Bạn đang xem bài viết Bếp Chay Thanh Nhẹ: Cá Chay Kho Tộ được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
To kick off this special month of the year (World Vegetarian Awareness Month & Vegan Month of Food) when participating vegans around the world think vegan, write vegan, breathe vegan, eat vegan, and love vegan, we at Vegan Việt Nam would like to start with an authentic Vietnamese dish. It probably does not get more Vietnamese than this: claypot vegan “fish” (cá chay kho tộ). Chay, as fans of Vietnamese culture know, means vegan. Cá chay is vegan “fish”. Kho is another word for braise or stew. Tộ is the clay pot, which is what gives the dish its distinctive name.
Vegan fish can be found in the frozen section in the supermarket. In a clay pot, sauté 2 tablespoons of chopped onion in 2 tablespoons of cooking oil (this step is optional if you don’t consume onion). Add 2 slices of vegan fish (cut in halves, making a total of 4 pieces). Fry for about 1 minute to obtain a firmer texture (firm but not hard).
In a small bowl, mix 2 tablespoons of sugar, 2 tablespoons of light/reduced sodium soy sauce (we use the kind made in Japan), and 1 tablespoon of Maggi seasoning sauce (made in Europe). Stir well, then pour the mixture on top of the vegan fish, which should immediately turn into a beautiful caramel-like color. Lower the heat and cook until all is uniformly golden brown (it should take less than 5 minutes).
Add slices of half a red chili pepper and 2 tablespoons of chopped cilantro (or spring onion,if you’d like). Sprinkle ground black pepper on top. Turn off stove. Serve hot with steamed rice. This dish is usally accompanied by canh chua (sour soup).
Thank you for being vegan today and every day! Peace and joy always.
Cá chay kho tộHồng Hương / Việt Nam Ăn Chay
Cho 1-2 phần ăn
Nguyên liệu:
2 lát cá chay (mua ở hàng đông lạnh), cắt làm đôi, thành 4 khúc
Hành tây băm nhỏ, chừng 2 muỗng canh (tùy thích)
Ớt đỏ, thái nhỏ
Ngò (hoặc hành lá) thái nhỏ
Gia vị: nước tương nhạt, Maggi, đường, tiêu
Thực hiện:
Phi 2 muỗng canh hành trong tộ với 2 muỗng canh dầu ăn.
Cho 4 khúc cá chay vào, chiên chừng 1 phút cho săn lại.
Trong 1 chén nhỏ, khuấy đều: 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước tương nhạt, 1 muỗng canh Maggi.
Cho vào nồi, cá chay sẽ chuyển sang màu nâu vàng rất đẹp.
Bớt lửa, nấu thêm vài phút cho đến khi nồi kho tộ thấm đều.
Cho vài lát ớt và 2 muỗng canh ngò (hoặc hành lá) thái nhỏ lên trên. Rắc tí tiêu đen.
Tắt lửa. Dọn ăn với cơm nóng.
http://www.vietnamanchay.com/2011/10/bep-chay-thanh-nhe-ca-chay-kho-to.html
12 Cách Nấu Canh Rau Ngót Chay Mặn Ngon Bổ Dễ Làm Thanh Mát Giải Nhiệt
Món ngon từ rau ngót dần dà phổ biến trong các bữa ăn của các gia đình Việt. Làm thế nào để có một tô canh mát lành, hấp dẫn, không thấy ngán giữa ngày hè? Với gợi ý 12 cách nấu canh rau ngót thơm ngon mà MAJAMJA sẽ mang đến ngay sau đây sẽ giúp bạn tha hồ trổ tài.
1. Cách nấu canh rau ngót thịt băm
Đây là món ăn với cách chế biến vô cùng đơn giản. Để có thể nấu cho 4 người ăn bạn cần chuẩn bị 300gr rau ngót cùng với đó là 150gr thịt nạc thăn, 1 củ hành khô, dầu ăn và các gia vị cần thiết khác như muối, mì chính hay nước mắm. Để nấu canh rau ngót thịt băm cần trải qua các bước cơ bản sau
Đầu tiên bạn lựa chọn những lá rau ngót tươi, non sau đó tuốt lấy lá rồi đem lá đi rửa sạch, khi rửa bạn nên vò để lá hơi dập một xíu. Thịt heo cần được rửa sạch và xay nhuyễn, băm nhỏ hành. Bắc chảo dầu lên bếp và phi cho hành khô được thơm, cho rau vào xào sơ qua và thêm một chút gia vị để rau thêm đậm đà hơn. Sau đó đổ nước vào và đun sôi, khi nước vừa sôi thì cho phần thịt nạc và nêm nếm thêm một lần nữa. Cho vài giọt nước mắm trước khi tắt bếp để thêm hương vị. Món ăn dùng với cơm trong các bữa ăn của gia đình. Để cho canh có vị ngọt tự nhiên, bổ dưỡng cần chọn những địa điểm mua thịt sạch tươi ngon an toàn vệ sinh.
