Xu Hướng 3/2023 # Cá Huyết Rồng Nặng 60 Kg Sa Lưới Ngư Dân # Top 12 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cá Huyết Rồng Nặng 60 Kg Sa Lưới Ngư Dân # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Cá Huyết Rồng Nặng 60 Kg Sa Lưới Ngư Dân được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thứ tư – 30/01/2013 20:52

Ngày 29/1, trên kênh Thần Nông, ngư dân xã Phú Thành (huyện Phú Tân, An Giang) bắt được con cá hồng long (còn gọi là huyết rồng) dài 1,8 mét, chu vi thân 85 cm, vẩy lấp lánh màu đỏ.

Theo những người chuyên chơi cá cảnh, con cá có tên huyết rồng, hay còn gọi là hồng long này thuộc giống cá cảnh đắt tiền (cùng với ngân long, kim long…) được ưa chuộng nuôi trong nhà. Sau khi bắt được con cá trên, người dân cùng chính quyền địa phương thả vào bể oxy nhưng không lâu sau cá chết.

Sau khi chết, cá huyết rồng nặng 60 kg được người dân treo lên sà nhà. Ảnh: Báo An Giang.

Trước đó, tháng 2/2012, hai ngư dân ở huyện Bình Minh (Vĩnh Long) đi đánh cá trên sông Hậu, gần bến Ninh Kiều (TP Cần Thơ) thì bắt được con cá ngân long dài trên 1,5 m và nặng 50 kg. Thấy cá lạ nên họ đánh chết và mang về chợ Xóm Chài (Cần Thơ) bán. Con cá có màu bạc, vẩy giống vẩy rồng, đầu nhỏ, thân to tròn hiếm thấy, ai cũng sợ “xui xẻo” nên không dám mua.

Thấy vậy, hai ngư dân đã mang cá đến một ngôi miếu gần đó nhờ người đem chôn. Sáng hôm sau, đông đảo người dân đã đổ xô về ngôi miếu để xem cá lạ. Nhiều người nhận định đây là ngân long “khủng” thường được nuôi làm cá cảnh phong thủy đem lại nhiều may mắn. Một số chủ cá cảnh hay tin cũng tìm đến mua nhưng đều về tay không vì cá đã bị đánh chết trước đó.

Theo báo An Giang

Những tin mới hơn Những tin cũ hơn

Công văn số 866/VPĐP-KHNVGS ngày 21/12/2020 về việc công nhận Khu dân cư NTM đạt chuẩn theo Quyết định số 33 của UBND tỉnh

Nghị quyết số 255/2020/NQ-HĐND Nghị quyết số 255/2020/NQ-HĐND tiếp tục thực hiện một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ chế xây dựng nông thôn mới, đô thị tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định 2114/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 – 2025”

Quyết định về việc thành lập Hội đồng, Tổ giúp việc đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh năm 2020

Thông báo Kết luận của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững và mỗi xã một sản phẩm tỉnh tại cuộc họp tháng 8 năm 2020

Update Required To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your Flash plugin.

Bắt Được Cá Rồng Khủng Nặng Gần 50 Kg

Hai người dân (ngụ huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) đã bắt được con cá Rồng nặng gần 50 kg, dài gần 1,7 mét trên sông Hậu, đoạn gần khu vực công viên bến Ninh Kiều, TP. Cần Thơ vào 23 giờ đêm 22/2.

Sau khi bắt được cá Rồng “khủng”, do không biết đây là loại cá cảnh quý, có giá trị kinh tế cao nên hai người dân đã đánh chết cá và tấp ghe vào chợ xóm Chài (phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ) để bán. Do đây là lần đầu nhìn thấy con cá lạ, có vẩy màu đỏ to tròn tựa vẩy rồng, đầu nhỏ, mình to tròn, đuôi dẹt nên người dân sợ, không dám mua. Nhiều người còn nói đây là cá “thiên” nên hai người bắt được cá Rồng hoảng sợ. Sau đó, con cá Rồng được hai người dân khiêng vào Miếu Bà Chúa Xứ xóm Chài (khu vực 3, phường Hưng Phú, quận Cái Răng) nhờ chôn.

