Xu Hướng 3/2023 # Bệnh Thường Gặp Và Cách Chữa Trị # Top 3 View | Psc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bệnh Thường Gặp Và Cách Chữa Trị # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Bệnh Thường Gặp Và Cách Chữa Trị được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

BỆNH ĐỐM TRẮNG – Nguyên nhân và triệu chứng: Bệnh do ký sinh trùng Ichthyophithirius multifilis (ICH) gây ra. Triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh này là những đốm trắng trong suốt sẽ xuất hiện khắp mình cá. Vây cá kết dính lại, cá trở nên lờ đờ, chậm chạp hơn bình thường, bỏ ăn, thở gấp. Để lâu sẽ bị chết. – Cách chữa: Việc cần làm đầu tiên là tăng nhiệt độ hồ cá lên 28 – 30°C liên tục cho đến khi các đốm trắng trên thân cá biến mất. Có thể tăng cường lượng muối khoảng 2kg/100l nước hoặc dùng các loại kháng sinh như Metronidazole với liều lượng 500mg/100l nước, Oxytetracyline liều 1g/100l nước hoặc dùng Malachite Green liều 0,1mg/hồ.

BỆNH LỖ ĐẦU – Nguyên nhân và triệu chứng: Bệnh lỗ trên đầu do ký sinh trùng nguyên sinh Hexamita gây ra. Nếu cá mắc phải bệnh này ta quan sát trên đầu cá sẽ thấy xuất hiện những lỗ nhỏ màu trắng, những nốt sưng tấy hay mụn nhọt, dần dần những lỗ nhỏ này sẽ lớn hơn, đôi khi còn có mủ. Cá trở nên sụt ký, lờ đờ, chán ăn, đi phân màu trắng kéo dài thành từng sợi. – Cách chữa: Cho thuốc Dimetrydazole (5mg/1l nước hồ) hay Metronidazole (7mg/ 1l nước hồ) vào trong hồ cá. Lặp đi lặp lại trong vòng 3 ngày cùng với việc thay 20 – 30% nước hồ. Đôi khi cá cần được tiêm thuốc Metronidazole, nhưng việc tiêm gần những vùng bị bệnh chỉ nên được tiến hành bởi bác sĩ thú y có chuyên môn.

BỆNH PHÙ NỀ – Nguyên nhân và triệu chứng: Bệnh này xảy ra ở cá do nước hồ quá dơ làm cá bị nhiễm khuẩn, hoặc cũng có thể do cá bị stress khiến cho cá bị phù nề toàn thân và bỏ ăn. – Cách chữa: Với bệnh này, tuyệt đối không được bỏ muối vào hồ mà hãy mua thuốc trị bệnh phù nề ở cá tiệm cá cảnh.

CÁ BỊ NGỘ ĐỘC THỨC ĂN – Nguyên nhân và triệu chứng: Có thể cá đã ăn phải thức ăn hết hạn đóng hộp hết hạn sử dụng hoặc thức ăn tươi sống nhiễm độc. Triệu chứng biểu hiện rõ rệt là cá lờ đờ, bài tiết phân dạng sợi màu trắng, bụng sình to… – Cách chữa: Rút 2/3 nước hồ, sau đó dùng Metronidazole cho vào hồ cá, cá sẽ ói hết thức ăn ra và như vậy đảm bảo chắc chắn cá đã được “rửa ruột”.

BỆNH NẤM – Nguyên nhân và triệu chứng: Bệnh này do vi khuẩn Saproglenia gây nên. Tình trạng nước dơ là môi trường sống của những vi khuẩn này. Những thay đổi đột ngột về môi trường nước, nhiệt độ, pH cũng có thể làm cho bệnh này xuất hiện ở cá. Nếu cá mắc bệnh này, ta sẽ thấy những sợ bông màu trắng xuất hiện ở miệng, trên mình, ở vây và đuôi cá. Cá nhanh chóng sụt ký. – Chữa bệnh: Hãy cho muối và thuốc trị nấm Jungle Labs Fungus Eliminator vào hồ cá. Trong thời gian này, cần giữ cho cá được yên tĩnh, tránh bị stress.