Canh rau ngót nấu với thịt bằm (Nguồn:cooky.vn)
2. Canh rau ngót nấu tôm tươi
Canh rau ngót tôm tươi (Nguồn:cooky.vn)
Chỉ cần chuẩn bị thịt bò sạch, mềm ngọt (150gr) 1 bó rau ngót tươi và những loại gia vị là bạn hoàn toàn có thể nấu một món canh rau ngót thịt bò ngon và hấp dẫn cho cả gia đình thưởng thức. Đầu tiên, rau ngót mang đi tuốt, rửa sạch và vò sơ với nước. Thịt bò thì cắt nhỏ và ướp cùng với nước tương, tiêu, muối và dùng thêm với một ít dầu ăn thực vật. Phi tỏi thơm rồi cho thịt bò đã được ướp sau 10 đến 15 phút vào xào đến khi vừa chín thì cho riêng ra bát.
Cho rau ngót vào nồi để xào, đến khi chín tái thì cho nước vào đun đến khi sôi. Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn rồi cho thịt bò đã xào vào rồi tắt bếp. Bí quyết để có được món canh rau ngót thịt bò ngon chính là việc chọn mua thịt tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cùng với đó là rau ngót tươi, sạch.
4. Canh rau ngót nấu trứng
Để thực hiện món ăn này cần chuẩn bị 1 bó rau ngót, 3 quả trứng gà, 1 củ hành khô cùng với các gia vị cơ bản để nấu ăn. Cách nấu canh rau ngót với trứng được thực hiện qua 4 bước sau. Tuốt lá rau ngót, rửa sạch sau đó vò sơ qua để rau vừa nát hoặc có thể dùng dao cắt nhỏ để lá rau ngót mềm và ngon hơn. Hành khô mang đi bóc vỏ sau đó băm nhỏ. Cho chảo lên bếp, phi hành đến khi dậy mùi thơm thì cho rau vào xào. Trong lúc này nêm nếm gia vị cần thiết sao cho vừa ăn. Cho rau ngót đã được xào chín vào trong nồi nước đã được đun từ trước, đợi khi nước sôi thì đập trứng và khuấy đều cho trứng hòa tan vào nước. Cuối cùng tắt bếp và thưởng thức món ăn tuyệt vời này. Để món canh này ngon nhất cần lựa chọn trứng tươi ngon, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào.
Canh rau ngót nấu trứng (Nguồn: cookpad.com)
5. Canh rau ngót nấu xương
Để có thể nấu món canh rau ngót nấu xương các bà nội trợ cần chuẩn bị 300gr xương sườn, 1 bó rau ngót, hành khô cùng với đó là các gia vị cơ bản để nấu ăn. Để có được một món canh rau ngót nấu xương ngon các bạn cần khéo léo lựa những nguyên liệu tốt nhất. Rau ngót có lá dày, xanh đậm, giòn. Đối với xương bạn có thể cân nhắc giữa xương sườn hoặc xương ống tùy theo sở thích của gia đình. Cách nấu canh rau ngót với xương khá đơn giản. Đầu tiên lấy xương luộc sơ qua và rửa lại một lần với nước để đảm bảo được vệ sinh. Rau ngót tuốt lá đem rửa sạch và vò sơ qua để khi nấu ngon hơn. Hành củ bóc vỏ và băm nhỏ. Cho chảo lên bếp phi hành cho thơm rồi cho xương vào xào. Lúc này thêm gia vị để xương ngấm gia vị, cho nước vào và ninh xương cho chín rồi dùng nước đó nấu canh rau ngót. Khi xương chín bạn dùng chảo xào qua rau ngót rồi cho qua nồi nước xương. Nêm nếm gia vị thêm một lần nữa cho vừa ăn rồi tắt bếp. Vậy là bạn đã có thể thưởng thức món ăn tuyệt vời này rồi.