Sáng 23/2, nhiều người dân trong khu vực xóm Chài đổ xô về khu vực Miếu Bà Chúa Xứ để tận mắt xem cá Rồng khổng lồ. Nhiều người sành chơi cá cảnh hay tin cũng tìm đến tận nơi với ý định mua lại. Tuy nhiên, khi đến nơi, nhìn cá đã chết nằm trên sân, nhiều người tiếc rẻ. Anh Nguyễn, chủ 1 tiệm cá cảnh ở quận Ninh Kiều cho biết, con cá Rồng khổng lồ mà người dân bắt được là loại cá cảnh phong thủy, nuôi trong nhà cầu may mắn, thịnh vượng nên được dân làm ăn chuộng nuôi. Anh Nguyễn khẳng định, cá Rồng mà người dân bắt được trên sông Hậu có thể là do được thả phóng sinh, vì đây là loại cá cảnh quý nên khó xuất hiện bình thường trong môi trường tự nhiên. Với trọng lượng, màu sắc và chiều dài như con cá Rồng mà người dân bắt được, nếu cá còn sống sẽ bán được vài chục triệu đồng trở lên – anh Nguyễn cho biết.

Khoảng 10 giờ ngày 23/2, theo yêu cầu của nhiều người dân, Ban quản lý Miếu Bà Chúa Xứ xóm Chài đã mang cá Rồng đi chôn.

Những Ngư Dân Đi Tìm “Con Cá Vàng”

Chúng tôi về làng chài nhỏ trên vùng biển cửa Ba Lạt để theo ngư dân bủa lưới săn cá vàng và nghe kể lại những khoảnh khắc khó quên khi được “lộc Hà Bá”.

Cầm giẻ lau đi lau lại chiếc xe Dream đã cũ, ông Hoàng Văn Đức (55 tuổi, ở đội 7, thôn Tam Bảo, xã Nam Hồng, Tiền Hải, Thái Bình) cười khà khà: “Chiếc xe này mua bằng bong bóng cá sủ vàng đó chú ạ”.

Ngư dân bên “cục vàng biển” – Ảnh do ông Duệ cung cấp

Ông Đức nhìn ra biển, bồi hồi nhớ lại chuyện cũ. Đó là một mẻ lưới cất vào tháng 10/1994. Tối hôm đó, ông chăng lưới dài chừng 100m ngang cửa Ba Lạt (cửa chính sông Hồng đổ ra biển). 6 giờ sáng hôm sau, ông ra kéo lưới. “Tôi phải dụi mắt tới 3-4 lần mới tin rằng trong lưới của mình có cá sủ vàng. Cả thuyền mừng rơi nước mắt. Đem cá vào bờ cân được 47 kg, bán 85 triệu đồng”.

Chúng tôi ra khu vực cửa sông thuộc xã Nam Hồng, lên chiếc thuyền nhỏ của anh Nguyễn Văn Thanh, 30 tuổi, đi rải lưới săn lùng cá vàng. Chập tối, thuyền rì rì chạy ra cửa sông, cách đó vài chục mét là một thuyền máy khác chạy song song. Hai chiếc thuyền dần dần tách nhau để căng ngang sông chiếc lưới rộng hơn trăm mét.

Chỉ mắt lưới rộng hoác mà đầu trẻ con có khi cũng chui lọt, anh Thanh giải thích: “Khi căng ngang sông, có lực chảy của nước nên các mắt lưới sít lại với nhau, cá vài cân cũng không chui lọt. Chúng tôi thường dùng loại lưới này để kéo cho nhẹ”.

Đi suốt vài đêm cùng anh Thanh trên khúc sông lạnh lẽo, cá vàng vẫn chưa thấy đâu. Anh động viên chúng tôi bằng những thông tin hấp dẫn: ông Trần Văn An, cũng ở Nam Hồng, vừa trúng cá 75 kg bán 1 tỷ đồng hồi đầu năm 2009. Mới đây nhất, hồi giữa năm 2010, nhóm của anh Bùi Văn Thắng ở Thái Thụy, Thái Bình trúng con cá sủ vàng nặng 69 kg, bán cho một thương lái tên Duệ ở Tiền Hải giá 1,5 tỷ đồng.