BỆNH VIÊM RUỘT – Nguyên nhân và triệu chứng: Bệnh sình bụng nếu không được điều trị dứt cũng sẽ gây ra viêm ruột. Ngoài ra cũng có thể do cá ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, vi nấm hoặc ký sinh trùng đường ruột. Triệu chứng thường gặp là bụng và hậu môn cá sưng to, cá bỏ ăn, bài tiết ra phân trắng dạng sợi. – Cách chữa: Đầu tiên bạn cần ngưng cho cá ăn, tiếp theo là nâng nhiệt độ nước lên 28 – 30°C, đồng thời cung cấp nước mới nhanh chóng (ngày đầu tiên thay 50% nước hồ, những ngày sau đó mỗi ngày rút ra và thay mới 10% nước hồ), sau đó dùng kháng sinh như Furazolidone, Chloramphenicol, Cotrim Forte… để điều trị theo hướng dẫn ghi trên hộp thuốc.

BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT – Nguyên nhân và triệu chứng: Rất có thể cá đã nhiễm giun tóc do ăn phải trứng giun qua ăn mồi sống. Triệu chứng là cá bơi lờ đờ, biếng ăn, màu sắc sẫm lại, đôi khi bài tiết ra phân dạng sợi trắng nhỏ. – Cách chữa: Có thể dùng Flubendazole với liều lượng 10mg/100l nước trong vòng 3 ngày.

BỆNH LỞ LOÉT TOÀN THÂN – Nguyên nhân và triệu chứng: Do ký sinh trùng đơn bào Hexamita gây nên. Khi cá ăn quá nhiều nhưng không tiêu hóa hết làm hồ nhiễm bẩn. Triệu chứng dễ nhận thấy là đầu và thân cá xuất hiện mụn nhỏ, giữa các kẽ vây có đốm đỏ. Từ đây, lở loét sẽ lan dần ra khắp mình cá. – Cách chữa: Cho vào hồ cá dung dịch hòa tan bao gồm Furacilin liều 0,3cc với 0,1cc thuốc tím liên tục trong vài ngày đến khi hết bệnh. Hoặc cũng có thể dùng Metronidazole liều 750mg/100l nước. Sau 3 ngày tiếp tục dùng liều này. Khi điều trị cần thay 20% lượng nước trong hồ mỗi ngày.

BỆNH VIÊM DA – Nguyên nhân và triệu chứng: Là do nước hồ cá ô nhiễm nặng từ thức ăn dư thừa để quá lâu. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm… sinh sôi, nảy nở và gây bệnh cho cá. Khi quan sát kỹ, ta thấy da cá có những vết thương sưng đỏ và ngày càng lan rộng. Cá thường hay cọ thân mình vào thành và đáy hồ. – Cách chữa: Cần nhanh chóng cọ rửa và thay 1/3 lượng nước liên tục trong mấy ngày liền. Dùng kháng sinh Tetracyline liều 300mg/ 100l nước.

BỆNH NHÁT – Nguyên nhân và triệu chứng: Cá bị stress nặng do bị quấy rầy hoặc quá ồn ào khiến cá hoảng loạn. Cá thấy người thường nhút nhát, ép vào thành hồ như bị mất phương hướng. Đôi lúc quẫy mạnh khiến vảy bị bong tróc, rách, gù co lại, màu sắc trở nên nhợt nhạt, thở gấp. Lâu lâu giật mình, bơi vòng vòng như lên cơn. – Cách chữa: Không nên để hồ cá ở nơi quá ồn ào hoặc nơi có ánh mặt trời sáng chói chiếu thẳng vào, ổn định nhiệt độ nước ở 30°C, không cho cá ăn 2 ngày. Sau đó mới cho ăn vài con cá nhỏ hoặc tôm tươi lột vỏ. Hạn chế cho cá nhìn thấy người lạ, tránh làm cá hoảng sợ.

BỆNH NẤM DA – Nguyên nhân và triệu chứng: Bệnh nấm da hay còn gọi là nấm thủy mi, xuất hiện như từng đám bông gòn trên mình cá, có khi trông như một lớp màng mỏng dạng bột màu trắng. Cá thường bị nấm xâm nhập vào da qua các vết thương trên mình. – Cách chữa: Tăng nhiệt độ nước hồ lên 30°C, dùng muối liều 2 – 3% (khoảng 200 – 300g/ 10l nước), tắm cá trong vòng 10 phút.