Canh rau ngót nấu xương heo (Nguồn: 360buyimg.com)
Đây là món canh rau ngót dành cho những người ăn chay phổ biến. Để có thể nấu cho 2 người ăn cần chuẩn bị 400gr rau ngót, 150gr lạc cùng với những gia vị cơ bản trong nấu ăn. Đầu tiên mang rau ngót đi tuốt lá, rửa và vò qua với nước sạch. Lạc mang đi giã vừa nhuyễn. Nấu nước dùng, nêm nếm gia vị sau đó cho rau ngót vào đun cho chín. Trong lúc đó mang lạc đi rang cho thơm rồi cho vào nước dùng. Nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp. Lưu ý bạn nên lựa loại đậu thơm bùi, dinh dưỡng và các loại thực phẩm khô chất lượng nhất, thu hoạch và chế biến theo quy trình tiêu chuẩn, hợp vệ sinh và an toàn.
Canh rau ngót nấu với lạc (Nguồn: hoccachlam.com)
7. Canh rau ngót nấu tôm khô
Là một món khá phổ biến và đơn giản chỉ cần 1 nửa chén tôm khô, 1 bó rau ngót cùng những gia vị cơ bản là có thể nấu một nồi canh cho gia đình ăn rồi. Sau khi phi hành thơm rồi cho tôm khô xào chín, nêm nếm gia vị, cho nước lọc vào đun sôi. Cho rau ngót vào đun, nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn.
Canh rau ngót tôm khô (Nguồn:youtube.com)
8. Cách nấu canh rau ngót cá rô phi
Để có thể nấu món ăn này cho 4 người ăn cần phải chuẩn bị 1 bó rau ngót, một con cá rô 500gr, 1 củ gừng, 1 củ hành khô cùng các gia vị khác như muối, hạt nêm, tiêu. Sơ chế nguyên liệu bao gồm tuốt lấy lá rau ngót, cắt nhỏ lá. Đối với cá rô phi thì làm sạch và dùng phần đầu để nấu canh. Gừng rửa sạch còn hành củ thì lột vỏ và thái lát. Bước tiếp theo là luộc sơ qua cá, thêm một vài lát gừng vào để khử mùi tanh của cá. Sau khi cá chín thì tắt bếp, lấy cá ra chờ nguội để lọc lấy phần thịt cá. Bắc nồi lên bếp phi hành mỡ cho thơm rồi mang thịt cá đi xào qua cho thăn. Thêm vào một nửa thìa tiêu nhỏ, một thìa muối để thịt cá ngấm gia vị. Đổ nước luộc cá vào nấu sôi rồi cho rau ngót nếu cùng, nêm nếm lại để vừa ăn, đợi rau chín rồi tắt bếp và thưởng thức. Để canh cá rô phi thơm ngon cần tìm loại cá tươi, ngon, ngọt, bổ dưỡng là điều quan trọng nhất.
Canh rau ngót nấu cá rô phi (Nguồn: melvit.com)
9. Cách nấu canh rau ngót khoai sọ
Chỉ cần chuẩn bị 200gr khoai sọ, 1 bó rau ngót, 1 trái mướp nhỏ cùng những gia vị cơ bản là các bà nội trợ có thể nấu một món canh rau ngót khoai sọ ngon, mát cho cả gia đình thưởng thức trong những ngày trời nắng nóng. Sau khi khoai sọ mang đi rửa sạch, luộc chín rồi lột vỏ, cắt thành những miếng vừa ăn. Đun một nồi nước sôi, cho mắm chay, muối và gia vị vừa miệng rồi cho khoai sọ và đun. Khi nước sôi thì cho rau ngót và mướp vào để nấu cùng, đun 5 phút thì tắt bếp là có thể dùng món ăn. Có thể dùng nguyên liệu các loại củ tươi, vị ngọt mát để nấu cho món canh thêm ngon và giàu dinh dưỡng cũng như hợp khẩu vị của các thành viên trong gia đình.