Trong tiếng sóng ì oạp lúc đêm khuya, ông Lê Văn Tiến, người từng 3 lần bắt được cá sủ vàng vào những năm 1980, vừa nhâm nhi chén rượu vừa kể: “Giống cá sủ lạ lắm, nó không xuất hiện thì thôi, chứ đã gặp thì 90% bắt được vì khi mắc lưới, cứ nằm thở phì phò, hầu như không quẫy, có khi nó kêu khịt khịt, có khi lại kêu ụt ịt như tiếng lợn”.

Hàng trăm thuyền đánh cá tại làng chài này và hàng vạn ngư dân vùng cửa biển vẫn nuôi hy vọng sẽ bắt được cá vàng. Nhưng những người từng trúng cá bạc tỷ, cuộc sống của họ giờ ra sao?

Trúng cá là… lên bờ

Tại thôn Cao Bình, xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, Thái Bình chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Huyền đứng trước căn nhà cấp 4 được xây lên từ tiền bán cá sủ cách đây 10 năm. Hồi tháng 2/2001, anh em Huyền bắt được con cá sủ nặng 60 kg, bán được 230 triệu đồng (khi đó vàng 450.000 đồng/chỉ).

Bố Huyền sợ tiêu hết nên chia tiền mua đất dựng nhà cho các con rồi lại đi biển kiếm sống. “Ai được lộc cũng phải giúp đỡ anh em, họ hàng làng xóm, người vài trăm, người dăm ba triệu, vì hoàn cảnh họ cũng khó khăn cả. Trúng được cá vài trăm triệu to thật, nhưng tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, đến năm 2002 thì số tiền bán cá nhà em đã hết xoẳn…” – chị Huyền kể.

Ở cùng xóm Cao Bình, nhà ông Nguyễn Văn Lực và bà Nguyễn Thị Quế hồi tháng 1/2000 cũng từng trúng cá sủ 65 kg, bán được 238 triệu đồng. Bà Quế mua nhà cho các con lên bờ, nhưng giờ đây cũng chưa thoát cảnh nghèo vì không có đất canh tác. Mấy người con trai vẫn đi chài lưới còn bà và con dâu phải thuê ruộng để cấy lo gạo ăn hàng ngày.

Cá sủ vàng trị giá gần 1 tỷ đồng được ông Duệ mua hồi năm 2009. Ảnh Tuấn Dương

“Chúng em chỉ mong các nhà báo kêu nhà khoa học, các bác giáo sư nghiên cứu làm sao nhân giống được cá sủ vàng, dạy người dân cách nuôi cá hoặc thả cá giống xuống biển để thỉnh thoảng bà con đánh được, để lại có cơ hội đổi đời, dân chài có thể lên bờ cho con cái ăn học”, chị Nguyễn Thị Thương, con dâu bà Quế, mong ước.

Bí ẩn giá cá sủ vàng

Cá sủ vàng ngày càng hiếm, và không ai biết chính xác giá của nó trên thị trường là bao nhiêu, người ta mua để làm gì? Theo mách nước của ngư dân ở khu vực cửa Ba Lạt, chúng tôi tìm hỏi chuyện người buôn cá sủ tên Duệ ở xã Nam Hồng, Tiền Hải.

Ông Phạm Văn Duệ sống cùng vợ con trong một ngôi nhà xinh xắn, dù là một thương gia nổi tiếng khắp vùng về nghề buôn cá sủ nhưng ông vẫn giữ vẻ mộc mạc, chân chất. Ông kể, hồi những năm 1980 người dân bắt được cá sủ nhiều như cơm bữa, phải đội cá ra chợ bán như bán cá ao bây giờ. Khi đó vợ chồng ông Duệ từng đi đổi 1 kg bóng cá sủ khô được 7 chiếc phích Rạng Đông. Nhưng từ những năm 1990 giá cá bắt đầu tăng cao.