NGOẠI THƯƠNG – Nguyên nhân và triệu chứng: Những vết thương bên ngoài này xuất hiện có thể là do cá cắn nhau, va chạm vào thành hồ hoặc các thiết bị cứng, có góc cạnh trong hồ… làm cho cá bị trầy xước, sưng miệng. Những vết thương ngoài da này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ là cơ hội cho các loài vi khuẩn, virus thâm nhập gây bệnh cho cá. – Cách chữa: Khi phát hiện cá bị bong tróc vảy, vây nên cho một lượng thuốc kháng khuẩn và muối hột vào hồ để phòng ngừa ký sinh trùng. Nếu vết thương lớn, vớt cá ra và để trên lòng bàn tay, dùng thuốc sát trùng thoa lên vết thương. Nếu vết thương đã bị nhiễm trùng cần phải sử dụng Furazolidone liều lượg 0.5 – 1.0mg/l nước hoặc Chloro Tetracyline liều lượng 10 – 20mg/l nước.

BỆNH HÕM LỖ – Nguyên nhân và triệu chứng: Đây là căn bệnh thường gặp ở cá La hán. Khi cá mắc bệnh, đầu bị hõm xuống, cá biếng ăn, bụng hóp vào, bài tiết phân trắng hoặc có màu trong suốt. Nếu không chữa trị kịp thời cá sẽ bị chết. – Cách chữa: Cần tăng cường Osspulvit hoặc Calcipot D3 nhằm bổ sung lân, vitamin A, D3, khoáng chất và sinh tố cho cá. Thuốc điều trị thường là Dimetridazole liều 5mg/1l nước, Flagil liều 5mg/1l nước. Ngoài ra bạn có thể đến cửa hàng cá cảnh để chọn mua đúng thuốc nhằm trị bệnh hiệu quả cho cá.

BỆNH MANG CÁ – Cách chữa: Dùng thuốc Fumarine (150 – 250 ppm) 1 tiếng sau khi thay nước, hoặc Furaltadone liều 10 – 25mg/1l nước, Tetracyline liều 10 – 20mg/1l nước. Khi sử dụng thuốc trị bệnh cần sử dụng than hoạt tính hoặc thay nước thường xuyên.

BỆNH TRÓC VÂY VÀ ĐUÔI – Nguyên nhân và triệu chứng: Vi khuẩn Pseudomonas là nguyên nhân gây ra hiện tượng tróc vây và đuôi ở cá La hán. Cá mắc bệnh sẽ có triệu chứng ban đầu như vây và đuôi bị rách, bên rìa có màu trắng, dần dần vây, đuôi biến mất. Màu sắc cá trở nên xám đục, vây co cụm lại. – Cách chữa: Nên dùng thuốc Tetracycline bỏ vào hồ, đồng thời cách ly cá bệnh ra chỗ yên tĩnh.

BỆNH MÀNG NHUNG – Nguyên nhân và triệu chứng: Bệnh này do một loại nấm sống trong hồ cá gây ra, nấm này sống và phát triển mạnh nếu nước hồ bị dơ. Cá mắc bệnh này có triệu chứng mệt mỏi, uể oải, ngừng bơi. – Cách chữa: Bạn nên thả thuốc Copper Sulfate vào nước hồ theo tỉ lệ 1g Copper Sulfate và 0,25g axit xitric với 1l nước cất. Liều dùng: Pha 12,5 ml dung dịch thuốc với 10l nước hồ để dùng trong 10 ngày. Vào ngày thứ 3, 5 và 7, dùng phân nửa liều thuốc này.

BỆNH SÁN MANG CÁ – Nguyên nhân và triệu chứng: Sự tai hại của bệnh này là khi sán tấn công vào mang cá, nó sẽ gây ra những vết thương trên mang, dẫn đến sự xâm nhập của các loại vi khuẩn và nấm gây bệnh có sẵn trong nước. Sán bám vào mang làm cá tiết ra nhiều chất nhầy, các cung mang dính lại với nhau, cản trở nước đi qua mang làm cá ngạt thở. Giai đoạn cuối của bệnh là cá ngoi lên, ngáp nước trên mặt. – Cách chữa: Sử dụng hóa chất Metrifonate (Masoten, Dylox, Trichlorofon) để pha vào nước hồ liều 50mg/100l nước, ngâm liên tục như vậy không thay nước trong vòng 3 ngày, sau đó thay 50% nước và lọc liên tục qua than hoạt tính. Chỉ cần làm như vậy là đã tiêu diệt được hết sán lẫn ấu trùng và trứng của nó.