Canh rau ngót nấu khoai sọ (Nguồn: marquis.vn)
10. Cách nấu món canh rau ngót cua đồng
Canh cua rau ngót là một trong những món ăn bổ dưỡng và quen thuộc trong bữa ăn của các gia đình người Việt. Để chế biến món ăn này cần mua chuẩn bị cua đồng thịt chắc, tươi rói, giàu canxi (300gr), một bó rau ngót, hành củ cùng các gia vị cơ bản nấu ăn khác. Các bước nấu món này như sau. Cua đồng nên ngâm vào trong nước khoảng 30 phút để của nhả hết đất, cát và bụi bẩn. Thay nước liên tục cho đến khi nước lắng trong. Tiếp theo đó bạn tách phần mai và thân cua riêng, bỏ đi phần yếm đối với cua cái. Rửa sạch cua lại một lần nữa. Đối với rau ngót thì tuốt lấy lá, đem rửa sạch và vò qua để lá được mềm nấu sẽ ngon hơn. Tóm lại, sơ chế cua đồng đúng cách rất quan trọng và quyết định đến sự thành công của món ăn. Cua đồng sau khi làm sạch mang đi xay nhuyễn, bỏ đi phần xác của cua và chắt lấy nước cốt và thịt cua đun sôi và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Đến khi nước sôi thì cho rau ngót vào nồi đun thêm 5 phút nữa cho rau chín thì tắt bếp.
Canh rau ngót cua đồng (Nguồn:tieudung.vn)
11. Cách nấu canh rau ngót với mướp
Chỉ với những nguyên liệu gồm 1 trái mướp hương, 1 bó rau ngót, một lạng tôm tươi và các gia vị nấu ăn cơ bản, các chị em nội trợ hoàn toàn có thể chế biến một món canh rau ngót ngon cho cả gia đình. Các thực hiện cũng rất đơn giản, rau ngót sau khi tuốt lấy lá, rửa sạch rồi vò sơ qua cho lá rau được mềm. Đối với mướp hương thì gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc. Tôm làm sạch, ướp gia và hành tím rồi xào sơ cho săn. Cho nước vào, đợi nước sôi thì cho tất cả vào, nêm nếm gia vị và đợi đến chín rau thì tắt bếp.
12. Canh rau ngót nấu ngao
Món canh rau ngót với ngao cực kì đơn giản và các bà nội trợ có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Để nấu món này cần chuẩn bị 1 bó rau ngót tươi ngon, 300gr ngao sống, hành lá và các gia vị khác. Để nấu món ăn này, đầu tiên ngao phải được luộc chín để tách vỏ. Sau đó lấy hết phần thịt ngao ra, ướp gia vị và xào sơ. Đối với rau ngót cần được lặt sạch, rửa và vò qua với nước. Đun nước sôi cùng với ngao, nêm nếm gia vị nồi nước. Khi nước vừa sôi thì cho rau vào, đảo đều để rau chín rồi tắt bếp. Để tiện lợi, bạn có thể tìm mua ngao tươi, ngọt thịt tại VinMart đảm bảo vệ sinh, an toàn và chế biến kỹ lưỡng.
Tại Sao Người Công Giáo Ăn Chay Kiêng Thịt Mà Không Kiêng Cá?
Luật Giáo hội buộc tín hữu phải ăn chay kiêng thịt. Nhưng mà tại sao phải kiêng thịt? Tại sao phải kiêng thịt mà không kiêng cá, kiêng trứng hay kiêng trái cây? Ăn thịt có gì xấu không?
Trước hết, nên lưu ý tới việc sử dụng từ ngữ. Tiếng “ăn chay kiêng thịt” gợi lên cho chúng ta hai điều: một điều cấm (kiêng) và một điều khuyến khích. Điều cấm là kiêng thịt; điều khuyến khích là ăn chay. Chắc chị đã biết rằng ở Việt Nam có vài tôn giáo đã hiểu như vậy: ăn chay có nghĩa là ăn đồ chay, những đồ lạt, không mặn. Còn đối với Kitô giáo, ăn chay có nghĩa là kiêng ăn. Như thế, ngoài chuyện kiêng thịt lại còn thêm chuyện kiêng ăn nữa. Vì vậy nếu muốn diễn tả cho đúng tư tưởng thì thay vì nói “ăn chay kiêng thịt”, chúng ta phải nói “kiêng ăn kiêng thịt” hoặc là “chay ăn chay thịt”! Nếu đặt lại vấn đề như vậy thì câu hỏi “tại sao phải kiêng thịt” đã được giải quyết một phần rồi, nghĩa là chúng ta kiêng thịt không phải tại vì thịt nó xấu xa, cũng như chúng ta kiêng ăn không phải tại vì sự ăn uống xấu xa: sự ăn uống cần thiết cho sự sống; nếu ai tuyệt thực hoàn toàn thì sẽ sớm qua bên kia thế giới.
