với vị thế cao trong việc tạo ra linh hoạt nhiều món ăn về da cá basa chiên giòn thơm ngon.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cá Mú Trân Châu Hiệu Quả Kinh Tế Cao trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!