BỆNH SÌNH BỤNG – Nguyên nhân và triệu chứng: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh này, có thể là do cá ăn một lúc quá nhiều thức ăn kiến bộ máy tiêu hóa làm việc quá tải. Cũng không loại trừ trường hợp cá ăn phải thức ăn khó tiêu hóa hoặc bị nhiễm khuẩn. Tóm lại là chế độ dinh dưỡng cho cá kém. Triệu chứng thường gặp nhất là cá bơi lờ đờ, bụng sưng to, bài tiết ra phân trắng… nếu bệnh để lâu sẽ thành viêm đường ruột. – Cách chữa: Trước hết phải coi lại chế độ ăn của cá đã phù hợp hay chưa, nếu chưa thì dù bạn có chữa lành bệnh cũng sẽ nhanh chóng tái phát. Cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn, vệ sinh nước. Đồng thời dùng Metronidazole và Cotrim Forte cộng thêm việc tăng nhiệt độ nước lên khoảng 30°C trong thời gian điều trị bệnh.

BỆNH VIÊM ĐƯỜNG RUỘT – Nguyên nhân và triệu chứng: Có thể trong quá trình ăn mồi sống cá đã bị nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng. Sau đó những vi khuẩn và ký sinh trùng này bám trong đường ruột cá chờ cơ hội gây bệnh. Triệu chứng thường thấy là sau khi cá bài tiết phân, hậu môn còn dính lại những vật như sợi chỉ màu trắng. Bụng cá sình to, cá chán ăn, hậu môn sưng tấy, có thể chảy máu. – Cách chữa: Trước tiên phải ngưng cho cá ăn mồi sống, thay vào đó là thức ăn đóng hộp có hàm lượng vitamin cao. Đồng thời nâng nhiệt độ nước lên từ 28 – 30°C, dùng dung dịch Furazolidone ngâm cá trong 20 phút cho đến khi cá có chuyển biến tốt. Nếu bệnh cá nặng cần tiêm 25mg Gentamicin Sulphategentamycin vào dưới da.

BỆNH SƯNG MIỆNG – Nguyên nhân và triệu chứng: Nước hồ quá dơ là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này. Triệu chứng: Môi trên của cá có các hạt nhỏ, đôi khi nằm trong vòm miệng nên người nuôi không để ý. Bệnh phát rất nhanh, chỉ trong vòng nửa ngày miệng cá đã sưng lên, nếu nghiêm trọng, miệng cá có thể rớt ra, nếu kéo dài trên 3 ngày cá sẽ chết. – Cách chữa: Ngâm cá bị bệnh với 1ppm thuốc Getamicin Sulphategentamycin hoặc Chloramphenicol trong vòng 10 phút. 3 ngày sau nếu miệng cá vẫn lở loét phải điều trị từ 7 – 10 ngày nữa. Nếu để bệnh nặng, khi trị khỏi miệng cá vẫn có dị tật.

BỆNH RÁCH MANG – Nguyên nhân và triệu chứng: Bệnh do vi khuẩn gây ra khi chất lượng nước không ổn định, thức ăn không vệ sinh. Cá mắc bệnh sẽ thở gấp, nắp mang khép mở không bình thường, các sợi mang sưng lên, cá sẫm màu. – Cách chữa: Hòa Furacillin và Tetracyline tạo ra 10 ppm dung dịch cho cá ngâm mình mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 30 phút đến khi hết bệnh. Bỏ 2% lượng muối so với thể tích nước trong bể để sát khuẩn.

BỆNH LỒI MẮT – Nguyên nhân và triệu chứng: Triệu chứng là mắt cá lồi ra ngoài, nghiêm trọng hơn, mắt cá bị phủ một lớp màng mỏng khiến cho cá không thấy đường bơi hoặc tìm thức ăn, suy yếu dần rồi chết vì kiệt sức. Nguyên nhân do vi khuẩn trong nước bị ô nhiễm gây nên. – Cách chữa: Vớt cá ra ngoài, dùng kem Erythromycin Eye Ointment thoa lên vùng mắt bị lồi ngày 3 lần cho đến khi lành hẳn. Cho 2 ppm dung dịch thuốc tím vào hồ cá để sát khuẩn.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Bệnh Thường Gặp Ở Cá La Hán Và Cách Chữa Trị