Chúng ta kiêng thịt không phải vì nó xấu; thế thì tại sao lại chỉ kiêng thịt mà không kiêng luôn cả cá nữa?
Vấn đề kiêng thịt không phải là cái gì riêng của Kitô giáo. Nó đã có một truyền thống lâu đời ở các tôn giáo trên thế giới, tuy với những lý do và động lực khác nhau. Chẳng hạn như các tín đồ Phật giáo kiêng thịt bởi vì họ tin vào thuyết luân hồi: khi giết các súc vật, biết đâu ta đã giết chính ông bà của mình bị phạt đầu thai làm kiếp súc vật. Dĩ nhiên, Kitô giáo đã đặt ra kỷ luật kiêng thịt không phải tại vì tin theo thuyết luân hồi nhưng dựa theo một động lực khác. Trong Cựu ước, ta đã thấy có những luật về kiêng thịt với những chi tiết khá phức tạp, thí dụ trong chương 11 của sách Lê vi, phân biệt những thú vật ô uế với vật tinh tuyền.
Thực vậy, thánh Phaolô chấp nhận hoàn toàn giáo lý của đức Kitô, theo đó chẳng có lương thực nào là ô uế hết. Nhưng có một vấn đề được đặt ra là có được ăn đồ cúng hay không? Trong thư gửi Rôma 14,14-16 thánh Phaolô đã phân biệt như thế này: tự nó, đồ cúng hay đồ không cúng chẳng có gì khác nhau, cho nên các tín hữu không phải kiêng cữ. Tuy nhiên, nếu có người non nớt bị vấp phạm vì việc người tín hữu ăn đồ cúng, thì mình phải tránh. Nói khác đi, mình kiêng ăn đồ cúng không phải tại vì nó là đồ ô uế nhưng mà mình phải tránh gây gương xấu cho người anh em mình; đây là một bổn phận thuộc giới răn bác ái yêu thương.
Như vậy, thánh Phaolô khuyến khích chúng ta cứ tha hồ ăn uống, phải không?
Thánh Phaolô không bao giờ xúi các tín hữu ăn uống say sưa; trái lại, ngài đã hơn một lần khiển trách những người lấy cái bụng làm chúa. Thánh Phaolô chỉ muốn huấn luyện lương tâm của các tín hữu, hãy tìm hiểu cái lý do của các luật lệ, chứ không phải chỉ giữ luật lệ cách máy móc. Tất cả các lương thực đều tốt bởi vì do Chúa dựng nên cho con người. Chúng ta hãy hưởng dụng để ngợi khen Ngài. Việc ăn uống có thể trở thành cơ hội để chúc tụng tạ ơn Chúa như chúng ta đọc thấy ở thư gửi Rôma 14,6. Tuy nhiên, cần có chừng mực. Hơn thế nữa, thánh Phaolô khuyến khích các tín hữu hãy tiến thêm một bước nữa, biết hy sinh cả những cái gì được phép làm: việc kiêng cữ những điều tốt nằm trong chương trình thao luyện tinh thần giống như các lực sĩ tập luyện ở thao trường (1Cr 9,27), nhất là để hoạ theo gương của đức Kitô chịu thụ nạn trên thập giá vì yêu thương chúng ta.
Nếu có luật lệ thì cũng chỉ giới hạn cho từng địa phương chứ không bao trùm toàn thể Giáo hội. Việc kiêng khem tuyệt đối thường được dành cho ngày thứ 6 tuần thánh, rồi dần dần kéo dài ra các ngày thứ 6 hằng tuần. Nhưng mà dần dần kỷ luật kiêng khem tuyệt đối (chay ăn) được gia giảm bởi vì nhiều tín hữu phải làm việc lao động nặng nhọc, cần ăn uống để lấy sức. Mức độ châm chế được thay đổi tùy vùng tùy nơi. Bên Trung đông, người ta kiêng cả sữa, bơ, trứng; nhưng mà bên Tây phương, người ta chỉ đòi kiêng thịt. Từ thời Trung cổ, sự khổ chế tự nguyện biến thành khổ chế bắt buộc, nghĩa là trở thành luật buộc. Ngoài ra việc chay tịnh cũng là một hình phạt đền tội dành cho những hối nhân. Việc soạn thảo một bản văn pháp lý đòi hỏi phải xác định tỉ mỉ các chi tiết của nghĩa vụ.