“Con cá này đắt không phải vì bóng cá sủ có thể làm được chỉ khâu tự tiêu hay dùng cho y học gì cả. Điểm đến cuối cùng của bóng cá hay thịt cá đều là trên bàn tiệc. Giới nhà giàu ở Hong Kong rất chuộng loại cá này, đặc biệt là món bóng cá. Tôi đã từng ăn bóng cá sủ vàng, nó rất bùi, giòn sần sật”.

Theo ông Duệ, làm nghề buôn thứ các bạc tỷ này không phải dễ hốt bạc, có những khi mua cá to nhưng bóng cá bé thì coi như lỗ vốn. Có khi mua cá bảo quản không tốt, cá bị ươn là mất mấy trăm triệu như chơi. “Khi chọn cá, phải chọn cá đực mình dài, thuôn thuôn thì bóng nó mới dày và nặng” – ông Duệ nói.

Theo giới trong nghề, trước đây khi có cả sủ nhiều, lái buôn trong nước chỉ mua bóng mang ra nước ngoài bán, một con cá sủ 70 kg có thể cho 2-3 kg bóng. Nhưng nay, để đảm bảo nguyên bản, người ta mua cá và cấp đông rồi chuyển cả con ra nước ngoài. Vì vậy, lái buôn ở Việt Nam cũng bớt rủi ro vì mua cả con, bán cả con. Khi bán, thịt cá chỉ chừng 800.000-1 triệu đồng/kg, còn lại là tiền bóng.

* Tiêu đề do chúng tôi tự đặt Káp Long – Thục Quyên (Bài đăng trên Thanh niên Xuân Tân Mão)

Khi Nông Dân, Ngư Dân Ngán Ngẩm, ‘Căm Ghét’ Cá Lau Kiếng

Ông Yến, người làm nghề chài lưới có hơn 30 năm gắn bó với quãng sông Thương (từ TP Bắc Giang đến huyện Yên Dũng, Bắc Giang), chia sẻ với chúng tôi rằng ông cảm thấy ngán ngẩm, thậm chí căm ghét lũ cá dọn bể (cá lau kiếng).

Sự sinh sôi của chúng đang khiến những người làm nghề sông nước có nguy cơ cất thuyền, treo lưới, gác cần câu và thậm chí có thể treo… niêu.

Theo ông Yến, trước đây quãng sông này nhiều tôm cá bản địa. Nay oái oăm thay, cứ thả lưới xuống sông là bị vướng rất nhiều cá dọn bể. Có hôm chưa đầy 20 phút thả lưới đã có hàng chục con cá loại này bị mắc.

Gặp cá này không ai vui nổi khi mất nhiều thời gian gỡ, có khi phải xé lưới mới lôi cổ được chúng ra. “Loại này dính vài lần là rách tan tay lưới” – ông Yến nhăn nhó giãi bày. Giá trị của chúng không nhiều hơn việc làm sạch bể cá cảnh.

Một buổi chiều trên chiếc thuyền nan cùng ông Yến đi dọc sông Thương. Một mẻ lưới vừa vớt lên, cua cá bản địa chẳng thấy đâu, mà có đến mấy chục con cá lau kiếng. Đây đó người ta quẳng chúng lên bờ cả ngày mà chúng vẫn sống. Những con cá đã to gần bằng bắp chân người, da dẻ thâm nâu, mình mẩy đầy gai góc.

Ông Yến than thở: “Dù thả lưới vương, lưới bát quái, quăng chài, thả rọ hay đi câu đều gặp nó, nhiều hôm phải bắt cả chục ký. Khổ nỗi nhìn hình dạng chúng là đã ghê rợn, rất ít thịt, toàn xương, da dẻ xù xì, vây nhọn hoắt như đinh. Cá này ở đây người ta nấu cho lợn ăn hoặc ủ làm phân để bón cây”.