Cá la hán là loài cá có được qua phương pháp lại tạo của các nghệ nhân cá cảnh chứ trong tự nhiên không hề có loài cá này. Thực chất chúng được lai tạp từ nhiều loài cá khác nhau cùng chung một họ cá rô phi rất đa dạng vốn có hơn 400 loài. Những con cá La Hán đầu tiên xuất hiện tại các bể nuôi ở Malaysia. Cá La hán thường bị một số bệnh sau:

Bệnh do một loại ký sinh trùng đơn bào tên là Hexamita gây nên. Nguyên nhân bệnh là so chất lượng nước kém và cách chăm sóc cá không đúng cách. Ngoài ra cũng có thể do chế độ ăn không hợp lý. Bệnh thường biểu hiệu là có các mụn hay lỗ nhỏ suất hiện trên đầu cá. Các mụn này thường có màu trắng và dịch nhày xung quanh. Khi bị bệnh cá thường bị kèm theo việc đi ngoài ra phân mầu trắng dài từng sợi mảnh

Cách điều trị:

Bệnh này có thể lây lan rất mạnh do vậy cần cách ly sớm khi phát hiện bệnh. Chúng ta cho vào hồ cách ly loại thuốc có tên Dimetridazole (5mg/ lít nuớc) hoặc Metronidazole (7mg/ lít nước). Sau 3 ngày tiếp tục cho thuốc vào hồ với liều lượng như trên. Trong thời gian này chỉ thay khoảng 20-30% nước giữa các lần điều trị. Có thể trong thời gian điều trị cá sẽ bỏ ăn. Bệnh này nếu phát hiện kịp thời thì tỉ lệ trị thành công rất cao.

2. Bệnh viêm da

Bệnh có nguồn gốc từ vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas và Vbrio gây nên. Cũng có khi do một loài ký sinh trùng hoặc nấm. Khi bị bệnh biểu hiện bên ngoài của cá La Hán là thấy những vết loang sưng đỏ và càng ngày càng lớn lên Nguyên nhân bệnh là do nước bị ô nhiễm nặng khiến các loại ký sinh trùng hoặc nấm sinh sôi và bám vào da cá gây ngứa toàn thân. Vì vậy cá thường cọ xát thân mình vào đáy hồ hoặc bất cứ vật nào trong hồ.

Cách chữa trị:

Khi cá có những biểu hiện như trên, trước tiên chúng ta phải tiến hành thay nước thường xuyên. Lưu ý: Không nên để trong hồ bất cứ vật nào có cạnh nhọn, sắc vì sẽ làm cho cá bị xước da nặng hơn khi cọ vào. Cho vào hồ các loại thuốc kháng khuẩn như Acriflavine (3mg/ lít nước), Methylene xanh ( 3mg/ lít nước). Cứ 3 ngày cho thuốc/ 1 lần và thay khoảng 50% nước trước khi bỏ thuốc vào.

3. Bệnh cá mất thăng bằng

Khi bị bệnh này cá bỗng mất thăng bằng và nằm nghiên qua một bên , thân mình cong lại chứng tỏ có sự tổn thương nơi xương sống. Bệnh viêm da lúc này cũng xuất hiện trên mình cá. Khi mổ cá thì bên trong không có dấu hiệu viêm nhiễm. vì vậy, nguyên nhân gây bệnh được cho là tổn thương các cơ hoặc các vùng xung yếu của cơ thể, khuyết tật do di truyền hoặc suy dinh dưỡng.

Cách chữa trị:

Thực chất bệnh này trên thị trường hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị hiệu quả. Tuy nhiên cũng có thể chữa bằng cách thay nước cá mỗi ngày, dùng tay đút thức ăn cho cá và đỡ cá về vị trí cân bằng khi cá nghiên người đi. Với phương pháp này cần mất rất nhiều thời gian mới có thể đạt hiệu quả

4. Bệnh lủng đầu

Được phân thành hai loại là bệnh do dinh dưỡng và do ký sinh trùng, cá cichlids thường bị bệnh này. Khi cá bị mắc bệnh này thì trên thân thể của nó đặc biệt là phần đầu thường xuất hiện những lỗ nhỏ lõm vào, cá không có cảm giác thèm ăn, phần bụng hóp vào, bài tiết ra những vật có màu trắng bợt, nếu không điều trị kịp thời, thì những cái lỗ thủng này sẽ thấm qua lớp biểu bì hoặc bụng, phát sinh các chứng bệnh khác, dẫn đến tình trạng cá chết.