Hậu quả là người ta trở lại với não trạng của các luật sĩ vào thời Chúa Giêsu, với đủ thứ vấn nạn được nêu lên: luật kiêng thịt buộc phải kiêng những thứ gì? Có phải kiêng mỡ heo, kiêng sữa bò, tiết canh hay không? Các giống động vật nào phải kiêng: máu nóng hay máu lạnh? thú vật trên bộ hay là dưới nước? Ngan, ngỗng, vịt, lươn, rùa, sò ốc nhái có phải kiêng không? Các chuyên gia về luân lý tha hồ mà nghiên cứu tranh luận về các loại thịt. Tiếc rằng người ta đã mất đi cái động lực của nó là tinh thần khổ chế lúc đầu. Vì thế có cảnh ngược đời là có người mong tới ngày thứ 6 để có dịp đi ăn ở nhà hàng thủy sản thập cẩm. Đối lại là cái cảnh chảy nước mắt của bao dân nghèo phải chi tiền nhiều hơn vào ngày thứ 6, khi mà cá mắc hơn thịt.
Dưới khía cạnh này, lãnh vực kiêng khem rất là rộng: từ kiêng ăn uống cho tới kiêng thuốc lá, tivi, các thứ tiêu khiển giải trí, các thứ tiêu pha hoang phí. Bước thứ ba nữa là ngoài tính cách tiêu cực (kiêng lánh) cần thêm tính cách tích cực: nhịn ăn nhịn mặc để lấy tiền giúp đỡ người nghèo, tỏ tình tương trợ với người thiếu ăn thiếu mặc. Đó là cái động lực của việc kiêng khem. Các Hội đồng Giám mục sẽ tùy theo hoàn cảnh của mỗi địa phương mà đề ra những hình thái cụ thể trong việc áp dụng luật ăn chay kiêng thịt chiếu theo đ.1251 và 1253 của bộ giáo luật.
Lm. Phan Tấn Thành, O.P.
Cá Bống Kèo Kho Tiêu, Kho Tộ
Cá bống là loại cá nhỏ, mình tròn, dài, có vảy nhỏ, thân nhớt và không có ngạnh. Có nhiều loại cá bống mà tên gọi quen thuộc đối với người miền Nam. Đó là cá bống mú, bống cát, bống dừa, bống sao, bống đá, bống thòi lòi… Duy chỉ có cá bống kèo thì được nhiều người biết nhất vì có rất nhiều ở Lục Tỉnh, thịt nó rất ngon và lại làm được nhiều món ăn nữa. Con cá bống kèo thân tròn đều từ đầu tới đuôi, dài hơn các loại cá bống khác và cũng nhớt hơn nữa. Nói về “cá biển chim trời” thì người mình có mấy câu tục ngữ như “cá đối bằng đầu” và “cá mè một lứa” để ám chỉ một nhóm người nào đó đồng đằng. Riêng câu nói “hạng cá kèo” lại bao hàm ý nghĩa coi thường người bình dân! Tại sao gọi tên là cá bống kèo thì không ai biết. Từ kèo đi kèm sau từ cá bống không nói lên được cái tên con cá bống kèo.
Thôi thì thử đi tìm lai lịch, nguồn gốc cá bống kèo có lẽ thú vị hơn. Ông bà mình xưa nói cá bống kèo “do đất sanh ra” vì vào đầu mùa mưa, ở vùng sông miền duyên hải giáp biển Bạc Liêu-Cà Mau, Gò Công, Bến Tre-Nhà Bè… không biết cá bống kèo con ở đâu mà xuất hiện “thôi nhiều vô kể”. Thật ra vào mùa mưa, ấu trùng (trứng cá bống kèo) từ biển Đông theo bọt nước vào các cửa sông, tràn vào đồng ruộng, chúng tấp vào bờ sông, cây cỏ rồi nở cá con.