Những người đi câu giải trí và những người nuôi thả cá trong hồ, ao cũng phàn nàn việc loài cá này đã xâm nhập vào đó và sinh sôi rất nhanh. Khi được nuôi trong bể, giống cá ấy có kích thước và trọng lượng rất khiêm tốn, nhưng khi xổng ra môi trường tự nhiên lại to lớn bất thường, có con nặng vài ký.

Tương tự, anh Ngô Minh Khánh – xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa – có mấy mẫu hồ thả cá, dù đã tuyển chọn giống rất kỹ, be bờ, đắp vùng cẩn thận nhưng không hiểu sao đợt thu hoạch cá cuối năm ngoái của gia đình anh lại xuất hiện tới vài chục ký cá này.

Đã có rất nhiều ý kiến về sự “tác oai tác quái” của loài cá này từ mấy năm qua. Và chúng vẫn sinh sôi chóng mặt khắp mọi miền.

Chúng ta từng đối mặt với những hậu quả lớn từ một số sinh vật ngoại lai gây ra như rùa tai đỏ, ốc bươu vàng, mới đây là tôm hùm đất. Giải bài toán này thực sự không hề dễ dàng và câu trả lời đang chờ ngành chức năng.

Theo thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26-9-2013 về loài ngoại lai xâm hại, cùng với ốc bươu vàng và cá chim trắng, cá lau kiếng (cá tỳ bà, cá dọn bể) được xác định là loài xâm hại.

* chúng tôi Dương Nhựt Long (trưởng bộ môn thủy sản nước ngọt, khoa thủy sản Đại học Cần Thơ):

Nên diệt cá lau kiếng

Cá lau kiếng là loài cá ngoại lai, thông qua đường nuôi cá cảnh mà phát tán. Loài cá này đẻ nhanh, xuất hiện nhiều và ảnh hưởng đến sự phân bố của hệ sinh vật khác trong các loại hình thủy vật.

Cá lau kiếng ăn sinh vật bám, rong rêu, nhìn chung là ăn tạp và hung hăng, cạnh tranh thức ăn, tranh mồi với các loài cá khác.

Cá lau kiếng làm thức ăn được, nhưng không có giá trị thương phẩm. Dù chưa đến nỗi là loài cá nguy hại, nhưng xu hướng là cần diệt loài cá này.

Bán giá rẻ để phóng sinh (?!)

Tôi ở Chợ Mới, An Giang. Mỗi mùa nước lớn, trong phần thủy sản bà con quê tôi bắt được nhờ đặt dớn dưới rạch bao giờ cũng kèm cá lau kiếng (khoảng 1/3 số cá bắt được). Vào mùa nước cạn, xuống sông, mương, rạch là gặp chúng liền.

Chuyện này không lạ với người dân. Họ thường lựa cá lau kiếng để riêng. Tôi hỏi để làm gì? Có người vui mừng khoe giờ có “mối” thường xuyên mua với giá rẻ (10.000-20.000 đồng/2-3kg), chờ ngày rằm mang bán cho người ta mua đi phóng sinh ra sông rạch.

Câu chuyện của những người sống bằng nghề bắt cá khiến tôi giật mình nghĩ đến thực tế loài cá này phát tán ra khắp nơi, tỉnh thành nào cũng có chúng. Chưa nghe nói lợi nhuận đáng kể nào từ chúng. Nhưng đây là loài thủy sinh gây hại thì đã nghe rất nhiều, từ lâu (cùng nhiều loài khác). Làm gì với loài cá xâm hại môi trường này? Lại tiếp tục chờ những khuyến cáo mạnh mẽ hơn từ cơ quan chức năng. Nhưng thiệt hại trước mắt thuộc về những người nuôi cá, đánh bắt cá trên sông rạch.

KHÔI NGUYÊN

Cá chết trắng hàng tấn trên hồ Hòa Phú, Đà Nẵng

TTO – Sau những trận mưa lớn do ảnh hưởng bão số 4, hàng loạt cá rô phi trên tuyến kênh dẫn vào hồ điều tiết Hòa Phú (P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), cá chết trắng mặt nước và bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cá Huyết Rồng Nặng 60 Kg Sa Lưới Ngư Dân trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!