Cá bị bệnh lủng đầu do dinh dưỡng thì thể sắc còn chuyển dần sang màu đen nhợt nhạt ảm đạm, lúc này có thể bổ sung Vitamin A, D3 và chất quặng vào trong thức ăn. Nếu như bị ký sinh trùng thì phải khử trùng. Nếu như cá bị bệnh do ký sinh trùng gây ra, thì ngoài triệu chứng bị lủng đầu thì cả đường ruột và ổ bụng của cá cũng bị lây nhiễm, kèm theo hiện tượng nổi các hạt màu trắng. Xảy ra hiện tượng này cũng có thể là do nguồn nước xấu đi, nhiệt độ nước thay đổi, mật độ nuôi và sinh sản quá dày, dinh dưỡng và hàm lượng Oxy không đủ cung cấp cho cá gây nên. Lúc này phải dùng thuốc để điều trị cho cá.

5. Bệnh đốm trắng

Triệu chứng của bệnh là bên ngoài cơ thể xuất hiện những đốm màu trắng hoặc một đám những nốt màu vàng nhỏ. Khi cá bị nhiễm bệnh đốm trắng chúng sẽ bị ngứa ngáy và không ngừng cọ mình vào xung quanh hồ, vì thế trên thân của chúng xuất hiện những u nang nhỏ màu trắng, bệnh này rất dễ phát sinh khi nhiệt độ và độ PH thay đổi đột ngột.

Phương pháp trị bệnh đốm trắng:

Pha muối vào nước khoảng 3-5g/lít , tăng nhiệt độ nước lên khoảng 30C trở lên, đến khi cá hết bệnh thì ngừng, hoặc sử dụng Methylene xanh 2mg/lít, Malachite green 0,1-0,2mg/lít tiến hành tắm cho cá trong vòng từ 3-5 ngày. Thuốc chữa bệnh đốm trắng rất nhiều như hiệu con rồng, tetra, Azoo đều hữu hiệu và sử dụng tương đối an toàn.

Các Bệnh Thường Gặp Ở Cá Rồng Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Cá Rồng là loại cá đem lại may mắn và có giá trị kinh tế cao. Bởi vậy, người nuôi cá Rồng rất quan tâm đến các loại bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn nhận dạng một số loại bệnh ở cá Rồng và cách chữa trị.

Cá Rồng thường có giá trị rất cao bởi người ta quan niệm nuôi cá Rồng sẽ đem lại may mắn cho gia chủ. Và một trong những điều dân chơi cá Rồng quan tâm nhất đó chính là các loại bệnh thường gặp ở cá.

Cá có dấu hiệu bỏ ăn, bụng to hơn bình thường (ngoại trừ khả năng cá giai đoạn sinh sản), bơi lội khó khăn. Đặc biệt, sau khi cá bài tiết thường dính phân trắng ở hậu môn. Nghiêm trọng hơn, phần hậu môn chảy ra nước nhờn.

Do quá trình cho cá ăn uống. Chúng ta đều biết, không phải tất cả các loại thức ăn đều đảm bảo. Dẫn đến tình trạng cá ăn không tiêu, khó tiêu, viêm ruột. Một số cá Rồng bị viêm ruột mãn tính nên hậu môn bị đỏ và lòi trĩ.

Cách phòng bệnh đơn giản nhất là bạn tránh cho cá ăn quá no.

Trong trường hợp cho cá ăn tôm, bạn nên cắt bỏ phần đầu và râu cá (thường rất sắc nhọn) có thể đâm thủng ruột cá. Còn nếu cho cá ăn dế, gián, châu chấu thì nên cắt bỏ càng và chân tránh cá bị hóc.

Nếu cho cá ăn động vật, cho cá ăn động vật tươi sống, tránh cho cá ăn động vật chết.

Nếu cho cá ăn thức ăn đông lạnh thì cần rã đá rất kỹ.

Khi thay nước bể cá, bạn chỉ nên thay 1/3 lượng nước có trong bể. Bạn cần tăng cường hệ thống sục trong bể, tăng lượng muối và duy trì nhiệt độ nước ở 30 độ C. Bạn cũng có thể thêm một lượng metronidazol, rồi theo dõi tình hình sức khỏe của cá.

Yếu tố di truyền chiếm đến 60% khả năng dẫn đến bệnh xụp mí ở cá Rồng. Cá Rồng đang trưởng thành có khả năng bị xụp mắt rất cao bởi một số nguyên nhân khác như:

Cách cho cá ăn (thả nhiều mồi xuống bể một lúc nên tạo cho cá thói quen ăn chìm. Khi cá đói, cá thường hay nhìn xuống đáy).