Hồi đó nhà nghèo mới ăn khô cá kèo, nay thì đổi đời rồi, có tiền mới ăn được con khô bống kèo! Nói về đánh bắt cá bống kèo thì có nhiều người không biết lắm. Bắt cá bống kèo ngày xưa là thú vui của tuổi học trò nhà quê. Vào mùa khô, lúc trời mới bắt đầu đổ vài cơn mưa đầu mùa thì con cá bống kèo ở trong hang bắt đầu ra, người ở quê gọi là “cá bống kèo cựu”, tức là cá từ năm trước còn lại rất bự, và dài. Con cá bống kèo cựu không nhiều, xuất hiện ở những trũng nước đầm lầy, ao vịt, đầm trâu, lỗ chân trâu. Ban đêm đốt đuốc đi nôm cá bống kèo, gọi là đi soi cá bống. Thanh niên, trai gái rủ rê nhau đi soi cho đông, cho vui và đỡ sợ ma nữa. Hồi đó soi cá bằng đèn dầu lửa, tim lớn bằng ngón tay, đặt trong cái thùng thiết tra thêm cái cán, phần trước thùng hở miệng để chiếu sáng nên gọi là đi soi là vậy. Tay cầm đèn, tay cầm nôm, loại nhỏ bằng cỡ cái trống cơm, chụp con cá mà phần đuôi nó còn nằm bên ngoài nôm.
Có một cách bắt cá bống kèo khác nữa gọi là vòng cá bống kèo. Có nhiều đầm trâu cá bống kèo “nổi đặc như trái mù u”, thấy bóng người chúng chạy lặn xuống nước nghe rào rào như gió thổi. Thuở đó làm gì có sợi chỉ nylon, nên phải sáng kiến, lấy lông đuôi ngựa thắt vòng, cột vào đầu cần câu mà vòng đầu cá bống kèo. Vòng như vậy độ nửa buổi là đủ bữa ăn cho cả gia đình rồi.
Bạc Liêu là xứ quê mùaDưới sông cá bống (thay vì cá chốt) trên bờ Triều Châu
Hồi đầu thế kỷ XX, Tây họ đào nhiều con kinh nhỏ đi vào ruộng muối Bạc Liêu, vừa dẫn nước biển vào ruộng muối vừa để đưa muối ra tỉnh. Các con kinh mang tên số 1, 2, 3… đem lại cho người dân ở đây nguồn lợi cá bống kèo vô kể. Ông Trần Trinh Trạch, thân sanh của công tử Bạc Liêu, lúc ấy có hàng ngàn mẫu điền. Sông rạch ở đây là thuộc về ông, tá điền phải mướn rạch, mướn sông để đánh bắt cá bống kèo.
Cá bống kèo cũng có ở vùng cửa sông Sài Gòn, cửa Soài Rạp, Gò Công, Bến Tre tuy không nhiều bằng Bạc Liêu miệt dưới, nhưng thịt ngọt và mềm hơn vì nước ở đây không quá mặn.
Dầu làm món gì, cá bống kèo trước hết phải là tươi sống, loại mập dài cỡ hai tấc Tây. Cho cá vào rổ rồi rắc tro lên, nhớ phải đậy rổ lại kẻo cá bống kèo nhảy ra ngoài. Tro mặn làm cho cá cay mắt, cựa quậy một chập thì nằm yên, tro cũng làm cho cá hết nhớt. Sau khi chà đều cá bống trong rổ, đem rửa cho sạch, cạo vi, cắt kỳ rồi xiết bỏ đầu. Xiết đầu cá cho khéo, như các bà già xưa xiết cau tươi, sao cho cá không lòi ruột gan và nhất là không làm bể mật cá. Mật cá bống kéo đắng nhẫn nhẫn, chính vị đắng của mật làm nên hương vị độc đáo của cá bống kèo mà không có gì thay thế được. Sắp cá vào xoong đất loại có quay, ướp gia vị, nước mắm và phụ gia nước màu để khi con cá khi chín lên có màu đậm làm hấp dẫn người ăn. Để lửa nhỏ, khi nghe bốc mùi thơm thơm thì bạn phải nhấc xoong lên xốc xốc vài lần sao cho cá thấm đều. Đậy vung lại để lửa riu riu cho gia vị thấm vào cá, canh đến khi nước sắp cạn thì vớ nắp vung ra cho thêm ít mỡ, tép mỡ và cuối cùng là tiêu xay. Thế là ta có xoong cá bống kèo kho tiêu thơm ngát, với những con cá nứt da, bóng sậm. Con cá bống kèo kho đúng cách sẽ cho thịt tuy khô nhưng không cứng, bên ngoài mặn mà bên trong lạt, vị cay cay, mặn mà hơi ngọt nhờ nước màu. Ăn phần đầu có vị đắng của mật, vị béo của ruột gan cá cùng tép mỡ thì ngon vô cùng.