Cho cá ăn quá nhiều: Tạo ra lớp mỡ dưới tròng mắt nhiều, đẩy tròng ra ngoài.

Bể đặt ở tầng thấp, xung quanh có nhiều vật di chuyển (đặt lồng chim, chó, mèo…) tạo nên thói quen quan sát thấp.

Bạn phòng bệnh xụp mắt cho cá Rồng bằng cách thả vật trôi nổi trên mặt nước (có thể là bóng bàn nhiều màu).

Lúc cá Rồng còn nhỏ, tạo thói quen cho cá ăn mồi nổi (gián, châu chấu, thạch thùng, dế…) và số lượng hạn chế.

Khi cho cá ăn xong (thường là 5-10 phút sau khi cá ăn), vệ sinh bể cá, vớt những phần thức ăn thừa dưới đáy bể

Nếu cá Rồng có giá trị kinh tế cao như cá Kim hồng vĩ, Hồng long, bạn chỉ nên nuôi một cá/ 1 bể và đáy bể dán kín.

Ở giai đoạn đầu, cá Rồng mắc bệnh xoăn mang thường thở gấp, quá trình mở và đóng mang không linh hoạt.

Giai đoạn sau, lớp viền mang cá mở rộng, làm lộ rõ bộ phận cấu tạo trong mang. Lâu dần lớp vỏ cứng của mang cũng kênh ra. Điều này, làm cho cá Rồng trở nên khó thở, kém ăn, quan trọng hơn là cá mất đi giá trị và vẻ đẹp.

Bạn không chú ý trong quá trình chăm sóc cá, khiến cá bị nhiễm bẩn và ký sinh. Khi môi trường nước bị ô nhiễm, khiến cho lượng nitrat, amoniac tồn tại trong nước tăng cao, đồng thời lượng oxy giảm. Dẫn tới cá hô hấp rất khó khăn.

Một số khác do vi khuẩn ký sinh trong mang khiến cho các cơ cấu mang bị viêm và đẩy vỏ mang phình lên.

Môi trường sống: Cá Rồng ưa thích hoạt động, không gian trong bể cần phải phù hợp với kích thước cá (khi cá trưởng thành bể cá phải gấp 3 chiều dài cá, chiều rộng, chiều cao bằng với chiều dài của cá).

Khi mang cá xoăn nhẹ: Dùng lá bàng khô ngâm nước, rồi lấy nước đó đổ vào bể và lớp xoăn đó sẽ giảm đi rất nhiều.

Khi bị xoăn lớp mỏng viền mang: Bạn có thể cắt bỏ phần xoăn, rồi tiếp tục chăm sóc cá trong chế độ giàu oxy.

Mang cá kênh ra phần vỏ cứng: Điều này tương đối khó để khắc phục.

Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ chăm sóc cá Rồng khỏe mạnh và phát triển tốt

Cách Phòng Và Trị Bệnh Thường Gặp Ở Cá Koi

Bệnh do kí sinh trùng ở cá koi

Nguyên nhân: Do trùng bánh xe (Trichodina), trùng quả dưa (Ichthyophthirius), sán lá đơn chủ (Dactylogyrus Gyrodactylus), rận cá (Argulus )… ký sinh trên mang hoặc da cá.

Dấu hiệu: Khi cá bị ngoại lý sinh trùng có dấu hiệu biếng ăn, ngứa ngáy, cạ mình xuống đáy hồ hoặc thành hồ hoặc cạ mình vào các cây thực vật thủy sinh, hay tập trung ở dòng nước chảy. Trường hợp cá bị bệnh nặng trùng ký sinh ở mang phá hủy các tia mang làm cá ngạt thở, ở mang thường có nhiều dịch nhớt, cá bơi lội không định hướng.

Phòng bệnh: Bổ sung 1 tuần 2-3 lần C MIX 25% (2-3g/kg thức ăn), VITLEC 405 FS+ (5g/kg thức ăn), Calcium D3 PREMIX 100 (5 g/kg thức ăn) và HEPAVIROL Plus (5 ml/kg thức ăn) chứa đầy đủ Vitamin và khoáng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng cho cá.

+ Định kỳ vào 7 – 10 ngày/lần xử lý OSCILL ALGA STRONG liều 100ml/300 m3 nước.

+ Thường xuyên thay nước, tránh cho ăn dư thừa gây bẩn nước.

Trị Bệnh: Dùng OSCILL ALGA STRONG liều 100ml/150 m3 nước, sau 8 -12 giờ nên thay 30% nước hồ. Lập lại lần 2 sau 24 giờ nếu thấy cần thiết.

Bệnh lở loét ở cá koi

Nguyên nhân: Thường do nhiều tác nhân gây ra như vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, virus và yếu tố môi trường.

Dấu hiệu: Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, da sậm. Trên da xuất hiện những vết loét màu đỏ, khi bị nặng các vết loét ăn sâu đến xương, thịt thối, sau một thời gian cá bị bệnh kiệt sức và chết.

Phòng bệnh:

+ Bổ sung 1 tuần 2-3 lần C MIX 25% (2-3g/kg thức ăn), VITLEC 405 FS.

+ (5g/kg thức ăn), Calcium D3 PREMIX 100 (5 g/kg thức ăn) và HEPAVIROL Plus (5 ml/kg thức ăn) chứa đầy đủ Vitamin và khoáng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng cho cá.

+ Định kỳ 7-10 ngày xử lý ngoại ký sinh trùng, sát khuẩn bằng OSCILL ALGA STRONG liều 100ml/300 m3 nước hoặc DOHA 6000 liều100 ml/ 400 – 600m3. – Trị Bệnh:

+ Xử lý môi trường: Dùng DOHA 6000 liều100 ml/ 300 – 400m3, xử lý vào sáng sớm hoặc chiều tối. Xử lý liên tục 2-3 ngày.

+ Liều5g/kg thức ăn. · Chiều: Dùng VIRO liều 100ml/1.2 tấn trọng lượng cá hay 60 kg thức ăn/ ngày. Hoặc SAN FLOFENICOL NEW liều 100g/800-1.000 kg trọng lượng cá hay 40-50 kg thức ăn/ngày.

+ Cho ăn: · Sáng: C MIX 25% liều 3-5g/kg thức ăn và VITLEC 405 FS.

Cho ăn liên tục 5-7 ngày, sau khi cá khỏi bệnh nên dùng VITLEC 405 FS+ liều 5g/kg thức ăn và HEPAVIROL Plus liều 5 ml/kg thức ăn để giúp cá mau phục hồi, tái tạo tế bào gan, ăn khỏe.

Bệnh xuất huyết ở cá koi

Nguyên nhân: Do vi khuẩn Aeromonas sp hoặc Pseudomonas sp gây ra.

Dấu hiệu: Cá bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn, xuất huyết từng đóm đỏ trên da, miệng, mắt, hậu môn, gốc vây.

Phòng bệnh:

+ Định kỳ 7-10 ngày xử lý ngoại ký sinh trùng, sát khuẩn bằng OSCILL ALGA STRONG liều 100ml/300 m3 nước hoặc DOHA 6000 liều100 ml/ 400 – 600m3.

+ Bổ sung 1 tuần 2-3 lần C MIX 25% (2-3g/kg thức ăn), VITLEC 405 FS.

+ (5g/kg thức ăn), Calcium D3 PREMIX 100 (5 g/kg thức ăn) và HEPAVIROL Plus (5 ml/kg thức ăn) chứa đầy đủ Vitamin và khoáng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng cho cá.

Trị Bệnh:

+ Cho ăn: · Sáng: C MIX 25% liều 3-5g/kg thức ăn và VITLEC 405 FS+ liều 5g/kg thức ăn. · Chiều: Dùng TRIMDOX 240 liều 100g/300 kg trọng lượng cá hay 15 kg thức ăn/ ngày. Hoặc VIRO liều 100ml/1.2 tấn trọng lượng cá hay 60 kg thức ăn/ ngày.

+ Xử lý môi trường: Dùng DOHA 6000 liều 100 ml/ 300 – 400m3, xử lý vào sáng sớm hoặc chiều tối. Sau 24-48 giờ xử lý lần 2.

Cho ăn liên tục 5-7 ngày, sau khi cá khỏi bệnh nên dùng VITLEC 405 FS+ liều 5g/kg thức ăn và HEPAVIROL Plus liều 5 ml/kg thức ăn để giúp cá mau phục hồi, tái tạo tế bào gan, ăn khỏe.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Thường Gặp Và Cách Chữa Trị trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!