Cá bống kèo kho tiêu ăn cơm trắng chấm rau đắng luộc thì ngon nhất xứ. Rau đắng phải là loại “rau đắng mọc sau hè” mới mềm, đắng mà không gắt, cái hậu ngọt. Chớ nhằm rau đắng biển, cọng to, lá bự có nhiều xơ, vị quá đắng, không ngon. Tháng 10, tháng 11, mùa cá bống kèo, trời se lạnh, cả nhà ngồi quanh nồi cơm nóng gạo thơm đầu mùa với cá bống kèo kho tiêu chấm rau đắng thì hạnh phúc biết bao nhiêu!
Cá bống kèo kho tộ là bước phát triển của cá kho tiêu. Tộ để kho cá là loại tộ đá, có tráng lớp men thô, loại gốm Thủ Dầu Một. Ở quê không ai dùng tộ nguyên, tộ tốt mà kho cá bao giờ, thường là tộ mẻ miệng hoặc bị nứt. Cá kho bằng tộ, khi nóng lên, hơi chỉ bốc tỏa ra miệng, chớ không tỏa theo đáy tô như ta kho cá bằng xoong đất, nên gia vị thấm vào cá nhiều hơn, nhanh hơn làm cho cá kho tộ mặn hơn ta kho bằng xoong đất. Tộ cá kho không bắt lên bếp, lên bếp ông lò, mà để sát trên mặt lớp than nóng, làm cho tộ cá mau khô, hơi khét cháy phần đáy tộ, khét cả phần dưới con cá kèo, thì mới đúng là cá kèo kho tộ. Cá kho tộ vì thế “khô khô”, “khét khét” không còn nước, trong khi cá kho tiêu bằng xoong đất lúc nào cũng cho ta ít nước để chấm rau. Ngày nay người ta chế cái xoong đất có tay cầm, không tráng men để dùng kho kiểu cá kho tộ. Nhiều tiệm ăn, kho sẵn cá kho mặn, lấy ra vài con cho vào tộ, đất áp lửa cho khô khét gọi là cá kho tộ để lừa khách hàng!
Nam Sơn Trần Văn ChiViết tặng người Bạc Liêu Little Saigon, ngày 18 tháng 11, 2005Đăng lại từ bài viết “Về Bạc Liêu thưởng thức cá bống kèo kho tiêu, kho tộ” đăng trên chúng tôi (Trang web của nhóm cựu học sinh trường trung học Tống Phước Hiệp – Vĩnh Long).
Cá bống kèo kho tiêu kho tộ là món ngon của người Lục Tỉnh, xuất phát từ lối ăn dân dã miệt quê miệt vườn nay trở thành món ăn có hơi hám truyền thống. Nhiều khách sạn đã giới thiệu cá bống kèo kho tiêu kho tộ cho khách ngoại quốc như là món quốc hồn quốc túy, thậm chí nhiều người còn rủ rê con cá bống kèo ra tận đất Bắc để chiêu dụ khách hàng. Nên nay dân Hà Nội không còn la hoảng “Ôi chu choa, con rắn kinh quá” khi được mấy người bạn Nam Kỳ đãi món cá kèo kho mắm. Nay nếu có dịp về thăm lại Bạc Liêu, quê hương con cá bống kèo, bạn sẽ bị hụt hẫng vì còn đâu nữa cái cảnh “cá bống kèo nổi như trái mù u”. Cây lúa, con tôm đã giết chết con cá bống kèo rồi!
“Về cây lúa, vì con tôm và tất cả cho xuất khẩu” chưa hẳn là hay mà là ấu trĩ và thiển cận biểu thị cái gì dốt nát thật tội nghiệp và đáng thương. Đất nước có nhiều địa phương, nhiều vùng sinh thái, tạo nên cái bản sắc riêng của Việt Nam. Mất con cá bống kèo tuy chưa làm mất bộ mặt làm ra Bạc Liêu, nhưng ít nữa cũng làm cho nó bị nhạt nhòa không ít.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bếp Chay Thanh Nhẹ: Cá Chay Kho Tộ trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!